Monday, May 21, 2018

Maishima Incineration Plant - Nhà máy đốt rác và tái chế của Nhật nhìn giống Disney Land

Maishima Incineration Plant

Đất nuớc Nhật hàng ngày lượng rác thải ra càng nhiều , chính vì thế  vào năm 1995 Nhật đã ra sắc lệnh Japan Containers and Packaging Recycling Act (JCPRA) .

Dân Nhật phải lựa và bỏ rác theo từng loại: sắt, nhôm , giấy, bình nhựa , bao nilon . Nếu gia đình nào không phân loại, nghĩa là dồn vô một thùng hầm bà lằng xắn ngấu, thì gia đình đó bị phạt 2000 yen (~$24 Mỹ kim), không những thế gia đình đó còn bị "bêu xấu" với bản cáo trạng dán truớc cửa nhà .  Ngoài ra ở những thành phố khác còn khắt khe hơn khi phân loại rác để đi đổ







Ở thành phố Osaka của Nhật Bản có nhà máy Maishima Incineration Plant (đốt rác và tái chế ). Nơi đây rất nhiều du khách ghé thăm bởi vẻ ngoài của nó trông giống như khu vui chơi giải trí Disney Land nổi tiếng.



Maishima Incineration Plant đuợc thiết kế bởi kiến trúc sư người Áo - Friedensreich Hundertwasser,  ông cũng là một họa sĩ nổi tiếng. Ông sinh ngày 15/12/1928 ở Vienna, Áo, mất ngày 19/2/2000 trên chiếc tàu thủy Hoàng gia RMS Queen Elizabeth 2 trong khi đang lênh đênh trên Thái Bình Dương .   Vậy  là ông không có dịp chứng kiến công trình hoành tráng của ông tại nước Nhật .

Nhật khởi công xây dựng vào năm 1997 , hoàn thành vào năm 2001, với khoản chi phí gần 730.5 triệu Mỹ kim . Ban quản lý nhà máy cho biết chi phí để xây dựng nghe có vẻ mắc, nhưng công trình này thực sự đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng thông qua việc giảm số lượng rác thải, cũng như tạo ra điện.

Năm 2001, khi nhà máy này được đưa vào hoạt động, những khách tham quan trong khu vực luôn lầm tưởng đó là công viên giải trí của Universial Studios ở gần đó, du khách thường nhầm lẫn nó thành địa điểm du lịch, thu hút hàng ngàn khách tham quan hàng năm.

Nhà máy Maishima mỗi ngày đốt 900 tấn rác và tái chế lại khoảng 170 tấn về sắt, nhôm. Không những thế, mái nhà của khu đốt rác này lưu giữ lại luợng nuớc mưa, với số lượng nuớc mưa công ty dùng họ tiết kiệm đuợc 400 tấn nuớc.

Đây là một trong những mô hình quan trọng để quản lý rác số lượng rác thải mà 2.6 triệu dân Nhật sinh sống tại thành phố lớn thứ 3 của Nhật thải ra mỗi ngày.

Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, tại Nhật Bản, khi mà đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm, chỉ có 1% số lượng rác thải bị chôn xuống đất. Phần lớn rác thải của Nhật đều được đốt tại 1 trong 1000 nhà máy đốt được thiết lập khắp đất nước. Nhà máy rác Maishima ở Osaka đốt và tái chế 1/4 rác thải của thành phố này.




Tokyo – một trong những thành phố lớn nhất thế giới, hiện đang có 21 cơ sở thiêu đốt rác thải công nghệ cao được xây dựng tại 23 phường của thành phố này.

Mặc dù những nhà máy này không có kiến trúc độc đáo như Maishima, nhưng chúng rất dễ nhận diện bởi những ống khói cao với những cột khói tỏa ra khắp trời. Những nhà máy này liên tục hoạt động.

“Cho đến hiện tại, chỉ còn một địa điểm duy nhất tại Tokyo để chôn lấp rác thải,” Wataru Sasaki, quản lý của nhà máy đốt Toshima ở Bắc Tokyo cho biết.

“Chúng ta cần phải nhận thức được việc giảm lượng rác chôn vào đất là vì thế hệ con cháu trong tương lai. Chúng sẽ cần sử dụng đất – vì rác thải khi bị đốt cháy sẽ còn lại khoảng 1 phần trong 20 phần kích thước của nó. Hơn nữa là chúng ta có thể tái chế chúng làm thành xi măng,”

Nhiệt tỏa ra từ nhà máy Toshima cũng được sử dụng để làm ấm những bể nước ở trong khu vực, cũng như tự tạo ra đủ nguồn điện cho chính hoạt động của nhà máy, thậm chí là còn dư để bán công suất thừa trở lại vào lưới điện.

Những nhà máy đốt này thực sự đã gây nhiều mối lo lắng về sức khỏe của người dân, và chính phủ Nhật Bản đã cho áp dụng những luật cực kỳ khắc khe trong đầu những năm 2000 để giảm thiểu lo ngại.

“Cùng thời điểm, những nhà máy đốt với quy mô nhỏ không thể nào đốt ở nhiệt độ đủ cao đều bị buộc phải đóng cửa, vì chúng tạo ra khí dioxin,” Shusaku Yamaya – nhà kinh tế chất thải cho biết.
“Nhật Bản hiện tại đang có những nhà máy đốt với quy mô cực kỳ lớn, giúp xử lý rác thải từ những khu vực lớn cũng như là giải quyết vấn đề về khí dioxin.

Nguồn:
http://www.city.yokohama.lg.jp/shigen/sub-shimin/dashikata/e.html
http://outsiderjapan.pbworks.com/w/page/38961442/Waste%20Management
http://www.abc.net.au/news/2018-05-21/the-disneyland-like-maishima-incineration-plant-in-osaka/9780938

No comments:

Post a Comment