Sunday, January 31, 2016

Trung Quốc đi đường nào nếu eo Malacca bị phong tỏa? - Pavel Pomytkin - Đông Triều


Malaysia đã trở thành một trong những con hổ châu Á

Trong bài viết mang tên “Malaysia và Trung Quốc: Những khả năng đối đầu” đăng trên tạp chí Bình luận quân sự, tác giả Pavel Pomytkin nhận định quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp.

Malaysia là quốc gia Đông Nam Á đang thu hút sự quan tâm lớn của thế giới với những thành công đáng kể của mình. Trong vòng chưa đầy 50 năm, Malaysia đã trải qua chặng đường dài, đi từ một tỉnh thuộc địa lạc hậu để trở thành một quốc gia độc lập với những thành tựu kinh tế cực kỳ ấn tượng. Quốc gia này hiện đã gia nhập câu lạc bộ “những con hổ châu Á”. Theo tác giả Pomytkin, trong câu lạc bộ này đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia và một trong số đó là quan hệ ngày càng trở nên phức tạp với Trung Quốc.

Nguồn gốc của sự phức tạp này vẫn là một nguyên nhân “xưa như Trái Đất”. Đó là những vấn đề liên quan tới dầu mỏ. Cụ thể hơn, yếu tố cản trở lớn nhất trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc là việc có tới 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo Malacca nằm giữa Malaysia và Indonesia. Vậy tại sao yếu tố này lại có tác động lớn như vậy? Theo tác giả Pomytkin, việc nắm được tuyến đường biển này cho phép Malaysia khiến “con rồng châu Á” Trung Quốc ít nhiều phải chịu phụ thuộc.

Eo biển Malacca và đường đi của dầu mỏ về Trung Quốc

Đây chính là điểm yếu về địa chính trị của Trung Quốc. Điểm yếu này được gọi là “Thế tiến thoái lưỡng nan Malacca” của Trung Quốc. Một khi Malaysia cắt con đường này, Trung Quốc khó có thể chịu đựng được lâu. Nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đang “khát” năng lượng từng ngày. Đã từ lâu, vấn đề vận chuyển dầu mỏ đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất trong trò chơi địa chính trị hiện đại. Các quốc gia kiểm soát các eo biển quan trọng đối với các tuyến vận tải dầu mỏ luôn biết sử dụng con bài này. Những động thái doạ đóng cửa eo biển Hormuz của Iran thời gian qua được có thể coi là điển hình.

Hải quân Iran tập trận cùng lời đe doạ phong toả eo biển Hormuz

Chính vì vậy, vấn đề eo biển Malacca chiếm vị trí trung tâm trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc. Giới phân tích đánh giá Trung Quốc rất “thèm muốn” eo biển này nhưng không thể nào can dự vào được. Malacca hiện thuộc “sở hữu” độc quyền của Malaysia, Indonesia và Singapore. Không những vậy, mới đây Singapore còn đánh tiếng mời Mỹ tham gia chống khủng bố tại eo biển Malacca. Nếu Mỹ gật đầu thì coi như Trung Quốc không có “cửa” tại eo biển huyết mạch này.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã tính tới các phương án nhằm tránh bị phụ thuộc vào eo biển Malacca. Phương án thứ nhất là thuyết phục Thái Lan mở một kênh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào biển Đông. Phương án thứ hai là mở tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương. Phương án thứ ba là “đi nhờ” đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.

Phương án “đi nhờ” Myanmar được Trung Quốc tính tới

Tuy nhiên, cả ba phương án trên đều không thực sự khả thi. Con kênh mà Trung Quốc muốn đào vắt qua Thái Lan mang tên Karat có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà Islamabad đang phải đối mặt.

Chưa kể đây lại là một nước đồng minh của Mỹ. Khả thi nhất vẫn là con đường đi qua Myanmar với các chặng từ đường biển, đường sông rồi lại lên đường bộ.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là chủ đề duy nhất. Thời gian qua, những “trục trặc” xung quanh vấn đề biển Đông cũng được quan tâm không kém. Khu vực này được đánh giá có vị trí chiến lược đối với nền kinh tế toàn cầu.

Biển Đông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khoảng một nửa lượng hàng hoá của thế giới được vận chuyển qua đây và đối với Trung Quốc thì con số này là 80%.

Biển Đông là khu vực có tới 80% lượng hàng hoá của Trung Quốc vận chuyển qua

Bên cạnh đó, biển Đông thực sự là một “mỏ vàng đen”, thứ mà những nước như Trung Quốc, Malaysia đang rất cần. Trữ lượng dầu mỏ tại khu vực này ước tính vào khoảng 225 tỷ thùng cùng với 280 tỷ mét khối khí tự nhiên. Ngoài ra, khu vực này cũng giàu tài nguyên và hải sản. Tác giả Pomytkin cho rằng nguy cơ đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Malaysia là có thật. Vấn đề chỉ là một cuộc xung đột trong tương lai sẽ xảy ra như thế nào? Cho tới nay, các vụ va chạm vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi “đánh bắt cá” mà thôi.

Tác giả Pomytkin cũng đề cập tới vai trò của Mỹ trong khu vực. Mỹ hiện là quốc gia bảo trợ cho nhiều nước trong khu vực, trong đó có Malaysia. Mỹ đang thiết lập một vành đai xung quanh Trung Quốc. Điều này sẽ làm suy giảm đáng kể tiềm lực về địa chính trị của “con rồng châu Á”.

Tham gia vành đai này, ngoài Malaysia còn có Philippines, Indonesia và đồng minh truyền thống của Mỹ là Australia. 

Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Chuyến du lịch của Chị Thuỳ Linh (phần cuối)

Thác Bạc ở Sapa

Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để thăm quan.

Ảnh của Chị Thùy Linh

Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10cm.



Khu du lịch Thác Bạc có hai đường lên xuống tách biệt, đường lên ở phía bên phải, đến lưng chừng thác, du khách sẽ đia qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Ở khu vực gần cầu Thác Bạc trên tuyến quốc lộ 4A có mọt số hàng quan bán đồ ăn và đồ lưu niệm. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi của du khách và các hàng quán đã khiến cho môi trường khu lịch Thác Bạc không còn được trong sạch.

(trích từ Wikipedia)

Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Độc đáo nghề làm trống của người Dao Đỏ Tây Bắc (phần 9)



Ông Lí Phủ Quyện được xem là người hiếm hoi còn lại ở Sa Pa cũng như các tỉnh Tây Bắc duy trì nghề làm trống, một loại hình nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của tộc người Dao Đỏ ở nước ta.

Tôi tìm gặp ông Lí Phủ Quyện, người làm trống nổi tiếng hiện nay của người Dao Đỏ, tại bản Sà Chải, xã Tà Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong một ngày tháng 10, khi ông cùng hai người con trai đang còn ngổn ngang với hàng chục chiếc trống dở dang trong xưởng của gia đình.

Ông Lí Phủ Quyện vừa thoăn thoắt đẽo gọt những chiếc tang trống vừa cởi mở nói về công việc của mình cho những du khách tham quan.

Cách làm trống của người Dao Đỏ khá công phu, tỉ mẩn. Mặt trống được chọn lựa từ da bò, trâu, sơn dương nhưng phải có độ mỏng cần thiết, nếu da dày thì phải bào mỏng thêm mới có thể dùng được. Sau đó da được đem phơi nắng hoặc để gác bếp 10-15 ngày.

Tang trống được lấy từ gỗ mít đã bị rỗng, hoặc khoét thủng ruột, sau đó vót tròn, vót bóng xung quanh, làm sao cho tang mỏng, nhẹ nhưng vẫn bền và chắc. Thông thường da mặt trống sẽ được giữ vào tang trống bằng cách đóng đinh chết vào nhưng với cách làm trống của người Dao Đỏ là dùng các dây mây dẻo, bền nối lại hai mặt trống.



Sau đó người thợ sẽ dùng các thanh gỗ nhỏ đã được vót đều gọi là nêm đóng chặt vào tang trống để kéo các sợi mây đan vào với nhau để cho da mặt trống căng ra mới có thể tạo ra âm thanh trầm bổng. Các thanh gỗ dăm găm tròn xung quanh tang trống trống như những cánh hoa nhỏ chính là nét độc đáo của trống người Dao Đỏ so với một số loại trống của một số dân tộc khác ở nước ta.

Lí Phủ Quyện nói rằng, bí quyết làm nên một cái trống tốt chính là giai đoạn “gia” và “cố”. “Để làm được điều này ngoài kinh nghiệm người làm trống phải có được cái tay và cái tai tốt mới có thể thẩm âm được chiếc trống có âm vang trầm bổng cần thiết”.

Theo phong tục, mỗi gia đình người Dao Đỏ đều phải có một bộ trống và khèn (một bộ gồm một trống và một khèn) để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa vào những ngày lễ tết, cưới hỏi...

Cách làm trống cũng được gia truyền cho những người đàn ông trong gia đình. Tuy nhiên do tính chất kiêng kị, không phải gia đình nào cũng làm trống một cách tùy tiện, chỉ làm vào hai ngày 17/4 và 17/7 trong năm. Còn nếu gia đình nào đặt mua cũng phải xem ngày lành tháng tốt mới mang trống về nhà.

Được biết, một tuần xưởng làm trống 5 người của gia đình ông Lí Phủ Quyện làm được 60-70 cái, giá có thể là 300-400 nghìn đồng, cho tới 2 triệu đồng, kích thước to nhỏ, da bò hay sơn dương sẽ tùy theo yêu cầu của khách. Tuy vậy trống làm ra vẫn không đủ để bán cho người Dao Đỏ của vùng Tây Bắc. Các khách du lịch tới tham quan cũng đặt mua rất nhiều.

Ngoài làm trống, gia đình ông còn làm rất nhiều vật dụng truyền thống khác của người dân tộc như làm khèn, làm dao, làm rựa rừng… cho dân bản địa phương.

Nghề làm trống của người Dao Đỏ được xem là một nét văn hóa độc đáo đang dần biến mất khỏi đời sống văn hóa hàng ngày của người Dao Đỏ ở Tây Bắc. Vì vậy xưởng làm trống của Lí Phủ Quyện cũng trở thành nơi tham quan tìm hiểu văn hóa bản địa của nhiều khách du lịch.


Sao Chi

Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Chuyến du lịch của Chị Thuỳ Linh (phần 8)

Đặc sản Sapa - Cơm lam nướng trong ống tre 

Đặc sản Sapa - thịt nướng cải mèo

Đặc sản Sapa - Thịt gà đen nướng


Tất cả người chủ tiệm ăn nơi đây đều là người Kinh lên làm ăn 

Đặc sản Sapa - Bím ngựa




Thăm bản của người Dao

Khi du khách tới thăm , người dân Dao vây quanh khác để bán hàng


Trong bản người Dao đỏ

Một căn nhà của người Dao đỏ





Những bờ ruộng bậc thang bên nhà .
Nếu bạn đi dạo online bạn sẽ thấy ở Sapa có những ruộng bậc thang nổi tiếng xanh, vàng óng thật đẹp .Và những ruộng bậc thang của người Dao nơi đây đượcc đưa vào UNESCO



Một em bé người Kinh đang chơi chung với mấy em người Dao


Chiếc "xích đu" (swing) của người Dao được dưng lên cho các em đu




Trâu bò ở đây bị xỏ mũi hay xỏ tai cho khỏi ủi đất


Thời nay trai bản thổi khèng để kiếm tiền chứ không trai bản thời xưa thổi khèng để kiếm vợ


Cầu Mây ở Sapa


Ruộng của người Dao đỏ đang vào lúc mùa khô



Những chiếc trống da làm bằng tay của người Dao . Nghề làm trống này gần như thất truyền

Những chiếc trống da làm bằng tay của người Dao . Nghề làm trống này gần như thất truyền

(xem tiếp phần Độc đáo nghề làm trống của người Dao Đỏ Tây Bắc)


Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Chuyến du lịch của Chị Thuỳ Linh (phần 6)

Hồ Ba Bể


Rừng nguyên sinh chung quanh khu vực hồ đang được lệnh bảo vệ, nhưng người vô ý thức vẫn lén vô bứng lan, săn bắt cắt cây, măng đem bán, vì xưa giờ họ sống như vậy mà, có nhiều loại lan rừng, hoa lạ cùng những thú hiếm như phượng hoàng đất ...

Nơi đây còn một loại voọc đen má trắng có nguy cơ bị diệt chủng vì bị săn bắt bán dần.

Miền Đông Tây Bắc Việt Nam, phải nói có nhiều sông, hồ, suối thác, hang động nuí non hùng vĩ, cảnh đẹp thiên nhiên từ bao năm nay khg ai chú ý . Bây giờ Đảng cộng sản khai thác du lịch nhưng không có tổ chức, đa số nơi nào thành điểm du lịch là nơi đó có rác . Rác khắp mọi nơi .


Đảo Bà Góa: trên đảo Bà Góa đầy rác, chai, lon, bọc ni lon




Trên đường từ Lào Cai đến Sapa
o0o

Sa Pa
Trung tâm thị trấn Sa Pa

Sa Pa là một thị trấn vùng cao thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

Sa Pa được biết đến từ năm 1901. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa trở thành khu an dưỡng phục vụ những người Tây phương không thích nghi được với khí hậu nhiệt đới. Năm 1913, khu nhà an dưỡng quân đội được xây dựng, hiện nay là khu cấp nước của thị trấn

Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm

Lịch sử về Sa Pa
Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp.

Năm 1909, khách sạn Chapa, nằm trên đường từ Sapa ra Lào Cai khánh thành

Năm 1914, khách sạn Fansipan được xây dựng

Từ năm 1914, với mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự trên vùng núi miền Bắc Kỳ, theo hướng dân sự hoá. Cùng mùa hè năm đó, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khi dinh thự nghỉ mát cao cấp và các khu nhà dịch vụ kèm theo đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa. Khách lưu trú thường xuyên ở Sa Pa lúc bấy giờ là những viên chức người Pháp, nhưng cũng không nhiều: chỉ khoảng 50 người năm 1942.

Sa Pa năm 1916

Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

Năm 1932, một khách sạn sang trọng, Le Metropole - chính quốc với 50 phòng hạng sang và 10 phòng hạng đặc biệt được khai trương, nằm ở dưới chân núi Hàm Rồng hiện nay và tiếp giáp với hồ Sa Pa hiện nay

Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 ...

Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ.

Trong thế kỷ 19, Lào Cai là địa bàn tranh giành lẫn nhau của các băng đảng có vũ trang, trong đó có băng Cờ Vàng và băng Cờ Trắng. Các băng này cai quản con đường thông thương trên sông Hồng. Muối từ miền Biển Việt Nam, á phiện vùng Vân Nam, gạo giống mới, vải vóc, hàng hoá là những mục tiêu cướp bóc chính của chúng. Giữa những năm 1880 và 1886, trước khi người Pháp có mặt ở Lào Cai, khu vực tỉnh lỵ ngày nay liên tục hứng chịu những đợt tấn công tàn phá và chiếm đóng của những băng đảng khác nhau.

Chợ Sa Pa đầu thế kỷ 20

(trích từ Wikipedia)            


o0o
Người H'Mong tại chợ Sapa

Người H'Mong tại chợ Sapa

Người Dao luôn đội khăn đỏ , áo quần người Dao mặc nhiều màu sắc hơn người H'Mong
Người Dao nơi đây còn được là người Dao đỏ

Đa số người H'Mong và người Dao "đỏ" ra chợ này bán đồ thổ cẩm, họ may bằng tay, mặc đồ nhiều màu sắc





Đang gạ bán những món hàng thủ cẩm cho khách ngoại quốc .  Một số người H'Mong và người Dao họ nói được tiếng Anh

Một em bé người H'Mong theo gạ bán cái lục lạc cho du khách


Những em bé gái vừa mới lớn được mẹ dẫn theo tập bán hàng

Gùi cả em bé theo luôn

Chiếc mũ và chiếc túi của người H'Mong làm bằng tay 


Người H'Mong vừa mang gùi hàng đi gạ bán vừa tranh thủ thời gian làm những chiếc túi

Người Dao luôn đội khăn đỏ

Du khách đang phát kẹo cho những em bé người Dao

Sản phẩm làm bằng sọ dừa tại chợ Sapa


Trông em


Cõng em chạy lẹ đi xin kẹo từ du khách




Một em bé trai đang cầm tiền du khách cho

Đây là một dạng đất đá tại nơi này . Và nơi đây có một núi nổi tiếng là Núi Hàm Rồng
(xem tiếp phần 7)