Saturday, August 31, 2019

Hồng Hiên Tự : Ngôi chùa trăm tuổi tại Pháp, cổ nhất châu Âu


Tượng Đức Phật nhập niết bàn, dài hơn 9 mét, tại chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp. RFI / Tiếng Việt

Cổng tam quan dẫn vào lên chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp.



Tròn 100 tuổi vào năm 2019, Hồng Hiên Tự là ngôi chùa cổ nhất châu Âu. Được những người lính Việt đóng quân tại Pháp trong Thế Chiến I xây dựng, ngôi chùa là nơi để những người con xa quê tiếp tục thờ Phật và là nơi để tưởng nhớ những đồng hương hy sinh vì nước Pháp.

Cổng chùa Hồng Hiên (nhìn từ sân chùa), Fréjus, Pháp.


Nằm ở Fréjus, một thành phố nhỏ ở vùng Côte d’Azur (French Riviera, miền nam nước Pháp), Hồng Hiên Tự nổi bật từ xa với cổng tam quan sơn đỏ và những bậc thang nối tiếp nhau dẫn lên đỉnh đồi nơi chùa tọa lạc. Hai bên cầu thang là hàng tượng chư Phật như dõi theo bước chân khách hành hương đến vãn cảnh chùa.

Bia giới thiệu chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp.


Nổi bật trong khuôn viên rộng 6.100 m2 là hàng trăm bức tượng đầy mầu sắc thể hiện những vị Phật, các vị la hán và anh hùng dân tộc Việt Nam, trong đó ấn tượng nhất là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, dài hơn 9 mét và một bức tượng bằng đồng cao 2 mét, nặng 1,5 tấn được đúc ở Thái Lan và được đưa về chùa năm 1979. Bức tượng thể hiện đức Phật đang thiền dưới bóng cây bồ đề trong vòng 49 ngày trước khi thành đạo.

Hàng tượng dọc cầu thang dẫn lên chùa Hồng Hiên (nhìn từ trên cao), Fréjus, Pháp.


Khi mới được thành lập năm 1919, chùa mang tên chùa Gallieni để tưởng nhớ đại tướng Joseph Gallieni (1849-1916), từng làm bộ trưởng bộ Chiến Tranh và là người cho thành lập các « Doanh trại Đông Nam » từ năm 1915, dành cho lính bộ binh thuộc địa.

Hàng tượng trong khuôn viên chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp.


Tên gọi Hồng Hiên được hòa thượng Thích Thanh Vực đặt sau này. « Hồng » lấy từ chữ Lạc Hồng của dòng máu, nòi giống Việt ; « Hiên » là hiên ngang, khí phách. Ở chùa vẫn còn câu đối nhắc nhở đến ý nghĩa tên gọi này : « Hồng Lạc linh căn phương Việt địa, Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên ».

Tượng trong chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp



Điện thờ chùa Hồng Hiên, Fréjus, Pháp


Bà Brigitte Sabattini, giảng viên đại học Aix-Marseille (Aix-Marseille Université, AMU), chuyên gia về di sản, đã dành cho RFI Tiếng Việt một buổi phỏng vấn về lịch sử chùa Hồng Hiên.

*******

RFI :Là một nhà nghiên cứu và tổ chức rất nhiều hội thảo về những người lính Đông Dương tại Pháp trong Thế Chiến I, cũng như cộng đồng Việt-Pháp sau này, xin bà phác một chút về lịch sử chùa Hồng Hiên.

Brigitte Sabattini : Ngôi chùa được xây ở Fréjus, sau Thế Chiến I, nhờ những người lính Đông Dương đóng ở « doanh trại Đông Nam » (Camps du Sud-Est). Trong tiểu đoàn 73 bộ binh dự bị Sénégal, có rất nhiều đại đội lính Đông Dương, trong đó có người Việt và dường như chính họ đã xây chùa. Ngôi chùa được khánh thành ngày 06/04/1919.

Nhờ một mục nhỏ trên tờ Le Petit Marseillais, người ta biết rằng một thành viên hoàng tộc An Nam cũng tham gia dự án xây ngôi chùa. Người này làm thư ký cho đại đội 1, thuộc tiểu đoàn 73. Ngoài ra, còn có tên của hai đại úy chỉ huy các đại đội lính Đông Dương, thuộc tiểu đoàn dự bị Sénégal. Vẫn theo bài báo, ngôi chùa được dành để tưởng nhớ những người lính Đông Đương tử trận vì nước Pháp trong Thế Chiến I.

Tại sao lại chọn Fréjus ? Đơn giản là ngay cạnh doanh trại Gallieni có một nghĩa trang với hơn 5.210 ngôi mộ, trong số này có khoảng 230 đến 300 mộ lính Đông Dương. Họ chết ở Fréjus trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thực vậy, khi bị ốm hoặc không đủ khả năng ra mặt trận, họ ở lại tiểu đoàn dự bị. Nguyên nhân tử vong thường là do bệnh tật hoặc do vấn đề đường hô hấp. Nhưng ở Fréjus, có rất ít trường hợp người lính qua đời vì bị thương ở chiến trường.

RFI : Xin bà cho biết quá trình xây chùa diễn ra như thế nào ?

Brigitte Sabattini : Chúng tôi biết là ngôi chùa được những người lính đó xây trong khoảng thời gian từ 1917 đến 1919, nhưng chúng tôi không có văn bản chính xác về quá trình xây dựng.

Tuy nhiên, dựa vào công việc của những giám thị thời kỳ đó, chúng tôi biết rằng quân nhân Đông Dương được giao nhiệm vụ xây những khu nhà kiên cố ở Fréjus từ năm 1917, đặc biệt là trong doanh trại Caïs, một trong một những doanh trại lớn nhất và hiện vẫn tồn tại, họ xây cơ quan chỉ huy trong suốt mùa đông 1917-1918.

Tiếc là tôi không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào nói rõ về quá trình xây chùa. Điều tôi chắc chắn là ngôi chùa được chỉ huy trung đoàn 15 khánh thành ngày 06/04/1919.

RFI : Chức năng của chùa trong thời kỳ đầu và hiện nay dường như có nhiều điểm khác nhau ?

Brigitte Sabattini : Thực ra, ngôi chùa có hai chức năng. Thứ nhất, đó là nơi tưởng nhớ những người lính Đông Dương hy sinh vì nước Pháp ; thứ hai, chùa cũng là để những người lính Đông Dương tiếp tục thờ Phật theo truyền thống tôn giáo của họ. Sau này, vẫn có nhiều quân nhân Việt Nam tiếp tục phục vụ trong những đội quân thuộc địa tại Pháp cho đến khoảng những năm 1962.

Trong thời kỳ này, có một dấu mốc mang ý nghĩa rất quan trọng, đó là năm 1926, khi Ủy ban Tưởng niệm Đông Dương (Comité du Souvenir indochinois) đứng ra thờ cúng liệt sĩ Đông Dương tại Pháp vì đây là một truyền thống quan trọng của người Việt. Ủy ban này gồm một người lính Đông Dương và hai cựu chiến binh Pháp tham chiến ở Đông Dương, trong đó có đại tá Lame, từng là chỉ huy doanh trại Đông Nam và đã phục vụ ở Đông Dương trong thời gian rất dài. Đại tá Lame đã yêu cầu Ủy ban cho trùng tù ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đây là đợt trùng tu đầu tiên của ngôi chùa.

Nhờ một bộ phim có cảnh quay ở chùa, nên Hồng Hiên Tự trở nên nổi tiếng. Không chỉ còn là nơi tưởng niệm, thờ phụng, ngôi chùa còn là một điểm du lịch nổi tiếng ngay thời đó. Vì thế, du khách nước ngoài đến vùng Rivera hoặc các đoàn du lịch do các doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên, khi tới vùng này, đều đến thăm chùa như là một địa điểm tượng trưng cho nghệ thuật Đông Dương.

Dĩ nhiên là với thời gian, như trong Thế Chiến II, đặc biệt là giai đoạn hậu chiến, ngôi chùa không được chăm sóc thực sự. Kể từ năm 1962, khi các đội quân thuộc địa bắt đầu tan rã và bị thuyên chuyển, người ta bắt đầu đặt câu hỏi làm gì với ngôi chùa. Cuối cùng, một hiệp hội gồm con cháu của những người lính Việt đã đứng ra nhận chăm sóc ngôi chùa. Ban đầu là họ được thuê chùa và cho trùng tu lại toàn bộ. Phải nhắc lại là bộ Văn Hóa Pháp lúc đó chưa có những tiêu chí như bây giờ nên chùa Hồng Hiên không được coi là một di sản kiến trúc hoặc di sản phi vật thể.

Lúc đầu là thuê, sau đó ngôi chùa được bán lại cho hội. Hội chăm sóc điện thờ cũng như bia ghi công liệt sĩ, hiện vẫn tồn tại. Đây là bằng chứng cho thấy mục đích đầu tiên của chùa là nơi tưởng nhớ những người lính hy sinh vì nước Pháp trong Thế Chiến I. Cuối cùng, chùa cũng trở thành nơi thờ cúng cho cộng đồng người Pháp-Việt ở trong vùng.

Ngoài trùng tu chùa Hồng Hiên, hội còn xây một ngôi nhà khác, dành để đón tiếp và làm nơi ở cho các vị sư và có một vị hòa thượng trụ trì. Đáng tiếc là cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, giữa các vị sư và hội đã xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến một số vấn đề mà hiện chúng tôi hy vọng có thể giải quyết vì tương lai của chùa.

Dù sao, đây là nơi tuyệt đẹp mà mọi người nên đến thăm và là bằng chứng cho sự hiện diện của người Việt ở Fréjus ngay từ Thế Chiến I.

Tìm hiểu lịch sử của chùa Hồng Hiên nằm trong chương trình nghiên cứu bảo tồn di sản mà bà phụ trách, bà có cảm nhận như thế nào về ngôi chùa ?

Có ba điểm khiến tôi rất ấn tượng. Thứ nhất, đó là công trình thuật lại cuộc sống của đức Phật, trong đó có một cảnh nói về lúc đức Phật chào đời, một cảnh về bài thuyết giáo đầu tiên của ngài ở Benares (còn gọi là Varanasi). Bên cạnh những sự tích về Phật, còn có tượng đức Phật ngủ trên niết bàn dài hơn 9 mét.

Ngoài ra, còn có hai loại tượng, được một sinh viên thạc sĩ gọi là “khu lịch sử Việt Nam”. Ở đây có rất nhiều tượng đá được chạm khắc tinh xảo về những vị anh hùng Việt Nam, từ những vị vua đến những nữ anh hùng. Nhờ đó, ngôi chùa được mở rộng sang cả thiên hướng lịch sử Việt Nam.

Khoảng sân trước chùa còn có rất nhiều tượng các vị la hán. Đó là những tác phẩm tuyệt đẹp, nhắc đến những vị thánh chưa đạt đến cấp độ cao nhất của cõi niết bàn.

Tất cả những chi tiết trên cho thấy chùa Hồng Hiên giúp chúng ta hiểu được lịch sử của cộng đồng người Việt-Pháp, từ vết tích của những người lính Việt hy sinh vì nước Pháp cho đến nghi thức thờ cúng hiện nay. Ngoài ra, chùa còn có tháp An Lạc thờ vong hồn và là nơi chứa tro cốt của những người quá cố thời nay.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Brigitte Sabattini, giảng viên đại học Aix-Marseille.

Nguồn: RFI/ Thu Hằng (Phát Thứ Hai, ngày 19 tháng 8 năm 2019)

Mời quý khách xem lại bài viết   👉  Ngôi chùa Việt cổ nhất trên đất Pháp - Viếng Hồng Hiên Tự trên đồi Fréjus vào năm 2012 của Ông Võ Quang Yến

Ngôi chùa Việt cổ nhất trên đất Pháp - Viếng Hồng Hiên Tự trên đồi Fréjus


Miền nam nước Pháp, trên bờ Địa Trung Hải, thu gọn giữa hai khối núi Esterel và Maures, thị trấn Fréjus nằm cách xa 20km phía đông bắc Saint-Tropez, 26km phía tây nam Cannes, hai thành phố từng nổi tiếng trong ngành điện ảnh, Saint-Tropez với minh tinh màn bạc Brigitte Bardot, Cannes với những Festival hằng năm. Nguyên là một hải cảng La Mã, những công trình để lại như Nhà hát, Vũ đài, Cầu máng,...dần dần bị dân chúng phá hủy để dùng làm nguyên liệu xây dựng một trung tâm Trung Cổ. Qua thế kỷ 4, thị trấn trở nên lớn nhờ một tòa giám mục được thành lập nhưng sau đó lại suy đồi vì cảng ngày bị cát bồi. Ngày nay, với hơn một trăm cây số vuông, Fréjus là thị trấn lớn nhất phía đông tỉnh Var. Với Saint-Raphaël, đây là quê hương tướng Galliéni, một thời đã được gởi qua bình định xứ Bắc Kỳ, không dẹp nổi cuộc dấy binh Đề Thám, về Pháp được phong Bộ trưởng bộ Chiến tranh. Nhờ ông, năm 1915, qua tay đại tá Lame và đại úy Delayen, những trại gọi là "chuyển tiếp khí hậu" được thành lập ở đây để đón nhận quân đội thuộc địa. Những trại nầy nay không còn nữa, nhường chỗ lại cho một Đài kỷ niệm những cuộc Chiến tranh Đông Dương. Trong trại, lẫn lôn với người châu Phi, có một số binh sĩ quê gốc Việt Nam được đem qua Pháp trong Trung đoàn 4 Bộ binh Thuộc địa từ thế chiến thứ nhất, nay còn có tên ghi trên tường Đài


Luôn hướng lòng về quê hương, những binh sĩ Việt Nam được phép xây dựng năm 1917 một ngôi chùa thờ Phật theo kiến trúc Việt xưa trên ngọn đồi thấp cây cối sum sê cạnh trại, quanh một ngã ba trên đường đi Cannes. Khi chiến tranh chấm dứt, quân binh Việt không mấy chốc tản mát, chùa hết còn được chăm non quét dọn và trở nên hoang tàn. Một số mấy bà có chồng Pháp, ở gần trại, như bà François Salmon cùng vị phu quân, tự động đứng ra săn sóc và xin bộ Quốc phòng cho thuê chùa để tiếp tục cúng bái. Năm 1967, họ thành lập Hội Phật giáo Côte d'Azur, năm 1968 đổi thành Hội Phật giáo Pháp và năm 1970 trở nên Hội Phật giáo Pháp Việt. Chùa gồm có hai phần : trước thờ Phật, sau thờ mẫu và chiến sĩ .Mang tên chùa Galliéni lúc ban đầu, chùa được Hòa thượng Thích Thanh Vực khi qua thăm viếng và an ủi chiến binh, đặt cho một tên có ý nghĩa hơn là Hồng Hiên tự hay Chùa Hồng Hiên, theo hai câu đối trong chùa ghi lại :

Hồng Lạc linh căn phương Việt địa,
Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên.

(Cội gốc linh thiêng của dòng Hồng Lạc, đã làm lừng thơm nơi đất Việt,
Nay đem lại khí phách anh hùng, làm vang dội mạnh cả bầu trời Âu Châu).

Tự ảnh cao tiêu dân tộc tính,
Nguyệt quang thâm ấn bách tùng tâm.

(Bóng chùa nêu cao hồn dân tộc,
Ánh trãng in sâu vào lòng cây tùng cây bách).


Thì ra Hồng là để nhắc nhở nguồn gốc Hồng Lạc lừng thơm trên đất Việt, một nòi giống hiên ngang, khí phách vang dội bên phương trời Âu. Hơn ba mươi năm sau, khi cuộc chiến Pháp Việt chấm dứt sau chiến trận Điện Biên Phủ và hiệp định Gennève cắt hai đất nước năm 1954, một số người Việt di tản qua Pháp, chùa mới lại được sửa sang. Tuy tài chánh eo hẹp lúc ban đầu, nhờ sự tận tâm của nhiều Phật tử, nhờ sự đóng góp của nhiều vị ân nhân, năm 1972 chùa được hoàn tất trùng tu. Năm 1975, Hội mời Hòa thượng Thích Tâm Châu, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ Bangkok qua trù trì và một năm sau kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Phật giáo. Công lao mở mang chùa của Hòa thượng rất lớn. Từ nay chùa là thành viên của Hội Phật giáo Việt Nam Thế giới, trụ sở đặt ở Montreal bên Canada. Nhờ quyên tiền tậu thêm được đất, ban trị sự mở rộng diện tích chùa lên hơn 6000 m2. Năm 1977, khuôn viên đản sinh đuợc xây dựng. Năm 1978, chùa hãnh diện khai trương thiền đường, thư viện, phòng họp, phòng tiếp tân. Năm 1979, chùa được cúng dường một pho tượng bằng đồng cao 2m, đúc ở Thái Lan, hình dung đức Phật đạt đạo dưới gốc cây bồ đề. Cũng trong năm nầy, chính phủ Pháp tặng chùa cho Hội Phật giáo để thành lập Trung tâm Phật giáo.chùa Hồng Hiên. Vài năm sau, tượng Phật nhập Niết bàn và nhóm tượng đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên đuợc hình thành. Năm 1988 chùa xây tháp An Lạc thờ vong hồn đồng thời thỉnh một quả chuông Đại hồng chung đúc theo mẫu chuông chùa Thiên Mụ ở Huế. Năm 2008, chùa làm đại lễ kỷ niệm 91 năm thành lập dưới sự chủ tọa của Hòa thượng Thích Tâm Châu đến với tư cách Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam Thế giới cùng nhiều vị chức trách trong Giáo hội Phật giáo, bốn mươi sư thầy, sư cô từ Canađa qua cùng nhiều phái đoàn Phật giáo Úc châu, Au châu, Hoa Kỳ, Việt Nam.



Một đặc sắc của chùa là bốn thời kỳ quan trọng trong lịch sử Phật giáo được trình bày trong bốn khuôn viên : nơi đức Phật đản sinh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và nơi đức Phật nhập Niết bàn. Tục truyền trên đường về quê nằm nơi, Hoàng hậu Maya (Mada) ghé lại nghỉ chân ở vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), thưởng thức hoa tươi muôn màu, chim hát líu lo. Khi bà giương tay vịn cành cây sala hay sal tức vô ưu (Jonesia asoka hay Saraca indica) cúi xuống ngang mình thì Thái tử Siddharta (Tất Đạt Đa) sinh ra từ nách tay. Bên ta sala cũng còn được gọi cây đầu lân, hàm rồng, hay ngọc kỳ lân (Couroupita guianensis). Sử Phật chép Ngài hướng về phía Bắc, đi bảy bước, dưới chân nở ra bảy hoa sen tươi thắm. Tay mặt chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, Ngài có câu nói tiên tri : "Ta là đấng chí tôn cao quý nhất trên đời ! Đây là lần hóa kiếp cuối cùng, ta sẽ không còn tái sinh trên cõi đời này nữa.." Ngày nay, lễ Phật Đản quốc tế có tên Vesak hay Vesakah hay Visaka, thường được cúng ngày mồng tám tháng tư âm lịch.Trong cảnh trình bày ở chùa Hồng Hiên, xung quanh sáu vị hầu cận, Hoàng hậu Maya đứng sau, áo mủ màu đỏ, thắt lưng và cánh áo mặt màu vàng, tay mặt giương lên, những ngón tay cụp lại như đang nắm cành cây. Thái tử Siddharta đứng trước, trên một đóa sen, đầu trần, áo vàng, hai tay chỉ lên trời và xuống đất. Lumbini tọa lạc dưới chân núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) ở xứ Nepal, cách 36km biên giới Ấn Độ, cách 25km kinh thành Kapilavatthu (Ca Ty La Vệ) là nơi đức Phật đã sống đến 29 tuổi, ngày nay là một trong những nơi hành hương nổi tiếng của Phật giáo.

Khi Thái tử Siddharta rời kinh thành của vua cha, Ngài kiếm chỗ thích hợp cho một cuộc thiền định. Sau một thời kỳ khổ hạnh sáu năm thấy không đưa đến giác ngộ, Ngài quyết chuyển qua một hướng trung dung,Trung đạo, từ bỏ những thái độ thái quá, Năm người tỳ kheo anh em Kondanna (Kiều Trần Như) theo Ngài từ trước, cho là Ngài đã phản bội chí hướng, rời bỏ đi nơi khác. Từ nay, một mình, sau khi xuống tắm trong dòng sông Nairanjana (Ni liên hà), uống bát sửa với mật ong của cô Sujata cúng dường, Ngài lại ngồi dưới gốc cây bồ đề (Ficus religiosa) gần thị trấn Gaya (Già da) sau nầy mang tên Bodh Gaya (Bồ đề đạo tràng), nguyện sẽ không rời chỗ trước khi đạt đến Chân lý. Thần chết Mara sợ ngài thành công, sai những bầy quỷ sứ cùng ba con gái lại phá phách, quyến rũ. Nhưng Ngài thắng mọi xung kích, cám dỗ, đạt chính pháp và đắc đạo. Sau 49 ngày, Ngài giác ngộ ra giáo lý Phật giáo, vào một buổi sớm mai trời đẹp, thực chứng Tứ Diệu Đế : Khổ, Nguyên Nhân của Khổ, sự Diệt Khổ và Con Đường Diệt Khổ.. Ngài đặt tay mặt xuống đất viện đất làm chứng những công đức Ngài đã đã tích lũy từ nhiều tiền thân trong tư thế địa xúc ấn Bhumìsparshamudra. Ngài còn ở lại đây bảy tuần nữa, tận huởng sự giải thoát, một thời gian kỳ diệu, không ăn, không uống, trước khi lên đường đi Sarnath.


Sarnath hay Mrigavasda (Lộc Uyển) là một thị trấn ở tỉnh Uttar Pradesh, cách Varanasi (Ba la nại) khoảng 10km. rút gọn từ chữ Sarangnath (Sarang : Lộc, Nai và Nath : vua) Sarnath có nghĩa là Vua các loài Nai, nên còn được gọi Vườn Nai và đức Phật là Lộc Vương. Có mặt ở đây, năm vị tỳ kheo đã từng bỏ Ngài, lúc ban đầu không muốn chào Ngài, nhưng khi lại gần thì choáng mắt trước hào quang tỏa ra từ thân Phật. Biết Ngài đã đạt đạo, tìm ra con đường cứu khổ, liền tự động quỳ xuống xin được thụ giáo sự hiểu biết sâu xa của Ngài về bản chất trí tuệ. Bắt đầu giảng pháp, đức Phật trình bày con đường dẫn đến giác ngộ và giải thoát : Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Những bài nầy thuộc kinh Chuyển pháp luân Dhammacakkappavattana : Phật pháp ví như bánh xe lăn khắp mọi nơi để dẹp trừ phiền não và mê hoặc. Năm vị tỳ kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng già. Ngày nay ở Sarnath còn có di tích tàn rụi những đến tháp xây dựng trong nhiều triều đại khác nhau, có công nhiều nhất là vua Ashoka (A Dục). Đặc biệt nơi đức Phật ngồi thuyết pháp có tháp Dhamekh (Chánh pháp) uy nghi cao 34m thay thế một tháp xưa 200 năm trước TC. Giữa chính điện có trụ đá Ashoka cao 20m nhưng mũ cột bị quân Thổ Nhĩ Kỳ cắt cụt. Mũ nầy hiện được trưng bày trong viện bảo tàng Sarnath, thể hiện bốn con sư tử xây lưng với nhau là biểu hiệu ngày nay của nước Cộng hòa Ấn Độ. Ở chùa Hồng Hiên, đức Phật được trình bày mặc áo vàng ngồi xếp bằng Padmasana trước năm vị tỳ kheo, tay mặt chỉ xuống đất trong tư thế địa xúc ấn Bhumìsparshamudra, ngón cái đụng đầu ngón chỉ ở tay trái trong tư thế giáo hóa ấn Vitarkamudra, say sưa trong cuộc thiền định sâu đậm.. Xung quanh, vài con nai lặng yên như cũng muốn lĩnh hội những lời giáo huấn.


Cảnh đức Phật nhập Niết bàn là tượng thứ tư trong Tứ Động Tâm. Sau 45 năm thuyết giảng, sau khi tạo điều kiện cho tỳ kheo có cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp, Ngài đi về thị trấn Kusiganara (Câu Thi Na), tiến đến một rừng cây sala ven phía nam thành phố, theo truyền thuyết Pali thì vào ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho ngày rằm tháng mười một. Ngài nằm giữa hai cây cao, nghiêng phía bên mặt, đầu hướng về phía bắc, măt hướng về phía tây, chân trái gác lên chân mặt. Ngài ban những lời di huấn cuối cùng : " Hãy lắng nghe, này các đệ tử, Như Lai khuyên các con. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy nỗ lực tinh tấn tu hành để giải thoát " Thông qua các mức thiền định (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền), thọ 80 tuổi, Ngài nhập diệt rồi vào Đại Bát Niết Bàn Mahaparinibbana, một trạng thái tịch tịnh, giải thoát cuối cùng tịch diệt các phiền não, một trạng thái an tịnh, an lạc tuyệt đối. Nếu khi giác ngộ dưới gốc cây bồ đề, Ngài vào Niết Bàn có dư y nghĩa là tham, sân si đã được đoạn tận nhưng thân còn do quả báo đời trước. Khi nhập diệt ở Kusinagara, Ngài chứng Niết bàn không có dư y thì báo thân cũng không còn nữa nghĩa là thân hết còn bị các phiền não ám ảnh, hết còn bị già, bệnh tật chi phối. Sách Phật viết vào đúng lúc ấy tuy không phải mùa, rừng hoa sala nở rộ, rơi phủ đấy kim thân đức Phật, trong vùng hoa Mạn Đà La và bột trầm hương đổ xuống khắp nơi, bốn huớng vang dội tiếng hát ca chúc tụng cúng dường đức Thế Tôn. Chùa Hồng Hiên trình bày đức Phật dài 9m nằm như đã tả trong sách, đầu gối lên tay mặt, hai bàn chân song song, không có dấu xe pháp Dharmacakra ơ bàn chân như thường thấy ở Á Đông.


Ngoài Tứ Động Tâm, chùa có thiền viện bên trong có tượng Tam Thế, ông Ác, ông Thiện, chuông, trống, mỏ. Bên cạnh cảnh Vườn Lộc Uyển có tháp An Lạc thờ vong hồn, bên trong có tượng Phật, đền các vị anh hùng tổ tiên các vua Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Trưng Trắc, Trần Hưng Đạo. Bao quanh sân trước thiền viện là một số các vị La Hán hay A La Hán arhat là những người đã từ bỏ ô nhiễm, các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.. Rải rác trong vườn, xen lẫn với cây cao, núp dưới bóng mát là hai hàng các đức Phật Di Đà tiếp dẫn, hai hàng các đức Quan Âm rải nước từ bi, hai hàng các đức Địa Tạng hai bên tầng cấp từ cửa vào chùa. Ngoài ra, bên cạnh các các tượng Phật, Di Lặc, còn có các tượng Địa Tạng, Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền. Địa Tạng Kṣitigarbhalà một vị bồ tát chuyên cứu độ sinh linh trong địa ngục và trẻ con yếu tử, cũng là người cứu giúp lữ hành phương xa.. Ngài thường cầm minh châu và tích trượng có sáu vòng cứu độ chúng sinh trong sáu đường tái sinh Lục đạo. Tượng Ngài được dựng bên cạnh thiền viện như tượng đức Di Lặc. Bồ tát Di Lặc Maitreya cũng là vị Phật cuối cùng sễ xuât hiện trên Trái Đất, thường được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Ở chùa Hồng Hiên Ngài và trẻ con đứng trên cầu bắc qua một bể cạn hoa sen. Bồ tát Quan Âm Avalokitesvara là tên của vị bồ tát QuánThê Âm, hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Tranh tượng thường trình bày Ngài dưới nhiều dạng khác nhau, nghìn mắt nghìn tay, ẳm đứa bé trên tay, tay cầm hoa sen.... Ở chùa Hồng Hiên, Ngài cầm bình nước Cam Lồ. Hai vị bồ tát thường được trình bày cạnh các đức Phật và Quan Âm là Văn Thù và Phổ Hiền. Văn Thù Manjusri là tên tắt đức Văn Thù Sư Lợi, một vị bồ tát tượng trưng cho trí tuệ, thường mang kiếm và cưởi sư tử. Phổ Hiền Samantabhadra là vị bồ tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ, cưỡi voi trắng sáu ngà. Ở chùa Hồng Hiên, tượng hai Ngài được dựng trước tượng đức Phật nhập Niết bàn, áo quần được sửa lại trong kỳ trùng tu so với hai tượng cũ. Trong vườn, lẫn lộn với cây cỏ còn có một số thú vật từ những con được nuôi như chó, dê, cá, rùa đến những con ít thấy hơn như cọp, cá sấu hay rồng... đưa chùa vào một cảnh thiên nhiên cần thiết cho một nơi thờ Phật.


Ngoài ra, chùa Hồng Hiên còn là một trung tâm Phật giáo, một trung tâm văn hóa không những cho người Việt mà còn cho cả một vùng trên bờ Địa Trung Hải. Lúc ban đầu, chùa chỉ có hoạt động trong phạm vi hai tỉnh Alpes-Maritimes và Var, dần dần mở rộng ra các tinh Bouches-du-Rhône, Lot-et-Garonne,,...ngay cả các nước lân cận. Sau 1975, người Việt di cư đông đúc vào nước Pháp, mỗi vùng xây chùa riêng, chùa Hồng Hiên trở về lại phạm vi hai tỉnh lúc ban đầu. Mặc dầu vậy, ngày nay chùa có vai trò quan trọng trong hoạt động văn hóa của vùng, ty du lịch thành phố không quên ghi tên chùa trong danh sách những di tích cần thăm viếng. Hòa thượng Thích Minh Châu có một số bài thơ vịnh chùa : Hồng Hiên tự sự, Hồng Hiên tự cảnh và sau đây Hồng Hiên cổ trại (Fréjus, tháng10, 2002)

Hồng Hiên cổ trại
Hồng Hiên cổ trại tráng Âu thiên, 
Hùng khí hiên ngang chiến sĩ truyền. 
Bát ngũ tiền thi nghĩa dũng, 
Danh lam viễn chấn lạc kim niên.

Trại cũ Hồng Hiên
Trời Âu, trại cũ Hồng hiên, 
Hiên ngang hùng khí vang truyền chiến binh. 
Tám lăm năm nghĩa dũng thành, 
Ngày nay chùa cảnh uy danh lẫy lừng.

(Hòa thượng Thích Minh Châu)



Viếng chùa Hồng Hiên hai lần, mỗi lần tôi thấy chùa được bảo quản tốt, lần sau nầy sư cô luôn bận tiếp khách hành hương, sư thầy loay hoay đốc suất nhân công sửa sang vườn tược. Tôi rất tiếc không có dịp đàm đạo với các thầy, các cô để học hỏi nhiều hơn về mặt lich sử nguyên gốc của chùa, về các vị trù trì liên tiếp ở đây. Mặc dầu nội bộ vừa rồi có chuyện lủng củng nhưng nghe nói đã dàn xếp ổn thỏa. Riêng phần tôi, tôi rất hảnh diện được thảnh thơi đi dạo trong ngôi chùa Việt Nam cổ nhất nước Pháp, kiến trúc các tượng lắm khi mộc mạc khêu gợi biết bao kỷ niệm thời xưa. Đằng khác, tôi vui mừng nhận thấy văn hóa Phật giáo đang phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài, ở châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Hòa lan, Ái Nhi Lan) cũng như ở châu Mỹ, châu Úc, những nơi đã thấy có phát triển nhiều tôn giáo khác.







Hồng Hiên tới dễ, khó về,
Nhớ nhà, nhìn cảnh, hồn quê nhẹ nhàng.
Mái chùa cổ kính hiên ngang,
Ngựa voi rồng cá hàng hàng tiếp nghinh.
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Hồng Hiên tự cảnh, 2002)

Mừng Phật Đản 2557
Sau hai lần viếng chùa 2001-2012

Bài và ảnh Võ Quang Yến

Nguồn: Chim Việt

Mời quý khách xem thêm  👉 Hồng Hiên Tự : Ngôi chùa 100 tuổi tại Pháp (2019) , cổ nhất châu Âu

Friday, August 30, 2019

Trở Về Bến Mơ - NắngCali CD001




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Friday, August 23, 2019

Thursday, August 22, 2019

Monday, August 19, 2019

Tình Khúc Cho Anh - Ngọc Lan - Mây Productions 4 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Là thân con gái sẽ không bao giờ bị ế



20 tuổi thì căng tràn sức sống,
30 tuổi lại ý nhị sâu xa,
40 tuổi sống rất mực trí huệ,
50 tuổi lại tự tại an nhiên,
60 tuổi sống nhẹ nhàng thảnh thơi,
70, 80 tuổi đã thành bảo bối vô giá.

😊 😊

Cho Em Quên Tuổi Ngọc (Nhạc sĩ Lam Phương) - Đông Kha



Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi dòng nhạc thông thường mà Lam Phương thường hay viết. Một ca khúc mang dáng dấp nhạc hàn lâm ngoại quốc, là bài duy nhất mà Lam Phương viết cả lời Pháp lẫn lời Việt. Bài hát được nhiều nữ danh ca trình bày trong gần 40 năm qua, được nhiều người yêu thích, nhưng ít người biết hoàn cảnh xuất xứ của bài hát.

Nữ danh ca Bạch Yến kể, khi nhạc sĩ Lam Phương hoàn thành xong tác phẩm này, ông đến gặp Bạch Yến và nói rằng ông sáng tác Cho Em Quên Tuổi Ngọc là dành riêng cho giọng ca Bạch Yến. Tuy nhiên ông chỉ sáng tác bài này cho Bạch Yến hát thôi, còn nội dung về người con gái trong bài hát là viết về người khác.

Vào những năm 1980, Lam Phương ở Pháp, có một người bạn rất yêu văn nghệ, đang thực hiện một cuốn phim, và nhờ Lam Phương viết nhạc cho cuốn phim đó. Nội dung cuốn phim nói về cuộc đời phản chiến của một cựu nữ sinh viên trong cao trào sinh viên tranh đấu đầu thập niên 1970. Cô tham gia nhiều cuộc biểu tình để lật đổ chính phủ miền Nam. Sau này khi ra nước ngoài, cô gái nhớ lại những việc làm của mình, hối hận về những hành động bộc phát khi xưa đã vô tình gây những hậu quả to lớn cho quê hương:



Cho em trao một lời cuối ăn năn quê hương tội tình

Cô rất ân hận và tìm đến men cay để quên đi sự việc đã qua:

Hơi men nào cũng chẳng đủ say
Thêm cho đầy giấc mộng chua cay
Có nhớ phút giây lầm lỡ
Uống cho thật say
Uống quên ngày mai

Cô sinh viên năm xưa cũng nguyện rằng mong muốn sau này, “khi hoa tàn úa xanh xao phong ba dập vùi”, sẽ được trở về Việt Nam sống, rồi chọn cái chết trên quê hương để chuộc lại lỗi lầm:

Em xin nằm xuống mang theo con tim ngậm ngùi
Giấc mơ nhỏ nhoi đưa em vào cõi thiên thu yêu thương đời đời

Rồi đất mẹ bao la nhân từ cũng sẽ tha thứ cho những người con lầm lạc, ôm lấy họ trong niềm “yêu thương đời đời…”



Câu chuyện này được chính nhạc sĩ Lam Phương kể lại trong một chương trình nhạc. Ông cũng cho biết phần lời Pháp của bài này, ông viết một nội dung hoàn toàn khác, về một chuyện tình đau thương và cay đắng.

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc viết về một người con gái, và chỉ dành cho giọng nữ hát, nên chưa thấy có nam ca sĩ nào hát bài này. Các danh ca Bạch Yến, Ngọc Lan, Khánh Hà, Ý Lan, Ngọc Hạ, Trần Thu Hà… đều trình bày bài hát này rất hay và cảm xúc.

Ở trong nước, bài hát được cấp phép lưu hành vào khoảng 2013, Thu Minh là ca sĩ đầu tiên trong nước hát bài này. Mặc dù hoàn cảnh sáng tác bài hát, nếu xét kỹ, sẽ bị liệt vô hàng “cấm”, tuy nhiên do nhà kiểm duyệt không biết nên đã “lọt sổ” bài hát. Nếu chỉ xét về nội dung thuần túy, không xét lịch sử đằng sau bài hát, thì cũng không ai thấy được vấn đề “cấm kỵ” bên trên.

Cho Em Quên Tuổi Ngọc có lẽ là bài hát đầu tiên mà nhạc sĩ Lam Phương sáng tác theo “đơn đặt hàng”. Tuy nhiên theo như Lam Phương tâm sự, ông đã viết bài này với trọn con tim và tâm hồn, đặt rất nhiều cảm xúc của mình vào, nên bài hát được khán giả đón nhận nồng nhiệt, rất được yêu thích, trở thành 1 trong những bài hát hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Đông Kha

(sưu tầm)

Friday, August 16, 2019

Thursday, August 15, 2019

Âu Châu và những chiêu, trò móc túi


Nhóm móc túi chuyên nghiệp ở Tiệp Khắc


Giả vờ níu kéo bán đồ phía trước, đồng bọn móc túi phía sau


Kẻ gian đang hành nghề


Kẻ gian bán hàng, đồng bọn móc túi


Kẻ gian đang nhòm ngó túi để tiền


Chiêu giả vờ hỏi đường


Nhóm móc túi chuyên nghiệp ở St Pertersburg, Nga


Móc túi ở Barcelona

Du lịch là một sở thích được đi, được mở rộng tầm mắt, học hỏi và trải nghiệm đời sống bên ngoài căn nhà, nơi chốn mình đang sinh sống. Ngoài ra các bạn còn được trải nghiệm một kinh nghiệm quý báu là biết giữ mình sao cho không bị ốm đau trong thời gian du lịch, sao cho những thứ mình đem theo không bị mất, bị đánh cắp hay túi tiền không bị kẻ gian trộm mất. Chỉ cần mất một vài thứ như giấy tờ hay tiền bạc là bao nhiêu thú vui sẽ biến thành phiền não, khổ sở ngay.

Không riêng ở Âu châu mà nơi nào bạn đi, bạn cũng cần cảnh giác. Tuy nhiên Âu Châu ngày nay bỗng biến thành nơi trộm cắp hoành hành, nhất là những chốn đông người, những nơi có thắng cảnh nổi tiếng đều là tụ điểm làm ăn ngày đêm của những "Diệu Thủ Thư Sinh". Điều nguy hiểm hơn là kỹ thuật móc túi của nghề "chôm nhẹ" này càng ngày càng tinh vi và trò lừa đảo được trui rèn ngày một điêu luyện hơn. Cái khó nhất cho du khách là sự thiếu cảnh giác và đề phòng vì mê mải xem phong cảnh, bận rộn chụp hình, phải chen lấn nơi quá đông người và vô ý để lộ nơi cất tiền để tiêu của mình.

Trước tiên tôi xin kể vài trò móc túi mà tôi chứng kiến hay nghe kể được.

-       Tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha. Người dẫn tour đoàn du lịch dẫn chúng tôi đi xem một ngôi nhà thờ cổ trên con đường nhỏ hẹp mà lại đông du khách viếng thăm. Một người bạn tôi trong đoàn đang đi, bỗng bị một người đàn ông tay cầm một tờ báo đang mở rộng đụng phải(tờ báo để che lúc tên trộm đang móc túi) và kẻ gian thò ngay tay vào nẫng chiếc ví tiền trong túi ông. Một người trong đoàn thấy được đánh ngay vào tay kẻ móc túi và la lớn "ăn trộm, ăn trộm". Đoàn dừng lại và người dẫn tour cũng la theo. Tên trộm và một đồng bọn nhanh chóng lủi mất dạng. Chiếc bóp vẫn còn tòng teng bên ngoài túi của người bạn vì ông đã dùng một sợi dây móc cái bóp vào bên trong túi. Tên trộm tuy móc cũng chưa lấy được ví nhờ có sợi dây và nhờ người trong đoàn đánh vào tay hắn, hắn chưa giật ra được. Trước khi đi tour vì được tôi nhắc nhở nên người bạn đã mua sợi dây gắn bóp vào túi quần để bảo vệ túi tiền của mình. Ngoài ra chúng có thể giả làm khách du lịch tay cầm một tấm bản đồ để che lúc móc túi.

-       Cũng tại Lisbon, Bồ Đào Nha, (một người bị mất tiền kể lại). Anh ta đi xem một ngôi nhà thờ xong vào nơi bán quà lưu niệm, đang mê mải ngắm các món quà thì bỗng có một bà già thấp bé vấp ngã  vào người anh ta. Bà lồm cồm đứng dậy và đi mất. Anh ta cảm thấy tội nghiệp cho bà già cả đi đứng không vững mà té vào mình. Anh chọn quà xong móc túi ra trả tiền mới hay ví mình không cánh mà bay. Thì ra bà già là thủ phạm nẫng đi tất cả số tiền anh mang theo 5,6 ngàn Euros để đi du lịch Âu Châu. Chuyến đó anh phải về sớm mang theo mối hận lòng vì chưa được thăm thú gì cả, đành phải hẹn trở lại trong một dịp khác. Bạn bè hỏi han mới biết rằng, trước khi vào tiệm anh có thấy trước cửa nhà thờ có một cô bé khoảng 16, 17 ngồi bên vài con chó xin tiền khách qua đường. Anh có lòng thương chó lại thấy cô bé tội nghiệp bèn móc túi cho tiền. Chính hành động cho tiền làm lộ nơi để cái ví khiến cho đồng bọn của cô bé là bà già theo anh ta và vờ té "chôm nhẹ" cái ví, là cả một gia tài đi chơi của anh.

-       Tại Bacerlona, Tây Ban Nha (chuyện được kể). Du khách đang đi bỗng có một bà lão tay cầm một giỏ hoa chạy đến bảo "Hôm nay là ngày lễ của chúng tôi, theo phong tục chúng tôi xin trao tặng hoa cho bạn". Bà ta tặng hoa bạn không lấy, bà ta sẽ tiếp tục theo bạn nài ép cho bạn nhận. Sau khi nhận, bà xin bạn một hai đô tiền lẻ. Lỡ cầm hoa, bạn phải mở ví cho tiền. Nếu bạn trả hoa lại, bà không chịu, dằng co gây chuyện, cốt đụng vào người bạn và thọc tay vào ví của bạn ăn trộm tiền. Nếu bạn mở ví cho tiền, bạn sẽ tiết lộ nơi để tiền cho bà ta biết, thế là đồng bọn có cơ hội theo bạn và ẵm nhẹ số tiền bạn có. Kẻ gian còn cố ý làm giăng đồ bẩn như Ketchup hay sirô màu vào người bạn rồi làm bộ xin lỗi, xáp vào người bạn lau vết bẩn, thế là họ tha hồ móc túi.

-       Tại Barcerlona, Tây Ban Nha. Khi chúng tôi xuống xe coach để đem hành lý vào khách sạn, người dẫn tour bảo chúng tôi phải quây tròn chung quanh chỗ để hành lý cho bọn gian không thể lọt vào được mà đỡ nhẹ hành lý của chúng tôi mang đi. Lý do vì trong lúc mang hành lý từ xe xuống kẻ gian có thể trộn lẫn vào và trộm xách hàng lý mang đi. Người bạn tour guide dẫn đoàn khác kể đoàn ông mới đây đã bị trộm lẻn vào trộm mất 1 vali khi đoàn mang vali vào khách sạn. Phải nói là Barcelona trộm cắp như rươi.

-       Tại Warsaw, Ba Lan. Một anh trẻ trong đoàn du lịch sau khi về khách sạn ăn tối, anh ra phố và muốn khám phá thành phố về đêm nơi này. Anh đi một mình vào các quán bar rượu. Khi uống xong, anh đi bộ về khách sạn. Đang đi bỗng một cô gái trẻ đẹp đi ngược chiều với anh giả bộ say xỉn, té nhào vào anh và ôm anh. Tay cô ta vòng vào nơi để ví sau lưng quần của anh mò mẫm. Anh xô ra và đi thẳng. Về khách sạn anh kể với đoàn, may quá anh không để tiền chỗ bị nó mò.

-       Tại Ai Cập. Kẻ gian gạ du khách mua tranh papyrus( một loại tranh giấy làm từ cây thủy trúc) bằng cách chúng áp sát tranh vào bóp xách tay, ba lô của bạn. Trong thời gian đó, chúng dư sức lấy đồ trong bóp hay ba lô. Để tránh trường hợp này bạn dấu đồ quý hay tiền dưới đáy bóp hay ba lô và đeo ngược bóp hay ba lô về phía trước ngực.

-        Tại Toledo, cố đô của Spain. Người bạn bị cướp trấn lột. Tên cướp là 1 người bản địa, ăn mặc đẹp đẽ, cao to, mặt mũi sáng sủa như tài tử điện ảnh đưa dao ra và bạn ấy phải trao tất cả cho tên đó.

-       Ở Ý, Kẻ gian còn giả làm cảnh sát kiểm tra giấy tờ của bạn, và trong vòng 5 giây đã móc được 2000 Euro của một người bạn. Chúng còn giả vờ cãi lộn, đánh nhau và va vào người bạn để làm rớt đồ xong xáp lại lượm đồ rồi xin lỗi. Lúc đó họ đã móc mất tiền của bạn rồi.

Ngoài ra trong hay trên các xe điện ngầm, tàu hoả hay xe bus công cộng là nơi kẻ gian dễ giở trò móc túi nhiều nhất. Đó là chỗ kẻ gian có cơ hội đụng vào người bạn, vật dụng hay bóp ví của bạn đem theo mà bạn không có cách nào di chuyển ra nơi khác tránh chúng. Chúng còn giả vờ mất đồ rồi tìm lung tung cố ý đụng hay nắm lấy tay hay chân bạn. Trong thời gian bạn vùng ra hay đau điếng vì đụng chạm, mất thăng bằng, chúng đã lấy đi vật chúng muốn lấy. Tốt nhất tránh đi các phương tiện công cộng nếu có thể.

Sau đây là một số lời khuyên và phương pháp phòng ngừa kẻ trộm mà những người từng là nạn nhân hay có nhiều kinh nghiệm chia sẻ.

-        Nên đeo ba lô vay bóp ngược ra đằng trước ngực, cầm chắc túi đồ khi đi qua nơi đông đúc.

-       Mua các đồ lót hay túi đeo giấu được tiền, giấy tờ quan trọng bên trong quần áo. Chia tiền ra để dấu nhiều nơi. Tiền đổi được cất một nơi, tiền chi tiêu cất nơi khác, chỉ để một số tiền nhỏ ở ngoài để tiêu vặt. Khi lấy tiền ra tiêu, bao giờ bạn cũng phải nhìn trước ngó sau, nhờ bạn bè che chắn không để kẻ gian nhìn thấy. Đi du lịch với đoàn là tốt nhất, cố đi vào giữa đoàn. Người dẫn tour địa phương là người thường có kinh nghiệm nhìn ra ai có thể là người khả nghi và họ sẽ để mắt cảnh cáo bạn.

-       Không để bất cứ người lạ nào đụng vào người bạn. Nếu bị người lạ đụng trúng, bạn phải kiểm soát lại chỗ để tiền ngay lập tức. Chỉ chuyện trò với người bạn quen, ngoài trừ trường hợp bị lạc, phải hỏi đường và hết sức cẩn thận lúc hỏi. Phải chú ý tới những kẻ lân la tìm cách đến gần bạn, càng ăn mặc bảnh bao, xinh xắn càng nên đề phòng.

-       Nhớ các mưu mẹo, chiêu lừa đảo họ thường dùng như mỹ nhân kế, khổ nhục kế, giúp đỡ kế, cãi nhau, giỡn chơi với nhau té vào bạn hoặc cảnh sát giả, làm rớt đồ, lượm đồ, bán đồ, vấp té, làm đổ nước lên người bạn, dẫm chân bạn ..v..v… Nhớ tránh xa những kẻ tìm cách tới gần bạn.

-       Không nên quá thân thiện và tỏ vẻ tử tế hay thích giúp đỡ người lạ như cho tiền ăn mày, trò chuyện thân mật với họ. Luôn luôn giữ khoảng cách vì chỉ cần lại gần bạn hay bạn rút ví ra khoe hình, là chúng biết nơi bạn dấu tiền ngay lập tức.

-       Không nên chụp hình dùm người lạ hay nhờ người lạ chụp hình, chỉ cần họ gần người bạn là mọi thứ có thể bay biến.

-       Để tránh cướp giật, nếu là phái nữ khi đi dạo phố bạn nên luôn luôn đi vào phía bên trong vỉa hè, đừng đi ra giữa phố là mục tiêu cho kẻ cướp giật đồ. Nhớ chú ý và lùi ra xa tránh nếu có chiếc xe gắn máy nào đang loanh quanh lại gần bạn hay họ ra vẻ xe bị hư, có ý định lại gần nhờ bạn giúp đỡ. Đề phòng họ giật đồ và sẵn sàng la to lên nếu họ sáp lại gần để giật đồ.

-       Không nên là mục tiêu cho kẻ trộm, không đeo nữ trang đắt tiền, ví bóp hàng hiệu. Nếu bạn mang theo máy ảnh đắt tiền nên để trong ba lô đeo ngược. Chỉ đem ra chụp khi đi trong đoàn du lịch và thấy  nơi đó thật sự an toàn. Không nên để đồ quý hay tiền bạc trong safety box của khách sạn, chỉ nên để giấy tờ.

-       Kẻ gian có thể có đủ các quốc tịch, giống dân nhưng nếu có thể tránh xa dân Digan còn gọi là Gypsy vì họ hành nghề móc túi rất nhiều ở Âu Châu.

Nguồn: Việt Báo/Trịnh Thanh Thủy

Con số 7 có gì lạ? - Đinh Văn Tiến Hùng


"Con đã đến trong đời này, và con rất ngoan.
Con đã từng được sống, và con rất ngoan"

Đó là lời khắc trên bia mộ của cô bé Xa-Diên 8 tuổi có cuộc sống tuyệt vời!

Bé Xa Diên khi vừa mới chào đời đã bị vất bỏ ngoài đường, nhưng được người cha nghèo khổ từ tâm đem về nuôi dưỡng. Hai cha con sống đùm bọc nhau trong cảnh nghèo nàn nhưng đầy tình thương mến. Năm lên 8 tuổi em bị bệnh nặng và không có tiền chữa trị. Cô bé được nhiều người hảo tâm quyên góp đủ số tiền 540 ngàn nhân dân tệ để em trị bệnh. Nhưng em đã tự nguyện ký vào sổ bệnh án dòng chữ: “Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diên “ và nhường toàn bộ số tiền chia cho 7 em nghèo đang phải chiến đấu giữa làn ranh sống chết.

Ngắm Hoa Bảy sắc cầu vòng,
Ru bé bảy sắc cầu vòng,
Ôi sao kỳ diệu mà lòng ngất ngây!
Ôi sao dịu ngọt mà lòng đắm say


Em đã lặng lẽ ra đi để lại lòng thương cảm vô bờ của cha nuôi và mối xúc động dâng trào trong lòng mọi người. Tang lễ em diễn ra dưới làn mưa bụi và đoàn người theo sau với dòng lệ rưng rưng.

Em đã nhận được đầy tình ấm áp cùng những lời tiễn biệt thân thương:
- Xin em nghỉ yên ! Thiên đàng có em Thiên đàng càng đẹp!

- Con vốn là một Thiên sứ nhỏ trên trời, con đang dang đôi cánh! Con cứ ngoan ngoãn bay đi!

Theo đúng di chúc của Xa Diên, số tiền đã được chia cho 7 bệnh nhi và ca phẫu thuật đầu tiên của bé Từ Lê đã thành công, với gương mặt còn trắng xanh, em đã mỉm cười nói: “Xa Diên hãy yên nghỉ! Về sau này trên bia mộ chúng tôi sẽ ghi thêm dòng chữ : Tôi đã từng đến trong đời này và tôi rất ngoan‘

Ôi con số 7 tuyệt diệu của một tâm hồn tuổi thơ tuyệt vời !

Tôi đã xúc động về câu truyện trên và bị cuốn hút theo con số 7.


* * *
Trong đời sống, chúng ra thường suy nghĩ với những ưu tư, lo lắng, khát vọng, mong chờ.. về những con số định mệnh sẽ đến với mình như mơ ước trở thành triệu phú, tỉ phú hay tham vọng khi nghĩ về con số 1 độc nhất vô nhị, vô địch, đệ nhất…nhưng đôi lúc đạt được lại thấy cô đơn vì không đối thủ như ‘ Độc cô cầu bại ‘ trong truyện kiếm hiệp Kim Dung- Rồi tại sao lại phải né tranh con số 13 mang đến nhiều xui xẻo hay 911 như biến cố xảy ra ? Vì phải chăng mỗi con số đều mang một ý nghĩa tiềm ẩn, biểu trưng..như con số 1 không đối thủ- số 13 không may mắn, số 10 xui xẻo và mơ ước con số 9 cơ bản, đầy đủ trọn hảo.Nhưng đặc biệt nhất phải là số 7 tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn, thâu tóm, hoàn chỉnh, thống nhất hay được nhắc đến trong đời thường qua phong tục, văn hóa, triết học và nhất là tôn giáo.- Nhất là người Do Thái theo truyền thống tin rằng số 7 là sự toàn vẹn tốt đẹp.

Số 7 trong tập tục, truyền thuyết và tôn giáo.


  •  Theo triết lý Đông Phương số 7 tượng trưng cho sự hoàn hảo thâu tóm vũ trụ trên 7 nguyên lý không gian và thời gian (4 chiều không gian: Nam,Bắc, Đông, Tây và 3 kỳ thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai)
  •  Đức Phật Thích Ca khi vừa sinh ra, đi 7 bước trên 7 đóa sen trước khi nằm xuống.và  Ngài chỉ đi 7 bước vì trước Ngài đã có 6 vị Phật xuất hiện rồi.
  •  Vì thế trong Phật giáo gồm 7 hàng đệ tử : tỳ kheo- tỳ kheo ni- Sadi- Sadi ni- Thức xoa ma na- Ưu bà tắc- Ưu bà di.
  •  Trong nghi lễ Đạo Lão, số 7 tượng trưng sức mạnh đẩy lui ma quỉ, nên bàn thờ được trưng bày 7 ngôi sao cùng 7 thanh gươm.
  •  Theo đạo Hindu, trái đất  nằm giữa 7 hành tinh phía trên là Thiên đường và 7 hành tinh phía dưới là Hỏa ngục.
  •  Còn theo Phật giáo Nhật, con người có thể tái sinh 7 kiếp trước khi vào cõi Niết bàn.
  •  Theo kinh Hoa nghiêm vũ trụ từ nhỏ đến lớn không ngoài vòng số 7: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.
  •   Trong vũ trụ mọi vật từ nhỏ đến to đều có 7 phương vị : trên, dưới, trong, ngòi, phải, trái, trung tâm.
  •   Thời gian và không gian vũ trụ : quá khư, hiện tại, tương lai, đông, tây, nam ,bắc.
  •  Trong Ky-tô giáo có 7 Vị Tổng Lãnh Thiên Thần: Michael. Gabriel, Raphael, Uriel, Raguel, Remiel, Zerachiel.
  •  Người Nhật, Tây Tạng và Việt Nam đều tin rằng: con người sau khi chết còn lảng vảng gần gia đình nên thường cúng 49 ngày (7 x 7 = 49)
  •  Thời cổ đại văn hóa Sparta xuất hiện 7 nhà thông thái trội vượt, cũng như Trúc Lâm Thất Hiền thời Tam Quốc Trung Hoa xưa.
  •  Thánh nhân dạy phải đắn đo uốn lưỡi 7 lần trước khi nói-
  •  Trong truyện Tam Quốc, chắc Khổng Minh tin vào con số 7 sẽ kết quả trọn vẹn nên đã 7 lần tha cho Mạnh Hoặch và thu phục được 1 tướng tài.
  •  Trong Lộc Đỉnh ký anh chàng láu lỉnh Vi Tiểu Bảo có tới 7 bà vợ xinh đẹp.
  •  Điệp viên lừng danh James Bond mang bí số 007.
  •  Truyện nàng Bạch Tuyết được 7 Chú lùn yêu mến bảo vệ.
  •  Ngưu Lang và Chức Nữ bị Thiên Hoàng phạt chỉ cho gặp nhau mỗi năm 1 lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, 2 người sụt sùi rơi lệ xuống trần gian mà ta thường gọi là Mưa ngâu.
  •  Riêng các vị Quốc phụ Hoa kỳ đã nghiên cứu kỹ lưỡng nên chọn chim Đại Bảng là Huy hiệu Quốc gia, vì Đại Bàng có 7 nguyên tắc sống mà con người cần học hỏi : Bay đơn độc rất cao- Tầm nhìn bao quát rất xa- Không ăn xác chết, chỉ ăn đồ tươi sống- Tận dụng giông bão để tung cánh bay cao- Làm tổ trên các đỉnh núi cao để bảo vệ trứng không bị xâm hại- Khi già ăn cư trong hang động cao, tự vặt lông chờ mọc lớp lông mới sẽ tái xuất giang hồ.
  •  Truyện anh hùng Tây nguyên Đăm San đã phải kịch chiến với 7 lãnh chúa núi rừng suốt 7 ngày 7 đêm để giành chiến thắng. Và người Tây nguyên cũng dùng 7 cô gái để tiếp nước vào rượu cần cho quí khách.
  •  Trong lễ hội Hồi giáo tại La Mecque Ả- Rập, tín đồ phải đi 7 vòng quanh lễ đài Ka’Ba và 7 lần đi giữa 2 ngọn núi Cafa và Mania.
  •  Năm 2007 năm thứ 7 của thế kỷ 21 vào ngày thứ bảy 7/7/07 người ta rầm rộ công bố 7 kỳ quan nhân tạo thế giới với háo hức đón chờ vinh dự của nhiều quốc gia được tuyển chọn gồm:
  1. Thành cổ Chichen-itza của người Maya, Mexico.
  2. Tượng Chúa thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
  3. Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc.
  4. Phế tích Machu Picchu, Peru.
  5. Thành cổ Petra, Jordan.
  6. Đại hí trường Colosseum, Rome, Ý.
  7. Lăng Taj Mahal, Ấn độ.
  •  Cùng ngày 7/7/07, một chương trình Đại hòa nhạc ‘ Live Earth ‘ diễn ra khắp 7 Châu lục và nhiều cặp tình nhân tổ chức hôn lễ với tiêu chuẩn số 7 như: 7 phù dâu, 7 phù rể, bánh cưới 7 tầng, trưng bày 7 loại hoa với 7 món ăn đặc biệt.
  •  Và ngày 27/4/12, chủ tịch tổ chức New7Wonders công bố vịnh Hạ Long Việt Nam đã được tuyển chọn vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên gồm:
  1. Rừng Amazon, Nam Mỹ.
  2. Thác nước Iguazu, Argentina & Brazil.
  3. Đảo Jeju, Hàn Quốc.
  4. Sông ngầm Puerto Princesa, Phi- luật- tân.
  5. Đảo Romodo, Indonesia,
  6. Núi Table, Nam Phi.
  7. Vịnh Hạ Long, Việt Nam.
  • Còn 7 di sản thế giới mới được Unesco công nhận gồm :
  1. Hang động Phong Nha, Quảng Bình Việt Nam (lần thứ 2)
  2. Khu bảo tồn chim dư cư Hoàng Hải, Trung Quốc.
  3. Rừng Hyrcanian, Iran, nhiều động vật quí hiếm
  4. Vùng đát và biển Nam Pháp, nhiều chim cánh cụt hoàng đế và hải âu vàng.
  5. Vườn quốc gia Vatnajoukull, Iceland, 10 núi lửa và 8 sông băng.
  6. Parathy & Grande, Brazil, môi trường sống của các lòa động vật trong danh sách cần được bảo tồn.
  7. Babylon, Iraq, lưu giữ nhiều tàn tích thời cổ đại, nổi tiếng nhất là vườn treo Babylon.
  •  7 Kỳ quan hay di sarn Thế giới cứ phải bầu đi bầu lại nhiều lần, vì quốc gia nào cũng muốn dành được vinh dự cho mình, nên có 1 số người đưa ra ý kiến thật thú vị là tại sao ta không chọn ngay 7 kỳ quan gần mình nhất là: Thị giác, Thính giác, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác, Nụ cười và Tình yêu để khỏi phải bầu đi bầu lại phiền phức hay 7 đặc điểm trên khuôn mặt mọi người gồm 2 con mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và miệng. Ta phải cám tạ Thượng Đế đã ban cho ta 7 kỳ quan tuyệt diệu nơi mình.
  •  Con người có thất tình: ái, ố, hỉ, nộ, lạc, dục, ai (yêu, ghét, mừng, giận, vui, muốn, thương)
  •  7 cấp độ ý thức của con người gồm: thân xác, xúc giác, trí tuệ, cảm tính, tâm linh, ý chí và cuộc sống.
  •  Một tuần lễ có 7 ngày và tương ứng với 7 vì sao trong tuần:
  1. Sun: Mặt Trời (Sunday: Chúa Nhật) theo tiếng  Anh.
  2. Moon: Mặt Trăng (Monday: Thứ Hai) ………… .Anh
  3. Mars: Sao Hỏa (Mardi: Thứ Ba)……………….        .Pháp
  4. Mercury: Sao Thủy (Mercredi: Thứ Tư)…………… .Pháp
  5. Jupiter: Sao Mộc (Jeudi: Thứ Năm)………………   .Pháp
  6. Venus: Sao Kim (Vendredi: Thứ Sáu)……………….Pháp
  7. Saturn: Sao Thổ (Saturday: Thứ Bảy)………… .Anh
  • 7 Châu Lục: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Đại Dương (Úc châu), Âu, Á, Phi.
  • Hoa kỳ ghi ơn 7 ‘Người Cha lập quốc’: John Adam, Benjamin Franklin, John Jay, Thomas Jefferson, James Madison, George Washington, Alexander Hamilton.
  • Tượng Nữ Thần Tự Do Hoa kỳ đội vương miện có 7 tia sáng tượng trưng cho 7 châu lục.
  • Cầu vồng có 7 màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.
  • Âm nhạc gồm 7 nốt: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si.
  • 7 môn nghệ thuật: Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Nhiếp ảnh, Sân khấu và Điện ảnh.
  • 7 đồ vật quí (thất bảo): vàng, bạc, lưu li, xà cừ, mã não, hổ phách, san hô.
  • 7 vị chính: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng.
  • Chắc phải nhờ các đệ tử mê ‘ cày tơ- nai đồng quê’ giải thích hộ mới biết 7 món khoái khẩu như thế nào : Thịt luộc hay hấp- Chả chìa- Nướng- Rựa mận- Gan nướng cuốn mỡ chài- Xào măng với bún- Lòng và dồi- Nhưng nhớ đừng quên 7 gia vị sau cho thêm đậm đà ; Riềng, mẻ, sả, ớt, mắm tôm, lá mơ và bánh đa nướng.
  • 7 loại quân trong 1 bộ cờ tướng gồm: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
  • Tại sao hai mặt đối nhau của con xúc xắc luôn có tổng số là 7 ?
  • Đàn ông 7 vía, đàn bà 9 vía. Thảo nào các bà luôn ở thế thượng phong là phải rồi.
  • Rặng núi Alpes chạy qua 7 quốc gia: Thụy sĩ, Áo, Slovenia, Liechtenstein, Pháp. Ý và Đức.
  • Thành La mã được xây trên 7 ngọn đồi. ( giống 7 Giáo hội tiên khởi trong sách Khải Huyền )
  • Khối G.7 gồm các quốc gia: Canada, Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật đã đồng ý xóa nợ cho Haiti sau trận động đất vào trung tuần tháng giêng năm 2010 làm chết 200 ngàn người.  ( Lẽ ra là G.8, nhưng Nga đã bị loại khỏi cuộc chơi. )
  • Xưa đời người sống 70 đã là thượng thọ (thất thập cổ lai hy) , nên chia đời người thành 7 bước :
          + 10 tuổi chập chững vào đời.
          + 20 bước vào mùa xuân cuộc đời.
          + 30 xây dựng sự nghiệp.
          + 40 chín chắn, không nghi hoặc.
          + 50 hiểu biết mệnh trời.
          + 60 coi nhẹ chuyện đời như áng mây bay.
          + 70 cổ lai hy, không còn lo ngại âu lo.

  • 7 cuốn sách dạy cách làm giàu chắc các tỉ phú kể trên đã nghiền ngẫm, nếu ai muốn làm giàu hãy mua về nghiên cứu kỹ :
  1. Think and Grow Rich ( Nghĩ giàu và làm giàu ) tác giả  Napoleon Hill.
  2. Business Adventures ( Phiêu lưu trong kinh doanh ) : John Brook.
  3. Your Money or Your Life ( Tiền hay cuộc sống ) : Joe Dominguez & Monique Tilford.
  4. Unshakeable ( Kiên định ) : Tony Robbins.
  5. The Little Book of Common Sense Investing ( Sách đầu tư thông thường ) : John C. Bogle.
  6. The Richest Man in Babylon ( Người giàu nhất Babylon ) :  George S. Clason.
  7. Rich Dad Poor Dad ( Cha giàu cha nghèo ) : Robert Riyosaki.
  • Vừa mới tuyên thệ làm Tổng Thống Cờ Hoa ông Donald Trump đã ký ngay Sắc lệnh Di Trú cho 7 nước có đông tín đồ Hồi giáo gồm: Iran- Iraq- Libya- Somalia-Sudan- Syria- Yemen không được nhập cư vào Mỹ trong thời hạn 120 ngày. Sắc lệnh này đã gây nhiều tranh cãi và các cuộc biểu tình náo loạn.
  • 7 tên đao phủ Cộng Sản khét tiếng thế giới : Mao trạch Đông- Giang trạch Dân- Vlamir Lenin- Joseph Staline- Pol Pot- Kim Song Un- Hồ chí Minh 
  • Trước năm 1975, chuẩn bị vào đời tôi thường tìm đọc những sách Học làm người hay Đắc nhân tâm để hóc hỏi cách xử thế với đời. Trong loại sách này tôi đọc đi đọc loại cuốn ‘ Bảy  bước đến thành công ‘ của Nguyễn hiến Lê phỏng dịch theo cuốn ‘Give yourself a chance- The seven steps to success’ của Gordon gồm :
  1. Luyện lòng tự tin và rèn luyện nghị lực.
  2. Luyện nhân cách.
  3. Đắc nhân tâm.
  4. Luyện tập và gữ gìn thân thể.
  5. Khéo dùng tiếng Việt ( phần này người dịch đã đổi cách sử dụng tiếng Anh sang tiếng Việt cho thích hợp )
  6. Luyện trí.
  7. Tìm kiếm việc làm và dự bị được thăng cấp.
Nhưng từ sau 1975 không còn thấy xuất hiện loại sách ‘Học làm người’ này. Có thể bọn bồi bút dưới tà quyền ‘đỉnh cao trí tuệ’ đang chuẩn bị phát hành loại độc đáo như :
     7 bước nhảy vọt thành thuộc địa Tàu cộng
     7 cách tham nhũng đạt hiệu quả cao
     7 phương pháp đàn áp dân
     7 cách xuất khẩu lao nô
     7 mánh lới rút ruột các công trình
     7 cách làm đẹp chinh phục đại gia và cán ngố hay
     7 đường lối âm thầm thủ tiêu đồng chí…


Số 7 trong Tín Điều & Giáo lý Công giáo

  • 7 ơn Chúa Thánh Thần: Khôn ngoan, Minh mẫn, Mưu lược, Dũng mãnh, Hiểu biết, Đạo đức và Kính sợ.
  • 7 Sự Thương khó Đức Mẹ:
  1. Ông Si-mê-on nói tiên tri về Đức Mẹ.
  2. Đức Mẹ đem Chúa trốn sang Ai-Cập.
  3. Đức Mẹ tìm thấy Chúa trong Đền thờ.
  4. Đức Mẹ gặp Chúa vác Thánh Giá.
  5. Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá khi Chúa chết.
  6. Đức Mẹ ẵm Chúa khi hạ xác từ Thánh Giá.
  7. Đức Mẹ chứng kiến khi mai táng Chúa trong hang mộ.
  • 7 Phép Bí Tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Giải tôi, Sức dầu, Hôn phối và Truyền chức Thánh.
  • 7 mối tội đầu:
  1. Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.
  2. Rộng rãi chớ hà tiện.
  3. Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục.
  4. Hay nhịn chớ hờn giận.
  5. Kiêng bớt chớ mê ăn uống.
  6. Yêu người chớ ghen ghét.
  7. Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
  • Thương xót 7 mối:
  1. Cho kẻ đói ăn.
  2. Cho kẻ khát uống.
  3. Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
  4. Viếng kẻ đau ốm và tù tội.
  5. Cho khách đỗ nhà.
  6. Chuộc kẻ làm tôi tớ .
  7. Chôn xác kẻ chết.
  • Thương linh hồn 7 mối:
  1. Lấy lời lành mà khuyên người.
  2. Mở dạy kẻ mê muội.
  3. An ủi kẻ âu lo.
  4. Răn bảo kẻ có tội.
  5. Tha kẻ khinh dể ta.
  6. Nhịn kẻ mất lòng ta.
  7. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.


Số 7 trong Thánh Kinh

Trong Thánh Kinh con số 7 được nói đến nhiều lần, chỉ riêng Cựu Ước đã có 77 lần số 7 được nhắc đến.
  •  Trong Sáng Thế ký, Thiên Chúa tạo dựng trời đất trong 7 ngày .
  •  Trong Cựu Ước, gồm 7 cuốn: Gióp, Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diệu Ca, Khôn Ngoan và Huấn Ca.
  •  Bà Eva được Thiên Chúa tạo dựng từ xương sườn thứ 7 của Adam.
  •  Ngày thứ 7 là ngày lễ Sabat của người Do- Thái.
  •  Sau khi dân Chúa chiếm được thành Giê-ri-cô, thì 7 vị tư tế cầm 7 đèn và 7 loa đi vòng quanh thành và đến ngày thứ 7 thì lại đi đủ 7 vòng.
  •  Gio-Dép giải mộng cho vua Pha-ra-ôn về 7 con bò gày nuốt 7 con bò mập và 7 dẻ lúa lép nuốt 7 dẻ lúa tốt: tương trưng cho 7 năm được mùa rồi tiếp sau là 7 năm đói kém, ông khuyên vua ra lệnh cho tích trữ lương thực để giành cho 7 năm mất mùa.
  •  Số 7 cũng được nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước, đặc biệt nơi Sách Khải Huyền.
  •  Chúa dạy Phê-rô phải tha thứ cho anh em 70 lần 7..
  •  Trong sách Công vụ Tông đồ 7 vị Phó tế đầu tiên trong Giáo Hội được thiết lập.
  •  7 Thư Chung của các Thánh: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đa.
  •  7 Di ngôn Chúa truyền trên Thập Giá:
  1. Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. (Lc.23: 33-34)
  2. Ta bảo thật hôm nay anh sẽ được ở cùng Ta trên Thiên đàng. (Lc.23: 42- 43)
  3. Lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ Con ! (Mc.15: 33-34)
  4. Lạy Cha Con phó linh hồn trong tay Cha. (Lc.22: 44-46)
  5.  Đây là con Bà và đây là Mẹ con. (Ga.19: 2-25-27)
  6. Ta khát ! (Ga.19:28)
  7. Thế là đã hoàn tất ! (Ga.19: 29)
  •  7 đặc tính Chiên Con: Quyền năng, Phú quí, Khôn ngoan, Dũng lực, Danh dự, Vinh quang, Chúc tụng. (Kh.6:12)
  •  7 hạng người: Các vua trên trái đất, Vương hầu, Khanh tướng, Giàu sang, Quyền lực, Nô lệ, Tự do. (Kh.6: 15)
  •  7 Thông điệp cho 7 Hội Thánh Tiểu Á: Ê-phê-sô, Pê-ga-nô, Thyarira, Sardi, Philadelphia, Laodikea, Sardi (Kh. 2&3)

Số 7 đăc biệt trong sách Khải Huyền:



Sách Khải Huyền là sách cuối cùng trong 27 sách của Tân Ước. Những hiện tượng đã và sẽ còn xảy ra cho nhân loại được Thiên Chúa mặc khải qua Thánh Gio-an. Với những biểu tượng mang số 7 như 7 Hội Thánh Tiểu Á tượng trưng Hội Thánh Giáo Hội toàn cầu qua các biến cố của mọi thời đại-  Hình ảnh con Chiên có 7 sừng 7 mắt biểu trưng thần khí của Thiên Chúa (sừng biểu tượng sức mạnh-Mắt là trí tuệ cao sâu)- Con Mãnh thú (Rồng đỏ) có 7 đầu đội 7 vương miện ám chỉ Sa-tan-  Con quái thú chính là hoàng đế Rôma và con điếm chỉ thành Babylon hay Rôma sa đọa-  Rồi 7 thiên thần của Hội Thánh, 7 hạng người, 7 ngôi sao, 7 trụ đăng vàng, 7 chén, 7 kèn (loa), 7 hồi sấm, 7 ngọn đồi, 7 tai ương, 7 vua, 7 ngọn đuốc, 7 kim bôi, 7 ấn………đều là những biểu tượng tiên báo những tai ương sẽ đến cho loài người.

Để kết thúc bài viết về số 7, xin trích dẫn nguyên văn một đoạn tiêu biểu trong sách Khải Huyền về việc Chiên Con khai mở 7 ấn niêm phong: Thật trang trọng quyền uy của Vị Thiên Vương vũ trụ- Mong rằng chúng ta đọc không phải để giải trí mua vui như truyện Phong thần- Thủy Hử..mà để tìm hiểu suy niệm những ý tưởng tiềm ẩn mà Thiên Chúa muốn truyền dạy nhân loại.

- Bốn kỵ mã.
Tôi vẫn mải nhìn khi Chiên con đã mớ ấn thứ nhất. Tôi nghe sinh vật thứ nhất hô như tiếng sấm: Hãy đến! Tôi nhìn thì này một con ngựa bạch và người cỡi nó mang chiếc cung, và người ấy được mang tặng triều tiên vì đã xuất chinh đắc thắng.

Khi Ngài mở ấn thứ hai, tôi nghe sinh vật thứ hai hô: Hãy đến! Và một con ngựa khác, con ngựa xích thố xuất hiện và người cỡi nó được lệnh đánh bạt bình an ra khỏi đất, để cho thiên hạ sát hại lẫn nhau. Người ấy được ban tặng 1 thanh kiếm lớn.

Khi Ngài mở ấn thứ ba, tôi nghe sinh vật thứ ba hô: Hãy đến! Tôi nhìn thì này một con ngựa màu huyền và người cỡi tay cầm cân. Tôi nghe từ giữa các sinh vật như có tiếng nói: một thưng lúa miến giá một đồng quan, ba thưng lúa mạch giá một đồng quan, còn dầu và rượu ngươi đừng làm hư!
Khi Ngài mở ấn thứ tư, tôi nghe tiếng sinh vật thứ tư hô: Hãy đến! Tôi nhìn thì này một con ngựa màu lục và người cỡi mang danh ôn dịch, có âm phủ theo sau. Đã ban quyền cho người ấy trên một phần tư cõi đất, để giết bằng gươm giáo, đói kém, ôn dịch và thứ dữ trên trái đất.

- Ấn thứ năm: Tử đạo dưới tế đàn.

Khi Ngài mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới tế đàn hồn những kẻ đã bị sát hại vì Lời Thiên Chúa và lời chứng tá họ có nơi mình. Họ kêu lớn tiếng rằng: Cho đến bao giờ, Lạy Chúa Tể chí thánh và chân thật. Người không phân sử và báo oán cho máu chúng tôi trên dân cư của mặt đất. Đã ban tặng cho mỗi người một áo trắng và phán bảo họ: Hãy an nghỉ ! Còn một ít nữa. Chờ cho đầy số những tôi tớ cùng một Chúa với họ, các anh em họ và những người sắp phải giết như họ.

- Ấn thứ sáu: Vũ trụ rung chuyển.

Tôi vẫn mải nhìn khi Ngài mở ấn thứ sáu, thì xảy có động đất lớn, mặt trời hóa đen sẫm như bố dệt tóc huyền và mặt trăng hoàn toàn ra như máu. Tinh tú trên trời sa xuống đất như cây vả trút hết quả non, khi bị cuồng phong quay cho lăn lóc. Trời cuốn đi mất như quyển sách cuộn lại, núi non, hải đảo hết thảy đều bị đánh bật khỏi chỗ. Vua chúa cùng vương hầu khanh tướng, giàu sang hay quyền thế, nô lệ hay tự do, hết thảy chui rúc mình nơi hang hốc và ghềnh đá núi non. Họ nói với núi non đá tảng: Hãy sập đè lên chúng tôi và che khuất chúng tôi khỏi mắt Đấng ngự trên ngai, cho khỏi cơn thịnh nộ của Chiên Con. Vì chưng ngày lớn lao thịnh nộ của Người đã đến. Nào ai có thể đứng vững được (Kh.6: 1- 17)

- Ấn thứ bảy: thinh lặng trên trời.

Khi Ngài mở Ấn thứ 7, thì trên trời đã có nửa giờ thinh lặng…..

*Ghi chú : Nhờ linh hứng theo sách Khải Huyền, nhà soạn nhạc vĩ đại của mọi thời đại George Frideric Handel  đã soạn trường tấu khúc bất hủ.

Mesiah và thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart trước khi qua đời sáng tác bản nhạc giao hưởng nổi tiếng về Ngày Phán Xét Requiem.

Người viết với kiến thức hạn hẹn, nên không thể đi sâu vào lãnh vực triết lý và thần học, mà chỉ muốn dẫn chứng qua các tài liệu tham khảo, để cùng quí độc giả suy nghĩ tìm hiểu thêm về con số 7 kỳ diệu và giới thiệu những kỳ quan nổi tiếng thế giới để dịp mùa hè đưa con cháu đi du lịch ngắm cảnh.   

 Mong thông cảm những điều còn thiếu sót và sự chỉ dẫn của các Vị cao minh.

Chân thành cám ơn sự chia sẻ của Quí Vị.

Đinh Văn Tiến Hùng

Nguồn: Hồn Việt