Thursday, November 28, 2019

Mừng Lễ Tạ Ơn 2019

Nhân dịp Lễ Tạ Ơn 2019, Tổng thống Trump của Hoa Kỳ ủy lạo chiến sĩ ngoài trận tuyến ở A Phú Hãn, không những thế ông cùng các vị tướng phục vụ lính một bữa ăn mừng Thanksgiving.
Chẳng biết đến khi nào mấy ông bà chủ tịch, thủ tướng việt cộng làm được những chuyện tầm thường như vậy?


Những Chuyến Đi Mùa Ly Loạn - Sơn Ca 1 - Reel




Mặt A


Mặt B



(sưu tầm từ internet)

Tình Hờ - Nguyên Khang Productions CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Monday, November 25, 2019

Kẻ cắp gặp bà già


Cụ bà Willie Murphy, lực sĩ 82 tuổi

Tối 21/11/2019, cụ bà Willie Murphy 82 tuổi ở Rochester, New York đang chuẩn bị đi ngủ thì có tiếng đập cửa. Một người đàn ông cầu xin bà hãy gọi xe cứu thương. Bà không cho ông ta vào nhà,  còn hắn thì tức giận đập cửa xông vào.

Bà đã dùng chiếc bàn để nện cho hắn một trận,  kết quả là chiếc bàn bị vỡ. Bà vớ luôn cái chân bàn gãy bằng kim loại đập cho hắn dập mình luôn.

Chưa hết, bà chạy vào bếp, lấy bình dầu gội trẻ con và bôi lên mặt của kẻ gian trong khi hắn đang cố đứng dậy. Cơn ác mộng của vị khách không mời mà đến này vẫn tiếp tục khi vận động viên thể hình 82 tuổi lấy thêm một cái chổi và quất liên tiếp vào hắn.

Đến đây, người đàn ông lạ mặt chỉ muốn chạy thoát, nhưng cụ bà muốn tự mình kéo hắn vứt ra ngoài. Dù bà có thể nâng tạ 100 kg, bà vẫn chật vật khi kéo người đàn ông đang vùng vẫy. Đúng lúc này, cảnh sát tới hiện trường, vì trước đó bà đã gọi cảnh sát. Khi cảnh sát vào nhà, kẻ cắp nằm gục xuống đất vì bà đã đập cho hắn nhừ tử rồi. "Tôi không phải dạng vừa”, bà nói.

Đúng như nguyện vọng lúc đầu của kẻ đột nhập, xe cứu thương sau đó đã đến đưa hắn đi. Hắn thở phào khi được đưa lên cáng, thoát khỏi nhà cụ bà lực sĩ. 😊

(siu tìm)

Sunday, November 24, 2019

Yersin: Dịch hạch và Thổ tả - Patrick Deville



http://www.mediafire.com/file/43kiyk4ntc5y8tt/Yersin-DHvTT_01of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/mosjoz45nbndapp/Yersin-DHvTT_02of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/5gbgdyzpc4fqnh9/Yersin-DHvTT_03of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/ickbkvayiudt1qh/Yersin-DHvTT_04of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/1ail8j1qlhtmkb9/Yersin-DHvTT_05of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/32j4ear0wg9fkix/Yersin-DHvTT_06of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/5hawd2wicb2wbl5/Yersin-DHvTT_07of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/sabmdup8bv5w9fg/Yersin-DHvTT_08of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/zq5dn5xsm9cotj5/Yersin-DHvTT_09of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/z0cwxjqsfji4l13/Yersin-DHvTT_10of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/jykwoim1a1svk2k/Yersin-DHvTT_11of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/pderr2paoh4sd26/Yersin-DHvTT_12of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/ub65qgx2gx3ildj/Yersin-DHvTT_13of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/qd3iyldyh55gh0o/Yersin-DHvTT_14of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/5cyntvhnywsgi5b/Yersin-DHvTT_15of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/3fmx71ibcxgfw74/Yersin-DHvTT_16of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/8nhy52d9kenka4z/Yersin-DHvTT_17of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3
http://www.mediafire.com/file/wgk42e44m29slfc/Yersin-DHvTT_18of18-thuvienaudio.net-Deville-QHai.mp3

Hết

Thursday, November 21, 2019

Trăng Chiến Khu - Trần Thiên Khải



Nora được nghe hai giọng ca Băng Châu và Khánh Ly qua bài Trăng Chiến Khu, nhưng không hiểu tại sao ca sĩ Khánh Ly lại thêm phần tiếng Nhật. Mình không biết hỏi ai bây giờ, hỏi Google cũng như không.

Xin mời anh chị nghe Trăng Chiến Khu của hai ca sĩ lừng danh


Băng Châu


Khánh Ly


Tác hại của đèn pin có tia laser

Trong những năm vừa qua, ứng dụng của tia laser được đưa vô đồ chơi con nít người lớn, văn phòng, vân vân. Tại những sân bay quốc tế như JFK của New York, có những phi công than phiền về tia laser bị chiếu khi họ đang cất hay hạ cánh khiến họ bị lòa và có thể bị mù vĩnh viễn

Mấy tháng gần đây (cuối năm 2019) người dân xuống đường biểu tình ở Hồng Kông và Chile, khi đụng độ với cảnh sát người dân không có vũ khí súng đạn thì họ dùng đến tia laser.

 Xin mời quý anh chị xem ảnh tia laser tại Hồng Kông và Santiago của Chile, cảnh này giống như trong phim Star Wars (Chiến Tranh Trên Những Vì Sao) chỉ là phim viễn tưởng được trình chiếu từ thập niên 1980, vậy mà nay đã thành sự thật.

Người biểu tình Chile hạ drone bằng đèn pin có tia laser
























Nguồn: AFP/AP/Reuters/Getty Images

Wednesday, November 20, 2019

Laurent Simons, cậu bé 9 tuổi lập kỷ lục là người nhỏ tuổi nhất thế giới tốt nghiệp đại học


Cậu bé Laurent Simons sinh năm 2010 tại Bỉ.

Với chỉ số IQ tối thiểu là 145, khả năng ghi nhớ siêu phàm cùng tư duy xuất sắc, cậu bé Laurent Simons sinh năm 2010 tại Bỉ, hiện đang sinh sống tại Hà Lan, sẽ trở thành người trẻ nhất nhận được bằng tốt nghiệp đại học vào cuối năm nay.

Theo đó, cậu bé đã bắt đầu chương trình đại học tại ĐH Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) vào tháng 3/2019, chỉ sau 9 tháng Laurent đã vượt qua tất cả các môn học cũng như hoàn thành đồ án tốt nghiệp để ra trường vào tháng 12 cuối năm nay.

Tốt nghiệp với tấm bằng Kỹ sư ngành Điện, chú bé Laurent sẽ phá kỷ lục trước đó của người trẻ nhất tốt nghiệp đại học là Michael Kearney vào năm 1994. Kearney hoàn thành chương trình đại học tại ĐH Alabama (Mỹ) vào năm 10 tuổi.


Thành tích học tập đáng nể
Sinh ra ở Bỉ và lớn lên tại Hà Lan, Laurent Simons học cấp ba từ năm 6 tuổi, rời trung học và sang đại học năm 8 tuổi rồi hoàn thành tất cả trước khi kịp đón sinh nhật lần thứ 10.

Có nhiều khả năng đặc biệt về ghi nhớ cũng như lối tư duy xuất thần, Laurent Simons đam mê nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên từ Toán học đến Y học. Sau khi ra trường, cậu cho biết sẽ lấn sân sang lĩnh vực Khoa học Máy tính.

Simons cho biết mình rất thích bộ môn toán.

Ở môn Toán, Simons cho biết mình cực kỳ thích bộ môn này bởi vì nó rất rộng và có nhiều môn học bên trong giúp kích thích tư duy như xác suất thống kê, đại số hay hình học. Trung bình một người mất 10 tuần để hoàn thành các môn học này, trong khi đối với nam sinh 9 tuổi việc này chỉ mất vài ngày.

Giáo sư Peter Baltus là giảng viên hướng dẫn của Simons tại Đại học Eindhoven cho biết rất ấn tượng với khả năng và thành tích của học trò của mình: “Lúc đầu nhận lớp, tôi thấy rất lạ lẫm khi có một chú bé đứng giữa hàng ngũ những cậu trai lớn. Nhưng dần dà, tôi đã quen với việc trao đổi các chủ đề hàn lâm với chú bé này, dù đôi khi tôi quên mất cậu ta chỉ là một đứa bé”.

Với những thành tích xuất sắc như vậy, Simons đang nhận được sự chú ý của nhiều trường đại học trên thế giới khi liên tục nhận được lời mời từ các trường này.​

“Em rất thích đến California, ở đó thời tiết rất đẹp, mọi thứ đều tuyệt vời nhưng bên cạnh đó em cũng muốn đến London”, Simons trả lời phỏng vấn với Telegraph, ám chỉ việc mình đang phân vân giữa việc nhập học vào Harvard và Oxford, Cambridge.


Laurent có nhiều khả năng đặc biệt về ghi nhớ cũng như lối tư duy xuất thần.

Cha của cậu bé là ông Alexander Simons, cho biết: “Con trai tôi nhận được nhiều lời mời nhập học từ các giáo sư ở Mỹ, cậu nhóc cũng thích đến Mỹ vì nhiều có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy vậy, tôi nghĩ con trai mình sẽ chọn Oxford và đến Anh.

Dù là đến đâu đi chăng nữa, gia đình tôi cũng sẽ đi cùng để chăm sóc vì dù sắp học lên thạc sĩ, tiến sĩ nhưng con tôi cũng chỉ là một cậu bé. Nói gì thì nói, sự cạnh tranh để vào các ngôi trường danh tiếng này là vô cùng khắc nghiệt”.

Giáo sư John Wilkes, Trưởng khoa Khoa học tại Đại học American (Thụy Sĩ), là giảng viên cố vấn của Laurent Simons khi cậu bé 6 tuổi, chia sẻ: “Tôi từng theo học tại Đại học Oxford nên cũng mong muốn được hướng cậu học trò của mình vào ngôi trường này. Không chỉ có bề dày lịch sử cũng như chất lượng giáo dục hàng đầu, mà nơi đây có môi trường rất tốt để Simons phát triển bản thân.

Tôi từng dạy cậu bé chương trình dành cho học sinh 16 tuổi khi em chỉ mới 6 tuổi. Trong quá trình học tập, tôi thấy được đây là một cậu bé có đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một thần đồng xuất chúng và còn có thể phát triển được nhiều hơn nữa trong tương lai”.

Ước mơ bác sĩ tim mạch để ông bà được sống lâu hơn

Mặc dù được xem là thần đồng với thành tích học tập xuất chúng, nhưng Laurent Simons vẫn chỉ là một cậu bé với những sở thích như bao đứa trẻ khác. Ngoài giờ học, cậu chơi đùa với chú cún và thăm ông bà mình ở quê, chơi Fortine và Minecraft cùng bạn bè.

Simons cũng ấp ủ những giấc mộng xa vời như bạn bè đồng trang lứa. Cậu bé cho biết từng ước muốn trở thành một nhà du hành vũ trụ để được khám phá những thứ vượt xa hơn bầu trời, nhưng giờ đây em muốn tập trung vào lĩnh vực y học và trở thành một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tim mạch.


“Ông bà của em ở quê đã lớn tuổi. Tuổi già không khiến ông bà mệt bằng căn bệnh tim. Những cơn đau tim cũng như trái tim không khỏe mạnh khiến ông bà gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt thường ngày. Đây là lý do và là động lực khiến em cố gắng để trở thành bác sĩ tim mạch trong thời gian nhanh nhất”, Simons chia sẻ.

Giáo sư Peter Baltus cho biết thêm trước thông tin cậu học trò của mình đứng trước ngưỡng cửa chọn trường để học tiếp lên cao: “Thật sự tôi không muốn nói quá nhiều nhưng rõ ràng cậu nhóc thông minh gấp 3 lần so với các sinh viên khác của tôi. Không chỉ ghi nhớ nhanh, mà cậu bé còn có lối tư duy rất khác nhằm giải quyết tình huống theo hướng độc đáo mà khó có ai khác nghĩ ra được”.

Cha mẹ của Simons năm nay 29 tuổi, đã từng theo con mình nhận bằng tốt nghiệp trung học trong sự ngỡ ngàng của mọi người ở hội trường, chia sẻ cảm giác bồi hồi lo lắng khi siêu nhí sẽ nhận bằng tốt nghiệp đại học vào tháng 12 tới đây.

“Hiện tại con tôi vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng và vẫn suy nghĩ về kế hoạch tương lai. Chúng tôi không can thiệp dù đó là quyết định gì đi chăng nữa, chúng tôi luôn ủng hộ và giúp con thực hiện được ước mơ của mình, miễn đó là điều mà con thích”, phụ huynh Simons cho biết.

Nguồn: https://people.com/human-interest/9-year-old-belgian-genius-graduating-from-college/

Tại sao nắp chai bia có 21 răng cưa?


Nguồn gốc những chiếc nắp chai có răng cưa

Ngày 2/2/1892, ngành công nghiệp đóng chai đã mãi mãi thay đổi nhờ sự xuất hiện của chiếc nắp chai vương miện (loại nắp chai bia kim loại ta thường thấy ngày nay). Ý tưởng vĩ đại này thuộc về William Painter, một nhà sáng chế người Mỹ. Cả cuộc đời ông có hơn 80 phát minh, nhưng việc cho ra đời chiếc nắp chai kim loại chính là phát minh thành công nhất và nhanh chóng "hô biến" Painter thành một người giàu có.


Những năm 1880, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại nước giải khát có ga và chúng rất được ưa chuộng. Nhưng việc vận chuyển loại nước giải khát này lại có nhiều khó khăn vì các loại nút bằng gỗ bần, sứ hoặc kim loại đều không bảo đảm được độ kín dẫn đến ga bị thất thoát và chất lượng nước giải khát bị ảnh hưởng rõ rệt.

Quyết tâm ngăn hiện tượng này, Painter đã phát minh ra loại nắp chai với tên gọi Crown Cork. Nắp chai mới có phần viền lượn sóng và một miếng lót phía trong nhằm ngăn chất lỏng tiếp xúc với miếng kim loại.

Sau khi làm việc với các nhà sản xuất chai lọ để hoàn thiện sản phẩm, năm 1892. 1894 Painter số cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình ( 468,258) và và cùng lúc đó ông xin được bằngn sángn chế cái mở nắp chai(bottle opener )

Sau đó ông thành lập công ty"Crown Cork and Seal Company" ở thành phố Baltimore, Hoa Kỳ.

Phát minh của ông được các nước tiên tiến trên thế giới tìm tới. Năm 1906, giới ông đã mở thêmn các nhà máy làm nút chai ở Nhật Bản, Đức, Pháp và Ba Tây. Tính đến năm 1930, công ty"Crown Cork and Seal Company" đã mở thêm hãng sản xuất ở 40 nước trên thế giới, sản lượng nút chai chiếm nửa thị trường với lợi nhuận 6.5 tỉ Mỹ kim. Năm 2003, công ty trở thành "Crown Holdings Inc." có trụ sở chính tại Philadelphia Hoa Kỳ.

Tại sao nắp chai bia có 21 răng cưa?

Trên thực tế, những nắp bia đầu tiên do William Painter sáng chế ra có 24 răng cưa. Trong những năm 1930, mọi người đều sử dụng loại nắp chai này nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng vì có quá nhiều răng cưa nên nắp chai bia quá chặt và rất khó mở.

Sau nhiều thí nghiệm lặp đi lặp lại, số lượng răng cưa cuối cùng được điều chỉnh thành 21 như ngày hôm nay. Nhưng tại sao lại là 21 răng cưa?
Đầu tiên, 21 là bội số của 3. Trong nguyên tắc cơ học của vật lý, ba điểm chống đỡ một vật nào đó là ổn định hơn so với hai hoặc bốn điểm. Nhưng áp dụng nguyên tắc ba điểm để cố định miệng chai tròn lại có độ khó rất cao, vì thế nắp chai bia cần phải có số răng cưa là bội số của 3.

Thứ hai, nắp chai phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản, một là niêm phong thật kỹ, hai là cố định chắc chắn. Nắp chai có 21 răng cưa thỏa mãn được cả hai yêu cầu này.

Cuối cùng, vì bia chứa một lượng ga nhất định. Khi mở không đúng cách, có thể dẫn đến áp suất không đồng đều bên trong chai, khiến người sử dụng bị tổn thương, nắp chai 21 răng cửa có thể bảo đảm an toàn cho người sử dụng khi mở nắp. Hơn nữa, thiết kế lượn sóng của nắp không chỉ làm tăng ma sát mà còn tạo điều kiện giúp việc mở nắp chai thuận tiện hơn.

Do hiệu suất tốt nhất về độ kín, độ cứng và dễ mở, nắp bia 21 răng cưa đã được hoàn thiện và trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn: https://lemelson.mit.edu/resources/william-painter

Tuesday, November 19, 2019

Nhớ Nhau Hoài - Tiếng hát Băng Châu - Thanh Lan CD39




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Nối Lại Tình Xưa - Tiếng hát Băng Châu 4 - Thúy Anh Cassette




Mặt A


Mặt B



(sưu tầm từ internet)

“Người đẹp Tây Đô” Băng Châu – Từ giọng hát ngọt ngào trở thành minh tinh màn bạc




Đài SBS, ca sĩ Sơn Ca trò chuyện cùng với ca sĩ Băng Châu(11/2019)

Vào đầu thập niên 70, tại Sài Gòn có sự xuất hiện của một khuôn mặt trẻ trung, còn mang dáng dấp một nữ sinh với những nét đẹp tươi sáng mà nhu mì, rạng rỡ nhưng vẫn còn phảng phất hương lúa ngọt ngào của miền Tây trù phú. Đó là nữ ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh và kịch nghệ, Băng Châu.

Cái tên Châu còn gắn liền với nữ ca sĩ này trong lĩnh vực điện ảnh, khi Băng Châu có vai diễn đầu tiên và rất thành công khi được đạo diễn Lê Dân phát hiện, mời đóng vai chính Trần Thị Diễm Châu trong bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Châu Kool của nhà văn Duyên Anh.

Vì vậy nhiều người vẫn tưởng Băng Châu là tên thật của cô. Tuy nhiên ca sĩ Băng Châu có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Mai, sinh ngày 1/8/1950 ở Bà Rịa, sau đó về Trà Ôn, rồi lớn lên ở đất Cần Thơ. Cô cho biết nghệ danh Băng Châu được chính cô đặt, có ý nghĩa là “viên ngọc lạnh”.

Băng Châu thích hát từ nhỏ, khi lên lớp đệ thất, cô đã chọn học nhạc và tham gia các chương trình “những người em gái hậu phương” hát cho chiến sĩ nghe khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau đó, Băng Châu có cơ duyên gặp các phái đoàn ca nhạc từ Sài Gòn về Cần Thơ diễn như Hoa Tình Thương, Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương… trong đó có ca sĩ Tuyết Nhung, người đã thuyết phục Băng Châu lên Sài Gòn để theo nghiệp ca hát.


“Người đẹp Tây Đô” Băng Châu – Từ giọng hát ngọt ngào trở thành minh tinh màn bạc


Khi đang học lớp Đệ Nhị (lớp 11) năm 1969, ca sĩ Băng Châu bỏ học giữa chừng để lên Sài Gòn theo đuổi đam mê. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau đó, cô về lại Cần Thơ, để rồi đến năm 1970 mới chính thức sinh sống ở Sài Gòn. Tại đây cô được người bạn Tuyết Nhung dẫn vào Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương để gặp những nhạc sĩ nổi tiếng Duy Khánh, Khánh Băng, Bảo Thu…

Người đầu tiên giúp đỡ Băng Châu chính là ca nhạc sĩ Duy Khánh, cũng là người thầy đã nâng đỡ cô rất nhiều. Tuy nhiên lần đầu tiên Băng Châu xuất hiện trong một chương trình âm nhạc là “Tiếng Thùy Dương” của nhạc sĩ Châu Kỳ với nhạc phẩm “Nhớ Nhau Hoài” của nhạc sĩ Anh Việt Thu. Tiếng hát của một nữ ca sĩ tuổi với vừa đôi mươi đã chinh phục đông đảo khán giả thời đó.

Nhưng phải đến một thời gian sau, với bài hát Qua Cơn Mê (sáng tác của Trịnh Lâm Ngân) thu trong băng nhạc Trường Sơn của Duy Khánh thực hiện, tên tuổi của Băng Châu mới được chắp cánh để trở thành một tên tuổi nổi bật vào đầu thập niên 1970. Băng Châu kể trong chương trình Jimmy Show rằng bài hát này đã đóng dấu ấn vào tên tuổi của cô cho đến tận ngày nay, tức là gần 50 năm sau khi cô hát Qua Cơn Mê.


hực ra người thu âm bài này đầu tiên là Duy Khánh trong đĩa nhựa. Băng Châu kể rằng lúc đó cô thấy bài này hay quá nên xin Duy Khánh để hát. Tuy nhiên ông thầy Duy Khánh muốn ông hát trước trong dĩa nhựa rồi sau đó Băng Châu thu âm lại vào băng cối, và Qua Cơn Mê với tiếng hát Băng Châu đã trở thành một hiện tượng từ đó. Trên các đài phát thanh, từ sáng đến tối, mở bất kỳ đài nào cũng đều có phát bản thu âm này.


Nhà văn Hồ Trường An đã có nhận xét về Băng Châu như sau:

Băng Châu có một khuôn mặt gợi cảm với sóng mũi cô hơi dài và thanh tú. Cặp môi cô đầy đặn, khi khép kín miệng thì cặp môi ấy đẹp hơn là lúc nở nụ cười. Giọng hát Băng Châu mềm mại ngọt ngào. Cô được cái ưu điểm là dàn trải làn hơi đâu ra đó. Tiếng hát của Băng Châu là tiếng hát buồn man mác của người cô phụ đêm đêm chong đèn ngồi bên song cửa nhìn bóng trăng tà ngoài song và đối diện với ngọn hàn đăng trong cô phòng.

Tiếng hát cô lúc buồn theo mùi hương nguyệt quí ngào ngạt tỏa ra chung quanh khuôn viên của căn nhà kia, từ lúc đèn đêm thắp sáng cho tới lúc cửa sổ khép kín và ánh đèn trong hương khuê phụt tắt. Đó là lúc hương cau, hương bưởi và hương dạ lý thay nhau lan tỏa trong sương khuya và trong những cơn gió mỏng hiu hiu. Những mùi hương ấy ở chốn cùng thôn tuyệt tái thì ngoài nàng ra không có ai thưởng thức chúng, cho nên đó cũng chỉ là những thứ hương bị quên lãng và bị nhốt chung một phận buồn như nàng”.

Ngay sau lần đầu xuất hiện trên truyền hình, khuôn mặt của Băng Châu đã lọt vào mắt đạo diễn Lê Dân và ông đã tin tưởng giao ngay vai nữ chính của bộ phim “Trần Thị Diễm Châu” cho cô. Theo lời đạo diễn Lê Dân cho biết thì trước khi đưa quyển tiểu thuyết đang chấn động văn đàn Sài Gòn thời bấy giờ về nhân vật “Châu Kool” của nhà văn Duyên Anh lên màn bạc, đạo diễn Lê Dân đã đi lùng trong hàng ngũ các nữ nghệ sĩ cải lương, các nữ minh tinh màn bạc, các nữ ca sĩ để tìm một cô có vóc dáng và nhân diện có thể đóng vai từ một thiếu nữ ngây thơ, đến một người đàn bà bụi đời thể hiện qua nữ nhân vật Trần Thị Diễm Châu có cái biệt danh là Châu Kool.

Băng Châu cùng Hoài Mỹ khi quay phim Vĩnh Biệt Tình Hè (1974)

Ông gặp được Băng Châu. Cô là hiện thân pha trộn của ba mẫu người đàn bà khác nhau. Khi đóng vai Diễm Châu nữ sinh, cô có vẻ ngây thơ trong sáng và hành xử rất hồn nhiên. Khi đóng vai Diễm Châu thiếu phụ đa tình, cô thể hiện được mẫu người tình tứ thập phần gợi cảm. Khi đóng vai Diễm Châu nữ chúa trong làng dao búa cô thể hiện được vẻ dữ dằn sắt đá.


Băng Châu cùng đoàn phim Vĩnh Biệt Tình Hè (1974)

Băng Châu đóng vai chính cùng Nguyễn Chánh Tín trong phim Vĩnh Biệt Tình Hè (1974)

Bộ phim “Trần Thị Diễm Châu” vừa trình chiếu ở Sài Gòn thì tên tuổi của Băng Châu đã trở nên quen thuộc trong giới trẻ đô thành. Chính nhờ sự “chạm ngõ” đầy thuận lợi như vậy, điện ảnh đã mở rộng vòng tay đón nhận “người đẹp Tây Đô”, cô được mời xuất hiện trong nhiều phim khác như “Vĩnh Biệt Tình Hè”, “Trường Tôi”, “Bốn Thủy Thủ Sợ Ma”, “Năm Vua Hề Về Làng”… Và từ đó, tên tuổi Băng Châu lại nổi bật thêm trong lĩnh vực điện ảnh.

Sau năm 1975, ca sĩ Băng Châu tiếp tục sinh hoạt âm nhạc, đóng phim, đến tháng 9 năm 1979 thì cô sang Mỹ định cư, cộng tác với nhiều trung tâm băng đĩa hải ngoại. Ngoài ca hát, Băng Châu còn là một MC, xướng ngôn viên truyền hình và truyền thanh.


Băng Châu hiện nay


Nguồn: Nhạc vàng/Hồ Trường An