Thursday, February 28, 2019

Tình ca Nguyễn Văn Đông


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông chụp tháng 10 / 2006. (Hình của Nguyễn Văn Ðông)


Mời bạn nghe phần audio

Quý vị đang nghe bài “Chiều mưa biên giới” nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Văn Đông, qua giọng hát Hà Thanh, ca sĩ trình bày nhạc Nguyễn Văn Đông hay nhất …

Chương trình kỳ này, Thy Nga mời quý thính giả đến với người nhạc sĩ ấy và những ca khúc đậm tình nước, tình người do ông viết nên. Sau ba chục năm ẩn dật, Nguyễn Văn Đông mới lên tiếng, trả lời các câu hỏi của giới nghệ sĩ từ hải ngoại về thăm.

“Vô thường” …

Ý nghĩa lễ Phục Sinh




Ở các nước theo Chính Thống Giáo thì lễ Phục Sinh thường không cùng ngày như thế, vì họ không theo lịch Gregorian phổ quát mà vẫn duy trì lịch Julian.

Lễ Phục Sinh, người Do Thái gọi là Pâque (không có chữ s), tiếng Pháp là Pâques (có chữ s), tiếng Anh là Easter, nguồn gốc từ Eostre, tên của Nữ Thần mùa Xuân và Sinh sản.

Phục Sinh là lễ mừng Chúa Jésus sống lại sau ba ngày. Đây là đỉnh điểm của Tuần Thánh bắt đầu từ lễ Lá vào Chúa Nhật đầu tuần, qua hôm thứ Năm thì đánh dấu bữa ăn cuối cùng của Chúa Jésus với các tông đồ, và thứ Sáu là ngày Đức Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, chết để cứu chuộc tội lỗi cho nhân loại.

“Mẹ dưới chân thập tự” nhạc bản của Linh mục Paul Văn Chi, Anh Dũng hát …

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Wednesday, February 27, 2019

Người Xa Về Thành Phố - Tiếng hát Tuấn Vũ - Làng Văn 68 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Biểu tình : Thói quen "ngấm vào máu" của người Pháp



Audio


Tại Pháp, khác với quyền bãi công, quyền biểu tình không được ghi trong Hiến Pháp. Nhưng đối với người Pháp, biểu tình là một quyền cơ bản của con người để thể hiện tự do ngôn luận. Nhìn từ nước ngoài, biểu tình là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Pháp, cũng giống như rượu vang và pho mai. Nhiều người đùa vui nói rằng thói quen biểu tình đã ngấm vào máu, là một phần trong chuỗi ADN của người Pháp.

Năm mới dùng "của quý" cầu an và trừ tà


Bảng chỉ đường ở Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Tự ngàn xưa có một số tôn giáo trên thế giới tin tưởng vào các phép thuật dùng để trừ tà ma, bảo vệ an lành cho con người. Việt Nam ta ngày nay vẫn còn giữ một số phong tục và phép tắc kiêng kỵ vào ngày Tết để giữ điềm hên, cầu an và mang lại điều lành cho làng xã.

Mỗi năm vào rằm tháng Giêng, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Điều đặc biệt là lễ vật cúng tế lại là vật mô phỏng "của quý" của các ông để thể hiện sự sinh sôi nảy nở và cầu phước. Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng đến tối với nhiều nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Bên cạnh đó còn mô phỏng lại cảnh luyện binh, đánh giặc, đấu gươm của các binh sĩ thời xưa. Trò chơi dân gian như đánh đu, các bà then múa trầu truyền thống...


Lễ rước của quý ở Lạng Sơn (Ảnh của báo PL/Kênh 14)

Khi được viếng thăm Bhutan, tôi cũng chứng kiến một cảnh tương tự, nhưng lại có điểm khác. Chưa bao giờ tôi thấy "của quý" các ông được trưng bày lồng lộng như thế khắp thành phố một quốc gia bé nhỏ có nét kiến trúc đặc thù như ở Bhutan. Nó hiện diện trên tường một ngôi nhà thuờng dân, nơi mái nhà, đầu một cầu thang gác, treo tòng teng nơi cửa ra vào hay được thay cho ống thoát nước được làm bằng sắt sơn đỏ cứng cáp, to đùng.

Bạn đã từng được nghe Bhutan là một vương quốc hạnh phúc nhất thế giới hay đó là cõi Tây Phương Cực Lạc cuối cùng. Tuy nhiên có đến nơi, đi sâu vào cuộc sống, thăm viếng mọi chốn từ đô thị, đền đài cho đến các căn nhà dân dã của người Bhutan, bạn mới khám phá ra họ vẫn duy trì những phong tục bảo thủ cố hữu. Một trong những thứ họ gắng gìn giữ là xem trọng và thờ phụng cái "của quý" của phái nam.

Tự ngàn xưa, sự sùng bái và tôn thờ sinh thực khí nam như thần thánh đã có mặt trên thế giới từ Âu sang Á từ thời Ai Cập cổ đại cho tới Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Cambodia..v..v... Hiện nay, ở thế kỷ này, vẫn có vài nơi xem của quý ấy như một tôn giáo và duy trì những nghi lễ thờ cúng và tiếp tục tìm cách bảo tồn không cho nó mai một. Các nhà sử học đã tìm thấy điều này trong các quốc gia ở trung và đông Á như Ấn Độ, Nhật, Việt Nam(Lạng Sơn), Bhutan và trong những nhà thờ St. Priapus ở Montreal, Quebec của Canada và San Francisco, Texas và New York của Hoa Kỳ.

Riêng ở Bhutan, sinh thực khí nam không những có mặt ở các đền thờ mà còn hiện diện khắp mọi nơi và được trang trí dưới nhiều hình thức, kích cỡ to nhỏ như tranh tường, hình tượng, quà lưu niệm, vật dụng hàng ngày, thậm chí thay thế cho một mũi tên chỉ đường. Điều lý thú là dưới dạng tranh vẽ chúng được trang trí một cách dễ thương hơn với những giải lụa khi màu xanh, lúc màu đỏ, thắt ngang uốn lượn vòng vèo như mây vần vũ, hoặc rồng bay phượng múa, tạo cho người xem cái cảm tưởng "của quý" đang baỵ.....trên tiên giới.


Trên tường nhà ở Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Một phụ nữ Mỹ lớn tuổi lúc vừa xuống xe buýt để bước vào đường phố của thung lũng Punakha đã vội bịt miệng kêu "Lạy chúa tôi" khi thấy chính mình bị bao vây bởi hình ảnh những cái của quý sừng sững khắp nơi trong dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyệt đẹp.

Thoạt nhìn ai cũng dễ bị sốc nhất là phụ nữ hay trẻ em, nhưng khi quen rồi, người ta thấy vui mắt như một thứ trang trí nghệ thuật hơn là một cảm giác thô tục, thiếu thanh tao.

Ngoài niềm tin tôn giáo, người Bhutan cho rằng của quý mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma, nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở mà đất nước này vốn khuyến khích người dân có thêm con vì đất nước có nhu cầu cần gia tăng dân số. Ngược lại người dân không muốn có nhiều con vì chi phí nuôi dạy trẻ con rất cao nên 1 gia đình trung bình chỉ có 1 cho tới 2 con thôi.

Tuy Bhutan cố ngăn chặn lượng du khách ngày càng đông với ước muốn thăm viếng vương quốc đặc biệt này nhưng nguồn thu nhập của du lịch mang lại số tài chánh đáng kể khiến Thủ tướng Jigme Thinley đã chủ trương tăng gấp ba lượng khách du lịch vào Bhutan mỗi năm. Điều này khiến một số người dân trở nên lo lắng đối với việc thờ phượng của quý vì họ sợ dòng chảy của khách du lịch đến ốc đảo bị cô lập này sẽ làm suy yếu bản chất đặc thù của Bhutan - Đó là phong tục sùng bái Dương Vật ở khắp nơi trong nước từ làng quê tới thành thị.


Dưới hình thức quà lưu niệm Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Sự hiện diện của khách du ngoại quốc đã làm suy giảm sự suy tôn biểu tượng "của quý" một cách rõ rệt qua sự kiểm duyệt của hội đồng thành phố trong việc trang trí đô thị bằng các bức tranh vẽ hay chạm khắc bằng gỗ những chiếc "của quý" có thắt nơ trông như ớt đỏ. Nhất là những nơi hay thành phố có các công trình xây cất mới mẻ, hình dáng quen thuộc của "của quý" đầy quyền lực của phái nam thiếu vắng hẳn.


Ở đầu cầu thang Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Tương tự như các du khách viếng thăm Bhutan, tôi được người dẫn đoàn du lịch của chính phủ đưa đến tu viện Chimi Lhakhang. Đường đi đến tu viện là một hành trình cuốc bộ trên những con đường đồi có cảnh đẹp và xanh mướt cỏ cây. Đến nơi ai cũng mệt nhoài, phải ngồi nghỉ chân dưới một cây cổ thụ có tàng xanh thật lớn trước khi vào trong tu viện.

Đây là nơi hàng trăm cặp vợ chồng người Bhutan không có con đã thực hiện những cuộc hành hương đến "đền thờ sinh đẻ", để một nhà sư chúc phước cho họ bằng một cái sinh thực khí nam bằng gỗ. Không chỉ những người dân Bhutan hiếm muộn tin tưởng đến đây cầu phước mà cả những người nước ngoài cũng tìm đến để được ban phước và được như nguyện, theo lời thuật lại của người dẫn đoàn.

Tu viện Chimi Lhakhang được sáng lập bởi một tu sĩ kiêm thi sĩ có tên là Drukpa Kunley(1455-1529).


Tu viện Chimi Lhakhang Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Ông được sinh ra trong nhánh của gia tộc quý tộc Gya. Ông được biết đến với những phương pháp điên rồ trong việc khai sáng những sinh mệnh khác, chủ yếu là phụ nữ. Ông được người ta gọi là "Vị thánh của 5.000 phụ nữ". Ông ban phước cho các phụ nữ dưới hình thức tình dục. Chủ trương của ông là phụ nữ có thể được giác ngộ, được ông truyền đạt sự giác ngộ, mà vẫn có một cuộc sống tình dục rất lành mạnh. Ông có sáng kiến và kỳ công trong việc thực hiện các bức tranh vẽ sinh thực khí nam ở khắp nơi của Bhutan và đặt các hình tượng chạm khắc ấy trên mái nhà để xua đuổi tà ma. Dương vật của Kunley được gọi là "Thần sấm thông minh" và bản thân anh ta được gọi là "vị thánh sinh sản" vì người ta tin rằng triết lý sức mạnh "của quý" đã giác ngộ con người. Do đó, phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm tu viện của ông để tìm kiếm phước lành từ ông.

Khi đoàn chúng tôi được tiếp xúc với vị tu sĩ Phật Giáo trong tu viện đang đọc các tin nhắn ở điện thoại của ông. Tôi thấy ông đang kiểm tra email trên máy tính. Ông nói "Nhiều người hỏi thăm nơi này để tìm đến chữa bệnh vô sinh". Ông thêm "60 đến 70 phần trăm các trường hợp đều đạt kết quả khả quan sau khi được ban phước ở đây".


Thiếu nữ Bhutan giải thích tục thờ trong vườn nhà Bhutan . (Ảnh của Trịnh Thanh Thủy )

Ông giải thích " Trong môn Chiêm Tinh Phật Giáo, vô sinh được giải thích như là một sự không tương hợp trong sự kết hợp các yếu tố giữa các cặp vợ chồng. Ít nhất hai trong năm yếu tố của mỗi người không được tương hợp. Tỷ như: năng lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất, tài chính, thành công xã hội và sự tự tin về tinh thần cũng chính là năm yếu tố phổ quát: gỗ, lửa, đất, kim loại và nước. Phần còn lại có thể được điều chỉnh bằng những lời cầu nguyện, lễ nghi và phước lành. Vô sinh dường như là một vấn đề về sức khoẻ thể chất, hoặc "lửa" trong cặp vợ chồng. Không có gì mà một chút giác ngộ bởi "Pháp thuật sấm sét của trí tuệ rực lửa" không thể sửa được."

Nguồn: Việt Báo / Trịnh Thanh Thủy

Tuesday, February 26, 2019

Hà Đồ và Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia và Thái cực của Đạo gia


Người am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh cổ đại rất xa xưa, sớm hơn cả Phật giáo và Đạo giáo.

Sau này, trong các nền văn hóa phương Đông có hai đồ hình khá phổ biến là đồ hình chữ Vạn (卍)của Phật gia và đồ hình Thái cực của Đạo gia.

Hà Đồ và Lạc Thư


Hà Đồ, Lạc Thư và Bát Quái là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các bộ tộc phía Nam sông Dương Tử cổ đại (là nơi phát tích của người Việt cổ). Mỗi họa đồ được truyền tụng, phát triển, và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Theo truyền thuyết cổ xưa, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện một con long mã trên mình có vẽ Hà Đồ. Còn trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy, trên lưng có vẽ Lạc Thư.

Phục Hy căn cứ vào Hà Đồ để suy diễn ra Tiên thiên Bát quái, còn Chu Văn Vương lại căn cứ vào Lạc Thư để suy diễn ra Hậu thiên Bát quái. Theo đó, những đồ hình này hàm chứa nhận thức của cổ nhân về vũ trụ.

Phục Hy diễn hóa Hà Đồ từ lưng rùa (có sách chép là con Long Mã, không phải rùa).

Ngày nay, những người đam mê Kinh Dịch, thuật số, lý học vẫn luôn xoay quanh những đồ hình ấy để nghiên cứu. Có người cho rằng đó chỉ là toán học thời cổ đại, có người lại cho rằng chúng ẩn chứa khả năng biết rõ quá khứ và tiên đoán tương lai. Tuy nhiên ít ai biết rằng Thái cực của Đạo gia và chữ Vạn của Phật gia đều ẩn giấu trong Hà Đồ và Lạc Thư.

Lạc Thư

Trong truyền thuyết khi vua Đại Vũ trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện con rùa lớn, trên lưng rùa xuất hiện hoa văn tạo thành bức đồ hình, gọi là “Lạc Thư”. Đồ hình đó như sau:


Chúng ta để ý số lượng các dấu chấm trong Lạc Thư này và thay thế chúng bằng các chữ số để biểu thị. Như vậy ta được một ma trận 3×3 như sau:

Ma trận Lạc Thư, bất luận là hàng ngang, dọc, hay đường chéo đều có tổng các số là 15.

Hà Đồ

Tương truyền vào thời Phục Hy khoảng 5.000 năm trước, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những dấu chấm trắng và đen tạo thành bức đồ hình gọi là “Hà Đồ”, đồng thời Phục Hy dựa vào đó mà tạo ra bát quái.


Trong cả Hà Đồ và Lạc Thư thì các số có chấm màu trắng (có tổng số chấm là 1,3,5,7,9) là dương, các số có chấm màu đen (có tổng số chấm là 2,4,6,8,10) là âm.

Thái cực

Bên trong Hà Đồ có bao hàm Thái cực, nhưng lại không phải kiểu Thái cực mà chúng ta quen thuộc, mà là kiểu Thái cực nguyên sơ hơn, có được bằng cách nối liền các chấm đen và nối liền các chấm trắng ở ngoài:


Thái cực trong Hà Đồ. Loại Thái cực đồ này từng được cổ nhân sử dụng, ví dụ như bản vẽ do Lai Trí Đức ghi lại vào năm 1599:


Chữ Vạn

Hà Đồ.

Ở Hà Đồ ta thấy các cặp âm – dương đi liền với nhau, phía dưới cùng có số lượng dấu chấm là 1 và 6 chấm (1-6), tương tự phía trên cùng có số lượng dấu chấm là 2 và 7 chấm (2-7), bên trái có số lượng dấu chấm là 3 và 8 chấm (3-8), bên phải có số lượng dấu chấm là 4 và 9 chấm (4-9).

Ma trận Lạc Thư

Ở Ma trận Lạc Thư, lấy 5 làm trung tâm rồi nối các cặp số mà Hà Đồ chỉ ra (1-6), (2-7), (3-8), (4-9), sau đó nối với trung tâm ở giữa sẽ được đồ hình như sau:

Phù hiệu chữ Vạn (卍) trên Lạc Thư.

Nhận thức về vũ trụ

Tuy nhiên đến đây vẫn chưa phải là hết. Văn hóa phương Đông từ xưa đến nay có Đạo gia và Phật gia là chủ yếu. Đạo gia có Thái Cực, Phật gia có phù hiệu chữ Vạn (卍), chúng đều là nhận thức về vũ trụ của hai gia phái này. Vậy thì điều này cũng có liên quan tới Hà Đồ và Lạc Thư.

Số lẻ cấu thành Lạc Thư (tổng số con số ở Lạc Thư là 9) ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ Vạn (卍); Còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (tổng số con số ở hình 3 là 10) ở đó ẩn tàng Thái Cực. Như vậy chữ Vạn (卍)diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn.

Từ hình chữ Vạn (卍) trên Lạc Thư. lấy phù hiệu chữ Vạn hay thế số lẻ, lấy Thái Cực thay thế số chẵn thì ra đồ hình như sau:


Đồ hình này ẩn chứa sự kết hợp của hai tín ngưỡng lớn tại phương Đông, đúng là một đồ hình vô cùng đặc biệt. Có thể có người cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư hay Kinh Dịch vốn là của Đạo gia nên dĩ nhiên là có Thái Cực. Nhưng vì sao chúng còn ẩn chứa phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia?

Theo thiển ý của người viết , các đồ hình ấy chứa đựng hiểu biết của cổ nhân về vũ trụ, mà vũ trụ to lớn này thì Phật và Đạo đều nằm trong, nên trong Hà Đồ hay Lạc Thư thì đều bao hàm cả Phật và Đạo. Trên đây chỉ là một chút mạn đàm, mong được chia sẻ tới người đam mê Kinh Dịch gần xa.

Nguyễn Vĩnh 

 (sưu tầm)

Monday, February 25, 2019

Vũ Khanh và Tình Khúc Trịnh Công Sơn - Diễm Xưa CD162




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Những ca khúc phổ thơ Nguyễn Bính


Thi sĩ Nguyễn Bính


Mời bạn nghe


Nhạc “Bướm trắng” …

Vào ngày 29 tháng 12, 2008 tại Hà Nội, Hội Nhà Văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Bính.

Viết về Nguyễn Bính thì có lẽ, cả cuốn sách cũng chưa đề cập hết những khía cạnh trong thơ và đời ông. Nguyễn Bính đã khuất, ông ra đi một cách đột ngột ngày 20 tháng Giêng năm 1966 nhằm 29 Tết, ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ. 48 năm cuộc đời không nhiều, tuy nhiên Nguyễn Bính đã sống hết mình, yêu hết mình. Khối tình lớn nhất, ông dành cho thi ca và thôn làng qua những bài thơ mang mang hồn quê.

Yêu hết mình, thì như Nguyễn Bính bày tỏ bằng lời thơ, người đọc có thể thấy là ông đem lòng yêu rất nhiều. Có khi chỉ là tình cảm mông lung với cô hàng xóm, có khi là thầm yêu trộm nhớ nhưng không kém đắm say.

“Tương tư” Hồng Vân diễn ngâm …

Sống lang bạt, ông trải qua đủ hương vị cuộc đời, cùng với lắm mối tình. Ký vào giấy tờ thì có 2 cuộc hôn nhân trong Nam, và 2 hôn nhân ở miền Bắc.

Thơ Nguyễn Bính có duyên với âm nhạc, khá nhiều nhạc sĩ đã phổ thơ ông, điều này chỉ có với rất ít nhà thơ. Do đó, Thy Nga soạn thành chương trình thi ca, để chia sẻ với quý thính giả.

Quý vị đang nghe Hồng Vân ngâm bài thơ “Người hàng xóm” Anh Bằng phổ thành ca khúc “Bướm trắng”, Chế Linh hát …

Nguyễn Bính chào đời tại làng Thiện Vịnh, Nam Định. Mới ba tháng thì mẹ từ trần. Cha làm nghề dạy học vì thế, Bính học tại nhà. Rồi cha bước đi bước nữa, Bính được các bác mang về nuôi dưỡng. Với tài thiên phú về thơ, Nguyễn Bính khi mới 13 tuổi, đã chiếm giải nhất trong một cuộc thi hát trống quân đầu xuân. Theo tài liệu thì hôm ấy, Bính gà thơ cho bên nam đối đáp với bên nữ, và thắng dù rằng người gà thơ cho bên kia là một cụ bảy chục tuổi.

Năm 14 tuổi, Bính rời làng nơi chôn nhau cắt rốn, theo người anh qua nhiều vùng quê. Bước đường kế tiếp là theo bạn lên mạn ngược kiếm sống; sau đó, thì đến Hà thành.

Nguyễn Bính bắt đầu được chú ý đến là vào năm 1936 với bài thơ “Cô hái mơ” đăng trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ Năm”. Nhạc sĩ Phạm Duy ghi là đi vào âm nhạc với bài thơ này, phổ thành ca khúc vào năm 42.

“Cô hái mơ” Vũ Khanh hát …

Năm 1937, Nguyễn Bính được nhóm “Tự lực Văn đoàn” trao giải khuyến khích về tập thơ “Tâm hồn tôi”.

Từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang” thì tên tuổi Nguyễn Bính mới thật sự nổi tiếng.

“Lỡ bước sang ngang” Song Ngọc phổ nhạc, Như Quỳnh trình bày …

Ở nước ta thời đó, nữ giới không được có ý kiến gì cho hôn nhân của mình. Nguyễn Bính cảm thông với tình cảnh ấy để viết lên những câu thơ bi thiết như trong bài “Lỡ bước sang ngang”. Về sau, chính bài này gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bính trong sự nghiệp gồm cả ngàn bài thơ và các thể loại khác như chèo, truyện thơ, kịch thơ, …

Thời gian ấy, có phong trào thơ mới với ảnh hưởng của thơ Pháp, nhưng Nguyễn Bính quyết gắn bó với thể thơ bảy chữ, hay lục bát, chan chứa tình dân tộc. Ông đưa ra bài “Chân quê” như một tuyên ngôn.

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua, em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

“Chân quê” Hồng Vân ngâm thơ …

Lời thơ Nguyễn Bính mang vần điệu như ca dao, và gần gũi với nếp sống bình dị của thôn làng.
Nguyễn Bính viết một cách dễ dàng, và người nghe, dù là dân quê, cũng dễ nhớ, dễ thuộc thơ ông.

“Chân quê” Song Ngọc phổ thành nhạc khúc “Hương đồng gió nội” Vũ Khanh hát … 

Qua bài thơ này, Nguyễn Bính nói lên ý chí giữ gìn thể thơ truyền thống dân tộc, giữa lúc nhiều người ham thích thể thơ Tây phương, hoặc làm thơ phá cách. Tuy vậy, không phải là Nguyễn Bính không có tư tưởng mới. Thời đó, đã mấy người dám diễn tả những tình cảm thầm kín của mình, như ông? Hay nói lên tâm tư của cô gái mới lớn qua những câu thơ bạo dạn như trong bài “Gái xuân”?

“Gái Xuân” Hà Phương hát …

“Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân, cô ngủ có buồn không?”

và như bài thơ tựa là “Thời trước”, Nguyễn Bính diễn tả nỗi lòng người vợ trẻ khuyên chồng gắng học để mai này vinh hiển, nở mày nở mặt với xóm làng. Văn Phụng phổ thành ca khúc “Trăng sáng vườn chè” Xuân Sơn hát sau đây

“Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng …
Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng giải lên trên vườn chè”

thêm nữa, Nguyễn Bính có bài thơ độc đáo tựa đề là “Ghen”. Độc đáo vì đến nay, tức là đã hơn nửa thế kỷ, chưa nhà thơ Việt Nam nào diễn tả sự ghen tuông một cách tài tình tới như vậy.

“Ghen” Trọng Khương phổ nhạc, Đức Tuấn trình bày …

Các năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lang bạt vào miền Nam, đó là thời gian có các bài “Hành phương Nam”, “Tặng Kiên Giang”, “Từ độ về đây”, …

“Từ độ về đây, sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu”

Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp.

Năm 1955 thì tập kết về Bắc. Sau khi đã ở trong Nam 13 năm, miền đất thịnh vượng, dân tình cởi mở; nay trở lại Bắc, ông thấy xã hội miền Bắc khác nhiều! Điều này, Nguyễn Bính ghi lại trong bài thơ “Tỉnh giấc chiêm bao” mà tới nay, vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tập thơ của ông.
Hồng Vân diễn ngâm
“…thư rằng: “Thôi nhé đôi ta
Tình sao không phụ mà ra phụ tình
Duyên nhau đã dựng Trường đình
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu …”
Sắc hương muôn nẻo tuôn trào
Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình”

Ở Hà Nội, Nguyễn Bính được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn. Qua năm sau, ông lập ra báo “Trăm hoa”.

Cũng như các văn nghệ sĩ sống dưới chế độ, Nguyễn Bính phải viết theo mục tiêu chỉ định vì vậy, có các bài xem như lắp ráp những từ ngữ vào cho đủ, và chẳng khác nào bài vè.

Thế nhưng, lại có một số bài mà chính quyền cho rằng Nguyễn Bính “còn mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng”.

Báo Trăm Hoa xuất bản được 15 kỳ thì không kham nổi chi phí, phải ngừng. Sau đó, Nguyễn Bính có mấy bài thơ viết về những oan khuất, tàn tệ trong cuộc cải cách ruộng đất.

Đến năm 1958 thì ông phải chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn Hoá Thông Tin dưới sự kềm kẹp của Trưởng Ty và quan chức địa phương. Nguyễn Bính chịu sự gò ép như vậy, tới khi qua đời (năm 1966).

34 năm sau đó, tức là vào năm 2000 thì Nguyễn Bính được Nhà nước xét lại, và truy tặng giải thưởng Hồ-Chí-Minh về Văn học Nghệ thuật.

Bài thơ “Cô lái đò” Bảo Cường ngâm
“…Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông”

Chương trình về nhà thơ Nguyễn Bính kết thúc nơi đây.  Thy Nga tạm biệt quý thính giả.

Nguồn: RFA/ Thy Nga

Mời bạn nghe thêm chuong trình của VOVN rất hay 👉  Giai thoại về thi sĩ Nguyễn Bính (1918–1966)

Saturday, February 23, 2019

Tiễn Biệt Huyền Trân - Thơ Đào Tiến Luyện - Phạm Duy phổ nhạc






Tiễn Biệt Huyền Trân


Chương trình Thi Nhạc Giao Duyên phát thanh đêm 20-7-1970

(sưu tầm từ internet)

Bụi Đường Ca - Nhạc sĩ Tuấn Khanh



Bụi đường ca

Có những lúc dừng lại, nhìn quanh và tôi tự hỏi "Thế giới chung quanh chúng ta quá lớn hay những số phận con người li ti đã nhẫn nại gộp lại và tạo nên một thế giới cay đắng, vĩ đại này?"

Nắng, gió, cát, nước, lửa... tất cả mọi nơi đều có dấu vết của phận người với những câu chuyện khó tin, long đong đến mức huyền thoại. Quay nhìn về hướng Nam. Tôi lại cảm nhận hơn bao giờ hết những khốn khó của đời dân Việt. Những sinh linh cam chịu về cộng sản, tự do ở quá khứ và cả những hứa hẹn tương lai vô hồn, ma mị của hiện tại.

Và qua những lang thang đó, tôi nhìn thấy thế giới này, bắt dầu từ những điều tầm thường nhất. Nó huyền ảo hiện ra từ những làn khói bụi của sự ra đi và từ chối. Danh vọng hay quyền lợi... nó hiện thực điều tầm thường trước nỗi đau phận người.

Tôi nhìn thấy và chỉ còn biết hát lên trước những điều lạ lùng đó. Bạn hãy thử làm một cuộc ra đi – không cần đi xa đâu. Từ cửa ngỏ của đời mình đến số phận người khác rất gần nhưng xa vạn dặm. Và nếu bạn muốn nhìn thấy thật sự (hay sự thật), hãy bước đi, mở toang, sẽ thấy.

47.8

bài hát không có trong album, mà có lẽ sẽ chẳng có chế độ kiểm duyệt nào hiện tại ở Việt Nam cho phép phát hành nhưng sẽ là bài hát mở đầu cho một loạt các bài của tôi phát hành miễn phí (free download) dần dần theo hình thức từng album trên mạng...

47.8 là câu chuyện về một cô bé học lớp 5 (10 tuổi), tỉnh Đồng Tháp chỉ vì làm mất tiền quỹ lớp là 47.800 đồng, bị thầy của mình đưa lên công an khảo tra và làm điên loạn. Bài hát này cũng là lời phản kháng của tôi, hơn nữa là chính thức kêu gọi ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ truởng giáo dục của Việt Nam nên có tiếng nói trách nhiệm, từ chức đi. Bài hát chính thức phát đi vào 15.04.2007.

Tôi không nêu tên cô bé nạn nhân này, vì sau đó, hàng chục sự việc khác vẫn xảy ra về bạo hành, ngược đãi, xúc phạm học trò, sinh viên, trẻ nhỏ... cô bé lớp 5 đó chỉ còn là một hình ảnh tượng trưng một nền giáo dục và xã hội giỏi hô khẩu hiệu và cũng trốn tránh trách nhiệm như loài lươn, chuột. Đó cũng là một trong những lý do mà tôi quyết định cống hiến phần đời còn lại của mình cho dòng nhạc du ca underground: hát về hiện thực cuộc sống của mình, phát hành miễn phí để chia sẻ trên internet. Tôi chấm dứt việc luồn cúi, chấp nhận làm ra những bài hát được chứng nhận kiểm duyệt ngớ ngẩn của các SVHTT tại Việt Nam theo quan điểm phục vụ cung đình.

Giờ đây, khi tôi viết những dòng này, ông Nguyễn Thiện Nhân đã là phó thủ tướng của Việt Nam. Tuy vậy, tôi vẫn giữ nguyên suy nghĩ của mình và cho rằng ông ta là một người thiếu trách nhiệm, thiếu giá trị biểu đạt thực chất trước nhân dân, mà một người đang ở cương vị lãnh đạo cần có.

Những nỗi buồn vừa phải

trãi nghiệm là một điều cần thiết để lớn lên, nhưng khi có nó, chiêm nghiệm, lại mang cho đời người những nỗi buồn bất tận. Nhất là khi những nỗi buồn mà mình chỉ có thể đứng nhìn, im lặng, bất lực

Nhắm mắt

khi bắt đầu viết bài nhắm mắt, tôi vẫn hình dung về hình ảnh một con người quỳ xuống, lắng nghe mọi thứ chung quanh mình, nhắm mắt, cảm nhận mọi thứ xung quanh mình bằng cảm giác mong manh nhất. Cuộc sống với quá nhiều điều trình diễn trước mắt, những trò hề dối trá được tô son trát phấn khiến đôi khi ta chỉ còn nhìn thấy được bằng con tim của mình...

Ngày tôi chưa biết

cũng như nhiều bạn trẻ khác, tôi lớn lên và nhìn cuộc đời thật lý tưởng khi được dạy dỗ cách sơn, phun màu hồng lên tất cả mọi thứ. Và may mắn thay, khi mở cánh cửa sổ, nhìn cuộc đời thật, tôi rùng mình trước những cơn gió lạnh và thấu hiểu thân phận, tôi chợt hiểu rằng không có hạnh phúc và khổ đau nào bằng được sống không vô tri...

Nếu có yêu nhau

đất nước tôi tràn ngập những lời dạy yêu thương. Ấy vậy mà, tôi cũng chứng kiến được những con người nghèo khó, những số phận oan khiên bị bỏ quên sau những tiếng hò reo về tình yêu thương một cách lố lăng. Bọn quan lại tham nhũng thì vẫn giàu sụ, phè phởn, và những con người, những số phận dân hèn cứ long đong. Khi nào thì những lời tung hô, hò reo yêu thương như khẩu hiệu thôi che lấp những giọt nước mắt thân phận âm thầm?...

Mở mắt

đây là một bài hát mà tôi viết, với cách đối ngữ từ bài nhắm mắt. Nhưng vẫn có nhiều thứ mà tôi chất chứa trong đó về một buổi sáng thức dậy, mở mắt nhìn như nhìn lần đầu tiên, được thấy cuộc đời đúng của nó. Có thấp hèn, có núi cao, có người hiền và có đủ kẻ ác trên đường đời. bạn (và tôi) đã, hay sẽ là ai trong số đó?

Bắt đầu

tôi từng có nhiều bạn bè, anh chị em... thuở nghèo hèn vẫn mơ giấc mơ làm hiền nhân. Nhưng sớm mai nọ, khi nhận được quyền chức, danh lợi... đã đột trở mình thành vô lại. Điều này không khó tìm trong xã hội VN ngày nay. Ứa nước mắt. Lúc đó, ngôn ngữ con người hoá ra bất lực, chỉ còn biết bật lên tiếng hát

Cuối cùng

đời người có bao nhiêu lần cuối cùng, để mỗi lúc, bạn chiêm nghiệm được thêm điều cuối cùng sắp tới? Lần cuối cùng nào trong đời giúp bạn đứng lên và lần nào khiến bạn quỳ xuống?


Câu chuyện về nhạc sĩ Tuấn Khanh và “Bụi đường ca”




Mời bạn nghe cuộc trò chuyện giữa Thy Nga(RFA) với nhạc sĩ Tuấn Khanh


Cuối tháng 8 vừa qua, những người hay lên mạng xem bài vở, đọc thấy trên Blog của Tuấn Khanh, bài viết kèm theo một loạt những nhạc bản mà anh ghi là đăng cho người nghe miễn phí vì biết rằng cuốn album này của anh không thể nào qua kiểm duyệt để được phép phát hành.
Tuấn Khanh là một nhạc sĩ trong nước, được coi là phóng khoáng từ ý tưởng tới hành động và cách sống.

“Blog” là dạng nhật ký trên mạng, phổ biến tại Việt Nam mạnh mẽ từ năm ngoái. Đã có khá nhiều người đăng bài viết, văn, thơ, … nhưng nhạc thì có lẽ Tuấn Khanh là người mở đầu với các bản về xã hội, đề mục mà hiếm nhạc sĩ nào đề cập đến, nhất là trong khung cảnh ở Việt Nam hiện nay.

Để tác phẩm của mình có thể toàn vẹn đến với người nghe, (tức là không bị kiểm duyệt cắt xén, hoặc cấm) nhạc sĩ Tuấn Khanh bèn đăng lên Blog của anh. Ghé vào đọc, Thy Nga có ngay ấn tượng về cách trình bày và nội dung những trang nhật ký của Tuấn Khanh.

Kế đến, về các nhạc bản mà Tuấn Khanh đề là từ cuốn album “Bụi đường ca” anh vừa sáng tác, Thy Nga cảm nghĩ sâu sắc nên đã điện thoại về Saigon, hỏi chuyện người nhạc sĩ ấy. Cả nửa tháng mới “bắt” được Tuấn Khanh vừa mới đi tặng quà Trung Thu cho trẻ nghèo ở các nơi về. Anh vốn rất bận với những việc về nhạc, lại làm giám khảo cuộc thi Vietnam Idol đang vào vòng chung kết nữa.

Đường giây điện thoại của Thy Nga về trong nước, âm thanh không được rõ (lý do vì sao, chắc quý thính giả cũng đã hiểu) đặc biệt là với Tuấn Khanh, người đã ghi trong Blog những suy tư như sau:

“… giá tiền đi học, giá điện, giá đời đang tăng vùn vụt. Những đứa trẻ rời khỏi nhà trường để phụ mẹ cha trong thời đắt đỏ, những đứa trẻ nơi bão tố đi qua, những đứa trẻ theo cha mẹ đi đòi lại đất đai, những đứa trẻ có mẹ cha đang trong tù, những đứa trẻ bị bức hại từ nhà trường và đang bị lãng quên … tất cả những đứa trẻ đó đón Trung Thu như thế nào?”

Trường hợp gần đây về “trẻ bị bức hại từ nhà trường” mà người nhạc sĩ này ghi, là vụ một nữ sinh 10 tuổi làm mất 47 ngàn 800 đồng tiền quỹ lớp, đã bị các thày giáo của em đưa đến Công an khảo cung tới phát bệnh tâm thần.

Nghe tin tức, người nhạc sĩ ấy bất bình và cảm xúc viết nên nhạc bản “47.8” (tức là 47 ngàn 8)

Chợ Đũi là một địa danh ở Sài Gòn chứ không chỉ là tên một cái chợ

Sài Gòn xưa có một vùng đất tứ giác mang tên Chợ Đũi chiều dài là đường Phạm Ngũ Lão và Hồng Thập Tự, chiều ngang là đường Lê Văn Duyệt và Cống Quỳnh. Trong khu vực này có một họ đạo mang tên “họ đạo Chợ Đũi, thành lập năm 1859” với ngôi nhà thờ mà nhiều người quen tên là Huyện Sĩ xây từ năm 1902 đến 1905 mới xong).


Chợ Đũi có một nhà ga xe điện tuyến Sài Gòn-Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19 mang tên “ga Chợ Đũi” , có trường mẫu giáo ChoDui nay là trường Thalemann và một cái chợ tên là Chợ Đũi ( Ngã tư Trần Quý Cáp + Lê Văn Duyệt ).


Chợ này chuyên bán Vải đũi , đây là một loại lụa tơ tằm chất liệu hơi giống vải thô, vải bố nhưng mềm và mịn hơn. Chợ Đũi cung cấp vải này cho các giáo dân xứ đạo nhất là các tu sĩ miệt Nam Kỳ Lục tỉnh.

Chợ Đũi là một địa danh chứ không chỉ là tên một cái chợ !

Nguồn: Sài Gòn Xưa

Friday, February 22, 2019

Viện bảo tàng của trường đại học Stanford và Lịch sử 2000 năm của các phép tính toán (computing)

Trường đại học Stanford có viện bảo tàngn trong đó có 2 hay 3 gian phòng trên tầngn 2 kể về gia đình của ông Stanford


Cổng chính


Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni hơn 1000 năm tuổi


Bên phần Châu Phi có "đồ chơi" rất hay.  Khi xếp lại thì nó là đầu của một con chim
Khi mở ra thì nó là một hình mặt người. Cách hoạt động của nó giống như những tượng gỗ(sứ) đi vòng quanh chiếc đồng hồ khi kim điểm giờ



Chiếc mặt nạ người chết(nguyên thủy) của con trai ông Stanford.
Con trai ông chết do bệnh thương hàn ở La Mã. Ông bà mất mấy tháng(nếu mình nhớ không lầm là 3 tháng) để mang xác đứa con trai duy nhất về đất Cali nơi trường Stanford ngày nay.



Chiếc này nhìn giống chiếc trống đồng Việt Nam ngàn xưa

Của Miến Điện


Viện Bảo Tàng về Máy Tính (Computer Histoy Museum)

Gần bên trường đại học Stanford có một viện bảo tànng về Computer và Kỹ thuật số. Nếu bạn có hướng về vùng San Jose nhớ ghé xem viện bảo tàng này "Computer Hístory Museum" , rất thú vị .



Ngày trước Computer History Museum là ở Boston Massachusetts , sau đó thì tất cả trong viện bảo tàngn ở Boston đều được mang về vùng San Jose. Nơi đây được tạm xem là đầy đủ những máy tính từ thời xưa cho đến nay .


Disk Drive đầu tiên trên thế giới . Bạn so sánh với CD/ DVD WR player today nhé

chiếc dĩa đầu tiên trên thế giới

Lịch sử của những chiếc dĩa

Đố bạn đây là máy gì đây?

The first electronic calculator

Calculators của những đời tiếp theo . Va` ngày nay bạn thấy phổ biến nhất ở trung học là Texas Instrument 84, rất mỏng, giữ và lấy dữ liệu(in ra) , sạc pin


Đố bạn đây là bản tính gì đây?

Nora chụp vài tấm hình vu vo gửi bạn xem cho vui. Nếu có bạn có dịp thăm San Jose , nơi cộng đồng người Việt lớn thứ nhì ở Cali , bạn nên ghé lại thăm viện bảo tàngn Computer này nhé, bạn nên đi ít nhất là 1/2 ngày mới đọc được cái hay cái giỏi của người xưa. À quên , trong đây người ta có lưu lại một bộ phận "nhớ" của một trong những missle đầu tiên của Hoa Kỳ , và một bộ phận của Enola Gay ... bạn nhớ tìm xem nhé