Thursday, January 28, 2021

Thương Ca 10 - Sóng Nhạc Cassette


Mặt A


Mặt B

(sưu tầm từ internet)

Tình Khúc Ngô Thụy Miên - Ngọc Chánh Cassette 1




Mặt A


Mặt B

(sưu tầm từ internet)

Tình Khúc Đỗ Lễ - Phượng Hoàng CD7


Bản 1 - 7


Bản 8 - 14

(sưu tầm từ internet)

Tuesday, January 26, 2021

Pê.lô.si cáo buộc các cử tri phò sinh là những người phản bội nền dân chủ Mỹ





1. Án tuyên thánh cho vị lương y khám phá ra hội chứng down và tranh đấu chống phá thai

Cố bác sĩ người Pháp Jerome Lejeune, người tìm ra nhiễm sắc thể di truyền gốc của hội chứng Down và sau đó đã dành cả sự nghiệp của mình để vận động chống việc phá thai chỉ vì thai nhi bị chẩn đoán có bệnh Down trước khi chào đời, hiện đang được giáo hội tiến hành những bước quan trọng đầu tiên trong việc tuyên thánh cho vị lương y tài ba và thánh thiện.

Hôm thứ Năm, ngày 21 tháng Giêng Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn phúc trình về “các nhân đức anh hùng” của cố bác sĩ Jerome Lejeune, người đã tại thế từ năm 1926 đến 1994, và được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đặc biệt quý trọng vì lập trường chống phá thai của ông.

Việc được Đức Giáo Hoàng công nhận các đức tính của một người, đồng nghĩa với việc bác sĩ Jerome Lejeune được Giáo Hội Công Giáo tuyên phong lên bậc “đáng kính”. Hiện tại, Vatican phải chờ xác nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của bậc “đáng kính” này để ông được phong chân phước, và cần thấy một phép lạ thứ hai để ông được tuyên bố là một vị thánh.

Theo tiểu sử chính thức, vào năm 1958 cố bác sĩ Lejeune đã khám phá ra sự tồn tại của một nhiễm sắc thể phụ trên cặp thứ 21, trong quá trình nghiên cứu nhiễm sắc thể của một đứa trẻ. Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa khuyết tật trí tuệ và dị tật nhiễm sắc thể; một tình trạng hiện nay được gọi là trisomy 21.

Tổ chức Jerome Lejeune đã ghi chép như sau trong lịch sử hình thành của họ: “Mặc dù kết quả nghiên cứu của bác sĩ Lejeune lẽ ra phải giúp y học đạt tới một phương pháp chữa trị, nhưng lại thường được sử dụng để nhận diện những trẻ nào mang những căn bệnh này càng sớm càng tốt, thường là với mục đích phá thai”.

Nhóm này cũng cho biết: “Ngay sau khi luật phá thai được soạn thảo ở các nước phương Tây, bác sĩ Lejeune đã bắt đầu vận động để bảo vệ những thai nhi bị hội chứng Down: ông đã tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo và phỏng vấn trên toàn cầu để bảo vệ sự sống”.

Vào năm 1974, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã tiến cử bác sĩ Lejeune vào làm hội viên của Viện nghiên cứu Khoa học Vatican, và sau đó phong ông làm chủ tịch đầu tiên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, phụ trách ủy ban cố vấn đạo đức sinh học chính của Tòa thánh.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng đến thăm mộ của Lejeune trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Paris vào năm 1997.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là người bày tỏ sự phản đối kiên quyết của giáo hội đối với việc phá thai. Đó cũng là một dấu ấn trong suốt một phần tư thế kỷ của ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã mạnh mẽ tố cáo điều mà ngài gọi là “văn hóa loại bỏ” những người mà thế giới ngày nay xem là một gánh nặng vì yếu đuối, tàn tật hoặc bệnh tật. Ngài đã so sánh việc phá thai giống như việc thuê một “sát thủ” để giải quyết một vấn đề.

Source: French doctor who made Down discovery closer to sainthood 

Quỷ sứ đã đến dự Thánh Lễ cuối tuần này - Edward J. Barr



Một người Công Giáo nọ tiết lộ câu chuyện vừa xảy ra sau đây. Có vẻ như Quỷ sứ đã dành phần lớn năm 2020 trong địa ngục, và nó đã không đích thân đến thăm thế giới của chúng ta. Nó đang phải đối mặt với số lượng ngày càng tăng của những người không có niềm tin đang lũ lượt gia nhập vào hàng ngũ của nó, vì vậy nó để lại hầu hết các trò nghịch ngợm cho lũ lâu la của mình, là những đứa đang tiếp tục gieo rắc sự dối trá và sợ hãi khắp trái đất. Chúa Nhật vừa qua, Quỷ sứ nhận được một cuộc gọi khẩn cấp từ một trong những tay sai của nó, tên lâu la này thông báo cho nó rằng một trong những mục tiêu chính của chúng muốn gặp nó. Tự tin rằng giờ đây nó đã có trong tay một địa ngục tốt nhất có thể có, Quỷ sứ đồng ý đi gặp người đó.

Quỷ sứ hơi bị sốc khi địa điểm mà nó được báo cho biết là sẽ gặp được người mới gia nhập là một Nhà thờ Công Giáo. “Ồ”, nó nghĩ. “Ta có những người muốn theo ở khắp mọi nơi trong những ngày này, một số thậm chí không biết họ đang làm việc với ta”. Vì thế, nó không ngần ngại đến nhà thờ. Khi đến nơi, nó tiến nhanh vào cửa chính. Có vẻ như thánh lễ sắp bắt đầu, mặc dù nó nhận thấy không có bao nhiêu người bên trong nhà thờ. Nó thận trọng mở cửa ngoài, vừa bước vào tiền đình thì một người đàn ông đã nhanh chóng tiến lại gần. “Chào buổi sáng, bạn mới đến giáo xứ à?” Quỷ sứ co rúm vì đau đớn khi nhìn thấy cây thánh giá quanh cổ của vị linh mục. Nó lấy lại bình tĩnh và dời mắt khỏi cây thánh giá. “Vâng, tôi có một số việc phải làm với một người nào đó và tôi phải gặp họ ở đây”, nó nói. “Tuyệt vời”, vị linh mục thốt lên. “Tôi có thể cho bạn biết giáo xứ của chúng ta đang đương đầu như thế nào trong những thời điểm khó khăn này. Hãy để tôi chỉ cho bạn”. Tuy không chắc về những gì vị linh mục đang nói, Quỷ sứ cũng làm theo và đi thêm vài bước vào nhà thờ.

Đi ngang qua giếng rửa tội, Quỷ sứ nhận thấy cái giếng trống rỗng không có một giọt nước. “Không có nước thánh à!” Nó cười khúc khích vui vẻ. “Ồ không”, vị linh mục nói. “Chúng tôi không muốn lây lan bất kỳ vi trùng nào”. “Tôi đồng ý”, Quỷ sứ nói. “Tôi đồng ý 100 phần trăm”. Quỷ sứ sau đó nhận thấy cứ cách một hàng ghế lại có những biển báo không cho ngồi. Thấy Quỷ sứ đang nhìn chằm chằm, vị linh mục xen vào, nói một cách tự hào. “Đúng vậy, chúng tôi bảo đảm rằng chúng tôi hạn chế số người tham dự các thánh lễ”. Việc chặn những băng ghế có lẽ không cần thiết, vì Quỷ sứ nhận thấy không có bao nhiêu người trong nhà thờ. “Những người cảnh sát ở đâu?” “Cảnh sát nào?” Vị linh mục hỏi lại. “Để quý vị phải tuân thủ những hạn chế này”. “Không, không có cảnh sát nào hết, chúng tôi chỉ làm theo hướng dẫn của chính phủ”. Quỷ sứ mỉm cười. “Tốt, tốt. Chúng ta nên phục tùng Caesar”.

Vị linh mục hướng dẫn Quỷ sứ tiến sâu hơn vào nhà thờ nơi hắn có thể - hay nói đúng hơn là không thể - nhìn thấy khuôn mặt của giáo dân. Nhìn thấy vẻ mặt kinh ngạc trên khuôn mặt của Quỷ, vị linh mục nhận xét. “Tôi biết, sẽ rất khó để tìm thấy người bạn đang tìm kiếm với những chiếc khẩu trang y tế trên mặt họ”. “Ồ, cha che mặt các tín hữu à?” Vị linh mục mỉm cười. “Tất nhiên, chúng tôi tin vào sự an toàn. Hơn nữa, ngày nay mọi người rất sợ hãi” “Tuyệt vời”, Quỷ sứ xoa tay nói. “Họ nên sống trong sợ hãi. Nhưng hãy nói cho tôi biết, tại sao có quá ít người ở đây?” Vị linh mục thở dài. “Chà, vì không có nghĩa vụ phải tham dự Thánh lễ Chúa Nhật”. “Cái gì!” Quỷ sứ kêu lên. “Không có nghĩa vụ à? Tại sao, tôi nhớ, ý tôi là, tôi nghe nói rằng Giáo hội không bao giờ bỏ Thánh lễ, cho dù có chuyện gì xảy ra trên thế giới, chiến tranh, bệnh dịch, bất cứ điều gì” Sự ngạc nhiên của nó nhanh chóng chuyển sang hài lòng. Lũ lâu la của hắn chắc chắn đã làm việc rất tốt khi nó vắng mặt trên trái đất.

“Giám mục nói gì về tất cả những điều này?” Quỷ sứ hỏi. Linh mục mỉm cười. “Hội đồng giám mục của chúng tôi đặt ra các hướng dẫn cho giáo phận của chúng tôi. Đó là một quyết định khó khăn đối với các ngài khi đóng cửa các Thánh lễ vào năm ngoái?” Đôi mắt đỏ ngầu của Quỷ sứ mở to. “Các giám mục đóng cửa các thánh lễ à?” Nó hỏi không giấu được vẻ sung suớng. “Đúng thế,” linh mục nói. “Đóng trong một vài tháng”. “Làm thế nào các vị ban các bí tích cho người dân?” Quỷ sứ hỏi. “Đáng buồn thay, chúng tôi không thể”. Quỷ sứ mỉm cười. Không có bí tích trong nhiều tháng. Giờ thì nó đã biết tại sao đột nhiên có nhiều người gia nhập hàng ngũ của mình. “Hãy để tôi hiểu rõ hơn. Các vị đã đóng cửa các thánh lễ trong vài tháng, không dâng các bí tích, và bây giờ người Công Giáo vẫn không có nghĩa vụ phải tham dự Thánh lễ Chúa nhật”. Vị linh mục vui vẻ đáp: “ Đúng vậy. Nhưng chúng tôi livestream các Thánh lễ!” Con quỷ lại cười khúc khích. Sau đó nó hỏi thêm: “ Giáo hoàng của quý vị nói gì về điều này?” Vị linh mục mỉm cười. “ Ồ, ngài đồng ý rằng không có gì quan trọng hơn sự an toàn về thể chất của người dân. Ngài cũng đã buồn phiền khi hủy bỏ Thánh lễ Phục sinh có công chúng tham dự tại Vatican vào năm ngoái. Trên thực tế, một vài người đã tham dự. Như thế vẫn còn đẹp chán”. Con quỷ nhảy múa trên lối đi. “Đúng vậy, an toàn thể chất là điều quan trọng nhất”.

Mọi tiếng nói đột nhiên ngừng lại. Thánh lễ sắp bắt đầu. Linh mục chủ tế và những người phục vụ bàn thờ đang di chuyển lên cung thánh. Con quỷ bắt đầu khó chịu vặn vẹo khi người mang cây thánh giá di chuyển về phía nó. Vị linh mục nhận thấy sự kích động của nó và quay sang nói. “Tôi xin lỗi, tôi không cố ý chiếm nhiều thời gian của bạn. Bạn nói bạn đang tìm kiếm ai đó?” Quỷ sứ gật đầu tự mãn. “Đúng vậy, tôi nghĩ rằng tôi có một số việc phải làm, nhưng bây giờ tôi thấy công việc của mình đã hoàn tất”. Nói xong, nó chuồn lẹ, khấp khởi vui mừng.


Edward J. Barr là Giáo sư Đại Học, có bằng Cao học Thần học tại Học viện Thánh Augustinô. Ông cũng là một nhà văn Công Giáo. Văn của ông chuyên về thể loại văn chương châm biếm, chua chát. Ông cho rằng đó có thể là kết quả của những tháng ngày cận kề cái chết khi còn là một Thủy Quân Lục Chiến, và sau đó là một sĩ quan tình báo.


Sunday, January 24, 2021

Bài phát biểu của Tổng thống Trump tại Mount Rushmore nhân ngày Hoa Kỳ Lập Quốc July 4th, 2021

President Trump holds Independence Day celebration at Mount Rushmore




Tổng thống Trump: Hãy đứng kiêu hãnh và chỉ quỳ trước Chúa!










Chào nước Mỹ của Tổng thống Donald J. Trump
Mừng Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ 4/7/2020
Tại Mount Rushmore, South Dakota

Thưa các ông bà nghị sĩ Quốc hội, các thành viên nội các và đồng bào Mỹ của tôi, Đệ nhất Phu nhân và tôi vui mừng được chào đón các bạn tới buổi lễ Chào nước Mỹ lần thứ 2.

Trong ngày đặc biệt này, chúng ta tưởng nhớ lịch sử, các anh hùng và di sản, lá cờ vĩ đại và nền tự do của chúng ta. Chúc mừng ngày 4/7.

Tôi muốn cảm ơn Đội Hiệp sĩ Vàng Kim của Không quân Mỹ vì màn trình diễn thực sự kinh ngạc và tuyệt vời của các bạn, thật là tài năng. Hiệp sĩ Vàng Kim và tất cả những thành viên của lực lượng vũ trang ở đây tối nay, tôi muốn nói rằng các bạn đã có được sự hàm ơn vĩnh viễn của toàn bộ quốc gia. 244 năm trước tại Philadelphia, 56 người ký vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập, cam kết sinh mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của họ để tuyên bố một cách dũng cảm về một sự thật vĩnh hằng, rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra một cách công bình bởi Chúa. Nhờ có sự dũng cảm của những người yêu nước đó vào ngày 4/7/1776, nền cộng hòa Hoa Kỳ đứng vững ngày hôm nay là một quốc gia vĩ đại nhất, xuất sắc nhất và đạo đức nhất trong lịch sử thế giới. Các nhà máy, công nhân của chúng ta đã cách mạng hóa ngành công nghiệp và giúp hàng triệu người thịnh vượng. Những nghệ sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư của ta đã truyền cảm hứng cho cả thế giới với những tác phẩm mỹ thuật vượt mọi ranh giới.

Các anh hùng Mỹ đánh bại Nazi, soán ngôi đổ Phát xít, làm sụp đổ hệ thống Cộng sản, cứu vớt các giá trị Mỹ, giữ vững các nguyên tắc Mỹ và đuổi cổ bọn khủng bố tới nơi tận cùng trái đất. Nay chúng ta đang trong giai đoạn đánh bại phe cực tả, những kẻ Marxist, bọn vô chính phủ, những kẻ bạo loạn, cướp bóc. Và nhiều người trong nhiều trường hợp chẳng biết họ đang làm gì.

Những nhà phát minh của ta, khoa học gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu, đã cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Những phi hành gia gan dạ của ta đã cắm quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng và nước Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa. Tất cả người Mỹ đang sống hôm nay là hậu duệ của nền di sản hùng vĩ này. Chúng ta là con cháu của thế hệ những người dũng cảm nhất và quả cảm nhất từng bước chân trên mặt đất. Chúng ta kế thừa sự tự tin dữ dội của họ, niềm đam mê không gì lay chuyển được, tham vọng không kiềm chế của họ và sự lạc quan không giới hạn của họ. Đây chính là tinh thần cuồng mãnh đã xây dựng lên đất nước vinh quang này và tinh thần này cháy sáng mãi trong linh hồn của mỗi người Mỹ yêu nước.

Đó là lý do vì sao chúng ta tưởng nhớ nhiều thế hệ anh hùng người Mỹ, những người mà tên họ được khắc trên các tượng đài, đài tưởng niệm và trong những trang sử, và trong trái tim của những con người mãi mãi hàm ơn. Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép một nhóm côn đồ giận dữ giật đổ các bức tượng và xóa sạch lịch sử của ta, nhồi sọ con cháu ta và giẫm nát nền tự do của ta. Chúng ta sẽ canh gác các giá trị quý báu, truyền thống, phong tục và tín ngưỡng của ta. Chúng ta sẽ dạy con cháu mình tôn trọng và yêu thương đất nước này, để chúng có thể xây dựng tương lai. Cùng với nhau, chúng ta sẽ chiến đấu vì giấc mơ Mỹ và chúng ta sẽ bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn lối sống Mỹ vốn bắt đầu từ năm 1492, khi Columbus tìm ra nước Mỹ.

Việc làm và công ty đang trở lại Hoa Kỳ như chưa từng thấy trước đây. Sức mạnh của thuế áp đặt lên các vùng đất nước ngoài mà từng lợi dụng nước ta trong hàng thập kỷ qua đã giúp chúng ta có thể tạo ra các thỏa thuận thương mại tuyệt vời mà trong quá khứ chưa từng có.

Hàng chục tỷ đô la đang chảy về kho bạc Hoa Kỳ từ chính những quốc gia đó. Nhưng ngay sau đó, chúng ta lại bị tấn công bởi một loại virus đến từ Trung Quốc. Chúng ta đã đạt nhiều tiến triển, chiến lược của ta đã hoạt động tốt đẹp; nó bị dập tắt ở đầu này nhưng lại thò cái mặt xấu xí của nó ra đầu khác. Nhưng chúng ta đã học được nhiều điều, chúng ta đã học được cách dập lửa như thế nào. Chúng ta đã sản xuất máy thở, bắt đầu từ con số 0 vọt lên hàng chục nghìn, tới mức mà có quá thừa mức ta cần và nay đang phân phối nó tới nhiều nước khác như một cử chỉ thiện chí. Xét nghiệm cũng như vậy. Không có bộ xét nghiệm cho virus mới, nhưng nay chúng ta đã xét nghiệm cho gần 40 triệu người. Trong khi làm điều này, chúng ta thấy kết quả là 99% ca xét nghiệm là hoàn toàn vô hại, một kết quả mà không nước nào có thể thể hiện được bởi không có nơi nào làm được xét nghiệm với quy mô mà chúng ta đã làm. Kể cả chất lượng và số lượng.

Và nay, giống như mọi điều khác, chúng ta đang trở thành nhà sản xuất kỷ lục các máy thở, chúng ta có nhiều xét nghiệm nhất, với chất lượng tốt nhất thế giới. Và chúng ta đang tự sản xuất quần áo y tế và khẩu trang, thiết bị phẫu thuật từ trong nước. Trước đây, những thiết bị này gần như là toàn bộ được làm từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, nơi, mỉa mai thay lại chính là nơi con virus này và các thứ khác bắt nguồn từ.

Việc Trung Quốc giữ bí mật, lừa dối và che đậy đã cho phép virus truyền ra khắp thế giới, 180 quốc gia trên thế giới. Và Trung Quốc phải bị bắt chịu trách nhiệm toàn bộ. Về giải pháp trị bệnh, chúng ta đang thực hiện vô cùng tốt. Ta đang ở giai đoạn thử nghiệm sâu về Vaccine và các loại thuốc điều trị khác. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước và thậm chí cả thế giới, những người đang ở trên tiền tuyến của nỗ lực lịch sử để nhanh chóng phát triển các phương pháp trị bệnh cứu người và cuối cùng là một loại vaccine.

Chúng ta đang giải phóng tài năng khoa học quốc gia, và nhiều khả năng sẽ có thuốc điều trị và giải pháp vaccine trước cuối năm.

Chúng tôi rất biết ơn khi có mặt ở đây tối nay là những người Mỹ đã chiến đấu ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống virus, tôi chỉ muốn nói rằng nước Mỹ cảm ơn các bạn. Xin các bạn hãy đứng lên.






Các hành động của chúng tôi đều nhằm đưa mỗi cá nhân đạt tới tiềm năng toàn bộ mà Chúa đã ban cho họ. Đừng bao giờ quên chúng ta là một gia đình, một quốc gia mà di sản phong phú của nó thuộc về tất cả công dân, từ già đến trẻ. Từ thế hệ người Mỹ thứ nhất đến thế hệ thứ 10, không quan trọng, chúng ta là người Mỹ.

Di sản này thuộc về công dân Mỹ thuộc mọi hoàn cảnh, mọi ngóc ngách cuộc sống, bất kể sắc tộc, màu da, tôn giáo và dòng dõi, chúng ta là một nước Mỹ. Và chúng ta đặt nước Mỹ trên hết.

Chúng ta sẽ không cho phép bất kỳ ai chia rẽ dân tộc bằng sắc tộc hay bối cảnh, chúng ta sẽ không cho phép chúng kích động thù hận, bất hòa, và bất tín. Chúng ta sẽ tiếp tục tin tưởng và sống đúng nghĩa với lòng trung thành linh thiêng vốn kết nối tất cả chúng ta thành láng giềng, thành người Mỹ và những người yêu nước. Ở mỗi thời đại, luôn luôn có những kẻ tìm cách nói dối về lịch sử nhằm đạt được quyền lực trong hiện tại. Những kẻ đang nói dối về lịch sử của chúng ta, những kẻ muốn chúng ta phải nhục nhã về việc chúng ta là ai không quan tâm đến công lý hay hàn gắn. Mục đích của chúng là phá hủy. Mục đích của chúng ta là không phá hủy kết cấu vĩ đại nhất trái đất, điều mà chúng ta đã xây dựng, Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ, mà là xây dựng một tương lai mà mọi gia đình đều cảm thấy an toàn, mỗi đứa trẻ được vây quanh bởi tình yêu, nơi mọi cộng đồng đều có cơ hội ngang bằng, và mỗi công dân đều được hưởng sự tôn trọng tốt đẹp, lâu dài.

Quá khứ của ta không phải là một gánh nặng để quẳng đi. Nó cũng không phải là một nền tảng thần kỳ mà sẽ đưa chúng ta đến đỉnh cao văn minh nhân loại tiếp theo. Câu chuyện tuyệt vời về sự phát triển của nước Mỹ là câu chuyện mà mỗi thế hệ gánh vác phần kết của thế hệ trước và đi tiếp chặng đường của mình. Nhưng chúng liên kết với nhau bằng thời gian, bằng niềm tin và mối liên hệ vĩnh hằng của tình yêu nước.

Những kẻ muốn cắt bỏ các mối liên kết này sẽ cắt khỏi chúng ta phần trí tuệ, dũng cảm, tình yêu và sự cống hiến mà cho chúng ta tất cả những gì chúng ta có ngày hôm nay, và tất cả những gì chúng ta cố gắng để có ngày mai. Chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra. Chúng ta sẽ không vứt bỏ những anh hùng, chúng ta sẽ tôn vinh họ, chúng ta sẽ chứng minh sự hy sinh của họ có giá trị.

Tôi cũng muốn nói vài lời với những người thuộc giới truyền thông, những người, một cách sai trái liên tục, dán nhãn cho đối thủ của họ là những kẻ phân biệt chủng tộc, lên án các công dân yêu nước vì hành động bảo vệ sự đoàn kết quốc gia rõ ràng và dõng dạc. Chúng tôi muốn một lời bào chữa trung thành và rõ ràng đối với lịch sử Hoa Kỳ và chúng tôi muốn sự đoàn kết. Khi các vị đặt ra những cáo buộc sai trái này, các vị không chỉ vu khống tôi, không chỉ vu khống nhân dân Mỹ, mà các vị còn phỉ báng nhiều thế hệ anh hùng, những người đã hy sinh cho nước Mỹ. Các vị phỉ báng những người dũng cảm và có nguyên tắc hơn các vị nhiều. Các vị đã phỉ báng một chàng trai trẻ, người dám dương cao lá cờ tại Iwo Jima, và những người đã mất mạng khi chiến đấu vì hòa bình trong cuộc nội chiến. Các vị đã phỉ báng họ. Các vị đang bất kính với di sản vĩ đại của họ, ký ức của họ khi khăng khăng rằng họ đã chiến đấu vì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và vì chủ nghĩa áp bức. Họ không phải chiến đấu vì những lý do đó. Họ chiến đấu vì điều ngược lại. Chúng tôi sẽ không cho phép di sản của những anh hùng này bị bôi nhọ bởi các vị. Các vị càng nói dối, càng vu khống và càng cố gắng hạ thấp và chia rẽ, chúng tôi sẽ càng làm việc chăm chỉ để nói sự thật, và chúng tôi sẽ thắng.

Các vị càng nói dối, bôi nhọ và thông đồng, các vị càng bị mất tín nhiệm. Chúng tôi muốn hàn gắn đất nước, và một nền truyền thông tự do, cởi mở sẽ làm cho nhiệm vụ này rất dễ dàng. Đất nước ta sẽ đoàn kết trở lại sau tất cả. Chúng ta đều muốn gì? Chúng ta muốn một quân đội hùng mạnh, nền giáo dục tuyệt vời, nhà cửa, thuế thấp, luật pháp và trật tự, chúng ta muốn an toàn, chúng ta muốn công lý công bằng, tự do tôn giáo, chúng ta muốn tín ngưỡng và gia đình và sống trong cộng đồng tốt đẹp và hành phục, an toàn. Chúng ta muốn có công việc tốt, và chúng ta muốn được cả thế giới tôn trọng chứ không phải là lợi dụng như điều mà đã xảy ra trong hàng thập kỷ qua. Tất cả chúng ta nên muốn cùng một thứ. Làm sao mà ta lại không muốn những điều trên được?

Các vị càng cay đắng, chúng tôi càng thu hút tình yêu và những người ái quốc. Chúng tôi sẽ vượt lên trên sự thù hằn của các vị để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi đứa trẻ trong đất nước vĩ đại này, để tôn vinh di sản oai nghiêm của Hoa Kỳ. Tôi đã ký một sắc lệnh hành pháp để xây dựng một đài tưởng niệm cho lực lượng vệ binh và các anh hùng Mỹ – một vườn quốc gia bao gồm các bức tượng của những người Mỹ. Chúng ta sẽ tôn vinh những công dân vĩ đại từ tất cả cộng đồng và từ mọi phần tổ quốc, những người đàn ông và phụ nữ tuyệt vời, những người mà chúng ta có thể kính ngưỡng mãi mãi. Các gia đình ta sẽ có thể đi quanh những bức tượng của những người khổng lồ này….

Những anh hùng đã xây dựng đất nước này không phải là tội phạm, họ là những anh hùng mà hành động dũng cảm của họ vượt mọi phép đo lường của mặt đất.

Hào quang và vẻ đẹp của hệ thống hiến pháp của chúng ta mang lại các công cụ để chống lại những điều bất công, hàn gắn chia rẽ và tiếp tục công việc của những tiền nhân lập quốc bằng cách nhân rộng và mở ra phép màu của nước Mỹ. Nếu bạn tin tưởng vào công lý, vào tự do, hòa bình, bạn phải yêu quý những nguyên tắc lập quốc và những câu chữ trong hiến pháp của chúng ta, do nền tảng lập quốc của ta là hiến pháp. Đó là lý do vì sao nước ta lại hùng mạnh, bất chấp những điều tồi tệ vẫn xảy ra hết thế hệ này đến thế hệ khác…

Cuối cùng, tối nay chúng ta sẽ tôn vinh sự vĩ đại và lòng trung thành, dũng cảm của những người đàn ông và phụ nữ đã bảo vệ nền độc lập của chúng ta trong suốt 244 năm, chúng ta tôn vinh những nam, nữ quân nhân vĩ đại trong quân đội Hoa Kỳ. Trong lịch sử thế giới chưa từng có quốc gia nào sử dụng nhiều sức mạnh đến vậy để thúc đẩy cái thiện. Chiến trường khắp thế giới in đầy những bia mộ của những người ái quốc trẻ của ta, những thanh niên dùng giây phút cuối cùng để bảo vệ tự do và hòa bình trên khắp thế giới và tại đây, quê nhà. Các anh hùng đã chiến đấu và hy sinh để chúng ta được sống trong tự do, họ quả là những con người tuyệt vời, những anh hùng tuyệt vời, sẽ sống mãi trong nhiều thế hệ chúng ta. Trong tương lai, nước ta thậm chí còn hùng mạnh hơn nữa.

Trong vài phút tới, chúng ta sẽ được chứng kiến những màn trình diễn máy bay tuyệt đẹp, đại diện cho mỗi cuộc xung đột quân sự lớn trong vòng 75 năm qua. Những chiếc máy bay này từng cất cánh từ những tàu sân bay khổng lồ, lao vào những cuộc chiến khốc liệt nhất trong Thế Chiến II, chúng lao vút qua bầu trời khói đạn của Triều Tiên, chúng mang theo các chiến binh Hoa Kỳ tới chiến trường Việt Nam, và mang lại chiến thắng vinh quang trong chiến dịch Bão Cát chóng vánh. Rất nhiều người trong các bạn từng có mặt trong cuộc chiến đó.

Các chiến cơ của ta đã thực hiện các sứ mệnh nguy hiểm khắp thế giới, tiêu diệt kẻ thù và mang binh sĩ của ta an toàn trở về nhà. Như các bạn đã biết, năm ngoái chúng ta đã tiêu diệt được 2 trùm khủng bố khét tiếng thế giới, Al Baghdadi và Soleimani. Chúng ta đã làm việc để khôi phục lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Ta đã đầu tư 2,5 nghìn tỷ USD khí tài trang bị, tất cả đều được sản xuất tại Mỹ. Trước kia ta chưa từng có mức độ trang bị và sức mạnh nào gần được với hiện nay. Bất cứ nơi đâu những chiến cơ này bay tới, chúng đều thả xuống sấm sét và bảo vệ vững chắc từng tấc đất chủ quyền. Và trong những khung thép, cánh lướt và tiếng động cơ gầm thét, chúng ta nhìn thấy tinh thần Mỹ vút cao cùng quyết tâm không gì lay chuyển. Trong suốt lịch sử, chúng ta đã bị thử thách và thách thức, nhưng chúng ta luôn luôn chiến thắng, đã chiến đấu giành chiến thắng mỗi khi lối sống của Mỹ bị đe dọa.

Tổ tiên của ta đã đáp lại bằng câu trả lời cứng rắn vang vọng đó, những nhà ái quốc đầu tiên chiến đấu vì độc lập. Nay người Mỹ chúng ta sẽ không lùi bước, không đầu hàng và sẽ không bao giờ từ bỏ việc bảo vệ quốc gia. Chúng ta tôn vinh vinh quang của những vị quốc phụ trong các anh hùng hôm nay, những người giữ cho chúng ta an toàn, mạnh mẽ, tự hào và tự do. Chúc mừng ngày 4/7 tới tất cả các bạn. Nước ta đang ở vị thế tuyệt vời. Rất nhiều điều tốt đẹp sẽ xảy đến. Năm tới sẽ là một trong những năm tuyệt nhất. Tôi muốn cảm ơn những người đàn ông, phụ nữ của của lực lượng Công viên Quốc gia, kiểm soát không lưu, quân đội Hoa Kỳ, cầu Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ các anh hùng của ta. Mong Chúa phù hộ nước Mỹ.

Bây giờ, xin mời màn trình diễn máy bay bắt đầu.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump


Sunday, January 17, 2021

Sunday, January 10, 2021

Đức Thánh Cha Phanxicô trong Lễ Hiển Linh 6/1/2021 tại Đền thờ Thánh Phêrô



Tại nhiều nơi trên thế giới, Chúa nhật 3 tháng Giêng vừa qua là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tuy nhiên, tại Ý và nhiều nơi khác có truyền thống mừng lễ Hiển Linh vào đúng ngày chính lễ 6 tháng Giêng, thì Chúa nhật 3 tháng Giêng vừa qua là Chúa Nhật thứ Hai sau lễ Giáng Sinh, hôm nay mới là lễ Hiển Linh.

Lúc 10h sáng thứ Tư Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Thánh sử Matthêu cho chúng ta biết rằng các Đạo Sĩ khi đến Bếtlêhem, “thấy hài nhi và Mẹ Người là bà Maria, họ sấp mình xuống thờ lạy” (Mt 2:11). Thờ phượng Chúa không phải là điều dễ dàng; nó không tự động xảy ra. Nhưng nó đòi hỏi một sự trưởng thành tâm linh nhất định và là kết quả của một cuộc hành trình nội tâm đôi khi kéo dài. Thờ phượng Chúa không phải là việc chúng ta làm một cách tự phát. Đúng là con người có nhu cầu tôn thờ, nhưng chúng ta có thể gặp nguy cơ tôn thờ không đúng. Thật vậy, nếu chúng ta không thờ phượng Chúa, chúng ta sẽ thờ ngẫu tượng - không có con đường trung gian, hoặc là Chúa hoặc các ngẫu tượng; hay nói theo một nhà văn Pháp: “Ai không thờ Chúa, thì thờ ma quỷ” - và thay vì trở thành tín hữu, chúng ta sẽ trở thành những kẻ thờ ngẫu tượng. Nó chỉ có thể là thế này hay thế kia.

Trong thời đại của chúng ta, điều đặc biệt cần thiết đối với chúng ta, cả với tư cách cá nhân và cộng đồng, là dành nhiều thời gian hơn để thờ phượng. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần học cách chiêm ngắm Chúa tốt hơn. Chúng ta đã phần nào đánh mất ý nghĩa của lời cầu nguyện thờ phượng, vì vậy chúng ta phải tái lĩnh hội điều đó một lần nữa, cả trong cộng đồng và trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy học một vài bài học hữu ích từ các Đạo Sĩ. Giống như họ, chúng ta muốn sấp mình xuống và thờ phượng Chúa. Phải một lòng một dạ tôn thờ Người, chứ không phải như Hêrôđê đã nói: “xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. Không, sự thờ phượng đó không tốt. Sự thờ phượng của chúng ta phải toàn tâm toàn ý!

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cung cấp cho chúng ta ba cụm từ có thể giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của việc thờ phượng Chúa. Đó là: “ngước mắt lên”, “bắt đầu một cuộc hành trình” và “nhìn”. Ba cụm từ này có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của việc trở thành người thờ phượng Chúa.

Cụm từ đầu tiên, ngước mắt lên, đến với chúng ta từ tiên tri Isaia. Đối với cộng đồng Giêrusalem, vừa được trở về sau cuộc lưu đày và thất vọng trước những thử thách và gian khổ lớn lao, tiên tri nói với họ những lời khích lệ mạnh mẽ này: “Ngước mắt nhìn tứ phía mà xem” (60: 4). Vị tiên tri kêu gọi họ gạt bỏ những mệt mỏi và phàn nàn sang một bên, vượt thắng trở ngại của một tầm nhìn hạn hẹp, gạt bỏ sự độc tài của bản thân, sự cám dỗ thường xuyên để rút lui vào bản thân và những mối quan tâm của chính mình. Để thờ phượng Chúa, trước hết chúng ta phải “ngước mắt lên”. Nói cách khác, đừng để bản thân bị giam cầm bởi những bóng ma tưởng tượng bóp nghẹt hy vọng, đừng biến những vấn đề và khó khăn trở thành trung tâm của cuộc đời mình. Điều này không có nghĩa là phủ nhận thực tế, hoặc tự huyễn hoặc bản thân rằng tất cả đều tốt đẹp. Ngược lại, đó là cách thức nhìn các vấn đề và những âu lo theo một cách mới, biết rằng Chúa ý thức về những khó khăn của chúng ta, chú ý đến lời cầu nguyện của chúng ta và không thờ ơ với những giọt lệ chúng ta rơi. Cách nhìn những sự việc, trong đó, bất chấp mọi sự vẫn tiếp tục tin cậy nơi Chúa, làm nảy sinh lòng tri ân con thảo. Khi điều này xảy ra, tâm hồn chúng ta trở nên rộng mở để thờ phượng. Mặt khác, khi chúng ta tập trung hoàn toàn vào các vấn đề và không chịu ngước mắt lên nhìn Chúa, thì nỗi sợ hãi và bối rối len lỏi vào tâm hồn chúng ta, làm nảy sinh sự tức giận, hoang mang, lo lắng và trầm cảm. Khi đó, việc thờ phượng Chúa trở nên khó khăn. Một khi điều này xảy ra, chúng ta cần can đảm thoát ra khỏi vòng vây của những kết luận giả định và nhận ra rằng thực tế vĩ đại hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Ngước mắt lên, nhìn xung quanh và xem. Chúa yêu cầu chúng ta trước hết hãy tin cậy nơi Người, vì Người thật sự quan tâm đến mọi người. Nếu Thiên Chúa còn mặc đẹp cho hoa đồng cỏ nội mọc hôm nay, và ngày mai bị ném vào lửa, thì chẳng lẽ Ngài lại không ban cho chúng ta nhiều hơn thế nữa sao? (x. Lc 12:28). Nếu chúng ta ngước mắt lên nhìn Chúa và xem xét mọi sự dưới ánh sáng của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể (x. Ga 1:14) và luôn ở với chúng ta, mãi mãi (x. Mt 28:20). Luôn luôn.

Khi chúng ta ngước mắt lên nhìn Chúa, những vấn đề trong cuộc sống không biến mất. Không. Nhưng thay vào đó chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để đối phó với chúng. Sau đó, bước đầu tiên hướng tới thái độ thờ phượng là “ngước mắt lên”. Sự thờ phượng của chúng ta là sự thờ phượng của các môn đệ, những người đã tìm thấy nơi Chúa một niềm vui mới và bất ngờ. Niềm vui thế gian dựa trên sự giàu có, thành công hoặc những điều tương tự, là những điều luôn đặt chúng ta ở trung tâm. Ngược lại, niềm vui của các môn đệ của Chúa Kitô dựa trên sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ thất hứa, bất kể những khủng hoảng chúng ta có thể gặp phải. Niềm tri ân con thảo và niềm vui đánh thức trong chúng ta ước muốn thờ phượng Chúa, Đấng luôn trung tín và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Cụm từ hữu ích thứ hai là bắt đầu một cuộc hành trình. Trước khi có thể tôn thờ Hài nhi ở Bethlehem, các đạo sĩ phải thực hiện một cuộc hành trình dài. Thánh Matthêu kể với chúng ta rằng trong những ngày đó “có mấy nhà Đạo Sĩ từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: ‘Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người’” (Mt 2, 1-2). Một cuộc hành trình luôn bao gồm một sự biến đổi, một sự thay đổi. Sau một chặng đường, chúng ta không còn như xưa. Luôn có điều gì đó mới mẻ ở những người đã thực hiện một cuộc hành trình: họ đã học được những điều mới, gặp gỡ những con người và tình huống mới, và tìm thấy sức mạnh nội tâm giữa những khó khăn và rủi ro mà họ gặp trên đường đi. Không ai thờ phượng Chúa mà không trải nghiệm sự trưởng thành từ bên trong trước khi dấn bước trên một cuộc hành trình.

Chúng ta trở thành những người thờ phượng Chúa qua một quá trình tiệm tiến. Ví dụ, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng ở tuổi năm mươi, chúng ta thờ phượng khác với hồi mới ba mươi tuổi. Những ai để cho mình được uốn nắn bởi ân sủng thường tiến bộ theo thời gian: vì thế Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng bề ngoài, chúng ta già đi nhưng bản chất bên trong của chúng ta đang được đổi mới mỗi ngày (x. 2 Cr 4:16) khi chúng ta trưởng thành trong sự hiểu biết cách tốt nhất để thờ phượng Chúa. Từ quan điểm này, những thất bại, khủng hoảng và sai lầm của chúng ta có thể trở thành kinh nghiệm học hỏi: thường thì chúng có thể giúp chúng ta ý thức mạnh mẽ hơn rằng chỉ duy có Chúa mới đáng để chúng ta tôn thờ, vì chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn ước muốn sâu xa nhất của chúng ta cho sự sống và vĩnh cửu. Với thời gian trôi qua, những thử thách và khó khăn trong cuộc sống được trải nghiệm trong đức tin sẽ giúp thanh tẩy tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta trở nên khiêm nhường hơn và do đó ngày càng cởi mở hơn với Thiên Chúa. Thậm chí ngay cả tội lỗi của chúng ta cũng có thể giúp chúng ta khiêm nhường và cởi mở với Chúa nếu chúng ta ý thức được mình là tội nhân, và ăn năn vì những điều tồi tệ như vậy. “Nhưng tôi đã làm điều này… Tôi đã làm điều nọ…”. Nếu anh chị em tiếp cận những điều đó với đức tin và lòng ăn năn, với quyết tâm hoán cải, chúng sẽ giúp anh chị em trưởng thành. Thánh Phaolô nói rằng mọi thứ, ngay cả tội lỗi của chúng ta, đều có thể giúp chúng ta trưởng thành về đàng thiêng liêng, và giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu. Và Thánh Thomas nói thêm: “etiam mortalia”, ngay cả những tội lỗi khốn nạn nhất, xấu xa nhất. Nếu anh chị em đáp lại với lòng ăn năn, điều đó sẽ giúp anh chị em trong cuộc hành trình hướng tới việc gặp gỡ Chúa và thờ phượng Ngài tốt hơn.

Giống như các Đạo Sĩ, chúng ta cũng phải cho phép mình học hỏi từ cuộc hành trình của cuộc đời, được đánh dấu bởi những bất tiện không thể tránh khỏi trong cuộc lữ hành. Chúng ta không thể để sự mệt mỏi, sa ngã và thất bại làm nản lòng. Thay vào đó, bằng cách khiêm tốn nhìn nhận chúng, chúng ta có thể biến chúng thành những cơ hội để tiến về phía Chúa Giêsu. Cuộc sống không phải là để phô trương khả năng của chúng ta, mà là một cuộc hành trình hướng tới Đấng yêu thương chúng ta. Chúng ta không phô trương các nhân đức của mình trong mỗi bước của cuộc sống chúng ta; đúng hơn, với lòng khiêm nhường, chúng ta nên hành trình hướng về Chúa. Bằng cách nhìn chăm chú vào Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh cần thiết để bền đỗ với niềm vui được canh tân.

Và vì vậy chúng ta đến với cụm từ thứ ba: nhìn. Ngước mắt lên; bắt đầu một cuộc hành trình; và rồi nhìn. Thánh sử nói với chúng ta rằng: “Vào nhà, thấy hài nhi và Mẹ Người là bà Maria, họ sấp mình xuống thờ lạy” (Mt 2:10-11). Thờ phượng là một hành động bày tỏ lòng tôn kính dành cho các vị vua và các chức sắc cao trọng. Các đạo sĩ tôn thờ Đấng mà họ biết là vua dân Do Thái (x. Mt 2: 2). Nhưng họ đã thực sự thấy gì? Họ nhìn thấy một hài nhi nghèo hèn cùng với Mẹ Người. Tuy nhiên, những nhà thông thái từ những vùng đất xa xôi này đã có thể nhìn xa hơn những thứ xung quanh thấp hèn đó và nhận ra nơi Hài Nhi đó một sự hiện diện vương giả. Họ có thể “nhìn” vượt lên trên vẻ bên ngoài. Quỳ gối trước Hài Nhi Bethlehem, họ bày tỏ một sự tôn thờ mà trên hết là từ thâm tâm: việc mở những kho báu mà họ đã mang theo làm quà tặng tượng trưng cho sự toàn tâm dâng hiến của họ.

Để thờ phượng Chúa, chúng ta cần phải “nhìn thấu” qua bên ngoài bức màn của những sự hữu hình, mà thường được chứng tỏ là những lừa dối. Hêrôđê và những công dân hàng đầu của Giêrusalem đại diện cho một thế giới nô lệ cho những vẻ bề ngoài và những điều thu hút trước mắt. Họ thấy đó, nhưng họ không thể nhìn thấu được. Vấn đề không phải là họ không tin, không phải như thế; nhưng vấn đề là họ không biết cách nhìn bởi vì họ là những nô lệ cho dáng vẻ bề ngoài và tìm kiếm những gì hấp dẫn. Họ chỉ coi trọng những thứ giật gân, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Tuy nhiên, nơi các Đạo Sĩ, chúng ta thấy một cách tiếp cận rất khác, một cách mà chúng ta có thể định nghĩa là chủ nghĩa hiện thực thần học - một từ rất “cao”, nhưng hữu ích – đó là một cách nhận thức thực tại khách quan của sự vật và dẫn đến nhận thức rằng Thiên Chúa tránh xa mọi sự phô trương. Chúa khiêm nhường, Ngài giống như hài nhi khiêm nhường đó, tránh xa sự phô trương mà thực chất là sản phẩm của thế gian. Đó là một cách “nhìn” vượt lên trên những gì là hữu hình và giúp chúng ta có thể thờ phượng Chúa, Đấng thường bị che khuất trong những hoàn cảnh hàng ngày, trong những người nghèo và những người ở ngoài rìa. Đó là một cách nhìn mọi thứ mà không bị thu hút bởi âm thanh và cuồng nhiệt, nhưng tìm kiếm trong mọi tình huống những điều thực sự quan trọng, và tìm kiếm Chúa. Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta “đừng chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn”. (2Cr 4:18).

Xin Chúa Giêsu làm cho chúng ta trở thành những người thờ phượng thật, có khả năng thể hiện qua cuộc sống của chúng ta kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng sao cho mỗi người chúng ta và toàn thể Hội Thánh biết học cách thờ phượng, tiếp tục thờ phượng, thường xuyên thực hiện lời cầu nguyện tôn thờ này, vì chỉ có Chúa mới đáng được tôn thờ.


Bản dịch Việt Ngữ của Đặng Minh An

Tuesday, January 5, 2021

Thương Ngày Tháng Qua - Tú Phương Cassette 5


Mặt A


Mặt B

(sưu tầm từ internet)

Đêm Hạ Hồng - Khánh Ly Lệ Thu - Thanh Lan CD6


Bản 1 - 7


Bản 8 - 14

(sưu tầm từ internet)

The Jimmy Show: Ca sĩ Khánh Ly & Lệ Thu



Mời quý khách bấm vô link The Jimmy Show để xem những chương trình khác

The Jimmy Show: Thi Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn




Mời quý khách bấm vô link The Jimmy Show để xem những chương trình khác

Sunday, January 3, 2021

Cảnh đẹp hoang dã của tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ


Hoa Kỳ có 50 tiểu bang


Alaska là tiểu bang thứ 49 gia nhập Liên Bang Hoa Kỳ vào ngày 3/1/1959. Alaska được mệnh danh là tiểu bang THE LAST FRONTIER, vì nó nằm ở vị trí cao nhất của đất nước Hoa Kỳ.

Alaska là tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ, với diện tích bằng ba tiểu bang California, Texas, Motana gộp lại. Dân số Alaska thấp thứ nhì ở Hoa Kỳ, hơn một nửa số dân tập trung sống tại thành phố Anchorage. Thủ phủ của Alaska là Juneau thuộc về phía nam gần Vancouver cúa Canada hơn. Diện tích thủ phủ rộng thứ nhì của Hoa Kỳ, bằng hai tiểu bang Rhode Island and Delaware gộp lại.


Thổ dân sống ở Alaska từ hàng ngàn năm về trước. Đến thế kỷ XVIII, người Nga di dân đến đây, chiếm vùng đất này. VÀo năm 1867, Nga bán Alaska cho Hoa Kỳ với giá 7.2 triệu Mỹ kim, hay với phép tính đơn giản hơn là 2 xu cho mỗi mẫu đất ($1 Mỹ kim = 100 xu).

Công việc làm ở Alaska chủ yếu là khai khoáng dầu, khí đốt, đánh bắt hải sản, và ngày nay ngành du lịch phát triển rất mạnh được xếp hạng nhất nhì trên Hoa Kỳ (Hawaii & Alaska). Chi'nh vì vậy cuộc sống người Alaskan khá sung túc.

Mời bạn xem vài tấm ảnh đẹp về xứ sở băng tuyết Alaska. (Nora ghi chú lời Việt)


Dãy núi Denali cao nhất ở châu lục Bắc Mỹ (khoảng 6200 mét~ 20,300 feet)

Ánh sáng huyền diệu trên bầu trời tại Công vien Quốc gia Noatak. Noatak nằm phía bắc Alaska cách Anchorage khoảng 600 dặm. Ánh sáng kỳ diệu này thường xuất hiện vào cuối tháng 9 cho đến cuối tháng 4, tháng 3 là tháng tốt nhất để du khách ngắm ánh sánh huyền diệu rõ nét nhất, đẹp nhất và trọn vẹn nhất.


Thủ đô Juneau dưới chân núi Mount Juneau. Bên thủ đô là giòng sông "kênh" Gastineau Channel. Phía trái trong hình là tàu bè du lịch (cruises) thường neo tại đây.


Đỉnh núi đá Sư Tử, Lion Head nằm trong vùng Matanuska Glacier

Thành phố Anchorage về đêm bên giòng sông Knik Ar, với dân số ở thành phố Anchorage khoảng 285,600. (dân số ở thủ đô Juneau chỉ có khoảng 32,000; tổng dân số Alaska là khoảng 684,000).


Một con đường ở thành phố Anchorage

Một thành phố nhỏ Sitka ở phía nam Alaska. Ở giữa hình là cây cầu O'Connell nối giữa hai đảo nhỏ Baranof & Japonski

Thành phố Utqiagvik thuộc phía bắc Alaska

Một chiếc tàu đang chở du khách thăm núi rừng Denali

Thành phố dưới chân núi Akutan, trên đảo Akutan

Một chiếc thuyền chỏ du khách thăm dãy núi tuyết Aialik Glacier trong công viên quốc gia Kenai Fjords National Park. Ba.n phải thật để ý mới thấy chiếc thuyền quá nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ.


Một nông trại yên bình trong thung lũng dưới chân núi Pioneer Peak.

Một khu công nghệ trong vùng đào mỏ đồng, nơi đây dùng để xay "đá thô" , sau đó họ chiết xuất thành đồng ròng.

Một khu phố chính ở Fairbanks, dọc theo giòng sông Chena

Home Spit, một giải đất dài khoảng 4 dặm rưỡi, nhoi ra giữa vịnh Kachemak trong bán đảo Kena. Nơi đây cách thành phố lớn nhất Alaska Anchorage khoảng 5 giờ lái xe


Một cảnh sống của một người dân trong xe bus ở Home Spit

Một cảnh sống của một người dân trên thuyền ở Home Spit



Một làng Ketchikan tọa lạc trên đảo Tongrass , đây là một trong những nơi nổi tiếng ở miền Nam Alaska rất hấp dẫn du khách đến thăm, nơi đây có một viện bảo tàng về đồ gỗ điêu khắc The Totem Heritage Center lớn nhất trên thế giới, một nơi sưu tầm cổ vật totems từ thế kỷ thứ XIX


Nơi sản xuất dầu ở vùng bắc của Alaska

Đường ống dẫn dầu, Trans-Alaska Pipeline System (TAPS), từ North Slope đến cảng Valdez Harbor. Valdez là điểm cuối của hệ thống TAPS. Đây là bến cảng dầu không bao giờ bị đông đá tại miền bắc Hoa Kỳ. Valdez được xây dựng trên 1000 mẫu, với giá 1.4 tỉ Mỹ kim, nó ở độ cao khoảng 660 feet so với mặt nước biển. Hiện nay nó có 14 "thùng tanks" chứa dầu với dung tích 7.13 triệu "thùng barrels" dầu bbl (1 bbl chứa 42 gallons, bbl đây là đơn vị do Hoa Kỳ đặt ra). TAPS là một trong vài hệ thống dẫn dầu lớn nhất trên thế giới.




Giòng sông Walker Fork uốn lượn giữa núi rừng Alaska dọc theo xa lộ Taylor

Một nhóm leo núi tại Công viên Liên Bang Arctic National Park, xa xa là những đỉnh nhọn của núi Arrigetch

Mùa đông

Moose trong công viên quốc gia Denali National Park and Preserve.

Đàn Caribou trong Công viên Quốc gia Arctic National Wildlife Refuge

Một con baby caribou chận đường du khách trong núi rừng Denali

Alaska là nơi có số lượng cá heo khổng lồ (humpback) vì đất nước nơi đây đa số là chưa khai phá, chính phủ Hoa Kỳ giữ hầu như tất cả các miền sông biển núi non ở dạng nguyên thủy cho nên động thực vật hàn đới vẫn còn tồn tại nơi đây khá nhiều. Riêng về cá heo, mùa hè nó về sống ở Alaska, mùa đông nó về Hawaii sống sinh con.


Cảnh hùng vĩ của những núi băng tại Công viên Quốc gia Glacier Bay National Park and Preserve. Những núi băng này đang tan nhanh vì nhiệt độ trái đất ấm lên. Nếu bạn có điều kiện nên đi thăm một lần, vì tương lai gần những núi băng này sẽ không còn nữa


Phong cảnh cúa cảng Saint Paul tại trung tâm phố Kodiak trên đảo Kodiak.

Một chiếc "máy bay có chân trượt". Ở Alaska hệ thống xa lộ rất bất tiện, nhất là từ thành phố này đến thành phố khác, nên đa số người dân nơi đây thường dùng tàu thủy, xe lửa (train), và máy bay loại nhỏ như trong hình.


Gấu trắng, hiện nay còn khoảng 4000 con tại Alaska.

Gấu nâu ở Alaska, hiện nay còn khoảng 32,000 con.

Nome, một thị trấn ở Alaska.

Phương tiện di chuyển của người Alaska trong mùa đông

Dân Alaska nuôi chó làm phương tiện di chuyển trên tuyết

Thú tiêu khiển: Người chạy đua với hươu có sừng (reindeer). Thú vui này hơi giống người Tây Ban Nha chạy đua với bò tót, chạy hông kịp nó húc bỏ mạng ráng chịu


Thú tiêu khiển: Chạy marathon

Chim ưng ở Alaska rất nhiều

Chim tufted puffin roosts. Giống chim này sống tại miền nam Alaska, hiện nay có gần 10,000 con.

Hải cẩu Alaska, lông nó rất mượt và rất dày

Rái cá biển


Nguồn: Wikipedia, Getty Images, Shutter Stock

Mời bạn xem thêm  👉 Cảnh Ðẹp Của Các Tiểu Bang Ở Hoa Kỳ 👈