Wednesday, January 31, 2018

“Cơn Mê Chiều” của Nguyễn Minh Khôi và Huế của Mậu Thân Khói Lửa


Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình

Đường nội thành đền xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi! Thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm

Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên

Đừờng vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay  không có em, đường phố chẳng lên đèn

Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên.


Giọng ca Thái Thanh thu âm truớc 1975 tại Sài Gòn 

Hình như người Việt nào đã sống qua thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước cũng không thể quên được biến cố Tết Mậu Thân. Đó là mùa xuân năm 1968. Ngày đó, chiến tranh còn đang thảm khốc. Cuộc nội chiến giữa hai ý thức hệ ngày càng lan rộng và khốc liệt hơn. Tuy vậy, hai bên giao tranh cũng đồng ý với nhau một thỏa ước ngừng bắn để người dân được ăn Tết Nguyên Đán, theo đúng truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Có người gọi cuộc chiến Tết Mậu Thân là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần thánh của dân quân miền nam”. Người ta ca ngợi nó như là một điều cần phải làm để “giải phóng người dân miền nam ra khỏi ách cai trị của ngoại bang”.


Nhưng nhiều người đã trải qua cơn khói lửa đó lại nghĩ khác. Đối với họ, đó là một sự vi phạm lệnh hưu chiến, đã được ký kết giữa hai bên Quốc-Cộng, rồi xua quân vượt vĩ tuyến 17, là biên giới đã được phân ranh giữa hai miền nam-bắc, để xâm lược miền nam.



Giọng ca Duy Trác thu âm truớc 1975 tại Sài Gòn

Bị tấn công bất ngờ, cả miền nam chìm trong khói lửa. Thành phố Huế, với 25 ngày nổ súng, được coi là một trọng điểm của biến cố này. Bắt đầu từ rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, tức là đêm Giao Thừa chuẩn bị cho Tến Mậu Thân, đến ngày 22 tháng 2 năm 1968, hơn 7600 thường dân bị chết hay mất tích.


Huế chìm trong khói lửa. Huế mịt mù trong màu khói tang nghi ngút. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi đã viết lại những điều này, một cách thật sâu sắc qua ca khúc “Cơn mê Chiều” của ông.

“Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”

Mưa non cao” đổ về ngàn. Đó là biển mưa của nước mắt! Lời mở đầu của ca khúc như báo trước một tại họa sắp xảy ra do những đứa con, nay đã lớn khôn từ trên rừng mang về.


“Cơn Mê Chiều” là một ca khúc viết về Huế với đầy đủ những địa danh quen thuộc. Những cái tên rất thân thương và lẽ ra phải mang cho người nghe một cảm giác lãng mạn và thơ mộng. Đây là Nam Giao, là thành nội, là cầu Tràng Tiền bắc qua dòng Hương Giang đang lững lờ trôi. Kia là đồi Ngự Bình, là Kim Long, là những con đường đã từng vẽ nên một thành Huế thơ mộng trong lòng dân Việt. Nhưng Huế trong “Cơn Mê Chiều” là Huế của tang thương, và khói lửa. Nó như một cuốn phim về chiến tranh mà không có một tiếng súng hay tiếng bom đạn nào.


Thậm chí, không có một âm thanh nào. Ngay cả tiếng chuông chùa cũng đã tắt! Ôi tiếng chuông chùa! Tiếng chuông chùa là một biểu tượng của Huế thanh bình và cổ kính. Tiếng chuông đã tắt cũng như Huế đang liệm người trong tang tóc, thê lương. Huế đã chết trong 25 ngày khói lửa, trong mưu toan để thay đổi sắc cờ.




Giọng ca Lệ Thu thu âm sau 1975 tại Hoa Kỳ



Không có âm thanh nhưng Huế của “Cơn Mê Chiều” lại đầy ắp những màu sắc và hình ảnh chết chóc, tang thương.

Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình

Đường nội thành đền xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi! Thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm

Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên

Đừờng vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em, đường phố chẳng lên đèn




Giọng ca Vũ Khanh thu âm sau 1975 tại Hoa Kỳ

Về nhạc thuật, “Cơn Mê Chiều” có một bố cục đơn giản với hai phiên khúc, được xen kẽ bởi hai điệp khúc. Ông lại dùng âm nhạc Ngũ Cung cho giai điệu của bài hát, mang đến cho người nghe một cảm giác chênh vênh, bồi hồi. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi kể lại những điều mình thấy trong hai phiên khúc rồi dùng điệp khúc để nói lên lòng mình-tâm tình của một người con Huế trước cảnh tan hoang, đổ nát của đất mẹ thân yêu. Đó là cái nhìn của một người dân, đi góp nhặt lại hình ảnh của thành phố sau 25 ngày bị chiếm đóng. Trong “Cơn Mê Chiều” không có “phe ta hay phe địch”; cũng không có “hận thù để trả”. “Cơn Mê Chiều” chính là hình ảnh thực tế mà người dân Huế đã thấy và đã trải qua trong 25 ngày kinh hoàng do chính những đứa con của Huế, từ trên rừng, “nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”.


Những năm gần đây biến cố Tết Mậu Thân lại được nhắc tới nhiều. Người ta cố gắng để sửa đổi lịch sử, rồi quy trách nhiệm cho người Mỹ đã gây ra nhưng tang thương cho “Huế Mậu Thân”. Nhiều người còn hô hào “quên” chuyện cũ để cùng toàn dân tộc hướng tới xây dựng tương lai. Nhưng muốn quên thì trước tiên người ta phải biết điều mình muốn quên là gì. Rồi nhờ đó mà không nhắc tới nữa. Quên mà không biết điều mình muốn quên thực chất chỉ là chạy trốn sự thật và không dám nhìn thẳng vào những hậu quả từ những sự việc do chính mình đã gây ra.


“Cơn Mê Chiều” của Nguyễn Minh Khôi lại kêu gọi mọi người nên nhớ! Nguyễn Minh Khôi không kích động hận thù. Ông tình nguyện làm người đi trong đêm giữa Huế hoang tàn, mang ngọn đuốc nhân bản đi xóa hết đau thương để làm cho “ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao”. Ông kêu gọi mọi người, những người con của Huế, của đời sau, hãy chớ quên. Vâng! “Người ơi xin chớ quên” để đừng lập lại điều kinh hoàng này cho dân Huế tội tình!

Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên.


Chu Văn Lễ
Viết để nhớ Huế Mậu Thân - 1968-2018



Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dean Martin (2017)


1995, ca sĩ - diễn viên Dean Martin quảng cáo thuốc lá . Ảnh Moviepix 


Một giọng ca mượt mà, ấm hơi rượu nồng, trầm vương khói thuốc. Ngoài chất giọng thiên phú khiến cho ông trở thành một trong những crooner hay nhất mọi thời đại, Dean Martin còn nổi tiếng trong làng điện ảnh nhờ phong cách hào hoa tướng mạo điển trai. Nếu còn sống, năm nay Dean Martin sẽ ăn mừng sinh nhật bách niên, tròn 100 tuổi.

Tên thật là Dino Paul Crocetti, Dean Martin (1917-1995) sinh trưởng trong một gia đình người Ý nhập cư tại bang Ohio. Trước khi chọn nghề sân khấu, Dean Martin đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống như thợ hớt tóc, bồi bàn, giao hàng, hồ lì (nhân viên làm việc trong sòng bạc). Ông quyết định theo đuổi nghề sân khấu từ giữa những năm 1940. Chính tại nơi ông làm việc (một phòng trà New York), ông gặp mặt vua hề Jerry Lewis. Martin ăn nói có duyên mà còn hát hay, Lewis có tài viết lách, pha trò dí dỏm chuyên đi chọc cười. Cặp diễn viên bài trùng này ra đời và nổi tiếng từ năm 1947 trở đi : Dean Martin thật sự thành danh năm ông tròn 30 tuổi.

Besame Mucho

Tài nghệ trên sân khấu của cặp diễn viên nhanh chóng lọt vào mắt các nhà sản xuất Hollywood, từ năm 1949 đến năm 1957, Martin & Lewis đóng cùng với nhau 16 bộ phim, thành công nhất là tác phẩm Artists and Models (1955) của đạo diễn Frank Tashlin, đóng với nữ diễn viên Shirley MacLaine. Tuy nhiên do quan hệ đôi bên bị tiền bạc chi phối, (Jerry Lewis nuôi thêm tham vọng trở thành đạo diễn) cho nên sau gần 10 năm làm việc chung, cặp diễn viên Martin & Lewis rốt cuộc lại rã đám (vào năm 1956). Hai người chỉ tái ngộ 20 năm sau nhân một buổi trình diến gây quỹ từ thiện vào năm 1976.

Khi được hỏi đâu là những thời điểm quan trọng nhất trong đời, Dean Martin thường nói rằng sự nghiệp của ông có hai cột mốc : đó là cái ngày ông gặp gỡ cũng như cái ngày mà ông phải chia tay vua hề Jerry Lewis. Nói cách khác, Dean Martin không còn có thể dựa vào cái tài viết lách và pha trò của người bạn diễn đồng nghiệp. Ông buộc phải tự rèn luyện học hỏi, trao dồi thêm tài nghệ để trở thành một diễn viên thực thụ.

Kể từ năm 1957 trở đi, Dean Martin bắt đầu chuyển hướng, ông ít còn đóng phim hài mà lại chọn những vai diễn đầy kịch tính, có chiều sâu tâm lý. Ông xuất hiện bên cạnh Marlon Brando và Montgomery Clift trong bộ phim chiến tranh The Young Lions (Le Bal des Maudits (của đạo diễn Edward Dmytryk, 1958), ông đóng vai chính với John Wayne và Angie Dickinson trong bộ phim cao bồi Rio Bravo (của đạo diễn Howard Hawks, 1959). Dean Martin cũng là người tình lý tưởng trong bộ phim cuối cùng của thần tượng màn bạc Marilyn Monroe (Something’s Got To Give của đạo diễn George Cukor, 1962).

Cha cha cha D'Amore

Sự nghiệp điện ảnh của Dean Martin kéo dài trong gần 4 thập niên (từ năm 1949 tới năm 1993), nhưng bên cạnh đó ông còn rất thành công trên hai lãnh vực khác là truyền hình và ca nhạc. Cùng với Giọng ca vàng Frank Sinatra, Dean Martin là gương mặt nổi tiếng nếu không nói là trụ cột của nhóm Rat Pack, từng tung hoành trên sân khấu, làm vua một cõi Las Vegas trong nhiều thập niên tính từ cuối những năm 1950 trở đi (thời kỳ hậu Humphrey Bogart và Spencer Tracy).


Ca sĩ Dean Marin cùng với ca sĩ trứ danh Frank Sinatra Sammy Davis Jnr, Peter Lawford and Joey Bishop in Las Vegas in 1960. Ảnh Redferns

Trong vòng gần 30 năm, từ năm 1953 đến năm 1978, Dean Martin ghi âm khoảng 40 album nhạc jazz và nhạc nhẹ, trở thành một trong những giọng ca crooner yêu chuộng nhất của người Mỹ trong thế kỷ XX.

Phong cách lịch lãm, tướng mạo quý phái, diễn đạt chậm rãi, nhả chữ khoan thai, Dean Martin được mệnh danh là Mister Cool một thập niên trước khi có hiện tượng Steve McQueen. Trong các show truyền hình, Dean Martin có tài ăn nói hoạt bát, ngẫu hứng ứng khẩu, như thể ông không bao giờ bị lúng túng trước các tình huống bất ngờ.

Trong quyển hồi ký kể lại những năm tháng huy hoàng tại Hollywood (mang tựa đề My Lucky Stars, 1996), nữ diễn viên Shirley MacLaine có một thời là tình nhân của Dean Martin, đã dành nhiều chương để nói về nhóm Rat Pack. Theo Shirley MacLaine, Dean Martin xây dựng hình ảnh của một nhân vật điềm tĩnh trong mọi tình huống, nhưng thật ra ông hay nổi cáu ngoài đời do kỹ tính và cầu toàn.

Ông thường xuất hiện với điếu thuốc lá trên tay và một ly rượu mạnh gần kề, nhưng trái với điều mà công chúng lầm tưởng ông không bao giờ say xỉn trong công việc, do nó đòi hỏi một sự tập trung cao độ để có thể ‘‘tùy cơ ứng khẩu’’. Đổi lại một khi xong công việc, để giải tỏa áp lực, ông lại vui chơi ‘‘xả láng’’ ăn nhậu hết mình. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống gia đình : Sau ba đời vợ, Dean Martin chọn lối sống độc thân từ năm 60 tuổi trở đi.

C'est Magnificent

Sự nghiệp của Dean Martin có dấu hiệu sa sút lu mờ vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, sau khi ông hết hợp đồng làm show truyền hình với đài NBC. Theo nhà văn Nick Tosches, tác giả quyển tiểu sử về Mister Cool (Dino : Living High in the Dirty Business of Dreams, 1992), Dean Martin giải nghệ khá sớm (so với Frank Sinatra) do ông không nuôi nhiều ảo vọng với kỹ nghệ ngành giải trí, một ngành nghề mà theo ông đòi hỏi nhiều giao kèo, thỏa hiệp lúc nào cũng bị tiền bạc chi phối.

Cái chết đột ngột của đứa con trai do tai nạn máy bay vào năm 1987 khiến cho tinh thần của Dean Martin bị sa sút hẳn, ông bỏ vòng lưu diễn tái ngộ của nhóm Rat Pack, sống ẩn dật trong căn biệt thự ở Bel Air, ít còn tiếp xúc với thế giới bên ngoài và hầu như đoạn tuyệt quan hệ với bạn bè người thân. Ngay cả khi Frank Sinatra gọi điện thoại hỏi thăm, Dean Martin cũng không bắt máy trả lời.

Cũng theo nhà văn Nick Tosches, bác sĩ phát hiện nơi Dean Martin chứng bệnh ung thư phổi vào năm 1991, theo chẩn đoán ông có thể kéo dài cuộc sống nếu chịu giải phẫu ngay. Rốt cuộc, ông nhất quyết không nhập viện điều trị. Trong những năm tháng cuối đời, ông làm bạn với rượu và thuốc giảm đau. Ban ngày ông vùi đầu vào giấc ngủ để rồi suốt đêm xem lại các bộ phim cao bồi và nghe nhạc xưa, nhưng ông tuyệt đối tránh nghe lại các bản nhạc của mình.

Dean Martin vĩnh viễn ra đi vào đúng đêm Noel (25/12/1995). Tuy không hẹn nhưng trên hầu hết các làn sóng phát thanh đêm Giáng Sinh năm ấy, bỗng nhiên vang vọng một giọng ca mượt mà, ấm hơi rượu nồng, trầm vương khói thuốc.

Nguồn: RFI / Tuấn Thảo

Tuesday, January 30, 2018

Tình Khúc Trịnh Công Sơn - Tiếng hát Vũ Khanh - Diễm Xưa CD 162



Những bức tranh hoa trên mặt đất - Infiorata ở Genzano , Rome Ý

Vào cuối thế kỷ XVIII (18), ở vùng Genzano thuộc La Mã (Rome) của nuớc Ý, người dân dùng hoa tươi để tạo thành những bức tranh hoa tuyệt đẹp trên đường phố.

Những thảm hoa phủ khoảng 2000 mét vuông trên đường ,  người ta dùng khoảng năm trăm ngàn (500,000) cái hoa để tạo thành 15 tấm tranh.

Infiorara trở thành một truyền thống của vùng Genzano , của nuớc Ý , và cũng từ đó nổi tiếng trên thế giới. 

Ngày nay ở các nuớc Nhật Bản, Pháp , Hoa Kỳ ... học theo cách Infiorata của Ý để trang trí đường đi trong những ngày lễ hội lớn ở nuớc họ

Năm 2018, La mã sẽ tổ chức hội Infiorata vào ngày 20 tháng 5
















(sưu tầm)

Chỉ có ở bên tàu











Những vũ điệu ballet đẹp huyền diệu

















Nguồn: NYC Dance Project