Thursday, April 30, 2020

Shotguns Đặc Biệt Selection



Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

The Jimmy Show: Ca sĩ Xuân Thu



Mời quý khách bấm vô link The Jimmy Show để xem những chương trình khác

Cảnh đẹp hoang dã của tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ


Hoa Kỳ gồm có 50 tiểu bang

Okalahoma là tiểu bang thứ 46 gia nhập Liên Bang Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1907. Ngày nay dân số Oklahoma với khoảng 4 triệu, địa lý địa hình của tiểu bang rất đa dạng từ núi rừng, đồng cỏ mênh mông bát ngát.

Xin mời bạn xem vài cảnh đẹp của tiểu bang Oklahoma. (Nora ghi chú lời Việt)

Viện Bảo Tàng về đêm ở thủ đô Oklahoma. Viện Bảo Tàng này để tưởng nhớ về những người đã hy sinh và sống sót trong vụ bị đánh bom tại tòa nhà Alfred Murrah của chính phủ.

Vụ bom nổ vào ngày 19/4/1995 do bọn quá khích chính phủ Hoa Kỳ, họ gài nhiều bom trong chiếc xe van. Khi bom nổ đã làm một phần tòa nhà bị sập, có 168 người bị chết và hàng trăm người bị thương. Đây là cuộc khủng bố giết người lớn nhất trong lịch nước Mỹ tính đến năm 1995.

Sau đó người đầu sỏ bị bắt là Tim McVeigh. Ngày 11/6/2001, tòa án liên bang tuyên bố tử hình Tim McVeigh mặc dù có rất nhiều sự can thiệp của vài nước lớn trên thế giới trong đó có Đức Giáo Hoàng từ Tòa Thánh Vatican.

Hoa Kỳ lại không may, đúng ba tháng sau khi xử tử Tim McVeigh, ngày 11/9/2001 hai tòa nhà thương mại cao nhất New York City, World Trade Centers - Twin Towers, bị bọn khủng bố Taliban đánh sập, làm gần 4000 người thiệt mạng, chưa kể đến chuyến bay 223 người ở Washington DC bị Taliban đánh rớt cùng với sự thiệt hại của Ngũ Giác Đài.


Cổng chào ở đại lộ 66 tại phố Miami

Trên đỉnh núi Scott

Điệu vũ thần thoại của người bản xứ (Native Americans)

Sấm chớp trên cánh đồng ở Boise
Một biểu tượng tại Đại lộ 66 ở Arcadia. Nga`y xưa đại lộ 66 là mạch lộ chính xuyên bang từ Đông sang Tây của Hoa Kỳ, nên mỗi khi nhắc về đại lộ 66 là nhắc về một thời huy hoàng của nó.


Mùa thu trên cao nguyên Ouachita, công viên quốc gia

Thành phố Oklahoma

Vũ điệu trong Ngày Âm hồn (Dead Festival)

Chiều buông bên hồ

Trên đỉnh núi Wichita

Chim sơn ca (painted bird) :)
Phố Tulsa. Mặc dù Tulsa không phải là thủ đô của kalahoma nhưng là thành phố lớn thứ nhì của tiếu bang, và thứ 45 trên toàn nước Mỹ, với dân số 400 ngàn. Thành phố này khá sung túc vì nó có trữ lượng dầu khá lớn

Một biếu tượng Người Thợ Đào Dầu cao 75 feet của thành phố. Tượng này được đúc và dựng lên vào năm 1952 để mừng Cuộc Thế Giới Đấu Xảo Về Năng Lượng (International Petroleum Exposition)


Một giếng dầu tre^n đồng cỏ

Diễn hành , bò được được dẫn đầu đoàn

Mùa thu trogn thành phố

Hoàng hôn bên hồ Grand Lake

Cánh đồng bông gòn

Cánh đồng hoa cải, dùng để ép dầu (Canola oil)

Cánh đồng lúa mạch

Thảo nguyên

Chiều buông trên thác nước

Một tiệm tạp hóa bên Đại lộ 66

Con đường sỏi

Những con trâu mộng thong thả gặm cỏ trong núi Wichita

Trâu mộng hiền khô

Con sóc chó (prairie dog)



Ngựa hoang từ tiểu bang Nevada đưa về

Trai gái chơi rodeo

Hoang vắng


Mời bạn xem thêm  👉   Cảnh Ðẹp Của Các Tiểu Bang Ở Hoa Kỳ 👈

Nước Mỹ đang thức tỉnh trước Trung Quốc - Thượng nghị sĩ Mitt Romney

Thượng Nghị sĩ Mitt Romney, đảng viên Cộng hoà, đại diện bang Utah tại Thượng viện Mỹ nhận định nước Mỹ đang thức tỉnh trước Trung Quốc và đây là thời điểm để thực sự hành động

Nước Mỹ đang thức tỉnh trước Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy, ở một mức độ rất lớn, sức khoẻ của người Mỹ nằm trong tay Trung Quốc. Từ thuốc men tới khẩu trang, chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mặc dù các chính trị gia ở Washington nói rằng sẽ hành động để giảm thiểu sự phụ thuộc y tế vào Trung Quốc, nhưng sự kiểm soát của Trung Quốc về dược phẩm chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược to lớn của Bắc Kinh nhằm chiếm quyền thống trị về kinh tế, quân sự và địa chính trị. Phản ứng của phương Tây cần phải bao quát hơn nữa – nó đòi hỏi một chiến lược thống nhất giữa các quốc gia tự do để chống lại sự lợi dụng về thương mại của Trung Quốc và những mưu đồ của họ đối với nền an ninh chung của chúng ta.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thành công trong việc bố trí các công dân và đại diện trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những cơ quan quản trị quốc tế chủ chốt, cho phép nước này bành trướng ảnh hưởng địa chính trị. Trung Quốc không ngừng quấy rối và mua chuộc các quốc gia để lãnh đạo của họ làm ngơ trước những hành động ngược đãi nghiêm trọng người Tây Tạng, người Ngô Duy Nhĩ và nhiều dân tộc thiểu số khác, cũng như nhằm vào những người đứng đầu phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Các phương pháp tương tự đã khiến Đài Loan bị cô lập về địa chính trị. Trong khi đó, Trung Quốc mở rộng hoạt động tuyên truyền mị dân khắp thế giới, thậm chí ngay dưới mũi chúng ta, ví dụ như cái gọi là các Viện Khổng tử tuyên truyền những thông tin ủng hộ chính quyền Trung Quốc trong các trường đại học và trung học của Mỹ.

Việc xây dựng lực lượng quân sự đáng báo động của Trung Quốc không được thảo luận rộng rãi bên ngoài các môi trường được bảo mật, và người Mỹ không nên tự mãn với ngân sách quốc phòng hiên tại. Chính phủ của ông Tập Cận bình không nói thật về mức chi tiêu quốc phòng của họ. Nhiều phân tích tương tự chứng minh rằng chi tiêu quân sự phần cứng hàng năm của Trung Quốc gần như tương đương Hoa Kỳ. Nhưng vì lực lượng quân sự của chúng ta có sứ mệnh khắp thế giới, điều này có nghĩa là trong khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc có ưu thế về quân sự hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Philippines và các quốc gia Thái Bình Dương khác luôn phải cam chịu trước người láng giềng hùng mạnh của họ.

Tuy nhiên ngày nay, lựa chọn vũ khí của Bắc Kinh là kinh tế, mánh khoé mũi nhọn của họ là lợi dụng nền công nghiệp toàn cầu. Trung Quốc không chỉ ăn cắp công nghệ của các quốc gia khác, mà còn trợ giá quy mô lớn cho các ngành công nghiệp được xác định có tầm quan trọng về chiến lược. Hơn nữa, Trung Quốc sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh đã bị các nước phát triển cấm từ lâu, bao gồm hối lộ, độc quyền, thao túng tiền tệ và định giá ăn cướp.

Khi Trung Quốc vươn đến thị trường toàn cầu, phương Tây đã nuông chiều các chính sách công nghiệp khác thường của họ, hy vọng họ sẽ tiến tới tự do và tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế. Sự nuông chiều đó chính xác là một cái giá quá đắt. Ví dụ, Trung Quốc đã chiếm lĩnh ngoạn mục thị trường thép toàn cầu qua các thủ đoạn bất hợp pháp và bất khả thi nếu như ở nơi khác như: định giá thấp dưới chi phí, hạ giá tiền tệ, trợ cấp chính phủ quy mô lớn và hối lộ. Từ năm 2000 đến 2009, Trung Quốc tăng gấp hơn ba lần sản xuất thép toàn cầu, và ngày nay họ kiểm soát hơn một nửa sản lượng thế giới, làm cho các nhà máy thép khắp thế giới phải đóng cửa và hàng trăm ngàn người mất việc làm.

Trung Quốc sử dụng các công cụ ‘ăn cướp’ trên khắp các ngành kinh tế, từ công nghệ cao và các lĩnh vực an ninh quốc gia về công nghệ nano, truyền thông và trí tuệ nhân tạo tới khai thác mỏ và sản xuất cơ bản. Gần đây, một tập đoàn của Trung Quốc đã mua một công ty thép không gỉ của Indonesia. Indonesia là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, một thành phần thiết yếu trong sản xuất thép không gỉ. Đột nhiên, Indonesia đồng ý không xuất khẩu niken cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nước ngoài nào của Trung Quốc. Đây gần như là một sự độc quyền được sinh ra nhờ các chiến thuật chống cạnh tranh.


Wednesday, April 29, 2020

Đi Tìm Bóng Mát Quê Hương - Tiếng hát Duy Khánh - Phượng Nga CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Cảnh đẹp hoang dã của tiểu bang Utah, Hoa Kỳ


Hoa Kỳ gồm có 50 tiểu bang
Utah là tiểu bang thứ 45 sát nhập vào Hoa Kỳ ngày 4/1/1896 . Địa lý của tiểu bang này rất phong phú. Ngày nay, với dân số hơn 3 triệu, đa số người dân sống ở miền trung và bắc của Utah, nơi tập trung đông nhất là vùng Great Salt Lake. Utah có rất nhiều khoáng sản, nên nó là một tiểu bang có nền công nghiệp nặng phát triển rất mạnh.

Mời bạn xem vài cảnh đẹp của tiểu bang Utah (Nora ghi chú lời Việt)


Núi đá (cát) nổi tiếng tại công viên quốc gia Bryce Canyon, nơi đây được ví là Đại Hí Trường (Amphitheater)

Bão nổi tại công viên quốc gia Canyonlands

Trong công viên quốc gia Red Cliffs.
Con đường rây được bắt ngang qua Great Salt Lake (Hồ Nước Mặn). Salt Lake được ví như Biển Chết (Dead Sea ở giữa Israel & Jordan). Con đường rây này dùng để chuyên chở khoáng sản từ bán đảo Promontory về Wasatch, nơi có đông dân cư.

Thành phố Salt Lake về đêm. Đây là thủ đô của Utah, địa hình của nó được bao bọc bởi dãy núi Wasatch. Tòa nhà sáng màu xanh nhạt là nhà thờ Mormon (Mormon Temple). Các building cao tầng chung quanh cũng là của giáo hội Mormon.

Một giống bò đặc biệt có ở vùng Utah. Những con bò này được lùa cho nó rong chơi trước Tòa Thị Chính (Capitol) nhằm để tưởng nhớ ông Brigham YOung, người khai khẩn vùng đất Utah và cũng khuyến khích phát triển nền nông nghiệp tại đây


Trogn công viên quốc gia Canyonlands

Một khu phố nhỏ ở thị trấn Panguitch

"Thạch nhũ" nhân tạo (Ice Castles in Midway)
Utah là tiểu bang của nền công nghiệp nặng, nên xe lửa rất quan trọng trogn việc chuyên chở khoáng sản và sản phẩm. Trong ảnh là hai đoàn tàu nhắc nhở đến ngày thành lập tuyến đường sắt băng ngang qua Salt Lake đã được 150 năm, 10/5/2019.


Ai bảo chăn trâu là khổ 😊 (bisons ngày nay đa số chỉ còn trong các tiểu bang Colorado, Wyoming, Utah, South Dakota, North Dakota)

Lonely, I'm Mr. Lonely I have nobody for my own 😊 . (Lonely man by Lone Rock)
Cồn muối tự nhiên nổi lên khi thủy triều xuống ở Salt Lake. Tại sao Hồ Muối- Salt Lake là nước mặn mà lại không thông với biển?
Là vì hàng trăm triệu năm trước, trái đất chuyển mình nên các dãy núi từ dưới đại dương được đẩy lên, điển hình như Rocky Mountain ở Colorado và những vùng núi non ở chung quanh. Cho nên các dãy núi này là những thành chắn nước biển, tạo thành hồ.
Với khí hậu ngày càng nóng, nước hồ Salt Lake ngày càng giảm đi, và đương nhiên những cồn muối được tạo thành ngày càng nhiều


Đường phố chính (Main Street) khi về đêm ở Salt Lake City
Tượng thần trên đỉnh nhà thờ của Giáo hội Mộc Môn. Nhà thờ này (Mormon temple) rất hoành tráng, rất cao và chỉ có những con chiên tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ thì mới được vô. Những người khác tuy là người theo đạo Mormon nhưng cả đời không được đặt chân vào nhà thờ này. Du khách đừng mong gì được vào bên trong nhé. 😊


Ngựa hoang nào giẫm nát tơi bời. Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời. Ngựa phi như điên cuồng. Giữa cánh đồng dưới cơn giông... 😊

Trong công viên của tiểu bang (Goosenecks State park). Giòng sông San Juan uốn lượn quanh những núi đá khổng lồ (canyon)

Những đụn cát đỏ trong công viên tiểu bang (Coral Pink Sand Dunes State Park), ảnh nhìn giống ở trên Sao Hỏa quá phải không bạn 😊. 

Trời đất thiên nhiên tạo thành hoodoo, cảnh này trong công viên quốc gia Grand Staircase

Nhìn mặt là biết Nai tơ 😊

Thác nước được dặt tên mỹ miều "Chiếc Khăn Voan của Cô dâu" (Bridal Veil Falls)
Đây là con Đường phố của thủ đô, những đường sáng đỏ song song ở giữa là đường sắt giành cho tàu điện chạy trên mặt đất (tram).

Đườngn phố trong ảnh chỉ là Boulevard thôi mà nó rộng hơn những xa lộ chạy như thác nước của các tiểu bang khác. Độ rộgn của một lane ở Salt Lake City, rộng hơn rất nhiều so với độ rộng của một lane ở các tiểu bang khác.


Tram tại Salt Lake City


Ở Hoa Kỳ chỉ có vài thành phố lớn vẫn còn dùng tram, như San Francisco. Riêng ở New York City là nơi dùng tram trước tiên của Hoa Kỳ từ những năm đầu 1900, thì nay họ dùng hắc ín lấp hết tất cả vì họ cho là mất mỹ quan của thành phố. Trong khi, Utah là nơi đất rộng người thưa, họ lại đặt hệ thống tram vào năm 1999. Nora nghĩ chắc có lẽ Utah làm vậy là để chuẩn bị cho Thế Vận Hội Mùa Đông 2002

Lễ hội Thần Thánh Sắc Màu, xin bạn đừng nhầm lẫn với hội LGBT nhé 😊. Trong lễ hội Sắc Màu, người dân Utah dùng bột bắp pha màu, rắc lên đầu tóc áo quần, hoặc trộn bột băp với chất lỏng để vẽ trên mặt trên người


Bên trong Công viên quốc gia Zion

Giòng sông Virgin uốn khúc trong hẻm núi khúc khuỷu của Zion (Narrows of Zion)

Những ngôi nhà mới được xây thêm. Nhìn giống ở sa mạc quá phải không bạn?

Những cánh đồng cỏ xanh dưới chân dãy núi Wasatch
Cuộc vui nhảy cao của trừu. Hội vui này được tổ chức cho vài trăm con trừu ở trên cao, rồi bắt nó nhảy xuống, con nào phóng cao và xa nhất là con đó thắng giải. Khi trừu được phóng ra thì nó sẽ chạy lung tung, phía dước phải có vài con chó để chăn chúng lại. Hội trừu nhảy cao này rất vui .

Mùa đông tuyết phủ ở Công vien quốc gia Arches. Tại công viên này có những tảng đá đỏ rất lớn được chồng lên nhau với bề mặt nhìn rất chông chênh, vây mà nó vẫn đứng vững như vậy hàng trăm năm (hàng nghìn năm? )


Trong nắng sớm

Kỳ đà (lizard) trong sa mạc miền nam Utah 
 ("Kỳ đà là cha Cắc ké. Cắc ké là mẹ Kỳ nhông. Kỳ nhông là ông Kỳ đà, cho nên trong ảnh là con bự nhứt thì mình gọi nó là kỳ đà 😊 ) 

Trogn công vien quốc gia Capitol Reef
Dân Utah đi bơi ở Salt Lake. Đi tắm hồ nơi đây, mình nằm trên mặt nước được nổi bồng bềnh không cần bơi, không cần ai nâng cho mình, lý do là độ đậm đặc của muối trong hồ quá cao, giống như những ai đã bơi ở vùng Biển Chết (Dead Sea)


Một ngày hè

Một ngày đông, Chloe Kim thắng giải nhứt trong màn thể thảo "Trượt ván trên tuyết" vào ngày 6/2/2016

(sưu tầm từ AP Getty Images)

Mời bạn xem thêm 👉  Cảnh Ðẹp Của Các Tiểu Bang Ở Hoa Kỳ 👈