Tuesday, January 31, 2017

Hướng Về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương


Nhạc sĩ của chúng ta có rất nhiều họ Hoàng: Hoàng Dương, Hoàng Giác, Hoàng Trọng, Hoàng Nguyên....

Ba người trước gần như xuất hiện cùng một lượt, riêng Hoàng Nguyên muộn hơn một chút, nhưng cũng vẫn trong thập niên 45-55, thời kỳ rực rỡ của nền tân nhạc Việt Nam.

Nhớ lại, trong một chương trình Đố Vui Để Học ở Sài Gòn trước 75, thầy Cao Thanh Tùng có hỏi các thí sinh một câu liên quan đến nhân vật lịch sử Cao Thắng, sau khi nghe trả lời, ông đã nói thêm: “Họ Cao vốn nhiều người có tài”.

Như thế bên cạnh họ Cao chúng ta có thể kể thêm họ Hoàng nữa.

Hoàng Dương, cho tới hiện nay chỉ có hai ca khúc được phổ biến đó là các bài Tiếc Thu và Hướng Về Hà Nội, nếu không kể đến mấy bài của Hoàng Trọng do ông viết lời ca như Nhạc Sầu Tương Tư, Vui Cảnh Mùa Hè....

Tuy cả hai bài Tiếc Thu, Hướng Về Hà Nội và mấy ca khúc của Hoàng Trọng do ông viết lời đều là những bài hát hay cả, nhưng tên tuổi Hoàng Dương vẫn được nhớ tới nhiều nhất với Hướng Về Hà Nội.

Dĩ nhiên, một tác phẩm tồn tại được, trước hết, chính là do giá trị nghệ thuật của nó.

Thế nhưng hoàn cảnh lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng đối với bài hát của Hoàng Dương.
Đó là những ngày tháng Hà Nội sắp mất.

Người ta đang sửa soạn ký với nhau một hiệp định chia đôi Việt Nam ở một nơi nào đó gọi là Genève.

Hà Nội trong những ngày tháng ấy giống như một cơ thể mắc chứng hoại huyết. Xanh xao. Vàng vọt. Người ta bỏ đi. Người ta chạy trốn. Người “bên ngoài” (hậu phương) đã về trộn với người “bên trong” (Hà Nội). Người ta hân hoan. Người ta giấu giếm. Người ta sợ hãi. Úp úp. Mở mở.
Hà Nội bị xé đôi bằng ngay nỗi vui mừng và kinh hoàng thấm nhập cùng một lúc vào lòng người Hà Nội trước khi nó thuộc về cái phần đất nước bị cắt đôi.

Hà Nội đẹp.
Hà Nội buồn.
Hà Nội lãng mạn hay thực tế cũng sẽ mất như những đám sương mù tháng bẩy đang xóa bỏ nó.
Người ta phải nói lời giã từ Hà Nội.
Gọi hồn Hà Nội
Hoàng Dương đã chọn ở lại Hà Nội.
Bài hát của ông có cả cái xa và cái gần Hà Nội, có cái ngọt ngào của một bản tình ca, cái não nùng của một cuộc chia lìa.
Cho người ở lại dấu nó trong lòng.
Cho người ra đi hát như một lời gọi vói.

Bài Hướng Về Hà Nội đã được rất nhiều ca sĩ trình bầy.
Nhưng người hát và người nghe có thể có những tâm trạng khác nhau.
Những người hát từng sống ở Hà Nội vào đúng cái thời bài hát được viết ra hẳn khác với những người hát chỉ biết Hà Nội trong tưởng tượng hay nhìn thấy Hà Nội thật bây giờ.
Người nghe cũng vậy.

Đối với những thính giả Hà Nội cũ thì người hát Hướng Về Hà Nội ra được nhiều chất Hà Nội khi ấy nhất là Duy Trác.

Nghe Lê Dung, một trong những ca sĩ tài hoa của Hà Nội, được đào tạo tại Hà Nội, trình bầy bài hát này, người ta thấy một Hà Nội khác, không phải cái Hà Nội trong bài hát của Hoàng Dương.

Khác chứ không phải hay, dở.
Bởi vì nó tạo ra một vẻ đẹp khác.
Mới có chừng vài chục năm qua, nhưng hầu hết các băng, đĩa thâu thanh bài Hướng Về Hà Nội lời ca đều sai.

Bài thâu thanh của Lê Dung ở ngay Hà Nội, nơi Hoàng Dương hiện còn đang sống, lại càng sai.
Chỉ nói tới những cái sai có làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu hát, chẳng hạn như câu “Thanh bình tiếng ‘guốc’ reo vui” thường lại được đổi thành “Thanh bình tiếng ‘hát’ reo vui”

Có những tiếng động làm nên một phần của thành phố.
Và trong trường hợp bài hát của Hoàng Dương không thể đổi “tiếng guốc” thành “tiếng hát” được.
Sau đây là lời của bài hát, do Duy Trác hát, dựa theo ấn bản lần đầu:



Hướng Về Hà Nội

Hà Nội ơi ! Hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi
Áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi ! Phố phường giãi ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió gây thơ
Thấu chăng lòng khách bơ vơ
Hà Nội ơi! Những ngày vui đã ra đi
Biết người còn nhớ nhung chi
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi! Dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về
Một ngày mùa chinh chiến ấy
Chim đã xa bầy mịt mờ bên trời bay
Một ngày tả tơi hoa lá,
Ngóng trông về xa
Luyến thương hình bóng qua
Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi,
Nắng hè tô thắm lên môi
Thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời

Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xưa,
Mắt buồn dâng những đêm mưa,
Não nùng mây gió đong đưa
Hà Nội ơi! Nỗi lòng gởi gấm cho nhau,
Nhớ hoài chỉ biết thương đau,
Đắm say chờ những kiếp sau.
Hà Nội ơi! những ngày thơ ấu trôi qua,
Mái trường phượng vĩ dâng hoa
Dáng chiều ủ bóng tiên nga.
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê,
Cứ tin ngày ấy anh về
Một ngày tàn hương chinh chiến,
Lửa khói lắng chìm
Tìm về nơi bờ bến
Một ngày hồng tươi hoa lá
Hát câu tình ca
Nói lên lời thiết tha
Hà Nội ơi! Biết người còn có trông mong,
Hướng về ai nữa hay không
Những ngày xa vắng bên sông.
Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi,
Biết bao là nhớ tơi bời ...

Hà Nội hiện nay đã thay đổi, đã không còn chút gì giống với cái Hà Nội trong nhạc Hoàng Dương nữa.
Có gì bền vững với thời gian?
Một tiếng guốc khua thì có nghĩa gì nhỉ?
Vậy tại sao người ta vẫn cứ buồn khi nghe lại ca khúc ấy?

Nguyễn Đình Toàn

*****************************************************************************************

Mời bạn nghe lại phần phát thanh về Nhạc sĩ Hoàng Dương do Hoài Nam phát trong chương trình 70 năm Tình Ca Việt Nam

Nhạc sĩ Hoàng Dương
(12/10/1933 Hà Nội - 30/01/2017)


Những tình khúc tiêu biểu:
Nhắn Gío Chiều
Dạ Khúc
Hướng Về Hà Nội
Nhạc Sầu Tương Tư

Merci lộn - Ngừa thai hiệu quả

Đài tivi tôi thuờng xem tin thời tiết bảo hôm nay ngày 31 tháng 1 , khoảng chiều   3 giờ tuyết sẽ rơi lác đác vài nơi .  mình thầm cảm ơn, rồi tắt tivi , đi tập thể dục , tắm xong đi làm .  Vừa vô tới sở , bật desktop lên , logged in,  mang laptop ra bật lên rồi nhìn lãng đãng ra ngoài cửa sổ .  Whoahhh, tuyết rơi mỗi lúc mỗi nhiều,  hmmmm ...

Vô website của Vina găp tấm ảnh , thiệt hết biết 




Great Talk - William Perry - Bộ truởng Quốc phòng Hoa Kỳ duới thời Bill Clinton

Monday, January 30, 2017

Gandhi và Lá cờ Ấn độ hiện nay

Trong video clip này bạn sẽ thấy Gandhi lãnh đạo Ấn độ để giành đuợc độc lập từ tay Anh Quốc mà không cần đến súng ống . Trong khi Hồ Chí Minh thì theo quỷ Stalin / Lenin / Mao Trạch Đông để mang về chính sách giết nguời dã man, đưa đất nuớc ngày càng vào con đuờng bế tắc ...

Sunday, January 29, 2017

Friday, January 27, 2017

Hoa Xuân - Diễm Xưa Xuân CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10



(sưu tầm từ internet)

Câu Chuyện Đầu Năm - AsiaCD 381




Bản 1 - 7


Bản 8 - 14



(sưu tầm từ internet)

Thư Xuân Gửi Mẹ - Diễm Xưa CD 121




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12



(sưu tầm từ internet)

Cuối tuần - Cuối tháng - Cuối năm Bính Thân 2016


Hôm nay 1/27/2017  là ngày thứ sáu cuối tuần , cuối tháng giêng tây , mà cũng là cuối năm (ngày 30 tháng chạp ta ).

Tháng chạp là gì nhỉ , từ đâu mà có chữ "chạp" trong này , cũng như chữ "giêng" trong tháng giêng .  Tại sao nguời xưa không gọi là Tháng 1 hay Tháng 12 cho cho đồng điệu nhỉ.   Nhưng nguời Việt gọi tháng ta là chap là giêng thì cũng đuợc đi nhưng sao tháng tây mà đài phát thanh RFI của Pháp , ban Việt ngữ cũng nói "... Sau đây là bản tin thời sự ngày 27 tháng giêng năm 2017 " ...

Những câu hỏi không có trả lời cứ vụt đến vụt đi trong trí trong khi tôi đang loanh quanh trên con đuờng rừng vào ban mai tuyết rơi nhè nhẹ như hoa xuân vương trong gió.  Đuờng sá hôm nay vắng vẻ lạ thường không lẽ nguời Mỹ cũng ở nhà sửa soạn mừng Tết Đinh Dậu hay sao .  Thôi ai ra sao thì ra còn mình phái đi làm vậy.

Thời tiết năm nay bất thường, đã cuối tháng giêng rồi mà sông hồ vẫn chưa đông đá, tuyết rơi không nhiều như những năm xưa.

Bao nhiêu năm truớc,  khi đông về nhất là vào cuối tháng giêng Tây sang đến Tết ta , tuyết phủ trắng xoá mêng mông.  Trời lạnh âm độ từ ngày này sang ngày khác , ao hồ đóng băng ,  dân chúng tụ tập trên mặt nuớc hồ để  đào băng đá thả câu , hay luớt băng và đi bộ.  Niềm vui mùa đông quê tôi là thế, vậy mà năm nay lại vắng vẻ buồn hiu.

Tôi lại càng buồn trong lòng hơn khi Tết này Ba Mạ không về.  Buồn thì buồn nhưng cũng phái về thăm nhà .  Một mình thui thủi cắm huơng hoa trái quả cho bàn Phật, bàn Ông Bà , lòng tôi nghe cay chi lạ, tiếng tích tắc đều đặn của chiếc đồng hồ treo tuờng làm cảnh vật trong nhà cô tịch hơn.  Cúng kiếng trong nhà xong, nhớ lời chị dặn lên tầng trên tuới nuớc giùm mấy chậu lan cho chị.  Chị cbiết cách chăm sóc hoa lan, nên lan khoe hoa mỗi năm ba lần , Có lần tôi hỏi chị cách chăm sóc hoa lan .  Chị cuời bảo tôi :
- Dễ lắm em ạ
- Dễ là sao chị, chứ em trồng là một năm sau là nó ỉu xìu , rồi héo, rồi cụp xuống luôn chị ạ
- Ồ, truớc tiên em phải đặt hoa gần cửa sổ có ánh nắng .  Sau là em vo gạo để giành nuớc vo cho lắng xuống , gạt nuớc trong một chút, giữ nuớc vo gạo lại .  Rồi minh lấy phần gốc hoa lan nhúng vô nuớc cơm, làm mỗi tháng một lần thôi .  Phần nuớc cơm đó thấm qua mạc cây vỏ cây , nó đủ ẩm và nhiều dinh duỡng cho hoa .  Còn những ngày khác thì em cho nó it nuớc 1 lần 1 tuần là lan ra hoa đều đều em ạ
Trời tối quá tôi chụp một tấm hoa lan của chị làm kỷ niệm Chị còn nhiều  hoa lắm nhưng tôi không biết bật công tắc đèn chỗ nào cho sángn trên căn phòng khách của chị , sớ mò mẫm làm đổ bể đồ của chị

Tự dưng tôi lang bang từ chuyện Tết sang tháng Giêng rồi sang hoa lan và tự dưng nhớ vuờn hoa lan của chị anh Năm thuở nào, mới thoáng mà đã 9 năm rồi.

Ngày ấy anh Năm dẫn chúng tôi thăm chị ở Florida .  Năm ấy trời mùa hè quê tôi lành lạnh , đã tháng 7 rồi mà nhiệt độ ở 55 - 60 .  Anh bảo chúng tôi bay đến phi truờng Fort Lauderdale vì nơi ấy về vùng chị Boca Raton gần hơn (Fort Lauderdale - nơi có ông kia bắn chết 5 nguời và làm bị thương nhiều nguời khác hôm ngày 7/1/2017). Buớc ra khỏi phi truờng Ft Lauderdale , tôi như rơi vào trong lò lửa, cái nóng hừng hực hơn 100 độ như nung như đốt.  Whoahh nắng Florida nóng kinh thiệt

Vòng quanh ra khỏi phi truờng , chúng tôi ghé lại một plaza mà nơi ấy có rất nhiều nguời Việt và Tàu mở quán dọc hai bên đuờng xa lộ , trông tấp nập không thua ở quận Cam nguời Việt bên California  .  Chị dẫn chúng tôi vô tiệm tạp hoá nguời Việt, chúng tôi mua thức ăn nuớc uống để đi chơi .   Về đến ngõ nhà chị , tôi ngỡ như tôi đang vào thăm vuờn lan của một thành phố nào đó, Tôi thật khâm phục chị về sự hiểu biết về Lan và cách trồng.  Tôi lấy chiếc máy hình con con chụp vài tấm hoa lan trong vuờn chị làm kỷ niệm.







Chiếc xe của tôi muợn từ phi truờng Ft. Lauderdale












Thursday, January 26, 2017

Tôn Nữ Thị Ninh , bà là ai ?

Cha mẹ anh chị em của bà Tôn Nữ Thị Ninh

Bà Tôn Nữ Thị Ninh gặp Phạm Văn Đồng - một tên bán nước , một tội đồ của dân tộc Việt.


Buổi sáng hôm qua 1/25/2017, tôi vừa tập thể dục vừa xem tin sớm của đài Nhật NHK vào lúc 6 giờ sángn .  Sau chương trình tin tức  45 phút về chính trị, kinh tế đặc biệt là vùng Á Châu, là phần phỏng vấn nguời nổi tiếng trong 12 phút.  Một cái tên Tôn Nữ Thị Ninh hiện trên màn ảnh .  Bà nói tiếng Anh chuẩn.

Tôi nghĩ vu vơ ... chắc bà cũng như chúng tôi đang lưu vong ở hải ngoại .   Nhưng sao bà nói về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam .  Mới bắt đầu cuộc phỏng vấn tôi nghe giọng điệu bà có mùi hôi cộng sản đặc quánh trong đó.  

Xem xong clip tôi mới biết , bà gặp Phạm Văn Đồng từ truớc trận thảm sát dân Huế năm 1968 . Thật là quái di trong gia đình nhà họ Tôn , một bên là đi bên cộgn sản để về thảm sát dân ngay tại nơi đất than kinh của họ , một đàng thì trốn chui nhũi trong Sài Gòn ... thì ra bà Tôn Nữ Thị Ninh đã về Sài Gòn làm điệp viên cho cộng sản Bắc Việt.  

Sáng nay tôi download clip này từ NHK và google xem bà Tôn Nữ Thị Ninh là ai .  Té ra bà là cộng sản thứ thiệt 100%.   Tại sao nhỉ? Tại sao những nguời họ Tôn Thất và Tôn Nữ đuợc cài vô trong cả hai chế độ Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Cộng Sản.

Tôi đang đọc quyển Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác , mặc dù sách là tiểu thuyết , nhưng tác giả đã đề cập nhân vật Tôn Thất Toàn , Tôn Thất Đính ngay từ những trang đầu .  Họ Tôn chạy chọt trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà rất giỏi để ăn trên ngồi truớc ...

Mời bạn xem clip tôi giữ lại từ NHK World


NHK Phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh (2017)

BBC Phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh (2008)


**************************************************************************
Các nhân vật nổi tiếng trong dòng họ Tôn Thất – Tôn Nữ
Tôn Thất:
Tôn Thất Hiệp: Tướng chúa Nguyễn
Tôn Thất Thuyết: Đại thần nhà Nguyễn.
Tôn Thất Đàm: Khâm sai chưởng lý quân vụ đại thần nhà Nguyễn một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.
Tôn Thất Tiệp: Một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.
Tôn Thất Hân: Phụ Chánh Thân Thần nhà Nguyễn, thay mặt vua Bảo Đại trong thời gian vua đi du học
Tôn Thất Tùng: Bác Sĩ Hàng Đầu Việt Nam thế kỷ 20
Tôn Thất Bách: Bác Sĩ, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hiệu Trưởng Đại học Y Hà Nội
Tôn Thất Tiết: Nhà Soạn Nhạc Người Pháp Gốc Việt
Tôn Thất Lập: Nhạc Sĩ
Tôn Thất Đào: Họa Sĩ, Hiệu Trưởng Đầu Tiên Của Cao đẳng Mỹ thuật Huế
Tôn Thất Thiện: nhà dân tộc chủ nghĩa
Tôn Thất Uẩn: Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Đính: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Xứng: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Khiên: Đại tá Việt Nam Cộng Hòa Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế
Tôn Thất Sanh: Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Trợ Lý Quyền Tham mưu Trưởng Tư lệnh Vùng 2.
Tôn Nữ:
Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh – Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu EU và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.
.
.
.
Nguồn: google
**************************************************************************
Sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :
Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.
Công Nữ : con của vua.
Công Tôn Nữ : cháu của vua.
Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.
Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.
Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .
Nguồn: google

**************************************************************************
Tôn Nữ Thị Ninh , bà là ai ?
Thưa bà,

Tôi vốn biết bà từ lâu và cũng nghe danh bà là người có học thức và được học hành từ môi trường đại học Tây Âu, dù tôi không biết bà có chức vụ gì, nhưng từ ấy cũng cho tôi có chút lòng kính trọng bà. Vì lẽ đương nhiên tôi tin bà đã sống và học ở trời tây, nơi có các nền chính trị rất tự do phóng khoáng, nơi mà một người dân bình thường cũng có thừa hiểu biết về dân quyền, nhân quyền của mỗi công dân, thế nào là bình đẳng và bình đẳng là thứ mà người ta phải tuyệt đối tôn trọng và cũng là nơi mà người dân luôn có ý thức về một nhà nước chân chính luôn tôn trọng dân quyền, phục vụ dân sinh.

Nhưng qua bài viết “Bob Kerrey là khởi điểm xấu cho trường ĐH Fulbright” và bức thư ngỏ của bà sau đó, tôi thấy bà như hội đủ yếu tố của một mụ phù thủy ranh ma, tráo trở, lấp liếm, đạo đức giả, thù dai… và trả thù vặt, chứ không phải như một nhà khoa học, một trí thức như tôi đã từng nghĩ.

1- Bà khoe khoang cái mẽ bà đã từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh Việt Nam trong những năm 60-70, tôi nghe bà nói mà nực cười vì sự tự hào của bà.  Tôi nghĩ những người VN cùng biểu tình với bà, đa số họ đã thức tỉnh từ lâu, vì sự mê muội, vì sự cả tin mà một thời bị cuốn theo. Nếu bà là một người Pháp biểu tình tại Paris hay một người Mỹ biểu tình ở nước Mỹ để phản chiến thì tôi chấp nhận và chia sẻ quan điểm vì con em của họ phải hy sinh tính mạng vì một dân tộc ở một nơi xa xôi hay vì họ yêu hòa bình và muốn thế giới này mãi được yên bình, đừng có chiến tranh.

Nhưng với bà, một người VN đã sống ở miền nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, tổ tiên của bà, quê hương của bà cũng ở miền nam. Hẳn bà cũng thừa biết là chiến tranh giữa hai miền nam – bắc VN là do chế độ miền bắc cổ súy xâm lăng với ý đồ thôn tính, đặt cả nước VN vào quỹ đạo của cộng sản VN và cộng sản quốc tế. Chứ người miền nam, chính phủ miền nam chỉ cầu mong cho có hòa bình để làm ăn và mưu cầu thịnh vượng cùng các nước năm châu, bốn biển. Vậy nếu bà muốn biểu tình chống chiến tranh thì phải ra miền bắc mà biểu tình mới phải chứ? Phải kêu họ, chính quyền Bắc Việt và đảng cộng sản VN đừng bắt hàng triệu thanh niên cầm súng vào “giải phóng miền nam”, để rồi phải đau khổ hy sinh xương máu một cách oan uổng khi tuổi đời chỉ mới 18-20. Vì miền Nam đang sống sung túc và tự do hơn miền bắc của họ nhiều, thì có gì mà phải giải phỏng theo lời bịp bợm của nhà cầm quyền miền bắc? Điển hình như bà thấy đấy, sau ngày 30/4/1975 có biết bao của cải, đủ cả Ti vi, cassette, tủ lạnh, xe máy, lúa gạo… và cả rất nhiều vàng được chở đem về miền bắc.

Những người VN mang danh nghĩa chống chiến tranh thời bấy giờ ai cũng biết đa phần trong số họ là những người có cảm tình với chế độ miền bắc hoặc là cán bộ Việt cộng nằm vùng, ngoài mặt họ đưa chiêu bài phản chiến nhưng thâm ý của là họ muốn Mỹ thôi giúp cho chế độ miền nam chống cộng sản, để miền nam càng mau bị miền bắc thôn tính đúng theo ý đồ phản bội của họ. Tôi gọi đó là những kẻ đã lầm đường và những kẻ phản bội, bởi lẽ nếu họ yêu thích chế độ miền bắc thì khi trao đổi người giữa hai miền sau hiệp định Geneve, sao họ không cuốn gói về miền bắc sinh sống với chế độ mà họ yêu thích?

Còn điều này nữa, bà là người học rộng, chẳng lẽ bà không hiểu, vì sao VN chiến thắng lớn tại Điện Biên Phủ mà phải ký hiệp định Geneve chấp nhận chia đôi đất nước? Sao không thừa thắng mà tiến lên đánh đuổi quân pháp, chiếm cả Việt Nam (trong đó có Nam Kỳ Tự Trị mà thực dân pháp đã mở rộng một số quyền theo quy chế tự trị cho miền nam dưới quyền của Quốc trưởng Bảo Đại và các chính phủ của ông) để thống nhất ngay từ đó?

Chắc bà cũng biết Liên Xô và Trung Cộng đã âm mưu chia cắt nước VN làm hai miền nam – bắc từ trước khi trận Điện Biên Phủ mở màn, thành ra chiến thắng Điện Biên Phủ tuy là lớn, nhưng không có nhiều ý nghĩa với tiến trình lịch sử của dân tộc. Bởi vì bọn Trung Quốc sau chiến tranh Triều Tiên, họ đã tổn thất rất nhiều, và tình hình bất ổn trong nội bộ nước họ, họ không muốn chiến tranh VN kéo dài thêm nữa, và với ý định chia đôi nước VN, miền bắc vẫn chịu ảnh hưởng của họ, lệ thuộc vào họ, miền nam dù Mỹ có nhảy vào giúp bảo vệ chế độ miền nam, thì Trung Quốc cũng không phải lo về đối đầu với Mỹ vì có lãnh thổ miền bắc trở thành vùng đệm, che chở rất an toàn cho nước họ. Thế là trong một hội nghị ở Quảng Châu họ đã ép ông Hồ Chí Minh phải ký hiệp định Geneve theo ý của họ và họ đã hứa với ông Hồ Chí Minh là sau này nếu chiến tranh có bùng phát trở lại thì lúc đó họ sẽ giúp cho miền bắc bằng mọi giá. Và ngay lúc này ông Hồ Chí Minh đã cho họ biết là ông sẽ đánh miền nam.

Và thế là để thi hành hiệp định Geneve theo đúng thì các cán bộ, đảng viên đảng cộng sản, từ bắc vào và những người thuộc Việt Minh phải rút hết về miền bắc, những ai còn ở lại thì phải ra trình diện với chính quyền miền nam và không được tiếp tục hoạt động chống chính phủ miền nam. Những người dân miền nam nào ưa thích chế độ miền bắc thì cứ tự do di chuyển về miền bắc sinh sống. Ngược lại những người đang ở miền bắc mà thích sống với chế độ miền nam thì cứ di cư vào nam. Thế là hơn 1 triệu người miền bắc đã di cư vào nam và người miền nam thì tập kết ra bắc.

Lúc này ông Lê Duẩn, bí thư xứ ủy Nam kỳ đã giả bộ lên tàu chuẩn bị về miền bắc, nhưng ông đã bí mật hóa trang xuống tàu và ở lại miền nam, cùng với việc ở lại miền nam bất hợp pháp của Lê Duẩn là nhiều vũ khí được chôn giấu lại trên khắp miền nam và một số lượng cán bộ được bố trí bí mật ở lại, nhiều tài liệu nói là số cán bộ bí mật ở lại này lên đến con số 800.000 người, thật kinh khủng để tiếp tục tổ chức lực lượng chống phá chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền nam, dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn. Và chính ông này đã viết ra đề cương chiến lược “giải phóng miền nam”, mà gọi cho đúng tên là kế hoạch chiếm đoạt miền nam mới phải. Lúc này ở miền nam chưa hề có một tên lính Mỹ nào cả. Và kế hoạch chiếm miền nam này của Lê Duẩn đã được ông mang ra miền Bắc trình bày với bộ chính trị đảng công sản và đã được thông qua với quyết tâm chiếm miền nam bằng mọi giá.

Ngay sau đó là đường mòn Hồ chí Minh được xây dựng vào năm 1959 và Mặt trận Giải phóng Miền Nam cũng ra đời năm 1960, lúc này vẫn chưa có lính Mỹ ở miền nam. Thế thì cái chiêu bài đánh Mỹ “giải phóng miền nam” chỉ là thứ giả hiệu, là chiếc bình phong che đậy mưu đồ xâm lược miền nam của chính quyền miền bắc thôi, chứ chẳng có giải phóng ai, cũng chẳng có đánh Mỹ gì cả, vì cho mãi đến năm 1965, lính Mỹ mới đổ bộ vào miền nam với mục đích cao cả là bảo vệ chính phủ miền nam, bảo vệ miền nam để đừng rơi vào chủ nghĩa cộng sản, đừng rơi vào tay của chính quyền miền bắc.

Bà chắc cũng biết chế độ Ngô Đình Diệm ở miền nam trước sau vẫn cự tuyệt, không ký hiệp định Geneve, họ đòi không chia đôi đất nước và đình chiến, phe nào ở đâu thì giữ nguyên vị trí ở đó. Điều này trái hẳn với ý đồ của Trung Cộng, nên Trung Cộng ra sức thuyết phục người pháp, thuyết phục ông Hồ Chí Minh, cuối cùng Hiệp định Geneve đã hình thành mà không có chữ ký của chính quyền Ngô Đình Diệm và phần phụ lục về việc tuyển cử để thống nhất đất nước là hầu như không có nước nào dự hội nghị ký vào văn bản này và đương nhiên là chính quyền miền nam của Ngô Đình Diệm cũng không có ký vào đây. Vì thế cho nên luận điệu tuyên truyền của miền bắc nói rằng, vì chính quyền Ngô Đình Diệm không thi hành tổng tuyển cử nên họ tiến hành cách mạng giải phóng miền nam rồi xua quân đội miền bắc vào miền nam chỉ là luận điệu giả dối cho tham vọng chiếm miền nam của họ.

Và bà cũng không đờ đẫn, không điên khùng đến mức không biết là sau hiệp định Paris thì không còn lính Mỹ ở miền nam, thế mà Bắc Việt vẫn dốc toàn lực vào đánh miền nam, thì là đánh Mỹ sao hả bà Ninh? Chỉ có những người mất trí mới nghĩ như thế.

Thành ra cái trò biểu tình phản chiến mà bà kể công ở đây, chỉ là thứ biểu lộ cho sự thiếu hiểu biết, không thức thời hay sự mê muội nghe theo luận điệu tuyên truyền mà bà vẫn còn cố giữ. Bà không thể phản chiến để kêu chính quyền miền nam đừng đánh trả miền bắc đang tấn công họ, mà bà có giỏi thì nên biểu tình ngăn chặn ý đồ và hành động tàn nhẫn của chính quyền miền bắc, đưa quân tấn công miền nam, như thế thì bà mới là người có công với dân, với nước, tránh được đau thương cho dân tộc bà ạ.

2- Bà cũng khoe khoang cái mẽ bà đã từng công tác trong ngành ngoại giao hơn 30 năm và từng quen biết với nhiều nhân vật người nước ngoài, từ nhà báo, nhà văn, nhà chính trị, nhà học thuật, nhà kinh tế … và nhiều nhà khác nữa. Nhưng qua những gì bà thể hiện trong bài viết, tôi nghĩ bà đã đem danh dự, lòng tự trọng, tính nhân đạo, lòng vị tha … của dân tộc VN phỉ báng trước thế giới có lẽ là nhiều hơn những gì bà đã làm gì cho giống nòi VN được tôn vinh trên trường quốc tế. Những con người hẹp hòi, nhỏ mọn, ích kỷ, thâm thù … như bà, mà cũng làm công tác ngoại giao ngót hơn 30 năm thì càng khẳng định thêm chế độ này lắm khi rất u tối trong việc tìm hiền tài để phụng sự tổ quốc và nhân dân. Có thể một phần vì thế mà người nước ngoài họ đánh giá VN, là nước không chịu phát triển? Trên đời này có một nhà nước nào lãnh đạo quốc gia mà không muốn cho nước mình phát triển không chứ? Tôi hỏi trời hay hỏi ai đây?

Thì ra chỉ có những con người như bà chỉ lấy hận thù, chỉ lấy cái ích kỷ cá nhân mà đem ra làm việc lớn, việc nước, việc dân, bà đem cái thành kiến nhỏ mọn của cá nhân bà ra đặt trước cái lợi ích của nhân dân, của đất nước, cái loại cán bộ như thế này thì đất nước không phát triển, nhân dân không được tự do, hạnh phúc là phải lắm. Ba mươi năm đổi mới rồi, 70 năm xã hội chủ nghĩa rồi, mà đất nước ngày càng tụt hậu so với thế giới, cái gì cũng thua thiệt với người ta, chỉ có lòng tự hào rởm, chỉ có tham nhũng, đàn áp, bất công … là hơn người. Còn nước nghèo vẫn nghèo, kinh tế phụ thuộc nước ngoài, biên cương bị gặm nhấm, lãnh hải, hải đảo bị người ta xâm lấn, chiếm giữ và ngạo nghễ từng ngày. Nhân dân ở các vùng xa, vùng sâu, vùng cao … đa số vẫn còn nghèo và đói, phải cứu trợ bằng gạo, thời đại ngày nay mà phải cứu trợ bằng gạo, thì hỏi có đau lòng không? Đạo đức xã hội suy đồi, không biết bao nhiều là thứ tội phạm, không biết bao nhiều thứ trò lừa đảo trên mọi lãnh vực đời sống và ngày càng tinh vi tàn ác … !

Nhân phẩm con người VN bị đem ra bán rẻ trước thế giới, phụ nữ chỉ mong được lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc, Hàn quốc, kể cả đàn ông nghèo khổ châu Phi, chỉ mong thoát khỏi cảnh nghèo hèn, chỉ mong được đổi đời và bất chấp tất cả những ê chề, tủi nhục. Thanh niên nam nữ thì mong xa lìa gia đình, quê hương, đất tổ để đi tìm kế sinh nhai, dù đó là vùng xa xôi, nước xa xôi mà họ chưa hề biết đến. Nhưng đi để được làm gì? Chỉ được làm lao động chân tay và làm osin, thế nhưng cũng bị cơ quan công quyền đặt ra những chi phí quá cao, thủ tục nhiêu khê và bọn lừa đảo cũng dựa vào đó mà ra tay lừa gạt, khiến cho nhiều người phải mang nợ không biết đến bao giờ mới trả hết được. Còn những người đã đi thì khi sang đến xứ người chỉ mong được trốn ra ngoài làm chui hay trốn ở lại làm chui thì mới mong trả được nợ khi đi và dư được chút tiền. Cái bóc lột ngày nay nó như thế đó.

Nhưng những tình cảnh này, những kẻ làm quan như bà chắc chẳng mấy khi đếm xỉa đến, mà chỉ quan tâm đến vấn đề sĩ diện cá nhân rởm, chỉ lo làm giàu thôi thì phải? Những kiểu dùng người chỉ theo cảm tính, sử dụng nhân tài không cần nghĩ đến quá trình, công lao và lòng nhiệt thành của họ đã và đang đam mê với lý tưởng, với công việc như ông Bob Kerrey, rồi bỗng nhiên bị người ta dứt ngang cho ra rìa. Cái cách chọn người, sử dụng con người vô tâm, tàn nhẫn … và phá hoại này vẫn thường thấy ở chính quyền VN, chính vì thế mà đôi khi có những chính sách tốt, những ý tưởng hay… nhưng cuối cùng thì thực hiện chẳng đến đâu, chỉ làm lãng phí và tăng thêm sự trì trệ, tụt hậu thôi.

Phải, bà nói nước Mỹ không thiếu nhân tài, nhưng sử dụng nhân tài như bà và như chính quyền của bà thì chẳng ai còn động lực để phục vụ, chẳng ai muốn phục vụ cho những kẻ vô tâm, vô ơn và không tôn trọng nhân tài như thế. Thật ngớ ngẩn khi bà ví ông Bob Kerrey và trường đại học Fulbright như một cuộc hôn nhân, nhưng đến phút cuối khi đôi tân lang, tân nương sắp lên xe hoa, họ chẳng có lỗi gì cả, họ vẫn yêu thương, thì bà lại muốn thay đổi, tân lang phải là người khác, mà nguyên nhân là do bà chụp mũ và gán ghép, không thừa nhận lòng thành của người ta. Hôn nhân kiểu của bà là hôn nhân gì vậy, tôi không nghĩ bà là một người có học, mà là một kẻ vô học thì đúng hơn. Bà học kiểu gì mà sống như kiểu rừng rú như thế?

Bà cũng khoe khoang cái mẽ làm luận án thạc sĩ qua tác phẩm của một nhà văn Mỹ, nhưng tôi nghi ngờ những gì bà viết trong đó cũng chẳng có gì hay ho!

3- Cái tâm tốt của con người là biết nhìn ra lẽ phải, biết thừa nhận cái sai và biết ăn năn hối cãi, dù sự ăn năn hối cãi ấy có muộn màng nhưng cũng sẽ làm cho người ta dễ quên đi nỗi đau. Ngược lại cái tâm xấu xa là kẻ không nhìn thấy cái ác quanh mình, tức là cũng đồng phường, đồng hội với kẻ ác, hoặc thấy cái ác mà im lặng thì ta là người hèn nhát hay đồng lõa, còn nếu ta ca ngợi cái ác thì chính ta còn ác hơn kẻ đã thủ ác.

Bà chai mặt và vô tâm đến mức khi một người đã nói ra lời xin và đã có nhiều hành động để chứng tỏ họ đã ăn năn và chuộc lại lỗi lầm, khi trong một tình thế mà họ phải đối diện với cái chết của chính họ và đã gây ra tội lỗi. Những kẻ vô tâm như bà khiến tôi cảm thấy ghê tởm nên tránh xa và càng ghê tởm khi biết là chung quanh bà vẫn có nhiều cái ác khác gấp hàng trăm lần, nhưng vì bà và họ cùng một phe, một phái nên bà đã làm ngơ, lãng quên hay chối bỏ, chứ đừng nói chi đến thừa nhận hay xin lỗi như ông Bob Kerrey.

Hẳn là bà không thể không biết đến cuộc cải cách ruộng ở miền bắc từ năm 1953 đến năm 1956, đã giết hại hàng mấy chục ngàn đồng bào vô tội, bà không thể thấy cái tàn ác của chế độ, khi một số người cần mẫn, chăm chú làm ăn và khi tích cóp được một số tài sản, dù tài sản cũng chẳng nhiều gì, chỉ cần 0,65 ha đất, hai con heo thôi, cũng đủ bị khép vào loại địa chủ, rồi bị chế độ này đem ra đấu tố để chiếm hết tài sản và có khi là cướp luôn cả tính mạng của họ. Chẳng những bị mất tài sản, tính mạng mà trước khi chết họ còn bị một lũ côn đồ của chế độ mạ lỵ, vu khống, chửi bới … vô cùng tàn nhẫn.

Chắc bà cũng không thể không biết vụ án của bà Nguyễn Thị Năm, chủ cửa hàng bán vải sợi Cát Hanh Long. Bà này chồng mất sớm, nhờ tài quán xuyến và làm ăn chăm chỉ qua bao nhiêu năm nên bà đã khá giả, giàu lên. Bà Năm rất có tinh thần vì nước, vì nền độc lập tự do của dân tộc nên trước cách mạng tháng 8 năm 1945, bà ấy đã hiến cho “cách mạng” một số tiền tương đương với 700 lượng vàng. Sau cách mạng tháng 8, trong tuần lễ vàng do ông Hồ Chí Minh phát động, bà Năm lại hiến thêm 100 cây vàng nữa. Nhà bà là nơi các lãnh đạo cao cấp của đảng thường tới lui, bà đã đối xử và nuôi dưỡng, che giấu như các ông Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ …

Trong 9 năm kháng chiến chống pháp, đồn điền cao su mà bà Năm mới mua là nơi chứa, nơi đóng quân của nhiều đơn vị bộ đội. Bản thân bà Năm cũng là Hội trưởng Hội phụ nữ tỉnh, hai con bà cũng là bộ đội với chức vụ chỉ huy tiểu đoàn. Thế mà khi cần loại ra khỏi hàng ngũ đảng, những thành phần không xuất thân từ giai cấp bần cố nông, dù họ đã đóng góp rất nhiều công lao và hết cả tài sản cho đảng, thì đảng cũng không chùn tay chừa cho họ quyền được sống, vì thế nên bà Năm đã bị họ đấu tố và giết hại một cách tàn nhẫn.

Thật đê hèn cho những người lãnh đạo khi giết hại một ân nhân rất lớn của mình, và đan tâm giết một người phụ nữ để mở màn cho cuộc đấu tố giết hại dân lành. Làm sao bà Ninh không biết bài báo “Địa chủ ác ghê” đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và tác giả của nó, nếu bà đã là đảng viên cộng sản và tôn thờ lãnh tụ tối cao của đảng. Một bài báo đã trơ trẽn vu khống bà Năm đã giết hại đến 32 gia đình và 260 người … để rồi họ bắn bà một cách dã man, chỉ vì muốn có một phát pháo khởi đầu đấu tố cho thật ác độc để dọa nạt quần chúng.

Bà cũng không thể không biết đến cuộc tàn sát hơn 4000 thường dân vô tội ngay tại Huế, quê hương của bà, trong trận chiến Mậu Thân 1968 do Việt cộng gây ra. Những kẻ thủ ác đã nhẫn tâm giết đồng bào, đồng loại của mình bằng cách trói họ lại với nhau bằng dây kẽm gai và dùng súng đạn, cuốc, xẻng … họ dã man không thua gì bọn Khmer đỏ giết người, diệt chủng. Và gần đây ngay trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chắc bà cũng không thể không nghe về chuyện bộ đội miền Bắc đã xả súng tàn sát hơn 200 thường dân tại ấp phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh trên đường họ tiến về Sài gòn. Còn rất nhiều tội ác của chế độ này lắm, biết bao nhiêu người đã chết tại trụ sở của cơ quan công an, trong nhà giam … và mới đây nhất là chuyện đầu độc môi trường biển suốt chiều dài 4 tỉnh miền trung mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, chưa rõ thủ phạm, việc mất dần biển đảo, ngư dân bị bắn, bị cướp hàng ngày … dường như bà cũng chưa lên tiếng lần nào cả. Bà yêu nước hay bà yêu cái gì đây?

Nếu bà nói bà đã từng làm quan, làm chức to suốt hơn 30 năm qua, và tự hào về điều đó, khi mà đất nước chẳng tiến đến đâu, vẫn còn ngày càng tụt hậu xa với các nước khác, thì bà thật là kẻ dày mặt mới dám tự hào bà là quan chức. Nếu bà thấy quanh mình vẫn có rất nhiều điều tàn ác xấu xa và không ai dám thừa nhận tội ác, không ai có một lời xin lỗi với nhân dân, với vong linh của những người đã chết thê thảm, mà bà cũng không lên tiếng, để rồi bà vạch tội của một người khác, một người nước ngoài và bà một mực cố chấp, dù họ đã ăn năn hối cãi, thì bà thật là thứ lưu manh đầy dẫy trong xã hội VN ngày nay. Nếu bà bảo rằng ông Bob Kerry có ăn năn hối lỗi thì chỉ một mình ông ấy biết, chứ bà … làm sao biết và cũng không cần biết, dù ông ấy không những đã thể hiện bằng lời nói, cả hành động và ước muốn tốt đẹp của ông ấy dành cho đất nước VN và tương lai của người dân VN, thì theo tôi, bà đúng bà là một kẻ rừng rú, một con thú đội lớp người, chứ không là một nhà trí thức gì cả.

4- Một con vật hay một hạt mầm cây cỏ khi được sống trong một môi trường tốt thì bao giờ cũng tươi tốt, sẽ cho những bông hoa đẹp hay những trái chín ngon ngọt hơn là những cây, hoa, cỏ sống trong môi trường không thuận lợi. Đó là lẽ tự nhiên. Một con người nếu may mắn được rèn luyện, học tập trong một thế giới văn minh như phương Tây thì thường là hấp thụ được những điều hay lẽ phải, khi hiểu biết được những đều hay lẽ phải ấy, thì phải có lòng với quê hương đất nước, với dân tộc mình để khai sáng cho nước non và cho dân tộc, một nghĩa vụ và một trách nhiệm cao cả với tiền đồ của tổ tiên, họ không vì lợi lộc riêng mà bỏ cái sở học của mình để nghe theo những điều ngu muội của những kẻ ít học, không vì sự hèn nhát mà không dám đấu tranh cho cái lẽ phải được tồn tại và không vì bất cứ cái gì, để đánh mất tri thức của mình, thì đó mới là một nhà khoa học của dân của nước.

Bà đã đi học ở châu Âu, bà đã làm việc ở châu Âu, bà thừa biết cái nguyên tắc đối trọng để cân bằng quyền lực trong các nền chính trị dân chủ ở châu Âu, để đối trọng với đảng cầm quyền, chính phủ đương quyền là các đảng đối lập, là lá phiếu được toàn quyền lựa chọn của người dân, là cơ chế tam quyền phận lập nghiêm minh và rõ ràng của nó, để tránh đảng đương quyền, chính phủ đương nhiệm lạm quyền, tự tung tự tác và tham quyền cố vị. Đó mới đúng là những đối trọng để điều chỉnh một chính quyền của đảng đương quyền, họ sẵn sàng bị mất quyền lãnh đạo bất cứ lúc nào nếu họ bất tài, thất đức, thiếu trách nhiệm … làm dân chúng mất niềm tin. Thế nhưng trong tình trạng đất nước bi đát, vì tham nhũng và thất thoát trầm trọng … do lãng phí, năm 2007, bà đã viết trên Tạp chí Cộng sản về quan niệm đối trọng với quyền lực, theo bà chỉ cần các đoàn thể, các tổ chức như là công đoàn, mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ … là đủ!

Một kiểu bồi bút, nịnh hót không thể tưởng tượng được, chẳng lẽ bà không biết các tổ chức này do đảng, của đảng “đẻ’ ra và trực tiếp lảnh đạo thì còn là đối trọng cái nổi gì?

Bà đã từng lý luận phản bác những người đấu tranh cho nhân quyền trong nước bằng luận điểu này đây:

“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”. Thật hết biết với thái độ trịch thượng kẻ cả của bà, trong nhân dân có những người có tuổi bằng tuổi của cha bà, mẹ bà …, trong những người bất đồng chính kiến với đảng, có những người cũng có tuổi đáng tuổi cha bà, mẹ của bà như ông Trung tướng Trần Độ, như nhà sư Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ … thế mà bà gọi họ là con em, cháu … nhân dân là con, em cháu của bà? Tôi phải chửi bà, người dân phải chửi bà như thế nào cho xứng đây? Có lẽ không còN từ nào cả bà Ninh ạ.

Còn nữa, cho dù bà có là gia trưởng độc quyền, độc đoán trong cái nhà của bà, thì bà cũng phải sống trong một xã hội, còn có rất nhiều nhà chung quanh, những nhà hàng xóm nếu thấy bà quá tàn nhẫn, độc ác với các thành viên trong nhà của bà thì họ cũng có quyền can thiệp chứ, luật pháp của nước nào cũng có điều khoản đó bà Ninh à. Và một thế giới văn minh thì nhân quyền chỉ có một định nghĩa cho toàn thế giới này, thành ra tôi không biết bà là người hay thú và bà đang sống ở đâu đây?

Đối với ông Bob Kerry, nếu không được làm Chủ tịch Hội Đồng Tín Thác của trường Đai Học Fulbright, thì ông cũng có những chỗ làm xứng đáng khác, vì ông là một người có tài và tôi cùng nhiều người khác cũng khẳng định ông ấy là người có đức, vì chính ông ấy đã nhiều lần nói với mọi người là xin đừng biện hộ hay giải thích cho ông, vì ông có mặt trong toàn lính Mỹ trong cái đêm tai vạ ở làng Thạnh Phong thì xem như là ông đã có tội rồi và điều đó đã làm ông ray rứt cả đời, nó cũng làm cho mẹ của ông phải khóc, khi ông thành thật kể lại với mẹ của ông.

Tôi thấy tư cách và phẩm giá của ông ấy tăng lên rất nhiều sau sự cố một kẻ tiểu nhân, cố thù dai, trả thù vặt … với ông. Tôi xin bà Ninh đừng có ngụy biện là bà vì lợi ích của nhân dân, của lịch sử, của dân tộc nhé. Nếu bà vì mục đích cao cả đó thì bấy lâu nay bà đã không ngậm miệng với những sự việc đau thương rất lớn lao mà tôi đã kể ở trên.

Và thật ngớ ngẩn khi trong thư ngỏ ngày 7 tháng 6, bà Ninh viết, bà sẵn sàng gặp lại ông Bob Kerry … Trời, sao bà lại có thể sấc sược, trịch thượng đến mức xem ông Bob Kerry là trẻ con như thế, bà kêu ông ấy gặp bà như để bà tha tội cho ông ấy và bà ban phát cho ông chức vụ … Một thái độ trịnh thượng như thế này, hèn gì bà gọi nhân dân VN là con em, cháu của bà như trên cũng phải. Một kẻ hết sức khốn nạn ?

Lê Trọng Kim

10-6-2016

Nguồn: Ba Sàm

Mã Nhật Tân của New York, Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1920

Tuesday, January 24, 2017

Thành phố Khoms bên bờ Địa Trung Hải

Thành phố Leptis Magna , ngày xưa là của Đế chế La Mã, gần thành phố Khoms ngày nay



Thành phố Leptis Magna, sau lưng là bờ biển Địa Trung Hải . Nơi này được xây dựng cách đây gần 2,000 năm Và xa xưa hơn nữa vào năm 46 trước công nguyên, đây là một thành phố cảng của những Phoenician - đế chế La Mã, và khu này được xây dựng và phát triển rất nhanh

Thành phố Leptis Magna
Vị vua La Mã Septimius Severus sinh ở Leptis Magna vào năm 145 sau công nguyên, ông là người đứng ra chỉ huy để xây dựng lâu đài mang tên Severan Forum Basilica ở Leptis Magna






(sưu tầm từ internet)