Thursday, October 31, 2019

Chân trái, Chân phải và Chân thứ ba


Chắc có lẽ chân thứ ba của bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim .... Tiến không đủ dài nên bà bị thụt chăng? hmmmmmm

Chiện chỉ có ở thủ đô Việt cộng: Tác phẩm nghệ thuật "Tháp" bị dân Hà Nội nhầm là hố xí - toilet - wc

Tác phẩm nghệ thuật "Tháp"

Những ngày gần đây, quanh phố đi bộ Hà Nội trưng bày bộ tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nhóm tác giả Nhà điêu khắc Mai Thu Vân, Nguyễn Ngọc Lâm và Kiến trúc sư Đỗ Anh Tuấn, kỉ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô (10/10/2019).


‘Tháp’ được đặt bên bờ đông Hồ Gươm Tác phẩm ‘Tháp’ là 1 trong 6 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô.

'Tháp' được thiết kế trên vỉa hè bờ đông Hồ Gươm, nằm bên cạnh tháp Hòa Phong, nhưng lại bốc mùi xú uế hôi thối thời gian gần đây. Phía bên ngoài công trình còn xuất hiện dòng chữ nguệch ngoạc: "Đây là mô hình trang trí, không phải nhà vệ sinh"


Theo quan sát của phóng viên, trong tòa “tháp” này, một số người dân thiếu ý thức đã tiểu tiện, thậm chí đại tiện, nôn mửa, gây mất vệ sinh nơi được coi là là vùng đất linh thiêng của Thủ đô.



Một số khung nhựa bị phá hoại

Một người dân hay ra đây tập thể dục cho biết: "Những mô hình này được lắp đặt trước ngày 10/10. Lúc đầu tôi đi qua đây, tôi không hình tượng ra nó là biểu tượng gì được đặt lên mảnh đất linh thiêng của Thủ đô, còn bị lầm tưởng như là nhà vệ sinh mang phong cách hiện đại. "

Mãi đến mấy hôm sau khi đọc thấy cái biển bé tí ở bên dưới tôi mới biết đây là tác phẩm nghệ thuật.

Nora mới nhìn qua tấm hình này tưởng cái hộp giấy cạc tông là tác phẩm "Tháp" 😊



Một người dân Hà Nội cho biết: “Khoảng 1 tuần nay, mỗi khi đi qua đây tôi không thể chịu được mùi hôi thối bốc ra từ tòa “tháp” này. Tòa “tháp” đặt ở đây rất bất tiện cho những người đi bộ như chúng tôi, lúc nào đông chúng tôi không có lối mà đi, phải đi xuống dưới đường, gây mất an toàn giao thông”.


Một người dân Hà Nội khác cho biết: Để cái “lô cốt” này ở đây, không giải quyết được việc gì, thêm vào đó là những bất cập liên tục xảy ra. Ngoài việc, người dân ra đây gây mất vệ sinh, nếu cái “tháp” này còn tồn tại tôi tin rằng, nó sẽ thành tụ điểm gây mất trật tự cho con phố, vì ở đây tập chung rất nhiều thành phần khác nhau.


Tòa “tháp” phát ra mùi khai, xú uế, gây khó chịu, nhiều mảng nước tung tóe khắp xung quanh. Người dân và du khách chỉ mới bước vào bên trong đã vội chạy ùa ra ngoài vì mùi hôi thối và khó chịu.


Sớm mong, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, trả lại hình ảnh thủ đô Xanh – Sạch – Đẹp.

(siu tìm)

Tuesday, October 29, 2019

Sunday, October 27, 2019

Dalida, giai thoại tình khúc "Chết trên sân khấu"


Dalida - Mourir sur scène


Đài RFI - Chương trình Âm nhạc do Tuấn Thảo phụ trách



Ngọc Lan - Hư Ảo


‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) là một trong những bài hát tiêu biểu nhất của Dalida, được phát hành lần đầu tiên vào năm 1983. Với thời gian, bản nhạc này đã trở nên kinh điển, gắn liền với tên tuổi của Dalida nói riêng, tiêu biểu cho những nghệ sĩ nào đã dành trọn cuộc đời cho sân khấu nói chung.


Tuy nhiên, bài hát ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) ban đầu được sáng tác cho người khác chứ không phải cho danh ca người Pháp gốc Ai Cập. Theo lời kể của nhà soạn nhạc Jeff Barnel, khi sáng tác bài này với Michel Jouveaux, cả hai tác giả nghĩ tới hai giọng ca ăn khách nhất thời bấy giờ. Đầu tiên hết là Johnny Hallyday, kế theo sau là Michel Sardou. Bản nhạc được viết như một tiết mục ‘‘nhạc kịch’’, đặc biệt có ý nghĩa đối với những nghệ sĩ nào thật sự có tâm huyết với sân khấu : sàn diễn đối với họ không chỉ đơn thuần là nghề, ca hát thật sự là một cái nghiệp.

Bản nhạc này tình cờ lọt vào tai của nhà sản xuất Orlando, em trai của Dalida. Bằng mọi cách ông muốn thuyết phục hai tác giả Jeff Barnel và Michel Jouveaux dành cho Dalida độc quyền ghi âm. Nhóm sáng tác vì thế buộc phải chỉnh sửa ca từ sao cho hợp với giọng ca và nhất là hợp với hoàn cảnh của Dalida. Chỉ có điều là khi được nghe thử qua vài lần, Dalida tuyệt đối không hề thích bản nhạc này, một bài hát mà theo cô quá đỗi bi quan, sầu thảm.

Bản nhạc này nằm trong dự án ghi âm tập nhạc mang tựa đề ‘‘Les P’tits Mots’’. Trong cùng một thời điểm, Dalida ghi âm nhiều ca khúc (trong đó có bài ‘‘Bravo’’ và ‘‘Téléphonez-moi’’) đề cập tới cùng một chủ đề ‘‘đời nghệ sĩ cô đơn’’. Một khi màn nhung buông xuống, ánh đèn sân khấu chợt tắt, người nghệ sĩ thường cảm thấy tâm hồn bị trống trải, họ phải đối mặt trực diện với nỗi cô độc của chính bản thân. Đôi khi, họ không nhận ra mình, cho dù có bắt gặp ánh mắt thân quen trong những lúc trang điểm soi gương.

Bản nhạc này đủ nói lên thân phận của giới nghệ sĩ cũng như những gì công chúng không thể thấy đằng sau vầng hào quang danh vọng. Tác giả Michel Berger gợi hứng từ cùng một chủ đề sáng tác cho Johnny Hallyday bài ‘‘Chanteur abandonné’’ nói lên cái cảm giác người nghệ sĩ bị bỏ rơi, còn cặp bài trùng Alain Chamfort & Jacques Duval lại mô tả cái cảnh vào vai một nhân vật khác, tự nhìn mình mà lại thấy một ‘‘Kẻ thù ở trong gương’’ (L’ennemi dans la glace).

Tuy không thích bản nhạc, nhưng rốt cuộc Dalida vẫn ghi âm bài hát ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu). Điều đáng gây ngạc nhiên là bài này lại ít được giới truyền thông hưởng ứng vào lúc được xuất bản. "Chết trên sân khấu" cũng không được chọn làm ca khúc chủ đạo và chỉ được khai thác như mặt B, khi đĩa đơn cùng tên (Les P’tits Mots) được phát hành trên thị trường Pháp. Dalida thật sự khám phá tiềm năng của bản nhạc này khi cô đi biểu diễn ở nước ngoài để quảng bá cho album mới. Tại Thổ Nhĩ Kỳ hay tại vùng Québec (Canada), Dalida thường thu hình cho nhiều tiết mục biểu diễn và mỗi lần nhạc phẩm ‘‘Chết trên sân khấu’’ đều được công chúng hưởng ứng nhiệt tình, hơn hẳn các bài hát khác.

Đến khi trở về Pháp để thực hiện một chương trình đặc biệt (của Maritie và Gilbert Carpentier), trong số bảy bài hát trích từ album mới được thu hình biểu diễn, bài ‘‘Chết trên sân khấu’’ vẫn là màn trình diễn gây nhiều ấn tượng nhất. Trước sự hưởng ứng này, bài hát được tái bản và lần này, Dalida sẽ ghi âm thêm nhiều phiên bản trong các thứ tiếng khác, kể cả tiếng Anh (Born to Sing) do tác giả Norman Newell phóng tác), tiếng Ý (Quando nasce un nuovo amore en italien) của tác giả par Dossena, hay tiếng Tây Ban Nha Morir cantando en (của tác giả Toro). Phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "Bir gece sahnede" là của Ajda Pekkan.

Các nghệ sĩ nổi tiếng như Shirley Bassey, Amel Bent hay Julien Doré đều đã từng ghi âm ca khúc này. Còn trong tiếng Việt, bài ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) có tới hai lời khác nhau. Thứ nhất là nhạc phẩm "Hư Ảo" qua cách đặt lời của tác giả Khúc Lan, nổi tiếng với phần trình bày của cố ca sĩ Ngọc Lan. Phiên bản tiếng Việt thứ nhì mang tựa đề "Lời em trăn trối" là của tác giả Lê Toàn qua phần thể hiện của Thiên Kim.

Bản "Hư Ảo" nằm trong album nhạc này  👉 Vĩnh Biệt Tình Anh - Ngọc Lan Musique CD5

Trong tiếng Pháp, bản nhạc ‘‘Chết trên sân khấu’’ trở nên kinh điển vì cả hai tác giả Jeff Barnel & Michel Jouveaux đã khéo léo cài đặt nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời của Dalida vào trong ca khúc. Đặc biệt là lần tự tử hụt của thần tượng ca nhạc Dalida vào năm 1967 vì quá đỗi tuyệt vọng, sau khi cô phát hiện tình nhân của cô (nam ca sĩ Luigi Tenco) đã tự bắn một phát súng vào đầu.

Thành ra, nhân vật trong bài hát mở cuộc đối thoại với tử thần, trong đoạn thứ nhì mới có câu : "Người và ta đã có dịp gặp nhau một lần, làm sao quên được khi đã thấy nhau thật gần". Trong nhiều cuộc phỏng vấn Dalida thường nói là điều quan trọng nhất trong đời là "Sống theo ý mình" (À ma manière), hàm ý mọi chuyện đều do Dalida tự quyết định.

Khi hay tin Dalida vĩnh viễn ra đi vào năm 1987, tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 54, công chúng không khỏi bàng hoàng, đối với họ nhiều tựa đề ca khúc trong đoạn cuối cuộc đời của Dalida chẳng khác gì những bản di chúc : Để không sống cô đơn (Pour ne pas vivre seul), Cũng chừng đó thôi (Pour en arriver là) hay là Chết trên sân khấu (Mourir sur scène). Bản nhạc này có những đoạn mà khi nghe qua, ta không khỏi rùng mình :

Người muốn vĩnh biệt đêm mưa. Kẻ muốn chết trong chiều nắng. Ai mà không thích nhẹ nhàng. Ra đi trong giấc muộn màng.

Đời người sinh ly tử biệt. Đừng bắt ta khổ trọn kiếp. Xin đời đến khi phải hết. Trong vầng hào quang được chết.

Nguồn RFI/ Tuấn Thảo đăng ngày 26/10/2019

Mời bạn ghé chân 👉 Góc Vườn Âm Nhạc RFI của Tuấn Thảo 👈 để nghe thêm những bài ca nổi tiếng

Chương Trình Phát Thanh Sài Gòn - Ban Tiếng Nhạc Tâm Tình - Nhạc sĩ Anh Ngọc thực hiện trước 1975


Nhạc sĩ Anh Ngọc




Chương trình gồm các ca khúc:
1. Hoa Xuân đất Việt của Nguyễn Văn Thương, do Ban Hợp Ca trình bày
2. Tạ Từ của Tô Vũ do Anh Ngọc trình bày
3. Gái Xuân của Tô Vũ và Nguyễn Bình do Mai Hương trình bày
4. Con Thuyền Xa Bến của Lưu Bách Thụ do Ngọc Long trình bày
5. Hồ Lãng Bạc của Xuân Tùng, do Ban Hợp Ca giọng nữ trình bày
6. Khi Tôi Về của Phạm Duy do Quỳnh Giao trình bày.

Lời Buồn Thánh - Vĩnh Tâm - Hòa tấu Guitar - PNFilm CD



Thursday, October 24, 2019

Xe VinFast và Khu Silicon Việt Nam trong tương lai


Đài NHK Nhật nhận xét ở phút 11:52 "
Việt Nam nhập hàng đa số từ Tàu, và xuất cảng đa số sang Hoa Kỳ" 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn Vingroup và cũng là ông chủ của hãng xe Vinfast



Lâu lắm tôi không vào lớp học phổ thông cơ sở nào ở Việt Nam. Hôm trước tình cờ xem ảnh lớp học trên mạng thấy vẫn treo ‘năm điều Bác Hồ dạy’:

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Mới đây đọc bài phỏng vấn ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam trên báo Tuổi Trẻ, lại thấy ông này nói: “Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi.” So sánh thấy cũng hao hao giống nhau. Lại thêm điểm tỷ phú Vượng chẳng có tì vết gì nên lại càng giống.

Chỉ có điều các cháu bây giờ có vẻ chẳng nghe lời Bác Hồ nữa rồi, chỉ nghe có Bác Vượng thôi. Yêu tổ quốc gì mà hết hàng chục lại đến hàng trăm người sang nước người ta rồi trốn ở lại. Có những vùng đông đảo người dân rủ nhau bỏ phiếu bằng chân tới các nước tư bản bằng cách đi chui, vờ du lịch tới các quốc gia gần EU rồi tìm cách trốn vào.

Trong lớp giờ các cháu bắt chước các cô, hết chửi nhau lại sang tát nhau. Người Việt vẫn chia làm hai phe, cờ đỏ và cờ vàng, chưa biết ngày nào mới đoàn kết. Cái khoản giữ gìn vệ sinh thân thể thì không dám bàn nhưng vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường thì thuộc tốp hàng đầu tính từ dưới lên trong một số lĩnh vực.

Khoản thật thà không rõ bao giờ mới lại được như ngày xưa. Giờ nghệ sỹ lên sân khấu chụp ảnh xuống đã mất túi. Người Nhật biết người Việt hay trộm đồ nên ghi hẳn biển ở một số nơi trong nước họ, nhắc nhở dân Việt rằng “lao động là vinh quang”.

Còn dũng cảm thì buộc phải dũng cảm thôi. Không đội nồi cơm điện xuống đường thì còn biết đi bằng gì dù số người chết và bị thương trên đường bộ cứ hai năm lại bằng tổn thất nhân mạng của trận Điện Biên Phủ.

Tóm lại năm điều Bác Hồ dạy chỉ treo đó làm cảnh thôi. Giờ người ta nghe Bác Vượng rồi. Bác Vượng còn oai hơn cả thủ tướng. Nhớ dạo cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đặt câu hỏi ai cấp phép cho toà nhà trên 50 tầng góp phần làm hạ tầng quá tải ở nội đô thì câu hỏi đó đã rơi vào hư không. Các báo dẫn lại câu hỏi này đồng loạt sửa tít và nội dung. Chỉ vì toà nhà 50 tầng đó có công ty của Bác Vượng tham gia.

Sau khi có phỏng vấn mới nhất với ông Vượng với Tuổi Trẻ và Thanh Niên, nhiều ý kiến đặt lại các vấn đề mà trước đây không bao giờ được báo chí chú ý tới vì tầm ảnh hưởng của Bác Vượng cao và xa quá. Một bình luận trên Facebook viết:

“Không có bất kỳ cái gì chỉ có một mặt mà chúng đều tổ thành bởi các mặt đối lập, Vingroup không phải là ngoại lệ.

“[T]hí dụ: [H]ọ “làm việc” với Chính quyền [thành phố Hồ Chí Minh] thế nào (thời [ông] Lê Thanh Hải chưa về hưu) mà vị trí tuyệt đẹp của Sở Giáo dục [thành phố] (trước là nơi làm việc của Bộ Văn hoá – Giáo dục và [T]hanh niên thời chế độ cũ) biến nhẹ nhàng thành Vincom bề thế, hoành tráng, còn sở bị thu hẹp thành toà cao ốc dẹp lép 12 tầng, như cái chuồng chim cu!!!

“Hồi đó nhiều ý kiến phản đối mà không được!?”

Với khả năng chi phối chính giới và báo giới, những nhận xét mà Bác Vượng không thích chỉ có thể tồn tại trên không gian có nút thích. Đây là một dòng tâm trạng khác cũng trên Facebook từ tháng 8/2018:

“Nói về tài năng kiếm tiền, tôi kính nể anh Phạm Nhật Vượng. Nhưng cách Vin group bịt các thông tin xấu về mình trên báo chí là không thể chấp nhận được.

“Hi vọng đó không phải là chủ trương của anh Vượng, ngược lại đó là mối nguy cho một "đế chế" mà anh đã ra sức xây dựng. Mới đây là ngộ độc thức ăn trong trường học đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng trăm học sinh (tôi có viết, sau đó fb bị hack). Giờ thì tòa nhà cao nhất VN bị cháy #landmark từ sáng giờ, nhưng báo chí không có lấy một dòng tin. (?!)”

Bác Vượng nói cho tới giờ này bác đã kinh doanh ở Việt Nam được 25 năm. Mặc dù Bác vẽ ra một tương lai đáng nể cho Vingroup trong đó có việc lấy công nghệ làm đầu, đó vẫn là chuyện tương lai. Cho tới giờ này Bác cũng chỉ giàu lên chủ yếu từ đất có được từ đầu tư vào quan hệ với các chính trị gia mà không ít người có lòng tham vô đáy. Trong môi trường kinh doanh “nhất tiền tệ, nhì hậu duệ” ở Việt Nam, thật là điều kỳ diệu nếu khối tài sản hơn sáu tỷ đô la của ông Vượng đã có được mà chẳng có sự “nâng đỡ không trong sáng nào”. Muốn biết thì phải có những điều tra công phu của cánh báo chí mà ở các nước khác được coi là quyền lực thứ tư chuyên rọi đèn pha vào những góc tối. Còn ở ta, tiếc thay, báo chí chỉ như ngọn đèn dầu trước gió mà gió xứ ta lại to nên đèn khi tối khi sáng. Vậy nên những gì Bác Vượng nói cũng chỉ là một nửa sự thật thôi. Bác lái cánh báo chí thế là tài lắm rồi.

Nguồn: VOA/Nguyễn Hùng  đăng ngày 16/01/2019

Riêng Một Góc Trời - Saxophone 2 - Tấu Khúc Vàng - Đồng Giao CD



Nhạc Tiền Chiến - Nhạc sĩ Y Vân Tuyển Chọn - Reel



Wednesday, October 23, 2019

Bàn ủi con gà


Bàn ủi con gà được sản xuất từ Pháp cách đây khoảng 200 năm.

Bàn ủi con gà của Pháp được đúc bằng đồng có khả năng tích nhiệt từ than củi do chúng ta đốt sẵn từ bên ngoài cho vào. Do có một cái khóa hình con gà cũng bằng đồng cài lại cho chắc để khi ủi không bật tung ra trong lúc ủi đồ, nên người ta quen gọi nó là “bàn ủi con gà”.


Bàn ủi gà con nặng dưới 1.5kg, gà trống dưới 2kg và gà mái phải trên 2kg (mình chẳng hiếu sao gà mái phải mập hơn gà trống? Lạ ghê ah 😊)

Bên trong bàn ủi có một cái vỉ kê cao khoảng một phân, nằm vừa khít với phần đáy bàn ủi. Cái vỉ này có tác dụng giữ than cách với bàn ủi cho bàn ủi không bị nóng táp dễ cháy đồ, đồng thời là chỗ chứa lớp tro tàn từ than nóng. Nếu ủi đồ nhiều, cần phải đổ than ra ngoài thay than hồng khác cho nóng.


Khóa con gà

Trong lúc ủi, thỉnh thoảng dùng cái quạt, quạt vào hàng lỗ dưới hông bàn ủi giúp cho tro bay bớt và than nóng lên. Ngoài ra, còn có một cái đế hình tam giác là nơi đặt bàn ủi những khi nghỉ tay để xoay trở áo quần.


Bàn ủi con gà đã gắn liền với ký ức nhiều người.

Bàn ủi có lỗ phía sau

Bàn ủi than bằng đồng có cần gạt ngang.

Có chiếc chỉ nhỏ vừa lòng bàn tay, có chiếc nặng tới 3,5 kg.



Chiếc bàn ủi con gà chưa tới 100g của Mỹ

Bàn ủi đầu lính La Mã nặng hơn 3kg

Bàn ủi con gà thân nhôm nắp sắt hai lỗ bên hông

Bàn ủi có chốt đàng sau

Bàn ủi hình hoa sen được sử dụng vào thời triều Nguyễn cách đây hơn 100 năm.

Sau này ở Huế, khoảng năm 1930, cũng có đúc ra loại bàn ủi giống như vầy.

(sưu tầm online)