Sunday, June 30, 2024

Nhạc ngoại lời Việt : "Mơ Về Em" do ai sáng tác ?




RFI- Tuấn Thảo


👉 Mơ Về Em - Vũ Khanh (Album Hải Âu CD17 - Tuyệt Khúc Tình Yêu) 👈


👉 Mơ Về Em - Bằng Kiều (Album Thúy Nga CD - Lại Gần Hôn Anh - Bằng Kiều Vol8) 👈


👉 Mơ Về Em - Anh Tú (Album Diễm Xưa Cassette10 - Mơ Về Em - Anh Tú Khánh Hà) 👈


👉 Mơ Về Em - Don Hồ (Album Hải Âu CD56 - Love Songs - Kenny Ý Nhi Don Ho) 👈



Trong làng nhạc Ý, "E Penso a te" (Anh mơ về em) là một trong những bài hát được phóng tác nhiều nhất sang tiếng nước ngoài. Trong tiếng Pháp, bài này được chuyển thành nhạc phẩm "Je pense à toi", do Claudio Capéo thu thanh vào năm 2022 trên album song ngữ Pháp-Ý của anh. Trong tiếng Việt, bài được tác giả Khúc Lan (có nguồn ghi là tác giả Lữ Liên) đặt lời thành nhạc phẩm "Mơ về em" từng được khá nhiều nghệ sĩ trong nước và ở hải ngoại ghi âm lại.

Nhạc phẩm "E Penso a te" (Anh mơ về em) do hai nhạc si Lucio Battisti và Mogol đồng sáng tác vào mùa hè năm 1970. Bài hát này ra đời trong một thời gian ngắn, chỉ khoảng 20 phút, nhân một chuyến lái xe trên tuyến đường cao tốc từ thành phố Milano đến bờ hồ Como, cách nhau gần 50 cây số. Ngồi trong xe, hai tác giả người Ý sáng tác bài hát này gần như theo ngẫu hứng, họ cùng hát phụ họa ngân nga từng câu chữ theo giai điệu du dương.

Sinh trưởng ở vùng Rieti nel Lazio, miền trung nước Ý, Lucio Battisti (1943-1998) được xem là một trong những ca sĩ kiêm tác giả hàng đầu của làng nhạc Ý, ông đã ghi âm 20 tập nhạc trong sự nghiệp của mình và đã bán hơn 25 triệu album. Ngoài là một trong những nghệ sĩ biểu diễn có tầm ảnh hưởng lớn những thập niên cuối thế kỷ XX, Lucio Battisti (cũng như Toto Cutugno) đã sáng tác cho nhiều nghệ sĩ khác, kể cả những nghệ sĩ quốc tế như Gene Pitney, the Hollies và Paul Anka.



Khi soạn nhạc, Lucio Battisti thường hợp tác với nhạc sĩ Mogol, nổi tiếng nhờ cái tài đặt lời. Cả hai gương mặt này được ghi nhận là đã trau dồi và đổi mới phong cách sáng tác nhạc pop của Ý, kết hợp truyền thống sáng tác những ca khúc tiếng Ý, với những trào lưu và những thể loại thịnh hành trong làng nhạc quốc tế thời bấy giờ.

Trong mắt nhạc sĩ kỳ cựu Ennio Morricone, nổi tiếng nhờ sáng tác nhạc phim, Lucio Battisti được xem là một tài năng độc đáo, tinh tế trong cách soạn giai điệu, biết hoán chuyển hợp âm nốt nhạc và khá tỉ mỉ trong lối hòa âm, tạo ra được những khung trời âm nhạc đầy cảm xúc và ấn tượng. Về điểm này, Lucio Battisti được đánh giá cao, có lối tiếp cận giống như các nhà soạn nhạc phim.

Lucio Battisti sáng tác nhạc phẩm "Anh mơ về em" không phải cho chính mình, mà cho nam ca sĩ Bruno Lauzi, người đầu tiên ghi âm ca khúc này trên đĩa nhựa 45 vòng (mặt B) vào mùa hè năm 197O, rồi phát hành trên album cùng tên vào tháng 11 năm 1970. Trong những năm sau đó, giai điệu này đã được nhiều nghệ sĩ khác ghi âm lại. Bản thân Lucio Battisti cũng có một phiên bản riếng với lối diễn đạt khác thường.

Trong tiếng Pháp, đây là bản hit thứ nhì của nam danh ca Jean François Michael, từng làm kỷ lục vài năm trước với nhạc phẩm "Adieu Jolie Candy" (Tiễn em nơi phi trường). Lời tiếng Pháp là của tác giả Alain Boublil, trước khi ông thành danh nhờ sáng tác vở nhạc kịch "Les Misérables" (Những người khôn khô). Trong tiếng Anh, "E penso a te" trở thành nhạc phẩm "And i think of you" qua tiếng hát Tanita Tikaram. Con trong lời Việt, nhạc phẩm Mơ về em, từng được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại từ Anh Tú, Don Hồ cho đến Bằng Kiều.






Trong lối dùng ca từ, lời bài hát nhấn mạnh đến nỗi buồn của nhân vật chính khi nhớ đến người yêu. Cảm xúc nhớ nhung được khuếch đại bởi tính dồn dấp và sự lặp đi lặp lại của 4 chữ (E penso a te) Anh mơ về em. Trong phần điệp khúc cuối cùng, bài hát kết thúc bằng một đoạn nhac diminuendo, trong đó tất cả âm thanh, nhạc cụ dần dần biến mất, chỉ còn lại mỗi giọng ca của người diễn dạt. Âm nhạc ban đầu mạnh mẽ, sau đó trở nên nhẹ nhàng trầm lắng, như thể trong tâm hồn, nhân vật đang chết lịm dần trong những nỗi niềm suy tu. Vắng một người mà cả vũ trụ đìu hiu, chỉ còn dư âm trong thế giới lạc lõng, mình ta chết lịm giữa đất trời mênh mông.

Tuấn Thảo

Mời bạn ghé chân 👉 Góc Vườn Âm Nhạc RFI của Tuấn Thảo 👈 để nghe thêm những bài ca nổi tiếng

Lại Gần Hôn Anh - Cao Lâm Cassette3




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Đưa Em Vào Hạ - Sơn Ca Hải Ngoại Cassette4




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Em! Đức Huy - Dạ Lan CD2




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Saturday, June 29, 2024

20240628 Hạ viện phân ưu với Ông Thomas Massie

Ông Chip Roy, thuộc Texas, thay mặt Hạ viện nói lời chia buồn khi nghe tin vợ Ông Massie chết bất thình lình...

Mời Quý khách xem và nghe kỹ nhé



Một người viết một mẫu tin rất lạ, có lẽ tên này thuộc nhóm mò sát



👉 Mời xem lại cuộc phỏng vấn Ông Massie 👈
👉  Mời xem lại tin Ông Massie thông báo vợ Ông mất 👈

Khi các tỷ phú có quyền lực hơn cả Nhà nước




RFI - Minh Phương


Theo thống kê từ tạp chí kinh tế Forbes của Mỹ, năm 2024 được coi là năm kỷ lục về số lượng tỷ phú đô la với 2781 tỷ phú trên toàn thế giới, cao hơn 141 người so với năm ngoái. Và họ cũng đang trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Tổng tài sản của họ còn cao hơn GDP của cả một đất nước và tầm ảnh hưởng của họ có khi còn lớn hơn cả chính phủ.

Họ là ai? Phải chăng "miệng của kẻ có tiền như có gang có thép?" Tại sao nói họ còn quyền lực hơn cả chính phủ? Quyền lực của họ liệu có phải chỉ đến từ số tài sản kếch xù mà họ sở hữu?

Qua so sánh tài sản của các tỷ phú thế giới mà tạp chí Forbes công bố với số liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cùng thời điểm, ta có thể thấy nhiều người trong số họ còn sở hữu tổng tài sản cao hơn tổng sản phẩm quốc nội của nhiều nước. Chẳng hạn như Bernard Arnault (ông chủ tập đoàn LVMH, sở hữu nhiều nhãn hiệu thời trang và làm đẹp xa xỉ bậc nhất thế giới như Louis Vuitton, Dior, Celine, v.v) có tổng tài sản cao hơn GDP năm 2023 của Qatar. Elon Musk, (nhà sáng lập hãng xe điện Tesla và tập đoàn công nghệ không gian SpaceX) với tổng tài sản cao hơn GDP của Hungary. Hay Mark Zukerberg với tài sản cao hơn GDP của Slovakia cùng thời điểm đó.

Không phải "đại gia" nào cũng nắm trong tay quyền lực đủ để ảnh hưởng đến cả thế giới. Đa số những người này chỉ đơn giản là các chủ doanh nghiệp và đương nhiên họ vẫn có quyền lực, chẳng hạn như quyết định đặt công xưởng ở một nước, giúp tạo ra công ăn việc làm cho vài ngàn người ở nước đó hay tác động đến một dự luật về thuế quan mà họ cho rằng có thể gây bất lợi đến việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, có không ít tỷ phú có "thế lực", đủ khả năng tác động đến trật tự thế giới, áp đặt mô hình xã hội của họ lên nhân loại mà không cần nghe theo ý kiến của các chính phủ.

Vì sao họ lại ham muốn quyền lực đến vậy?

Trả lời RFI Pháp ngữ, bà Christine Kerdellant, tác giả cuốn sách “Ces milliardaires plus forts que les États” (Tạm dịch : Những tỷ phú quyền lực hơn Nhà nước) người đã từng thực hiện nhiều nghiên cứu về giới tài phiệt trên thế giới sẽ lý giải cho chúng ta nguyên nhân vì sao các tỷ phú này lại ham muốn quyền lực đến vậy :

“Họ cho rằng các chính phủ không đủ khả năng để lãnh đạo thế giới hay tạo ra các bước tiến cho nhân loại. Thay vào đó, giới cầm quyền chỉ dành thời gian để thu thuế hay áp đặt mọi việc. Những tỷ phú này tin rằng chính họ mới đủ khả năng điều hành, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu trên mọi lĩnh vực.”

Ngoài ra theo bà Christine Kerdellant, tâm lý muốn kiểm soát quyền lực của họ cũng có thể bắt nguồn từ những biến cố gia đình thưở thiếu thời :

“Trong cuốn sách được xuất bản trước đó, tôi đã tìm hiểu về nhiều chủ doanh nghiệp lớn tại Pháp trong những năm 1980. Đa số họ đều mất cha từ nhỏ. Vì vậy họ bắt buộc phải trở thành người đàn ông của gia đình để gánh vác mọi chuyện cùng với mẹ. Dần dần, ham muốn quyền lực, nhu cầu được kiểm soát và thúc đẩy mọi chuyện của họ ngày càng lớn hơn so với những người khác.”

Vậy những vị tỷ phú này là ai?

Elon Musk kiểm soát bầu trời

Quay trở lại thời điểm tháng 02/2022 khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraina, Elon Musk đã cung cấp dịch vụ Internet cho Ukraina thông qua các vệ tinh Starlink mà công ty SpaceX của ông phóng lên. Kể từ đó, khoàng 20.000 thiết bị đầu cuối (terminal) đã được triển khai ở Ukraina cho phép người dân và quân đội nước này truy cập Internet đáng tin cậy và ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công và gây nhiễu của Nga. Theo tờ Washington Post, Starlink thể hiện ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các dịch vụ Internet mặt đất truyền thống và bởi vậy nó đã nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong hệ thống quân sự của Kiev, giúp binh lính điều khiển drone trong thời gian thực, xác định mục tiêu cho hoả lực pháo binh hoặc đơn giản là liên lạc với gia đình. Thậm chí một sỹ quan chỉ huy của lực lượng Ukraina còn từng nhận định : “Chiến đấu mà không có Starlink ở tiền tuyến giống như ra trận mà không có vũ khí.”

Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, Musk bất ngờ tuyên bố trên mạng xã hội Twitter (sau này là mạng X) rằng ông “không thể tiếp tục tài trợ vô thời hạn cho hệ thống này”. Theo tờ Courrier International, quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ukraina từ chối “kế hoạch hoà bình” mà Elon Musk đề xuất nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Theo đó, vị tỷ phú đề nghị Ukraina từ bỏ bán đảo Crimée và cam kết giữ thái độ trung lập với Nga và phương Tây.

Ông Olivier Lascar, tổng biên tập bộ phận kỹ thuật số của tạp chí Khoa học và Tương lai (Sciences et Avenir), trong cuộc phỏng vấn trên kênh Sénat Public bày tỏ lo ngại khi giờ đây “một cá nhân, một ông chủ dù không được người dân bầu ra nhưng vẫn có thể tác động, thay đổi cục diện của cả một cuộc chiến.”

Ngoài ra Elon Musk còn thừa nhận trong cuốn tự truyện của mình rằng ông từng bí mật ngắt kết nối mạng Starlink để ngăn drone của Ukraina tấn công một hạm đội của quân Nga :

“Khi quân đội Ukraina muốn tấn công một căn cứ hải quân của Nga ở bán đảo Crimée, Elon Musk đã có cuộc điện đàm với một nhân vật thân thích với Putin. Người này đã cảnh báo Elon Musk rằng nếu Ukraina tập kích lần này, Matxcơva sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. Elon Musk nói rằng ông ta cảm thấy sợ hãi và bởi vậy đã ngăn Ukraina truy cập Internet vì ông không muốn phải trách nhiệm về một thảm hoạ như Hiroshima.”

Bill Gates nắm giữ sức khoẻ thế giới

Vào năm 2000, tỷ phú Bill Gates và vợ đã quyết định thành lập quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates (BMGF) với mục đích cải thiện hệ thống y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Từ lâu quỹ Gates đã là một trong những tổ chức phi chính phủ quyền lực nhất hành tinh với nguồn vốn hỗ trợ lên tới 46,8 tỷ đô la tính đến năm 2018. Con số này thậm chí còn cao hơn GDP của Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà) hay Jordanie vào cùng thời điểm. Nếu quỹ Gates là một Nhà nước thì đây sẽ là quốc gia giàu thứ 91 trên thế giới, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB).

Quỹ Gates cũng là nhà tài trợ lớn cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo số liệu năm 2020-2021 trên trang web chính thức của WHO, quỹ Bill and Melinda Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Đức, với số tiền lên tới 751 triệu đô la. Là nhà tài trợ lớn, đương nhiên ảnh hưởng của Bill Gates đến tổ chức này cũng không nhỏ. Politico trích lời đại diện một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Geneve, Thuỵ Sĩ, cho biết “Ở WHO, ông ấy được đối xử như một nguyên thủ quốc gia.” Phân tích về tầm ảnh hưởng của quỹ Gates, bà Stéphanie Tchiombiano, giảng viên khoa khoa học chính trị tại đại học Panthéon Sorbonne Paris cho biết :

Quỹ Gates có thể ảnh hưởng đến các chính sách y tế thế giới thông qua nhiều kênh như : hiện diện trong các hệ thống quản lý y tế toàn cầu, là một thành viên trong nhóm không chính thức H8 (Health 8) quy tụ các nhà lãnh đạo thế giới về y tế. (…) Nhiều người còn lo ngại rằng các quyết định của WHO đều phải đợi quỹ Gates phê duyệt thì mới được thông qua.

Còn theo tờ Politico, có người thậm chí đã chỉ trích rằng ưu tiên của Bill Gates giờ đây đã trở thành ưu tiên của WHO. Theo quan điểm của họ, thay vì tập trung vào việc nâng cao hệ thống chăm sóc y tế lâm sàng ở một số nước kém phát triển để ngăn chặn các đại dịch có thể bùng phát trong tương lai hay các loại bệnh thông thường khác thì WHO lại chi một nguồn lực quá lớn cho các dự án chống lại một số loại bệnh đặc biệt mà Gates ưu tiên như sốt rét hay bại liệt. Những người chỉ trích cho rằng các tổ chức y tế cũng như quỹ Gates đã quá đề cao quan điểm cá nhân của chủ tịch Microsoft thay vì nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế.

Và hậu quả là gì? Theo điều tra của tờ Los Angeles Times, trước khi quỹ Gates xuất hiện, nhiều nước châu Phi vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ trầm trọng. Sau đó Gates đến và “đổ phần lớn đóng góp vào cuộc chiến chống một số loại bệnh cụ thể như bại liệt hay AIDS, làm tăng nhu cầu đào tạo chữa trị các loại bệnh này và các bác sĩ chuyên về những bệnh này cũng được trả lương cao hơn”, gây ra tình trạng chảy máu chất xám. Số lượng bác sĩ đa khoa vốn đã ít ỏi nay lại chuyển sang các lĩnh vực chuyên khoa này khiến cho người dân tại các nước châu Phi cận Sahara ngày càng khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc cơ bản.

Ngoài ra, cũng có nhiều đồn đoán xung quanh quỹ Gates, như quỹ được thành lập ra để giúp các tỷ phú trốn thuế hay rửa tiền thông qua các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên vẫn chưa có chứng cứ xác thực nào được đưa ra để chứng minh cho những lời đồn này. Bên cạnh đó cũng có nhiều người cho rằng : “Tôi không nghĩ là họ có ý đồ xấu. Họ chỉ đơn giản là những người chơi lớn, đến mức mà nếu họ rút tiền ra thì cuộc chơi sẽ kết thúc”, Politico dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên.

Mark Zukerberg thống trị truyền thông

Sáng đăng tải một dòng trạng thái lên Facebook, trưa chia sẻ một hình ảnh lên Instragram, chiều gửi một tin nhắn qua Messenger và tối gọi một cuộc điện thoại qua Whatsapp, một ngày làm việc bình thường của người trẻ hiện nay. Trong thời đại công nghệ số, thật không dễ để tìm được một người không dùng đến bất cứ mạng xã hội nào trong số này. Và cả bốn nền tảng trên đều thuộc tập đoàn Meta, một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới do Mark Zukerberg sáng lập.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2023 của Meta, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn bộ hệ sinh thái Meta rơi vào khoảng 3,88 tỷ người, một con số khổng lồ. Nắm trong tay dữ liệu của một phần ba dân số thế giới, ông chủ Facebook hiển nhiên có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn.

Theo bà Christine Kerdellant, “Mark Zukerberg có thể tác động đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ. Trước đó, Mark Zukerberg đã từng cho phép một trường đại học tiếp cận với cơ sở dữ liệu của Facebook với mục đích ban đầu nhằm thực hiện một cuộc khảo sát. Tuy nhiên sau đó, trường đại học này đã bán những dữ liệu được cung cấp cho một công ty làm việc cho cơ quan vận động tranh cử của Donald Trump và cho cả một số chính khách của Anh Quốc, những người theo chủ nghĩa Brexit (đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu). Những người trả lời khảo sát, khoảng gần một triệu người, cho biết họ đã nhận được những tin nhắn, quảng cáo được cá nhân hoá gây ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Đa số những tin nhắn này đưa ra những nhận định tích cực về Trump và tiêu cực về Hilary Clinton.”

Không chỉ thay đổi được lá phiếu của các cử tri, các nền tảng mạng xã hội của Mark Zukerberg còn có thể thay đổi cả quan điểm thẩm mỹ của người dùng :

“Theo số liệu từ Viện thẩm mỹ Champs Élysées ở Paris, Pháp, số lượng người trẻ từ 15-25 tuổi đến yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã tăng lên gấp 10 lần. Họ muốn phẫu thuật vì họ đã quen với những hình ảnh của bản thân trên những filter (công nghệ chỉnh sửa hình ảnh) có sẵn trên Facebook hay Instagram. Thường xuyên nhìn vào khuôn mặt của mình thông qua những filter làm đẹp này, họ thấy bản thân trẻ hơn, đẹp hơn, không còn những khuyết điểm, các bộ phận như mắt, mũi, lông mày, v.v đều được chỉnh sửa lại. Và sau đó những người trẻ này đến các viện thẩm mỹ để yêu cầu chỉnh sửa lại mặt mình cho giống với những hình ảnh trên các filter kia.”

Chấp nhận đau đớn và tốn kém, nhiều người trẻ giờ từ chối khuôn mặt thật để đeo lên lớp mặt nạ giả, chạy theo một thế giới ảo mà các nền tảng mạng xã hội tạo ra. Và ông chủ Meta, thay vì có những biện pháp để ngăn ngừa hay cảnh báo, trước khi người trẻ, đặc biệt là trẻ em, sa lầy trong thế giới ảo đó, thì lại biến nó ngày càng trở nên cuốn hút hơn, gây nghiện hơn, miễn sao có thể giữ chân họ ở lại càng lâu càng tốt để tiện cho việc quảng cáo.

Vậy các chính phủ có thể làm gì để hạn chế quyền lực của những tỷ phú này?

Bà Christine Kerdellant nhận định : “Ta có hai cách. 
  • Cách đầu tiên là làm như chính quyền Trung Quốc. Cách của họ là ngăn chặn các doanh nghiệp Mỹ phát triển ở Trung Quốc, thay vào đó là khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, tạo thế cân bằng giữa các tỷ phú Trung Quốc với Mỹ. Rồi đến một ngày, khi các doanh nghiệp này đã lớn mạnh và có đủ khả năng đe doạ đến quyền hành của chính phủ Trung Quốc trong một số lĩnh vực, cây gậy bấy giờ mới bắt đầu được giáng xuống. Chẳng hạn như Jack Ma, vị tỷ phú ngày càng giàu có và quyền lực, ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba với vị thế ngang ngửa Amazon, chỉ sau một lần chỉ trích hệ thống tài chính của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp thụt lùi mà đã phải trả giá đắt. Trung Quốc và Tập Cận Bình sau đó đã quyết định phải “quản lý” lại các chủ doanh nghiệp. Jack Ma đã bị giam giữ trong ba tháng và chịu cảnh « tra tấn trắng ». Ông không bị nhốt trong một nhà tù mà là một khách sạn, nơi mà ánh đèn trắng được bật suốt cả ngày để tra tấn tinh thần. Sau đó, họ thuyết phục Jack Ma rằng ông ta phải từ bỏ tập đoàn của mình vì lợi ích của nước Trung Quốc, ông ta phải để cho chính phủ can thiệp vào việc kinh doanh của Alibaba. Sau khi Jack Ma bị bắt, tập đoàn của ông đã mất ba phần tư giá trị thương mại và bản thân ông cũng chỉ còn nắm giữ 8% cố phần của tập đoàn này. Và sau đó, chế độ Tập Cận Bình đã làm tương tự với các công ty khác thuộc BATX (các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc bao gồm : Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi). 60 tỷ phú trong số 600 tỷ phú Trung Quốc đã biến mất, trong đó có nhiều người đã phải rời bỏ quê hương, nhiều người khác thì bị bắt hoặc bị yêu cầu phải bỏ lại quyền lợi của mình ở các tập đoàn mà chính mình đã lập ra.
  • Cách thứ hai là làm như châu Âu, vốn không thể thực hiện các biện pháp như Trung Quốc. Họ cố gắng mua lại 900 công ty, tức là muốn diệt từ trong trứng việc cạnh tranh và hưởng lợi từ những gì mà các công ty này tạo ra. Ngoài ra còn các biện pháp về thuế quan, như áp 15% mức thuế tối thiểu toàn cầu với các công ty đa quốc gia, v.v”
Thật khó có thể phủ nhận tài năng cũng như những đóng góp của các vị tỷ phú này cho xã hội. Họ thúc đẩy nền kinh tế, cải thiện đời sống và tạo ra các bước tiến cho nhân loại. Cảm ơn và thậm chí là biết ơn họ, đương nhiên. Nhưng phải chăng vì vậy mà người dân và các chính phủ - đại diện của người dân – chấp nhận trở thành quân tốt trên bàn cờ của các tỷ phú?

RFI - Minh Phương

Lụa đũi Nam Cao : Từ một làng nghề bị mai một thành di sản văn hóa phi vật thể




RFI - Thùy Dương


Theo báo điện tử chính phủ Việt Nam ngày 14/11/2023, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa thêm 36 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề dệt đũi, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Nhắc đến làng lụa đũi Nam Cao thì không thể không nói tới tâm sức của Lương Thanh Hạnh, người sáng lập và điều hành công ty Hanhsilk, chủ nhiệm hợp tác xã lụa đũi Nam Cao. Lương Thanh Hạnh là người đã vực dậy làng nghề đang dần mai một, đưa lụa đũi Nam Cao trở lại thị trường, không chỉ trong nước mà đến cả những thị trường có tiếng là khó tính như châu Âu, cũng như đưa du khách phương xa tới với làng quê Thái Bình, để biết “quê hương 5 tấn” Thái Bình không chỉ nổi tiếng về lúa, mà còn có lụa, lụa đũi tơ tằm Nam Cao.

Để hiểu thêm về lụa đũi Nam Cao, về hành trình 10 năm vực dậy một làng nghề có tiếng, đã tồn tại 4 thế kỷ, nhưng từng có nguy cơ rơi vào quên lãng, ngày 22/12/2023, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn người sáng lập và điều hành công ty Hanhsilk, chủ nhiệm hợp tác xã lụa đũi Nam Cao.


RFI : Xin chào chị Lương Thanh Hạnh. Cơ duyên nào đưa chị đến với làng đũi Nam Cao để vực dậy làng nghề đang dần mai một ?

Lương Thanh Hạnh : Tôi thấy lụa đũi tơ tằm của Nam Cao có sự khác biệt, thô nhưng không ráp, mang một đẳng cấp và nét đẹp riêng. Đẳng cấp là ở chỗ có thể may được những bộ vest nam, cà vạt nam sang trọng và những tác phẩm nghệ thuật mang tính ứng dụng, có thể trang trí nội thất, sofa. Các sản phẩm từ lụa đũi Nam Cao là tinh chất và mang một truyền thống và giá trị văn hóa của Việt Nam là thủ công, làng nghề.

Đến với làng nghề, đến với truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đũi Nam Cao, tôi thấy đó là nhân duyên và đam mê. Về nghệ nhân, khi mà tôi đến Nam Cao thì chỉ còn 3 hộ. Làng nghề gần như mai một, dù đã có hơn 400 năm tuổi, nhưng mà ở đâu đó tôi còn thấy niềm hy vọng ở các nghệ nhân, những người đang mong muốn vực dậy, cũng như muốn giữ nghề cho con cháu. Và nét lao động của người nghệ nhân kéo đũi, tay trong nước lạnh, dù một ngày chỉ kéo được 70 gram cho đến 100 gram, nhưng rất vui và hạnh phúc, là điều thôi thúc và nhân duyên đưa tôi đến.

Và tôi nghĩ rằng ở không những đũi Nam Cao, mà lụa tơ tằm Việt Nam rất đẹp và đa dạng, mang bản sắc của Việt Nam. Tại sao chúng ta không phát triển, mà chúng ta lại phải đi đâu đấy. Đó là di sản đấy, di sản văn hóa là những cái gì mà cha ông chúng ta để lại, làng nghề hơn 400 năm tuổi để lại cho con cháu và ra được những sản phẩm đặc sắc. Chính vì vậy mà sau 10 năm, từ 3 hộ, hiện tại làng đũi Nam Cao và hợp tác xã lụa đũi Nam Cao đã có hơn 200 hộ quay trở lại làm.

Để được thành di sản văn hóa vi vật thể, thì tôi nghĩ thứ nhất sản phẩm phải tinh chất, thứ hai đặc biệt có yếu tố con người và thứ ba là sản phẩm ra thị trường được sự đón nhận. Chúng tôi cũng rất là may mắn: sản phẩm của lụa đũi Nam Cao, những chiếc rèm, những bộ thời trang, những chiếc khăn hoặc quà tặng, được đông đảo các bạn ở năm châu rất thích. Từ thích thú và yêu mến như vậy mà chúng tôi cũng đón được rất là nhiều đoàn tour du lịch tới thăm làng đũi Nam Cao. Các khách du lịch đến từ Pháp, Ý, Mỹ, Úc, Hàn Quốc …


RFI : Vậy đối với chị, thì cái khó nhất để hồi sinh làng nghề là gì ?

Lương Thanh Hạnh : Cái khó nhất của làng đũi Nam Cao là về con người. Nếu không có con người, nhân sự, thì sẽ không có được sản phẩm. Và thứ hai là sự sáng tạo, thứ ba là về chất liệu. Phải cộng hưởng rất nhiều để làng nghề phát triển được, vì nếu chúng ta không làm 3 việc đó song song với nhau thì sẽ không thể phát triển được.

Theo tôi, cái khó khăn ở đũi Nam Cao là khi tôi đến thì làng nghề đang mai một. Thứ hai, tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê khác chứ không phải ở tỉnh Thái Bình, và gia đình tôi không làm nghề tơ lụa, tôi cũng không được học thêu dệt, không được định hướng. Đó là những khó khăn về cá nhân, nhưng mà đối với tôi, dám nghĩ, dám làm, đương đầu với mọi khó khăn, thì sẽ có những trái ngọt đơm hoa kết trái, sau những mồ hôi nước mắt.

Nói đến lụa thì ai cũng biết, nhưng truyền thông về đũi thì rất là khó, thì mọi người không hiểu đũi là cái gì, đũi ra sao, nên chúng tôi cũng phải « người thực việc thực », đưa nghệ nhân đi khắp muôn nơi, đi khắp trong nước và quốc tế, tham dự những hội thảo, hội chợ để mọi người hiểu đũi là như thế nào, lụa tơ tằm sản xuất ra sao, và cần phải thời gian, chứ không phải ngay và luôn mà chúng ta có thể làm được.

RFI : Chị có thể giới thiệu thêm cho thính giả, độc giả của đài RFI tiếng Việt biết về hợp tác xã lụa đũi Nam Cao ? Làng nghề đã được khôi phục đến mức nào ?

Lương Thanh Hạnh : Làng nghề đũi Nam Cao đã hơn 400 năm, có 10 thôn và nghề xưa kia được 2 người phụ nữ ở một tỉnh khác đưa về. Thời xưa, sản phẩm đã xuất đi Pháp, đặc biệt là về may quần short nam.

Nhưng mà năm 2012, do sóng thần Phuket Thái Lan, làng nghề đã bị mai một, vì ngày đấy chỉ xuất khẩu sang Lào và Thái Lan. Sản phẩm thô, không phải sản phẩm tinh, mà không biết bán cho ai, sản phẩm để làm gì, chỉ dệt thành tấm thôi, và cũng không biết khách hàng là ai. Các cai chỉ biết mua và bán, chỉ cần lợi nhuận, vì vậy mà không có sự tồn tại và phát triển làng nghề.

Năm 2012, Hanhsilk đã về, cùng bà con phục dựng làng nghề, đến năm 2016 thì thành lập hợp tác xã lụa đũi Nam Cao tại Kiến Xương, Thái Bình. Làng nghề, hợp tác xã từ 3 hộ năm 2012, sau đấy lên khoảng 15 hộ năm 2016 và đến thời điểm hiện tại thì cả làng đã có đã có hơn 200 hộ, không những của hợp tác xã mà nhiều con em của làng nghề đi từ phương xa về. Năm 2023 cũng có 2-3 hộ kinh doanh cá thể đã quay trở lại làm. Chúng tôi thấy rất là vui, đấy là điều đặc biệt nhất.

Trong quá trình làm, không phải đơn giản để từ 3 hộ lên thành 200 hộ như vậy. Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, sản phẩm ngày đấy chưa có đầu ra, không biết bán cho ai, thị trường là gì, thì chúng tôi phải đi tìm thị trường, chúng tôi phải ra mẫu mã thiết kế và đặc biệt, chúng tôi cũng phải trấn an và cùng bà con phát triển làng nghề. Có lúc thăng, lúc trầm. Người ta chỉ nói đến lụa chứ không ai nghe nói đến đũi, thì người ta chỉ biết đến linen. Chúng tôi cũng phải đi truyền thông và định hướng thị trường rất nhiều và đến nay đũi Nam Cao mới được mọi người biết đến nhiều hơn.

RFI : Khách hàng mua lụa đũi Nam Cao chủ yếu là khách quốc tế hay là khách trong nước, và hợp tác xã có xuất khẩu nhiều hàng sang Pháp hay không ?

Lương Thanh Hạnh : Từ năm 2012, 2016 đến nay, lượng sản phẩm xuất khẩu của chúng tôi khá là lớn, được khách hàng nước ngoài ưa chuộng khá là nhiều. Chính thì vẫn là xuất khẩu đi Pháp, đi Đức, Úc, Mỹ. Những thị trường châu Âu, châu Úc là những thị trường khá là khó tính, nhưng mà đổi lại với sản phẩm lụa đũi tơ tằm, đó là những giá trị và họ hiểu giá trị thủ công hơn. Sản phẩm của chúng tôi rất được đón nhận ở châu Âu.

Còn ở Việt Nam thì sau Covid, mọi người đã quay trở lại với sản phẩm tự nhiên, sản phẩm của chúng tôi cũng được đón nhận khá là nhiều, làm quà tặng cho chính phủ, làm quà tặng cho các doanh nghiệp, và cũng là một trong những sản phẩm được xuất ra nước ngoài. Chúng tôi cũng rất là may mắn khi năm 2023 đã đón khoảng 60 đoàn ở nước ngoài đến Việt Nam và đặc biệt là đến thăm hợp tác xã lụa đũi Nam Cao.

Tôi cũng nhớ nhất là hãng xe ô tô nổi tiếng Porsche đã đến Việt Nam và thăm hai nhà máy, thứ nhất là nhà máy ô tô của VinFast và thứ hai đã đến thăm xưởng sản xuất và nghe câu chuyện văn hóa của chúng tôi. Giám đốc điều hành của 30 quốc gia trên thế giới đã quy tụ về đây. Ngoài ra là những đoàn khách phụ nữ, các đoàn châu Âu, mọi người đến với mong muốn để học hỏi cái mà chúng tôi đã làm ra, giá trị văn hóa và cũng như là phát triển về xã hội cho những người phụ nữ thu nhập thấp, những người khôi phục làng nghề và phát triển cộng đồng, cũng như sản phẩm tự nhiên.

RFI : Không chỉ sản xuất, hợp tác xã của chị còn phát triển về du lịch làng nghề. Theo chị, đâu là điểm hấp dẫn nhất đối với du khách khi đến làng nghề Nam Cao ?

Lương Thanh Hạnh : Thật sự về chiến lược của tôi thì từ ngày từ đầu về làng lụa đũi Năm Cao, tôi cũng thấy rằng là tại sao chúng ta không phát triển nó trở thành du lịchbởi vì văn hóa gắn liền với du lịch, văn hóa càng lâu, làng nghề càng nhiều tuổi thì càng là nền tảng, giá trị về di sản phi vật thể.

Chúng tôi cũng rất là may mắn khi bạn bè ở nước ngoài đã giới thiệu các đoàn đi liên tiếp, chúng tôi đã đón được nhiều lượt khách khách quốc tế đến làng đũi Nam Cao. Thực sự làng đũi Nam Cao đã chạm được vào trái tim rất nhiều người. Người ta không nghĩ rằng tại một làng quê thanh bình, ở một nơi như Thái Bình chúng ta đang còn những làng nghề như vậy. Nhắc đến Thái Bình, người ta chỉ nhắc đến lúa và không nghĩ rằng Thái Bình còn có lụa.

Các nghệ nhân cảm thấy rất là vui và hạnh phúc vì làm nghề mấy trăm năm rồi mà chưa từng đón khách nước ngoài như vậy. Mọi người vui lắm. Trong khi đấy thì khách hàng, những người khác nước ngoài đi du lịch thì cảm thấy đây là một cuộc sống tự nhiên hàng ngày của các nghệ nhân và lần đầu tiên họ được nhìn thấy con tằm nhả tơ ra sao, lá dâu tằm để cho tằm ăn như thế nào, và để kéo ra một sản phẩm, một chiếc khăn, một chiếc áo hay một mảnh vải, thì rất là cầu kỳ và vất vả ra sao, tại sao lụa đũi tơ tằm lại đắt như vậy. Và họ hiểu giá trị nhân văn mang lại cho xã hội là rất nhiều.

Các khách hàng ăn tại làng nghề, do chính tay các nghệ nhân đã nấu, đó là tình yêu thực sự của những người nghệ nhân, những món ăn dân dã, như là bát canh cua, cái nem, nem cuốn, những món ăn cực kỳ đồng quê. Đối với người dân quê mình thì cảm thấy bình thường nhưng khách nước ngoài họ thấy rất là ngon. Có những khách đã phản hồi là chưa bao giờ ăn món ngon và hạnh phúc đến như vậy. Hành trình đi thăm làng quê rất thanh bình, và mọi người hiểu rằng là đó là những điều hạnh phúc. Có nhiều trải nghiệm cũng khá là vui cho du khách.


RFI : Vậy theo chị thì cái khó đối với làng đũi Nam Cao về du lịch là gì ?

Lương Thanh Hạnh : Tôi nghĩ cái khó của làng đũi Nam Cao hiện tại là công nghiệp, công nghệ càng phát triển, thì làng nghề cũng không còn được những nhà cổ như ngày xưa, vì đô thị hóa và tấc đất tấc vàng. Chính vì vậy, cần phải có một không gian để cho các nghệ nhân thực sự sống với nghề, phát triển nghề, và quan trọng nhất là làm sao để thúc đẩy được cái giá trị gia tăng, mang lại cái nguồn thu nhập cao để thế hệ trẻ quay trở lại làng nghề làm, nếu không thì làng nghề cũng sẽ mai một rất nhiều.

RFI : Đâu là những tác động xã hội đối với bà con khi mà chị khôi phục làng nghề, khi mà chị phát triển về du lịch như vậy ?

Lương Thanh Hạnh : Tôi nhìn thấy mọi người, các nghệ nhân và xã tin làng nghề sẽ quay trở lại. Thứ hai là mọi người cảm thấy rất tự hào. Có những cụ 70-80 tuổi, cái nghề kéo đũi, các cụ có thể làm hàng ngày, dù tiền cũng không phải là giá trị lớn, nhưng các cụ cảm thấy làng mình có giá trị, mình vẫn mang được nguồn tiền về, vẫn có tiền cho cuộc sống của mình. Và tiếp theo, khách đến thì người dân được nâng cao nhận thức văn hóa, được hiểu biết, biết khách Ý như thế nào, khách Pháp ra sao, rồi họ nói chuyện như thế nào.

Và đặc biệt là chúng tôi tạo được động lực : Nếu mà ngày xưa khi làng nghề mà chưa có khách du lịch đến tận nơi, thì các nghệ nhân bảo « đấy là cái nghề nghèo hèn, cái nghề bần tiện, cái nghề mà trong xã hội không ai làm nữa, chúng tôi không đi làm được ở công ty, không có sức khỏe, thì mới ngồi làm, chứ nếu mà có sức khỏe thì chúng tôi đã đi làm những việc kia hết rồi ». Nhưng khi mà khách đến thì các bác các cụ tự hào là « chúng tôi mang lại công ăn việc làm, chúng tôi hạnh phúc hơn và đặc biệt, chúng tôi muốn gìn giữ cái văn hóa cho con cháu đời sau ».

Và còn hạnh phúc hơn nữa khi các bà, các gia đình thay vì phải lên thành phố để đi mưu sinh, thì ngay tức khắc tại quê hương, họ không phải đi đâu xa cũng có một nghề và làm việc.

RFI : Chị đã thành công trong việc giúp cho làng nghề lụa đũi Nam Cao được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Vậy chị có ý định, có những dự án tương tự phục dựng lại các làng nghề khác hay không ?

Lương Thanh Hạnh : Ngay từ lúc đầu tôi làm là bằng tâm huyết, bằng tình yêu từ con số 0. Và 10 năm đã có những trải nghiệm, những mất mát, những đau buồn, những mồ hôi, xương máu, nhưng đổi lại, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc, và tôi cũng nhìn thấy dù chưa phải là thành công như mong đợi, như các ngành nghề khác, nhưng tôi cảm thấy đó là có những chuyển biến và chúng tôi học được nhiều bài học mà 10 năm tôi đã đúc kết.

Những cái mà tôi đã làm được ở làng đũi Nam Cao thì mong muốn là sẽ lan tỏa và đưa đi các vùng miền. Các làng nghề đang bị mai một, đang bị mất mát, và đang rất muốn khôi phục thì tôi cũng sẽ dùng sức để giúp, dùng những cái gì mà tôi đã được học, học từ đời, học từ những nghệ nhân, học từ thương trường, để sẽ làm một quy trình và trao cho các làng nghề khác của Việt Nam.

Và tôi muốn rằng đất nước chúng ta, không những làng đũi Nam Cao, mà có thể rất nhiều, hàng nghìn làng nghề của Việt Nam chúng ta sẽ sống lại, và chúng ta tự hào về văn hóa của Việt Nam mình, và chúng ta cũng đẩy mạnh để mang đi ra nước ngoài, mang ra thế giới, bán được sản phẩm, và đưa ngoại tệ về Việt Nam, cũng như chúng ta không phải đi làm lụng ở nước ngoài nữa, và chúng ta chỉ cần ở Việt Nam chúng ta cũng tạo ra sản phẩm. Đó là những giá trị tôi rất muốn trao đi, ngay lúc này và trong những năm tới.

RFI Tiếng Việt chân thành cảm ơn chị Lương Thanh Hạnh đã tham gia chương trình!

20240607 Cuộc trò chuyện giữa Tucker Carlson và Ông Massie

Cuộc nói chuyện này rất hay, được quay vào ngày 7.6.2024. Xin mời bạn nhín chút thời gian để xem và nghe Ông Massie nói. những điều quan trọng bạn cần phải biết khi sống ở Mỹ


Friday, June 28, 2024

20240627 Vợ Ông nghị Thomas Massie qua đời rất nhanh?

Mới cách đây ba ngày 👉 6.25.2024, mình có đăng tin về Fed bị hackers xâm nhập 👈 và cũng cùng ngày hôm đó Ông Nghị Massie của Kentucky cũng đăng vì Ông là người tiên phong trình thư lên Quốc Hội đòi xóa bỏ Fed.


Hôm nay 06.27.2024, tức 2 ngày sau khi tin ngắn Ông đăng trên twitter, vợ Ông đã chầu Trời rồi... hmmmm



Hai Ông Bà cùng các con đi chơi Mt Rainer, WA hôm tuần rồi






Vợ ông tốt nghiệp từ MIT/ Harvard , Ông cũng là cựu sinh viên của MIT






Vợ chồng có 4 con(2 trai 2 gái)




Như Một Tác Phẩm Để Đời 5 - Vọng Ngày Xanh - Lệ Thu CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Tình Buồn Cho Anh - Nhạc Mới CD6




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Ngày Nào Quen Nhau - Ngọc Trọng - Diễm Xưa Cassette24




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

The Jimmy Show: Nhạc sĩ Ngọc Trọng





👉 Album: Ngày Nào Quen Nhau - Ngọc Trọng - Diễm Xưa Cassette24 👈

Mời quý khách bấm vô link 👉 The Jimmy Show 👈 để xem những chương trình khác

Thursday, June 27, 2024

Nhật Trường Thanh Lan và Bạn Hữu - Tình Hồng CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Nhạc Pháp Chọn Lọc Vol1 - Thanh Lan - Mưa hồng CD11




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Wednesday, June 26, 2024

Vĩnh biệt Nhạc Sĩ Vũ Xuân Hùng - Lê Xuân Trường


Vĩnh biệt Nhạc Sĩ Vũ Xuân Hùng (1945 - 1.5.2024)





VŨ XUÂN HÙNG là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70, ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc nhiều thế hệ. “Phong Trào Nhạc Trẻ” Cuối thập niên 1950 – đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963. Giai đoạn 1968 -1970, tại Sài Gòn sau khi nhạc Pháp ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam.

Giới trẻ Việt Nam yêu nhạc Pháp lâm vào tình trạng bị Pháp hóa. Gia tài ca khúc nhạc trẻ thời bấy giờ tại Việt Nam còn khá nghèo nàn so với sự ra đời thật náo nhiệt của những ban, nhóm chơi nhạc kích động. Danh xưng Nhạc Trẻ do chính Trường Kỳ nêu ra và chủ xướng Việt Hóa Âm Nhạc, chủ động mời các bạn nhạc sĩ quan tâm về vấn đề này cùng gặp nhau thảo luận, trong số này gồm có: Jo Marcel, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Uyên Phương, Tùng Giang, Kỳ Phát…v.v. Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh Pháp sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng.

Giới trẻ thời ấy rất say mê nhạc ngoại quốc du nhập vào Sài Gòn. Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam. Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý , đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng ). Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple Three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars). Âm nhạc Việt Nam thêm đa dạng và phong phú hơn với nhiều ca khúc được chuyển ngữ, và những ca khúc mà nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng chuyển ngữ đã khiến công chúng cứ ngỡ do chính người Việt sáng tác. Trong đó, nhạc phẩm “Búp Bê Không Tình Yêu”, “Em Đẹp Như Mơ”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”, “Anh Thì Không” đã được nhiều say mê yêu thích cho đến bây giờ.



Vào khoảng thời gian 1972 nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là giáo sư. Ông là giáo sư dạy ngoại ngữ và triết học tại trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Đồng Tiến. Ông được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo lúc đó là chủ bút, làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh. Vào thời gian đó ông có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên ông đã cùng Nguyễn Duy Biên một người bạn nối khố từ thời Trung học bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ. Trong băng nhạc này ông mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất, kỹ thuật âm thanh. Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời và Trung tâm Thuý Nga đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng thứ 2, và thứ 3.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng định cư tại Mỹ. Năm 1997, ông cùng vợ là Xuân Hòa trở về Việt Nam và thành lập “Phòng trà ca vũ nhạc kịch Tiếng Xưa”. Tại “Tiếng Xưa”, ngoài việc biên tập và tổ chức các đêm nhạc, ông còn dựng các vở nhạc kịch dựa theo các bài hát nổi tiếng như: “Hòn Vọng Phu”, “Trầu Cau”, “Cung Đàn Xưa”, “Tiếng Đàn Tôi”, “Tiếng Sáo Thiên Thai”, “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”, “Mối Tình Trương Chi”, “Lan và Điệp”. Mặc dù đã qua thời hoàng kim của những ca khúc nhạc ngoại chuyển ngữ qua lời Việt nhưng không thể phủ nhận được giá trị một thời của những ca khúc này.

Trước sự xâm thực của văn hóa phương Tây những năm 50-70 thế kỷ trước, những nhạc sĩ như Trường Kỳ, Vũ Xuân Hùng đã nỗ lực thổi hồn Việt vào các nhạc phẩm ngoại nhập để kích thích sáng tạo những ca khúc thuần Việt. Với những người thuộc thế hệ ông bà, cha mẹ, những bản nhạc ngoại lời Việt còn là một phần kết nối quá khứ xa xưa, với những ký ức đẹp thời thanh xuân, những dư âm ngọt ngào của gia đình thân thương với tình yêu, tình bạn bè thuần khiết, để nhắc những người trẻ biết trân trọng những giá trị cuộc sống.

Gần nửa thế kỷ nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đã góp phần làm phong phú âm nhạc Việt Nam và giúp nhiều thế hệ ca sĩ tạo dấu ấn trong lòng công chúng mộ điệu. Ông mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam.

Lê Xuân Trường

******************************************************

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng qua đời


Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng - tác giả loạt hit nhạc ngoại lời Việt "Anh thì không", "Búp bê không tình yêu" - qua đời ở tuổi 79.

Bà Xuân Hòa - vợ nhạc sĩ - cho biết ông mất tối 1/5 sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5). Những năm cuối đời, ông chịu nhiều chứng bệnh như suy tim, suy hô hấp, đi lại khó khăn. "Anh ra đi thanh thản vì mọi dự định đã hoàn tất", bà nói.

Ca sĩ Quang Thành cho biết vài ngày trước, khi hay tin bệnh tình ông trầm trọng, anh và nhiều nghệ sĩ cùng cầu nguyện, mong phép màu xảy ra. Với anh, Vũ Xuân Hùng là một trong những nhạc sĩ viết lời Việt cho nhạc ngoại hay nhất, gia tài hơn 100 ca khúc. "Ông góp phần làm phong phú thêm cho đời sống nhạc Việt thập niên 1970, giúp nhiều thế hệ ca sĩ tạo dấu ấn trong lòng công chúng", Quang Thành nói.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng sáng tác hơn 50 năm, bắt đầu nổi tiếng từ những năm 1970. Ông từng dạy ngoại ngữ và triết học tại nhiều trường ở Sài Gòn. Ngoài tiếng Anh, ông biết tiếng Pháp, Đức, Italy nên thuận lợi trong việc chuyển ngữ lời Việt các bản nhạc nước ngoài. Không tham gia ban nhạc nào của Sài Gòn, ông tự học nhạc, biết chơi guitar, piano.

Năm 1972, khi làm việc ở một tờ báo chuyên về nghệ thuật điện ảnh và âm nhạc, ông lập bàn tròn nghệ sĩ, quy tụ một số ban nhạc để thảo luận về nghệ thuật, khởi động những chương trình nhạc trẻ ở trường La San Taberd (nay là trường chuyên Trần Đại Nghĩa), sân vận động Hoa Lư. Thời đó, những ban nhạc trẻ của Sài Gòn đa số lấy tên nước ngoài, các bài hát được trình diễn cũng là tiếng nước ngoài. "Tôi chợt nghĩ tại sao không chuyển ngữ các bản nhạc nước ngoài sang lời Việt, để đông đảo công chúng hiểu được nội dung trong các bài nhạc ngoại rất hay thời đó. Tôi bèn bắt tay vào làm", ông từng nói.

Cùng nhiều nhạc sĩ như Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, ông nỗ lực thổi hồn Việt vào các nhạc phẩm ngoại để kích thích sáng tạo những ca khúc thuần Việt. Nhiều bản nhạc Pháp lời Việt của ông trở thành hit, như Búp bê không tình yêu (Poupee De Cire Poupee De Son), Anh thì không (Toi jamais), Biệt khúc (Je Suis Parti), Dòng sông tuổi nhỏ (La-maritza). Một số tác phẩm trở nên kinh điển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp nhiều ca sĩ, như Thanh Lan, Ngọc Lan, Ý Lan, Duy Quang, Lê Uyên.

Sau nhiều năm định cư tại Mỹ, năm 1997, nhạc sĩ cùng Xuân Hòa về nước, thành lập phòng trà Tiếng Xưa. Ngoài việc biên tập và tổ chức các đêm nhạc, ông còn dựng các vở nhạc kịch dựa theo các bài hát nổi tiếng, như Hòn vọng phu, Trầu cau, Cung đàn xưa, Tiếng đàn tôi, Tiếng sáo thiên thai, Mối tình Trương Chi, Lan và Điệp.



Người Tình - Hương Lan Tuấn Vũ - Làng Văn Cassette71




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Ngày Tân Hôn - Anh Khoa Dalena - Thúy Nga CD40




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Ừ Thôi Em Về - Khánh Ly - Hoàng Lan CD2




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Anh Xin Làm Cỏ Lạ - Ý Lan Đinh Ngọc Thái Hiền - Tóc Mây CD4




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)