Ngoài hình ảnh một vị vua lưu vong, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ, một họa sĩ. Cuộc sống lưu đày và cuộc đời nghệ sĩ của vua Hàm Nghi là hai chủ đề được RFI tiếng Việt lần lượt đăng trong hai tạp chí. Trong số tạp chí lần trước, RFI tiếng Việt đã đề cập tới cuộc sống lưu đày của vua tại Alger. Lần này, chúng tôi sẽ đề cập tới cuộc đời nghệ sĩ-họa sĩ của ngài.
Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm.
Bị bắt vào tháng 11/1888, chính phủ Pháp đưa vua Hàm Nghi sang lưu đày tại Alger, từ tháng 01/1889 cho tới cuối đời. Sử sách đề cập tới nhiều phong trào Cần Vương, thế nhưng quãng thời gian sống tại Alger của vua Hàm Nghi vẫn là một khoảng trống và thu hút sự quan tâm của mọi người.
Ban tiếng Việt đài RFI đã có dịp nói chuyện với Amandine Dabat, cháu năm đời của vua Hàm Nghi. Hiện tại, chị đang làm luận văn tiến sĩ về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi tại đại học Sorbonne-Paris 4 và có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này. Chị cho biết, ngoài hình ảnh một vua An Nam lưu vong, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ, một họa sĩ. Đây là khía cạnh mà ít người biết tới.
Cuộc đời lưu đày và cuộc đời nghệ sĩ của vua Hàm Nghi là hai chủ đề được RFI tiếng Việt lần lượt đăng trong hai tạp chí. Trong số tạp chí lần trước, RFI tiếng Việt đã đề cập tới cuộc sống lưu đày của vua tại Alger. Lần này, chúng tôi sẽ đề cập tới cuộc đời nghệ sĩ-họa sĩ của ngài.
Khi tới Alger vào tháng 1 năm 1889, Hàm Nghi được đại úy Henri de Vialar tiếp đón và giúp ổn định cuộc sống trong thời gian đầu. Chính trong khoảng thời gian tiếp xúc này, sĩ quan người Pháp này đã phát hiện ra tài năng hội họa của Hàm Nghi, từ giờ được gọi là Hoàng tử Annam (Prince d’Annam). Phiên dịch của Hàm Nghi thuật lại như sau :
« Trong suốt mùa đông năm đó, khi trời xấu, Hoàng từ vẽ để giải buồn và dù không biết luật phối cảnh, những bức họa của ngài không hề thiếu nét tinh xảo hay khéo léo. Nhận thấy khiếu hội họa, gần như thiên bẩm, của nhà vua, đại úy Vialar đã giới thiệu một trong những người bạn của mình là họa sĩ Reynaud và nói rằng nếu ngài muốn học hội họa, họa sĩ sẽ rất vui được làm thầy của ngài. Hàm Nghi chấp nhận tức thì đề xuất trên và đồng ý học với Reynaud mỗi tuần hai buổi, các ngày thứ 3 và 6. Ngay buổi đầu tiên, thầy họa người Pháp mang tới một hộp màu, một giá vẽ và nhiều dụng cụ cần thiết. Và Hoàng tử ngày càng có nhiều tiến bộ. »[1]
Hàm Nghi học vẽ với Marius Reynaud. Sau này, khi sang Pháp, ngài học điêu khắc với nghệ sĩ Auguste Rodin nổi tiếng. Lý do gì khiến chính phủ Pháp tạo điều kiện giúp vua theo đuổi môn nghệ thuật này, cũng như nhiều hoạt động thể thao khác như đấu kiếm hay chơi quần vợt ? Amandine Dabat giải thích :
« Khi vua Hàm Nghi tới Alger, chính phủ Pháp muốn biến ngài thành một người thân Pháp và khiến cuộc sống lưu đày của ngài thoải mái hơn. Chính trong hoàn cảnh này mà chính phủ Pháp đã đề xuất cho vua Hàm Nghi theo học hội họa với họa sĩ theo trường phái phương Đông Marius Reynaud đang sống tại Alger. Ngài học vẽ với Marius Reynaud bắt đầu từ 1889, ngay vài tháng sau khi vua tới Alger. Và trong vòng 15 năm, Marius Reynaud là thầy dạy của ngài.
Sau đó, bắt đầu từ năm 1893, có nghĩa là 4 năm sau khi tới Alger định cư, lần đầu tiên, vua Hàm Nghi được phép tới Pháp lục địa. Ngài được chính phủ Pháp cho phép du lịch trong vòng 3 tháng. Trước tiên, ngài đi điều trị một đợt chữa nước khoáng tại Vichy. Ngài cũng tới Paris, cũng như một số vùng khác của Pháp. Sau đó, ngài lại tới Pháp lục địa vào các năm 1895, 1897 và 1899. Và ngài đã gặp nghệ sĩ điêu khắc Auguste Rodin. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chưa biết chính xác thời điểm cụ thể. Và chính nghệ sĩ đã đề nghị dạy ngài điêu khắc. Trong suốt vài năm, vua Hàm Nghi học điêu khắc với Rodin. Và trong suốt quãng thời gian sau này, ngài tiếp tục vẽ và điêu khắc. Tại thời điểm này, Rodin đã nhiều tuổi và ông mất vài năm sau đó. »
Nghệ thuật, mối liên lạc với quê hương
Từ một trò giải trí, học kĩ thuật hội họa phương tây trở thành niềm đam mê thực thụ. Nhà vua có thể bỏ cả ngày để chiêm ngưỡng và phác họa lên khung tranh cảnh thiên nhiên quanh nhà. Ngoài ra, tĩnh vật và chân dung cũng là những chủ đề chính trong tranh của Hàm Nghi. Trong một cuộc hội thảo gần đây, Amandine Dabat từng nhận xét : « Trong bối cảnh lưu đày, làm nghệ thuật đã tạo cơ hội cho vua Hàm Nghi lưu lại mối liên hệ với Đông Dương và nghệ thuật là không gian tự do, qua đó ngài có thể thoải mái thể hiện sự gắn bó với quê hương. »
Amandine Dabat : « Khi vua Hàm Nghi vẽ, ngài được tự do thể hiện những gì mình muốn vì chúng ta biết là ngài không có quyền thể hiện ý kiến chính trị của mình và ngài cũng không có quyền nói về chính trị hay liên lạc với Đông Dương. Vì thế, đối với ngài, làm nghệ thuật là một cách để giữ liên hệ với Việt Nam. Với ngài, nghệ thuật là một không gian thể hiện tự do của mình, vì ngài không có quyền liên lạc với Đông Dương. Suốt đời, ngài bị coi là một nhà chính trị, một nhà vua bị phế truất, một người Việt Nam chống đối người Pháp hay một kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp. Và vua Hàm Nghi muốn thay đổi hình ảnh chính trị này, hình ảnh mà sau vài năm không còn phù hợp với con người ngài. Nhưng đó lại là hình ảnh mà chính phủ Pháp lưu giữ lại.
Chính vì thế mà, đối với vua Hàm Nghi, hội họa, nghệ thuật không chỉ là một khoảng trời tự do, mà còn là cái gì đó rất riêng tư để ngài có thể thoải mái thực hiện trong đời tư mà không phải lo lắng. Đó là không gian để ngài có thể thể hiện những gì mình muốn. Chính vì thế, đây là chiếc cầu nối nghệ thuật để ngài thể hiện tình cảm gắn bó đối với Việt Nam, dù rằng các tác phẩm đều thể hiện phong cảnh tại Algérie hay Pháp đại lục. Một điều thú vị khác là phần lớn chủ đề tranh của vua Hàm Nghi là phong cảnh. Ngoài ra cũng có một vài tranh chân dung, một vài lính thủy, nhưng tuyệt đối không hề có tranh về chủ đề chính trị. »
Amandine Dabat nhận xét có thể thấy được nét văn hóa Việt Nam của vua Hàm Nghi qua cách ngài xử lý quanh cảnh, với vị trí các cây cổ thụ nổi bật bên trái của tranh. Cách phân bổ này được lấy cảm hứng từ bố cục truyền thống quang cảnh Việt Nam, ví dụ như vị trí các cây cổ thụ đơn độc giữa đồng làm nổi bật sự hiện diện các không gian thiêng liêng hay những nơi thờ cúng. Tổng quan tranh của ngài toát lên một cảm giác u sầu lặng lẽ như thầm gợi lên nỗi nhớ quê hương của người xa xứ. Vì thế, Amandine Dabat cho rằng vua Hàm Nghi cố thể hiện mối liên hệ mật thiết với quê hương, qua cách thể hiện phong cảnh Algérie hay Pháp lục địa theo những hình ảnh mà ngài còn lưu lại được về Việt Nam.
Từng học điêu khắc với Auguste Rodin
Từ năm 1904, Hàm Nghi học điêu khắc với nghệ sĩ nổi tiếng Auguste Rodin. Những năm 1920 đánh dấu sự thăng hoa đối với sự nghiệp của ngài. Nếu như con người thường vắng mặt trong các tác phẩm hội họa, thì trong điêu khắc, Hàm Nghi tìm cách thể hiện những khuôn mặt phụ nữ, hay con người, qua những bức tượng bán thân.
Vua Hàm Nghi sáng tác tượng (ảnh chụp năm 1938).
Ngoài ảnh hưởng từ Auguste Rodin, trong những tác phẩm của ngài cũng toát lên kỹ thuật của nhà điêu khắc Aristide Maillot. Hơn nữa, Hàm Nghi luôn thể hiện như một nghệ sĩ phương Tây và một nghệ nhân Việt Nam. Không phải tác phẩm nào của ngài cũng được kí ở dưới. Ngài chỉ kí những tranh được coi là hoàn thiện.
Amandine Dabat nhận thấy tính hai mặt trong các chủ đề giữa tranh sơn dầu và tượng của Hàm Nghi. Đó chính là sự đoạn tuyệt giữa hai thế giới. Một bên là huyển ảo với lòng thương nhớ quê hương được thể hiện qua thực tế. Còn bên kia là thực tại với những con người quanh nghệ sĩ, được thể hiện trong không gian ba chiều.
Trong xưởng vẽ của mình, tại « Villa des Pins », và sau này là tại « Villa Gia Long », ngài bỏ rất nhiều thời gian cho môn nghệ thuật mà ngài đam mê. Cuộc sống lưu đày đã tạo cho ngài cơ hội phát triển năng khiếu nghệ thuật của mình. Vị vua bị truất ngôi và lưu đày trở thành một nghệ sĩ kín tiếng và say mê. Thế nhưng, công chúng vẫn chưa biết tới những tác phẩm của ngài.
Giá trị các tác phẩm
Ngày 24/11/2010, RFI tiếng Việt có mặt tại nhà Drouot nơi tổ chức bán đấu giá bức tranh sơn dầu « Sur la route d’El Biar » (Trên đường El Biar, 35X46 cm) hay còn có tên khác là « Chiều tà » (Le Déclin du jour) do Hàm Nghi vẽ vào năm 1915. Được định giá từ 800 tới 1200 euro, cuối cùng tác phẩm được bán với giá 8800 euro, đã trừ chi phí (hoặc hơn 10000 euro bao gồm các chi phí khác).
Amandine Dabat : « Tôi cũng có mặt ngày 24/11/2010 tại buổi bán đấu giá tại Drouot. Theo những gì tôi biết, thì đúng, đây là lần đầu tiên một tác phẩm của vua Hàm Nghi được bán đấu giá và được triển lãm cho công chúng chiêm ngưỡng. »
Tuy nhiên, tác phẩm này không thuộc bộ sưu tập của gia đình vua Hàm Nghi. Hiện nay, phần lớn các tác phẩm của ngài được lưu trong các bộ sưu tập cá nhân. Vì sinh thời, Hàm Nghi không bán tranh mà chỉ tặng cho những người thân cận. Ví dụ, theo lời khuyên của thầy dạy Marius Reynaud, ngài đã từng tặng một bức tranh tĩnh vật cho Toàn quyền Pháp tại Algérie và một bức khác cho Vialar nhân dịp Năm Mới.
Hậu duệ của vua Hàm Nghi từ chối cho biết số lượng tác phẩm mà gia đình đang bảo quản.
Amandine Dabat : « Tình trạng các bức tranh được bảo quản hiện nay khá tốt. Gia đình lưu giữ một số các tác phẩm của ngài, một số khác được lưu giữ tại các gia đình hậu duệ của bạn bè vua Hàm Nghi. Đó là những người được ngài tặng tranh vào thời kì đó. Vì thế, toàn bộ tác phẩm của ngài khá tản mát. »
Khi được hỏi về ý kiến đánh giá của các chuyên gia hội họa về những tác phẩm của Hàm Nghi, Amandine Dabat cho biết :
« Cho tới nay, không một chuyên gia nào đánh giá tác phẩm của ngài. Hiện tại, tôi là người đang viết luận văn tiến sĩ về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi. Vì thế, có thể nói, tôi là người kiểm nghiệm và đánh giá những tác phẩm của ngài. Đây là một phần nghiên cứu vẫn đang được thực hiện và tôi vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính thức vì công việc nghiên cứu vẫn chưa kết thúc. »
Ngoài cuộc triển lãm tác phẩm được đấu giá vào tháng 11/2010, những tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi vẫn là một ẩn số đối với công chúng. Hiện tại, gia đình hậu duệ vua Hàm Nghi chưa có ý định triển lãm các tác phẩm của ngài.
Amandine Dabat : « Về phần mình, tôi rất mong muốn là một ngày việc này có thể thực hiện được. Nhưng một mình tôi không thể quyết định được. Và hiện nay, câu hỏi này không nằm trong chương trình của gia đình. »
Phải chăng, gia đình hậu duệ muốn giữ chúng như kho báu vô giá và chỉ lưu truyền trong nội bộ dòng họ ? Hay phải chăng, đây cũng là lòng tôn trọng với cách sống mà vua Hàm Nghi đã lựa chọn : kín đáo và không phô trương ?
Trong thời gian lưu đày, Vua Hàm Nghi trở thành một hoạ sĩ
Audio
Tại Pháp, nhà đấu giá Drouot là một địa điểm nổi tiếng của Paris, đủ để cho cái tên riêng này được đưa vào thi ca. Hàng năm tại Drouot, có khoảng 800 ngàn hiện vật, đồ cổ hay tác phẩm nghệ thuật chuyền tay đổi chủ. Nhưng trong tuần này, có một cuộc bán đấu giá đã thu hút sự chú ý của người Việt.
Lần đầu tiên, một bức tranh của vua Hàm Nghi mang tên là Déclin du jour (tạm dịch Chiều tà hay Ngày tàn) được bán tại Paris. Hôm 24/11 vừa qua, phòng số 1 của nhà đấu giá Drouot đã mở cửa kể từ 11 giờ sáng để đón công chúng đến xem các hiện vật được trưng bày. Buổi đấu giá chỉ diễn ra hơn 3 tiếng đồng hồ sau đó nhưng số khách đến từ trước lại khá đông.
Những người Việt có mặt tại chỗ chủ yếu quan tâm đến bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi, đặt ở góc bên trái bàn đấu giá. Giới chuyên gia Pháp thì lại quan tâm đến các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Cocteau, Buffet, Modigliani, Magritte, Monet. Văn phòng Millon & Associés chính là công ty được giao bán hầu hết các tác phẩm trưng bày vào hôm đó. Ban Việt ngữ RFI đã gặp ông Alexandre Millon, giám đốc văn phòng cùng tên trong lúc ông đang chuẩn bị cho cuộc đấu giá.
Alexandre Millon : Trước hết chúng tôi đã khá ngạc nhiên trước sự hưởng ứng của một số người Việt sống ở Pháp. Trước khi được đem ra bán đấu giá tại Drouot, bức tranh của vua Hàm Nghi đã được trưng bày tại văn phòng của chúng tôi, và những người Việt đến xem đều bày tỏ sự kính cẩn, nể trọng. Tôi không nghĩ là họ có ý định mua đấu giá bức tranh này, mà lại muốn chứng kiến tận mắt tác phẩm của vua Hàm Nghi. Đối với họ, tấm tranh có một giá trị nào đó rất thiêng liêng vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật. Bức Chiều tà do một gia đình ở Pháp giao cho chúng tôi bán, ở đây tôi xin phép không tiết lộ danh tánh của họ. Gia đình này không biết gì nhiều về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tôi, có lẽ đây là một món quà mà cựu hoàng Hàm Nghi đã tặng cho họ.
Có người hỏi rằng vì sao chúng tôi ra giá ban đầu thấp như vậy. Theo giới chuyên ngành hội họa, đó là một nhận xét chủ quan, tùy theo cảm tính của mỗi người. Để định giá một tác phẩm, chúng tôi phải dựa vào một số tiêu chuẩn cụ thể như thời kỳ vẽ tranh, tác phẩm thuộc thể loại gì, theo khuynh hướng, trào lưu hay trường phái hội họa nào. Bên cạnh đó, sự nghiệp của tác giả cũng đóng một vai trò quan trọng. Khối lượng tác phẩm được cho ra đời, việc tổ chức triển lãm thường xuyên và nhất là tại các địa điểm nổi tiếng góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm trên thị trường. Đâu đó bức Chiều tà có một tầm quan trọng trước hết là nhờ thân thế của tác giả, và điều đó càng có nhiều ý nghĩa trong mắt của người Việt. Chúng tôi chỉ hy vọng là bức tranh sẽ được đấu giá cao hơn nhiều mức định giá ban đầu.
Bức Chiều tà trong mắt giới chuyên gia hội họa
Tại nhà đấu giá Drouot, chúng tôi cũng đã gặp cô Cécile Ritzenthaler, chuyên gia về hội họa thế kỷ XIX và XX, và cũng là người đã dẫn dắt cuộc đấu giá hôm 24/11. Cô là người đã xét nghiệm tính xác thực của bức tranh Chiều tà Déclin du jour. Cô cho biết nhận xét của mình về tác phẩm của vua Hàm Nghi.
Cécile Ritzenthaler : Chiều tà (Déclin du jour) không phải là tựa đề chính xác của tác phẩm. Trong nguyên tác, bức tranh này mang tên là La route de El Biar (Con đường của El Biar). Riêng về cái tựa Déclin du jour được ghi chú trên một tấm giấy nhỏ kẹp vào khung gỗ ở đằng sau bức tranh. Trên tấm giấy, có ghi thêm hàng chữ, quà tặng của hoàng tử An Nam, vẽ vào năm 1915 tại Alger. Điều đó giúp cho chúng tôi tìm hiểu thêm về xuất xứ của tác phẩm, bởi vì ở một góc tranh nhà vua ký tên bằng Hán tự, dịch sát nghĩa là Con của mùa xuân (Xuân Tử). (Lời tòa soạn : nhiều nguồn khác thì cho rằng nghệ danh của vua Hàm Nghi là Tử Xuân).
Theo đánh giá của tôi, bức Chiều tà có những nét họa mang nhiều ảnh hưởng của trường phái Nabi, một phong trào hội họa hình thành vào cuối thế kỷ 19, thiên về chủ nghĩa biểu tượng. Chữ Nabi bắt nguồn từ tiếng Do Thái, nebiim có nghĩa là tiên tri, linh cảm. Bức tranh vẽ phong cảnh này có một gam màu sẫm, hàng cây chân trời đều có những đường viền màu xanh đậm, ánh nắng ban chiều thì ửng màu hồng tím. Cách vẽ này dùng những màu lấy thẳng từ các ống sơn, chứ không có nhiều pha trộn. Một điểm tiêu biểu khác nữa là trong tranh phong cảnh theo khuynh hướng Nabi, chân trời thường được vẽ ở phần nửa trên thay vì ở phần nửa dưới của tấm tranh. Sinh thời, nhà vua đã học vẽ với thầy là Maurius Reynaud và học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp là Auguste Rodin.
Đào sâu hơn nữa, chúng tôi mới khám phá ra rằng sinh thời nhà vua Hàm Nghi đã triển lãm một lần các tác phẩm của mình vào năm 1926 tại Paris. Điều đó phần nào giúp cho chúng tôi định giá tác phẩm, bên cạnh việc so sánh bức Chiều tà với các tấm tranh của các tác giả cùng thời. Ngay từ ban đầu, tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại của những người muốn mua tranh, có cả người Việt lẫn người Pháp. Điều đáng chú ý là đa số những người này muốn mua vì lý do tình cảm nhiều hơn là nhằm mục đích kinh doanh. Đa số đều còn khá xa lạ với hình thức bán đấu giá, nên họ gọi tôi để tham khảo ý kiến. Phản ứng của họ hoàn toàn khác với những thương gia chuyên sống nhờ nghề buôn bán tranh.
Cảm nhận của người Việt tại phòng đấu giá
Cuộc đấu giá bắt đầu vào khoảng 14 giờ 20. Từ cả tiếng đồng hồ trước đó, khách tham dự đã bắt đầu xếp hàng để vào cửa, sớm tìm cho mình chỗ ngồi thích hợp. Trên hơn 150 người có mặt tại buổi bán đấu giá hôm đó, có khoảng 10% là người Việt. Khoảng 70 ghế đã chật kín người ngồi. Những người còn lại phải đứng ở đằng sau hàng ghế nếu muốn tham dự.
Phần đấu giá bức tranh của vua Hàm Nghi (lô thứ 41 trên hơn 200 lô) diễn ra vào khoảng 15 giờ, giờ Paris, kéo dài trong vòng chưa đầy 5 phút, nhưng đủ để nhân lên hơn gấp 8 lần (8 800 euros) so với mức định giá ban đầu của văn phòng Millon & Associés. Chủ nhân của bức tranh là một người tham gia đấu giá qua điện thoại. Điều đó khiến cho một số người Việt hơi thất vọng. Trong đó có chị Mathilde Tuyết Trần, từng tham gia trực tiếp đấu giá.
Về phần mình, ông Tạ Quốc Tuấn, thư ký thứ nhất sứ quán Việt Nam tại Paris cũng đã được tỉnh Thừa Thiên Huế gửi gấm để tham gia vào cuộc bán đấu giá hôm 24/11. Ông cho biết cảm tưởng của mình ngay sau cuộc đấu giá.
Cô Nguyễn Thế Thanh, tổng giám đốc công ty Sài Gòn Media trong lúc đang đi công tác, cũng từ Đức bay sang Paris với hy vọng là sẽ mua được bức tranh Chiều tà, để rồi đưa tác phẩm này của cựu hoàng Hàm Nghi về cố đô Huế.
Sau khi phần đấu giá bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi ngã ngũ, hầu hết người Việt có mặt hôm đó đều ra về, trong khi buổi đấu giá vẫn tiếp diễn tại Drouot. Điều này phần nào cho thấy sự quan tâm của một số người Việt sống ở Pháp hay từ Việt Nam sang Paris đối với sự kiện này. Trong đó có rất nhiều người lần đầu tiên đặt chân đến Drouot.
Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm. Tháng 11/1888, chính phủ Pháp đưa vua Hàm Nghi sang lưu đày tại Alger cho tới cuối đời. Sử sách đề cập tới nhiều phong trào Cần Vương, thế nhưng quãng thời gian sống tại Alger của vua Hàm Nghi vẫn là một khoảng trống và thu hút sự quan tâm của mọi người.
Chân dung vua Hàm Nghi những năm tháng cuối cuộc đời lưu đày. ( Ảnh tư liệu gia đình)
RFI đã may mắn gặp được cô Amandine Dabat, cháu năm đời của vua Hàm Nghi. Hiện chị đang làm luận văn tiến sĩ về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi tại đại học Sorbonne-Paris 4. Chị cho biết, bên cạnh một ông vua An Nam bị lưu đày biệt xứ, Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ đa tài, một họa sĩ.
Amandine Dabat là cháu gái 5 đời của Vua Hàm Nghi
Hoàn cảnh lưu đày
Vua Hàm Nghi tới Alger vào tháng 1 năm 1889. Chính phủ Pháp bắt ngài vào tháng 11 năm 1888 để chấm dứt phong trào Cần Vương của người Việt và họ quyết định đày ngài sang Alger, cùng với một phiên dịch, một người hầu và một đầu bếp.
Amandine Dabat : « Khi tới Alger, họ được đại uý Henri de Vialar, lúc đó là sĩ quan tuỳ tùng của Tirman, Toàn quyền Algérie, tiếp đón. Và chính sĩ quan Vialar chịu trách nhiệm tìm nhà cho vua Hàm Nghi. Ngôi nhà có tên là « Biệt thự cây thông » (Villa des Pins), ở El Biar, trên một ngọn đồi thượng Alger. Bắt đầu từ lúc này, vua Hàm Nghi bị truất ngôi, chỉ được coi như hoàng tử và người ta thường gọi là « Hoàng tử An Nam ». Đây cũng chính là tên thông thường của vua trong suốt cuộc đời lưu vong tại Alger. Những năm đầu tiên, ngài sống trong ngôi nhà mà người Pháp thuê cho.
Chỉ từ năm 1906 trở đi, sau khi kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, họ mới xây một ngôi nhà mới, có tên là « Biệt thự Gia Long », do Guiauchain, một kiến trúc sư người Pháp tại Alger thiết kế. Và vua sống trọn đời tại đây cùng với gia đình. »
Cụm từ « sống lưu đày » (vie d’exil) khiến nhiều người hình dung một cuộc sống vất vả và khó khăn. Liệu cuộc sống lưu đày của nhà vua có nặng nề như ý nghĩa của cụm từ đó ? Amandine Dabat giải thích :
« Cuộc sống lưu đày của nhà vua chắc chắn là nặng nề, hay khó khăn theo nghĩa xa cách quê hương. Đó chính là nỗi khổ tinh thần đối với gia đình. Nhưng thực ra, cuộc sống lưu đày của ngài khá thoải mái. Vì mục đích của chính phủ Pháp khi đưa vua Hàm Nghi đến Alger, trước hết là để biến ngài thành một người thân Pháp, vì thế, phải khiến ngài yêu nước Pháp. Quả thực, ngay khi bị lưu đày tại Alger, vua Hàm Nghi vẫn là một hoàng tử kế nghiệp và vẫn có thể kế ngôi vua Đồng Khánh. Chính vì vậy, từ thời điểm đó, ngài phải được đối đãi tử tế, phải học tiếng Pháp và hưởng phong cách Pháp. Từ đó để vua Hàm Nghi phải yêu nước Pháp. Vậy nên, dù vua Hàm Nghi buộc phải ở lại Alger, ngài vẫn được sống trong một ngôi nhà tiện nghi. Ngài có thể đánh quần vợt, đi xem hát, đi săn. Ngài có bạn bè và bắt đầu học vẽ. Tất cả các hoạt động này đều được chính phủ Pháp cho phép. Phải để cho vua Hàm Nghi cảm thấy thoải mái tại Alger, vì trong trường hợp ngài được đưa về Việt Nam và lên ngôi vua, cần phải để cho ngài có thiện cảm với nước Pháp. »
Sau khi vua Hàm Nghi thoát ly triều đình, đứng đầu phong trào Cần Vương, chính phủ thuộc địa Pháp đưa vua Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Kỷ) lên ngôi. Thế nên, dù sống lưu đày tại Alger, vua Hàm Nghi vẫn có khả năng nối ngôi, trong trường hợp vua Đồng Khánh băng hà.
Amandine Dabat : « Chính phủ Pháp tự hỏi là có nên đưa vua Hàm Nghi về kế vị vua Đồng Khánh hay không. Đây là những thông tin được lưu lại trong nhiều tài liệu lưu trữ thuộc địa. Nhưng cuối cùng, họ cho rằng việc này quá mạo hiểm. Vì vua Hàm Nghi còn có quá nhiều người ủng hộ tại Việt Nam và chính phủ Pháp e ngại rằng nhà vua sẽ lại đứng đầu phong trào kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy mà vua Hàm Nghi phải ở lại Algérie. Tôi không biết chính xác tới ngày nào, chính phủ Pháp vẫn coi ngài là quân cờ trong thế trận Đông Dương, hay là một hoàng tử kế vị. Tôi cũng không biết tới tận ngày nào, vua Hàm Nghi vẫn không được phép quay lại Đông Dương. »
Cuộc sống dưới vòng giám sát
Dù có một cuộc sống khá thoải mái về vật chất và được phép tham gia một số hoạt động thể thao và nghệ thuật, nhưng vua Hàm Nghi suốt đời bị theo dõi, thậm chí các cuộc thăm viếng cũng bị kiểm soát. Ví dụ, ngài phải xin phép chính phủ Pháp để rời Alger du lịch trong nước Algérie, hay đi sang Pháp lục địa. Và khi ngài tới Pháp, ngài cũng liên tục bị theo dõi. Mọi thư từ trao đổi của ngài đều bị chính phủ Pháp chặn lại. Người ta chỉ đưa cho ngài những bức thư từ Algérie hay Pháp lục địa. Ngài không thể nào nhận được thư từ Đông Dương.
Amandine Dabat : « Biện pháp theo dõi này là do chính phủ Pháp đại lục áp đặt dưới sức ép của chính phủ Pháp tại Đông Dương. Thực vậy, chính phủ Pháp tại Đông Dương luôn giữ hình ảnh của vua Hàm Nghi như một người chống đối nguy hiểm. Họ cũng sợ rằng Hàm Nghi vẫn giữ liên hệ với phong trào Việt Nam chống chế độ thuộc địa. Chính chính phủ Đông Dương đã buộc chính phủ Pháp đại lục theo dõi vua Hàm Nghi. Nhưng chính phủ Pháp tại Algérie nhanh chóng hiểu rằng vua Hàm Nghi tại Alger không còn nguy hiểm và không thể liên lạc với Đông Dương và ngài cũng không còn là một mối đe doạ lớn. Chính vì thế, chính phủ Pháp tại Algérie giảm bớt việc theo dõi. Điều này cũng thể hiện rằng ngay trong nội bộ chính phủ Pháp vẫn có bất đồng quan điểm. Chính phủ Pháp tại Algérie cố bảo vệ vua Hàm Nghi và nới lỏng việc theo dõi. Trong khi đó, chính phủ Pháp lục địa và Đông Dương thì lại muốn việc theo dõi nghiêm ngặt hơn. »
Với những biện pháp theo dõi chặt chẽ như vậy, liệu vua Hàm Nghi có tiếp cận được những thông tin về tình hình phong trào khởi nghĩa chống Pháp hay, sau này, là cuộc chiến tranh Đông Dương ?
Amandine Dabat cho biết chi tiết :
« Chúng ta không biết được chính xác làm thế nào vua Hàm Nghi có được thông tin về những gì đang diễn ra tại Đông Dương. Vì về mặt chính thức, nhà vua không nhận được thư từ Đông Dương. Nhưng trên thực tế, Hàm Nghi có rất nhiều bạn, chủ yếu là những người bạn Pháp, sĩ quan hay nhà truyền giáo. Những người này thường đi lại giữa Algérie, Pháp đại lục và Đông Dương. Họ cung cấp cho ngài các tin tức về Đông Dương, nhưng đó chỉ là tin truyền miệng.
Trong một vài bức thư, đôi khi có vài thông tin về những sự kiện đang diễn ra tại triều đình Huế. Nhưng chúng tôi không có một chút dấu tích gì về phản ứng của nhà vua. Điều duy nhất mà tôi biết là ngài luôn từ chối nói về chính trị, hay trong mọi trường hợp, viết về vấn đề chính trị. Vì ngài biết rằng nếu chẳng may chính phủ Pháp đọc được thư, ngài sẽ bị theo dõi chặt chẽ hơn và thậm chí có thể bị giam hãm. Vì thế, trong mọi thư từ, ngài từ chối nói chuyện chính trị. Nhưng thái độ của ngài tại Alger cũng chứng minh rằng ngài chưa bao giờ thật sự quan tâm tới chính trị, ngay cả tình hình chính trị Pháp thời bấy giờ. Khi ngài bình phẩm chính trị tại Pháp lục địa, luôn dưới góc độ hài hước và không có chút bận tâm thật sự nào.
Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ lúc đi đày, ngài đã hiểu ra rằng nếu muốn sống một cuộc sống an bình, thì cần phải thể hiện rõ mình không còn là một nhà chính trị, không còn là một mối nguy hiểm cho chính phủ Pháp. Đó là những gì mà các văn bản, những bằng chứng viết, cho thấy rõ. Còn chúng ta không biết được là chuyện gì xảy ra qua lời nói. Những gì mà vua Hàm Nghi viết không thể hiện điều ngài nghĩ. Chính vì thế, chúng ta không biết được tận sâu đáy lòng, ngài nghĩ gì. Chúng ta chỉ biết được qua những gì ngài viết về bối cảnh lúc đó. »
Giữ liên lạc với Việt Nam
Nhiều thông tin cho rằng vua Hàm Nghi từ chối học tiếng Pháp khi đặt chân tới Alger. Phải chăng đó là ngôn ngữ của kẻ xâm lược ? Hay là sự từ chối hợp tác với kẻ thù ? Sau này, khi lập gia đình, các con của vua Hàm Nghi lại không nói tiếng Việt. Hoàn cảnh nào đã dẫn tới việc quyết định chỉ cho các con học tiếng Pháp ? Đó có phải là ý định đoạn tuyệt với Việt Nam ? Amandine Dabat tiếp tục giải thích :
« Vua Hàm Nghi bắt đầu cuộc sống đi đày vào tháng 01/1889 và trong những tháng đầu tiên, ngài từ chối học tiếng Pháp. Nhưng chỉ trong vài tháng. Bắt đầu từ tháng 7, có nghĩa là 6 tháng sau, ngài đã chấp nhận học tiếng Pháp và đã yêu cầu chính phủ Pháp cho mình một giáo viên tiếng Pháp. Tôi cho là nhà vua hiểu ra rằng phiên dịch của ngài sẽ không vĩnh viễn ở lại Alger. Nếu muốn giao tiếp, không chỉ giao tiếp với chính phủ Pháp, mà còn diễn giải cho chính phủ Pháp những nhu cầu của mình, hay những điều mà ngài không đồng tình, thì Hàm Nghi cần phải tự lập về ngôn ngữ. Vì thế, trên thực tế, Hàm Nghi nhanh chóng chấp nhận học tiếng Pháp.
Chưa bao giờ vua Hàm Nghi từ chối cho các con mình học tiếng Việt. Ngài kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, trước khi Nhà thờ và Nhà nước tách rời nhau tại Pháp. Và trong bối cảnh xã hội thực dân tại thời điểm đó ở Algérie, con cái của ngài buộc phải được dạy dỗ như những người Pháp nếu muốn hoà nhập được vào xã hội. Và chính người vợ của vua Hàm Nghi nài nỉ để con cái của họ nói tiếng Pháp. Có lẽ vua Hàm Nghi cũng rất muốn dạy con học tiếng Việt, nhưng ngài không thể làm được. Một phần vì vợ ngài muốn dạy con tiếng Pháp, nhưng một phần cũng do những sức ép của xã hội trong giai đoạn đó. Trong bối cảnh thuộc địa tại Alger khá khép kín, con cái của họ cần phải được coi như những người Pháp.
Tôi không nghĩ là vua Hàm Nghi có chủ ý cắt đứt quan hệ với Việt Nam, chỉ vì ngài không có lựa chọn. Chính chính phủ Pháp đã quyết định thay ngài. Chính họ là người ra sức cản trở ngài liên lạc với Đông Dương. Vua Hàm Nghi cũng đã gặp gỡ được một số người Việt tại Alger, đa số là học sinh trường trung học Alger. Một số học sinh này, khi quay về Đông Dương, vẫn giữ liên lạc với vua Hàm Nghi. Họ liên lạc đường vòng, bằng cách gửi thư qua người khác để vua có thể nhận được. Vì vậy, chưa bao giờ vua Hàm Nghi có ý định cắt đứt liên lạc với Việt Nam. Mà trái lại, ngài không ngừng tìm cách để giữ liên lạc với quê hương, với gia đình và bạn bè. Chỉ có điều ngài phải qua đường vòng, vì chính phủ Pháp tìm mọi cách để ngăn cản. »
Hậu duệ vua Hàm Nghi không muốn đưa di hài vua về an táng tại Huế. Hiện nay, ngài vẫn an nghỉ tại làng Thonac, vùng Dordogne (Pháp), nơi công chúa Như Mai, trưởng nữ của vua Hàm Nghi sinh sống. Đây là khu mộ gia đình, nơi các con của vua Hàm Nghi quyết định an táng cha mẹ mình, và sau này là công chúa Như Mai.
Amandine Dabat cho biết, lý do chính là, với thế hệ ông bà của chị, vua Hàm Nghi là ông của họ. Điều quan trọng với họ là có thể đến viếng mộ tổ tiên. Ngoài ra, tuổi tác cao cũng sẽ không cho phép con cháu tới viếng mộ vua tại Việt Nam. Chính vì thế, thế hệ con cháu hiện nay vẫn tôn trọng nguyện vọng của thế hệ ông bà.
Các thành viên hậu duệ gia đình vua Hàm Nghi đã từng tới du lịch Việt Nam với mong muốn khám phá quê hương tổ tiên mình. Đây là mối liên hệ duy nhất mà gia đình còn giữ lại với Việt Nam. Bản thân Amandine Dabat là người sống tại Việt Nam lâu nhất, khoảng 18 tháng, từ năm 2011 tới nay, để phục vụ luận văn nghiên cứu của chị.
Alphonse Capone - tên trùm mafia khét tiếng thời 1930s bị bắt và giam tại nơi đây . Ngoài ra Capone còn bị giam ở nhiều nơi khác như đảo phía ngoài San Francisco một chút , ...
Nếu bạn thấy mô hình của nhà tù ESP , thì trong ánh này tôi đang đứng tại điểm giữa. Cell của Al Capone nằm ngay tại giao điểm này
Ổ khoá ở cửa cell Al Capone
Vách trong của cửa cell
Cửa khoá trông "mỏng manh" vậy nhưng coi bộ cánh tay sắt bên trong cũng không mở ra đuợc
Truớc cửa cell Al Capone
Khi nào tôi có thời gian tôi sẽ post video clip gửi bạn xem cách mở khoá . Hmmm, loại khoá này thì có cánh bay cũng không thoát . Nhưng còn trần nhà có ánh sang thì sao , dễ thoát quá phái khôn g?
Cell của Ao Cạp pôn trônn như phòng khách . Để đuợc những đặc ân như thế này thì nguời tù phái có that nhiều tiền để trả , và đuo=ng nhiên trong tù nguời ấy không quậy phá
Đồ đạc trong cell Ao Cạp pôn đều từ thời 1929. Tôi chụp lên tấm guơng để xem bức tranh phía bên kia là gì . À thì ra là đôi chim bồ câu
Alphonse Capone & Frank Niti ...
Nơi đây có nhiều thứ để xem luôn cả videos nữa nhưng tôi không xem vì sợ đủ thứ nên tôi đành phải rời sớm
Nhà tù ESP đuợc xây dựng vào năm 1829 , nó đóng cửa vào năm 1971 . Tổn phí để xây cất nhà tù này thuộc bậc nhất trên thế giới vào thời bấy giờ , và đuơng nhiên ESP cũng thuộc vào loại lớn nhất thế giới
Nhà tù ESP đuợc xây với trần có ánh sángn tự nhiên chiếu vào , không những thế nơi đây nguời ta đã lắp đặt hệ thống dẫn nuớc và lò suởi trước khi Toà Bạch Ốc thành hình
Nhà tù ESP này, mình đứng ngoài nhìn vô cứ tuởng nó là một lâu đài cổ xưa bên Anh , những dãy tuờng thành rêu phong với những hoa mọc chung quanh trông đẹp mắt . Lối kiến trúc cúa nhà tù ESP trông như mạng nhện hay như những trục của suờn bánh xe đạp
Nơi đây đã từng giam những nhân vật nổi tiếng như Al Capone (The Untouchable) và tên cuớp nhà bank Willie Sutton ...
Nghe nói nơi đây ngày nay còn hồn ma lảng vảng , nên tôi đi xem những chỗ sáng mà thôi, còn nơi âm u thì tôi hông dám vô
Đây là tấm bảng viết bên ngoài
Đây là bên trong , vừa buớc vô cửa
Hệ thống nhà tù tại Hoa Kỳ truớc khi ESP xây
Nhà tù ESp vào năm 1830
Dang đi giữa những dãy nhà tù
Chuẩn bị buớc vào bên trong
Ngày xưa cửa cell chỉ nhỏ chừng đó . Sau này nguời ta mới khoét cho nó rộng hơn
Tôi đang ở bên trong một nhánh của mạng nhện 7 đuờng chính (chưa kể những đuờng phụ duới hầm)
Mô hình của một nhánh
Bên trong cúa một cell
Cầu tiêu
Mô hình của nhà tù ESP
Bề rộng của cell lớn hơn bền ngang chiếc xe một chút
Một cell trống đã tróc cement
Hệ thống nuớc trong ESP đuợc lắp truớc khi Toà Bạch Ốc xây dựng