Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa (chuơng 6 - 10)


Chương 6: Bắt đầu cuộc phân định biên giới - Những đặc điểm của vùng Bắc Bộ

Cuối cùng sau khi đã đồng ý với cách tiến hành, đã đặt ra những luật cho số và loại của các đoàn hộ tống, chúng tôi đã đồng ý phải có một buổi gặp chính thức tại Cổng Trung Hoa để hai vị chủ tịch sẽ tham dự, để quyết định vị trí sẽ hình thành biên giới.

Khi chúng tôi rời Ðồng Ðǎng để đi dự buổi họp, chúng tôi quan sát trên con đường đến Trung Hoa, từ những ngọn đồi nhìn xuống Ðồng Ðǎng cho đến tận mãi Thất Khê, trên vùng đất mà chúng tôi công bằng nhìn nhận là của người An Nam, các đạo quân chính quy của Trung Hoa đã dàn trãi trên các sườn đồi, mang theo cờ mà họ trồng khắp mọi nơi. Các thẩm quyền quân sự đã đặt vấn đề với sự phô trương này và chúng tôi gởi một sĩ quan đi thảo luận với cấp chỉ huy Trung Hoa; quân chính quy, đối diện với các vấn đề hiệp ước, đã ngưng ngay các hoạt động nhưng họ vẫn không rút lui khỏi các điểm đã chiếm đóng.

Tuy nhiên, chúng tôi đã tiếp tục đi đến Cổng Trung Hoa, cùng với đoàn hộ tống đi giữa các toán quân chính quy Trung Hoa và nhiều cờ dựng trên đường đến đất Trung Hoa. Vừa khi chúng tôi đến nơi, ông Saint-Chaffray đã phản đối các đồng nghiệp Trung Hoa chống lại việc xâm lược lãnh thổ của chúng tôi và rằng chúng tôi chỉ có thể bắt đầu cuộc họp sau khi các quân chính quy đã được triệu hồi về bên trong lãnh thổ Trung Hoa. Các Ủy viên Trung Hoa trước nhất hành động như là họ đã không hiểu bất cứ các yêu cầu nào của chúng tôi; rồi, sau khi nhận đủ các thông tin, họ báo cho chúng tôi biết rằng mọi việc đã được làm mà họ không hay biết gì và rằng giới quân sự Trung Hoa đã không nhắc nhở họ. Li cũng tuyên bố rằng cả việc này là kết quả của một sự hǎng say quá độ của các quan chức quân sự là những người muốn vinh danh chúng tôi. Cuối cùng, họ ra lệnh triệt thoái các quân chính quy khỏi các trại; biến cố đã được tuyên bố chấm dứt và chúng tôi lập tức đi vào vấn đề bàn thảo công việc.

Cổng Trung Hoa nằm ngay cuối một con đường đèo không sâu lắm; những ngọn đồi cao nhìn xuống toàn diện đường đèo ấy thì không cao hơn 50 đến 60m. Vì trong thời bình, người Trung Hoa đã tái xây dựng nó bằng đá tảng và được nối liền bởi một bức tường có lỗ châu mai cùng với các trại có rãnh chiến đấu quay quần trên đỉnh các ngọn đồi. Các Ủy viên Trung Hoa mạnh mẽ quả quyết rằng chiếc cổng và bức tường có lỗ châu mai không được coi là đường biên giới; họ muốn ít nhất là phải vài thước của vùng đất khô cằn phía trước của nó. Chúng tôi đi đến tận nơi và, như là một sự tương nhượng lớn lao về phần chúng tôi, điều mà về sau này chúng tôi luôn khoe khoang, chúng tôi đồng ý rằng đường biên giới sẽ đi theo con lạch nhỏ đi ngang ở chân những ngọn đồi của chiếc Cổng Trung Hoa, khoảng 150m trước chiếc cổng. Ðây chính là điều mà tôi gọi là cuộc họp phân định biên giới lần đầu tiên, sáu tháng sau cuộc khởi hành của chúng tôi rời nước Pháp và ba tháng sau khi chúng tôi đến Ðồng Ðǎng!

Ngày hôm sau, các ủy viên của hai nước, ngoại trừ hai chủ tịch, lên đường hướng về miền Tây của Cổng Trung Hoa, tháp tùng bởi các nhân viên địa hình. Hai đoàn hộ tống đi tách rời nhau: chúng tôi được hộ tống bởi một đơn vị của trung đoàn 23, một đại đội các lính bộ binh An Nam, chừng 20 lính kỵ Phi Châu chỉ huy bởi Trung Úy Hairon và các phu khuân vác tiếp tế và hành lý. Hai ủy viên Trung Hoa, Li Hing-Jouei và Wang được tháp tùng bởi kỹ sư Li như là một thông dịch viên và bởi ông James Hart như là cố vấn, được hộ tống bởi chừng 100 lính chính quy Trung Hoa, nhưng các đầy tớ, phu khuân vác, các thư ký, bàn ghế và nhiều hành lý làm cho đoàn của họ đông hơn chúng tôi.

Con đường chúng tôi đi là một lối mòn biên giới mà trên đó người ta khó có thể đi hai hàng và trên đó những cái ghế với các phu khuân vác của các ủy viên Trung Hoa tiến lên rất chậm chạp. Thỉnh thoảng, gần các điểm có vẽ quan trọng để sử dụng, là các điểm dễ nhận trên bản đồ hay để mô tả trong bản báo cáo đặc biệt, chúng tôi chờ các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi, chúng tôi đồng ý với họ và chúng tôi lại ra đi trên lưng các con ngựa nhỏ con, để đi trước đầu toán. Ðể cấp lương thực qua lại vì danh tiếng chung của hai dân tộc, chúng tôi đồng ý là trong khi chúng tôi đi trên lãnh thổ An Nam, phái đoàn Pháp sẽ đi trước phái đoàn Trung Hoa và ngược lại sẽ là trường hợp khi chúng tôi ở trên lãnh thổ Trung Hoa. Các giai đoạn, dưới các điều kiện này, không thể lâu, vì thế đất, gồ ghề và là đồi đất phiến nham bao phủ với đất sét, do đó hết sức trơn trợt.

Ngày đầu tiên tuy vậy cũng hoàn tất không có sự việc gì xảy ra khác hơn là con chó của tôi bị mất. Nó thuộc chũng loại ǎn thịt được bán tại chợ Ðồng Ðǎng: đã bỏ tôi đi một khoảng xa trong khi tôi đi bộ, chắc chắn nó đã cung cấp một bửa ǎn ngon lành cho một trong những phu khuân vác của chúng tôi hay của người Trung Hoa.

Các làng người Thô rất gần với nhau trong khu vực này; chúng tôi đã đi qua ba làng như vậy trong một ngày. Những cây hồi được trồng khắp nơi và chung quanh mỗi làng người ta quan sát loại cây thanh nhã đó trên các sườn núi. Ðiều đặc biệt gây ngạc nhiên cho chúng tôi, trong một vùng dân cư có mật độ cao như vậy, hoàn toàn thiếu vắng các ngôi chùa hay bất cứ toà nhà tôn giáo nào ngoài các ngôi mộ. Các ngôi mộ này, nằm tại những nơi khá xa cách với các ngôi làng, tạo thành từng nhóm trong các bụi rậm, che mát dưới bóng các cây đa; người ta đi đến đó bằng những lối mòn hẹp và tại trung tâm có một khoảng đất trống với một kiến trúc nhỏ giống hình một cái chùa, không có hình tượng; người ta chú ý dǎm sáu rừng thiêng như thế này. Lúc 3 giờ chiều chúng tôi dừng lại một ngôi làng tại Chinong và chúng tôi thu xếp chỗ ở với đoàn hộ tống tại ngôi làng nửa bỏ trống này; Ðại tá Tisseyre, người thay thế ông chủ tịch, đã chỉ định một làng giàu có hơn ở Naphi cách một khoảng các trại của Ủy viên Trung Hoa và đoàn hộ tống của họ, những người mà chúng tôi đã gặp như là các người khách của chúng tôi từ khi chúng tôi du hành trong lãnh thổ An Nam.

Trước khi màn đêm buông xuống, hai phái đoàn đi cùng nhau đến Cổng Trung Hoa ở Aïro, tại vị trí này chúng tôi sẽ đi thám sát chung với nhau. Chúng tôi trở lại làng, mọi người chúng tôi đã sẳn sàng lều trại; vì thời tiết rất tốt, các phu khuân vác đã quay quần bên ngoài các lều và ngũ qua đêm dưới trời đầy sao quanh các bếp lửa lớn mà họ đã nhóm lên, nói, cười và hát vang xa trong đêm làm cho chúng tôi không thưởng thức được một sự nghĩ ngơi xứng đáng, mãi đến khi, không còn kiên nhẫn được, và sau khi đã cảnh cáo nhiều lần, một người chúng tôi thức dậy chộp lấy một que củi đang cháy khỏi đống lửa, đuổi họ chạy khỏi lều tranh chúng tôi đang ở và vì chúng tôi sợ rằng chúng sẽ bắt lửa cháy bất cứ khi nào vì sự bất cẩn của họ.

Sáng hôm sau chúng tôi tập họp lại để thảo luận và chúng tôi quan sát rằng, mặc dù lối tiến hành trong khu vực như thế này, nhằm để xóa tan những hiểu lầm, chúng tôi đã không hoàn tất với các thảo luận không chủ đích và phiền hà; chúng tôi lên đường mà không đồng ý và chúng tôi đi theo con đường khó khǎn hơn con đường mà chúng tôi đã đi hôm qua.

Mặt đất càng gồ ghề hơn, những ngọn đồi cao hơn và các khu vực thấp phía dưới đầy những con đường mòn, nhiều lúc không đục sâu vào sườn đồi, đã bị tuột xuống trong cơn mưa đầu mùa đông; thường thì chúng chỉ vừa đủ rộng cho các con ngựa chúng tôi đủ chỗ đặt chân.
Chúng tôi đi bộ chậm chạp bằng hàng một nối đuôi nhau và khi đi ra khoảng trống trải, đoàn chúng tôi đã không thiếu một cảnh tượng ngoạn mục. Những bộ đồng phục màu xanh của các lính kỵ binh Phi Châu tháp tùng chúng tôi, ngồi trên những con ngựa đẹp gốc Ả Rập. đứng nổi bật trong nền phong cảnh pha chút vàng; rồi đến các bộ binh người An Nam, xa hơn là một đoàn dài các phu khuân vác, mang các áo khoác đỏ, những người lính trung đoàn 23 đi đoạn hậu, với mũ sắt trắng; và đằng sau nữa, khi quang cảnh kéo dài xa tít, là các quân chính quy Trung Hoa mặc những chiếc áo thụng dài màu đỏ có dấu hình mặt trǎng lớn trên ngực, rồi cuối cùng là đám rước kiệu của các đồng nghiệp Trung Hoa, nhưng đám rước này không phục vụ tốt lắm trên các con đường núi rừng này.

Những con ngựa An Nam nhỏ con đã quen với những con đường này và chúng tôi thán phục làm sao mà ngựa các người lính kỵ Phi Châu có thể đi vào nơi nhỏ hẹp trong lúc người ta có thể tin rằng một con dê cũng khó mà xoay trở được.

***

Chương 7: Gặp Gỡ Gần Cửa Ailoa – Ký Kết Bản Thỏa Ước Chính Thức Thứ Nhất tại Khodien

Ngày 24, con đường đến làng Bakkat có khá hơn, chúng tôi đến nơi sớm và sữa soạn chỗ trú quân. Hai cây số cách đây là Cửa Trung Hoa Ailoa; các Ủy viên Trung Hoa yêu cầu chúng tôi theo họ đến đấy; họ đã nghĩ qua đêm trên đất Trung Hoa, trong một ngôi làng trên biên giới. Vì thế chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của chúng tôi mà, bắt đầu từ ngôi làng, trở nên rất tệ hại ghê gớm; chúng tôi vượt qua một giòng nước có rào kín, rồi những dấu mòn nằm ngay dưới chân đồi cao và dốc trên đó là Cửa Ailoa tọa lạc.

Vượt qua một con đường mòn, ngựa của ông Haïtce bị lật nhào, cùng với người cưỡi, nhưng ông đã đứng dậy được, người phủ đầy bùn sình đen và nhớp nhúa. Tuy nhiên, ngay sau đó chúng tôi chẳng thể làm gì được nếu không có ông Haïtce, người duy nhất trong đoàn hiểu tiếng Trung Hoa; tình thế thật tế nhị, vấn đề là đồng ý theo bản tường trình chính thức về vấn đề phân định biên giới và trong hai ngày chúng tôi thảo luận, không có sự đồng ý, cách để chỉ định nơi hay khu vực tọa lạc 150m kể từ Cửa Trung Hoa trên đường từ cổng này đến Ðồng Ðǎng, chính tại điểm mà con đường này bị cắt ngang bởi con suối. Chúng tôi trong sự thỏa thuận hoàn toàn về điểm trên bản đồ để chỉ định, nhưng các ủy viên Trung Hoa từ chối tất cả các phương pháp chúng tôi đề nghị chỉ định nơi này, mà cũng chẳng muốn đề nghị một phương pháp của riêng họ. Chúng tôi bắt buộc tự hỏi liệu có phải chúng tôi đã không ngu ngốc và phải chǎng tất cả thiện chí và cố gắng của chúng tôi sẽ chấm hết với những chữ ký của các đồng nghiệp đính kèm với các chữ ký của chúng tôi trong bản báo cáo chính thức hợp lý.

Vì thế, không kịp rửa mặt, lem luốc với bùn sình, ông Haïtce can đảm đã tháp tùng chúng tôi lên tận đỉnh ngọn đồi và ở đấy, mọi người ướt sũng đến thắt lưng vì chúng tôi đã phải vượt qua một con sông, chúng tôi thảo luận ở giữa trời, ngồi trên các bǎng ghế gỗ gần sát bên cổng, từ 4 giờ chiều mãi đến tối mịt. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng tôi vừa lạnh vừa đói; các ủy viên Trung Hoa đã không nhượng bộ; họ đã ǎn súp nóng với hạt sen và cuối cùng, lúc 8 giờ tối chúng tôi đã đồng ý trên phương cách để chỉ định điểm trong vấn đề, một phương cách đã tốn mất hai ngày với 20 lần đề nghị. Chúng tôi lập tức làm một dự thảo báo cáo chính thức; chúng tôi làm hai bản bằng tiếng Pháp nội trong đêm, họ làm hai bản bằng tiếng Trung Hoa và chúng tôi chia tay nhau, chịu đựng cơn giá lạnh nhưng hứa là sẽ ký bản báo cáo chính thức vào buổi sáng sớm.

Trời rất tối và chúng tôi đã phải đi xuống ngọn đồi dốc, vượt qua các lối mòn và bǎng qua con sông và điều này có vẽ gần như không thể thực hiện được; tuy vậy nó cũng rất cần thiết bởi vì hai bản báo cáo chính thức của chúng tôi và các bản sao của các bản đồ phải sẳn sàng vào sáng mai trước khi các ủy viên Trung Hoa, người đã xác định qua ông Hart và kỹ sư Li rằng cuộc mặc cả đã được thực hiện, có thì giờ trở lại với lời nói của họ. May thay những kỵ binh Châu Phi đã chẳng uổng phí thì giờ; trong lúc chúng tôi thảo luận; được một vài phu khuân vác trang bị cuốc xẻng và búa giúp đỡ, họ đã đặt những bó gỗ nhỏ trên các dấu mòn, nâng cao hai bờ sông sâu, chuyễn đổi giòng nước nguy hiểm nhất và mặc dù trong đêm tối đen, những con ngựa nhỏ của chúng tôi đã mang chúng tôi về lại trại chúng tôi không khó khǎn.

Chúng tôi đã có hẹn với các ủy viên Trung Hoa ngày hôm sau tại làng Khodien để trao đổi các bản báo cáo chính thức. Ðó là một cuộc phối hợp lâu để chứng minh bốn bản báo cáo (hai bằng Pháp ngữ và hai bằng Hoa ngữ) và hai bản đồ để đính kèm, đưa chúng tôi ký tên, và cho các ủy viên Trung Hoa ký tên và đóng dấu.

Biết rõ rằng các đồng nghiệp của chúng tôi sẽ không thức dậy sớm, chúng tôi đã không khởi hành trước 8 giờ sáng và chúng tôi đã tới Khodien lúc 9 giờ dưới cơn mưa tầm tả. Trời rất tối bên trong bốn, nǎm cǎn nhà thuộc dãy làng này, và các cǎn phòng có vẽ buồn u ám, đến nổi chúng tôi nới rộng mái với vài bó rơm ám khói mà chúng tôi tìm thấy rất khó khǎn và chẳng bao lâu những hạt mưa to nặng hạt đã rơi xuống mái rơm. Chúng tôi sắp xếp vài tấm ván để làm các bǎng ghế và vài cái bàn dưới mái che tạm thời này và các đồng nghiệp chúng tôi sẽ đến, ướt sũng, mình đầy bùn, mặc dù ghế với các người khuân vác, nhưng luôn luôn vui, chào đón trong tinh thần cao.

Chúng tôi trao đổi các bản báo cáo với nhau. Những bản Hoa ngữ được chứng minh hết sức cẩn thận bởi ông Haïtce và các bản Pháp ngữ với bản đồ Cổng Aïro vào Trung Hoa, những cái tên mà vừa chữ Pháp vừa ký tự Trung Hoa, được cẩn thận xem xét bởi các ông Hart và Li. Chúng tôi thu xếp cất giữ các tài liệu quý báu này để không bị những giọt mưa pha lẫn với mồ hôi rơi khắp nơi làm ướt, nhưng một câu tiếng Pháp đã làm dấy lên suy nghĩ của ông kỹ sư Li; các ủy viên Trung Hoa sẽ không ký tên nếu chúng tôi không sửa lại phần câu vǎn này, mà theo chúng tôi, hơn thế nữa, chẳng có gì quan trọng. Ðại úy Bouinais, người viết chữ đẹp nhất trong số chúng tôi (viên thư ký đã ở lại với chủ tịch tại Ðồng Ðǎng) sao chép lại hai bản báo cáo chính thức bằng Pháp ngữ dưới cơn mưa như trút thác chúng tôi thu thập chữ ký cho các báo cáo chính thức, kèm theo các bản đồ, của sự phân định biên giới Bắc Bộ trước giờ ngọ. Mỗi phái đoàn giữ một bản báo cáo chính thức của một thứ tiếng và bản đồ, đo đạc và vẽ bởi các sĩ quan địa hình của chúng tôi, và trên đó tất cả các điểm chúng tôi đã cùng nhìn thấy đều được chỉ rõ bằng Pháp ngữ và ký tự Trung Hoa. Ðây là một thành tựu ích lợi và tốt đẹp; nó không nhiều lắm, đó là sự thật, nhưng rất xác định, nó là tài sản an toàn cho tương lai; và nó cũng đã cho chúng tôi rất nhiều khó khǎn đến nổi chúng tôi thật sự hãnh diện về nó và với một tấm tình chan chứa chúng tôi đã uống một ly rượu sâm ban với các bạn đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi, những người có vẽ cũng rất vui mừng như chúng tôi vậy.

Ngày 26 chúng tôi ra đi lúc 8 giờ sáng. Con đường giờ đây tốt hơn, miền đất đông dân cư hơn; lúc 11 giờ chúng tôi dừng lại một ngôi làng lớn ở Connang, nơi chúng tôi chờ đợi các ủy viên Trung Hoa và chúng tôi đồng ý khá dễ dàng về bản báo cáo về sự phân định biên giới giữa các cổng Aïro và Ailoa. Từ điểm này trở đi chúng tôi đã di chuyễn khá xa khỏi đường biên giới; chúng tôi đang ở dưới chân dãy núi cao khống chế cả một diện tích và dãy núi đó người ta có thể nhìn thấy rõ từ cổ thành Lạng Sơn, đó là núi Mẫu Sơn. Dãy núi này hoàn toàn thuộc Bắc Bộ; thật rất thú vị để thám hiểm nó, nhưng từ quan điểm phân định biên giới chẳng có sự tranh cải nào và chúng tôi cũng chẳng có ý định đi vào dẫy núi ấy, đặc biệt không phải trong lúc này của nǎm, với một đoàn tùy tùng lớn như thế này.


***

Chương 8: Phodeng – Núi Mẫu Sơn – Du hành trên đất Trung Hoa – Nathong

Ðể đi vòng qua núi Mẫu Sơn nằm trong lãnh thổ Bắc Bộ, cần phải đi trở lại gần như đến Lạng Sơn. Như thế chúng tôi đồng ý quanh vùng ấy giao cho lãnh thổ Trung Hoa. Vào buổi chiều, bỏ người Trung Hoa ở Connang, chúng tôi đồn trú tại một ngôi làng xinh đẹp xây dựng bằng gạch mái ngói và với một ngôi chợ mái ngói: đây là làng Phodeng. Tại đây chúng tôi gặp đoàn tiếp tế gởi đến cho chúng tôi từ Lạng Sơn, tháp tùng bởi một đại đội bộ binh Bắc Bộ, và một đại đội thuộc tiểu đoàn Phi Châu đến để thay thế cho các chiến sĩ thuộc trung đoàn thứ 23 được gọi về Pháp. Không thể không có luyến tiếc khi chúng tôi nhìn thấy đại đội thuộc trung đoàn 23 ra đi, và các người lính quân dịch thuộc đơn vị ấy và là những chiến sĩ có kỹ luật, can đảm và rất đúng giờ giấc khi thi hành nhiệm vụ, được thay thế bằng các chiến sĩ của tiểu đoàn Phi Châu, những người được chỉ định bởi các tên như Vui tươi hay Gió tây.

Ðể cung cấp đầy đủ chi tiết trên đường biên giới, vì không có tranh cải nào về chiếc cửa biên giới hãy còn khá xa, chúng tôi gởi các sĩ quan địa hình tháp tùng bởi đoàn địa hình Trung Hoa đi thám sát biên giới. Các đồng nghiệp Trung Hoa thật ra đã có đem theo mười người từ các kho quân cụ của đế quốc và những người họ chỉ định với tước hiệu các sĩ quan địa hình; chúng tôi phải nói rằng ngoài hai người trong số họ, có đi du học ở Mỹ và nói chút ít Anh ngữ, những người khác, theo các sĩ quan địa hình người Pháp có dịp xem họ làm việc, có vẽ không biết đọc bản đồ.

Vào này thứ 17 chúng tôi lại ra đi, chúng tôi đi về một phía và các sĩ quan địa hình của chúng tôi đi về một phía; chúng tôi đi thẳng đến làng Napia, không xa Cửa Naki từ đó chúng tôi phải đi vào lãnh thổ Trung Hoa. Giống như tất cả các cửa ải khác mà chúng tôi đã từng nói đến, ngoại trừ cửa Chế Nam Quan, đó chỉ là một cái cổng đơn giản bằng tre, nối liền với bờ thành là hai ngọn đồi khống chế con đường đèo có cửa ải.

Chúng tôi đã trèo liên tục hai ngày và mặc dù mùa sắp tới đã đến, hàn thử biểu biến thiên từ 11 và 13 độ trong suốt ngày. Tập họp giữa trời gần cửa ải, chúng tôi chứng minh những báo cáo chính thức thứ hai và đính kèm các bản đồ; chúng tôi kết luận rằng chúng tôi đồng ý với nhau về mọi ý lời và chúng tôi đã đi theo các con đường khác biệt, người Trung Hoa về Trung Hoa nơi chúng tôi sẽ gặp gỡ nhau ngày kế tiếp, và chúng tôi đi đến làng Napia.

Tất cả các làng này, như chúng tôi đã nói, do người Thô sinh sống, ngôn ngữ chứa đựng một số lớn tiếng Xiêm hay các từ Lào; vì thế không ngạc nhiên rằng tại đây chúng tôi tìm thấy các tên làng đi trước bằng chữ Na mà, gần Luang Prabang, có nghĩa là ‘ruộng lúa’; trước kia bên hữu ngạn sông Mékong chúng tôi đã đi qua một loạt các làng mạc gọi là Nalê, Napê, Nala, v.v…

Ngày thứ 18, dưới trời mưa tầm tả, chúng tôi tiến vào đèo Nakiai; bên kia chiếc cổng, con đường trở nên hết sức nguy hiểm; chúng tôi nhanh chóng đi xuống trên mặt đất sét trơn trợt, nắm lấy cương ngựa, và chúng tôi đã tới, ướt sũng nước mưa, tại làng Trung Hoa Nathong, lúc 10:30 sáng. Ðó là một làng nghèo, chỉ có vài mái nhà tranh; các ủy viên Trung Hoa đã dựng một lều lớn ấm cúng cho chúng tôi, với các kệ tre làm giường ngũ.

Khi chúng tôi vừa đến, chúng tôi tập hợp trong lều để ký bản báo cáo thứ hai, mà chúng tôi đã hoàn toàn thỏa thuận trước. Wang đã có một sự vui mừng trong thời gian này và đã phục vụ chúng tôi bằng một tô súp nóng và cay, gồm có mì, gạo, cá và thịt đùi bǎm nát, có lẽ vì các cơ hội mà họ đã phục vụ chúng tôi như vậy, dường như cao cấp hơn tất cả các món ǎn Trung Hoa nào mà chúng tôi đã ǎn qua.

Buổi chiều thật tuyệt đẹp. Các ủy viên Trung Hoa đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi có thể đi bất cứ nơi nào chúng tôi muốn mà không có gì trở ngại và vì chúng tôi đã phải vượt qua Nathong, chờ đợi các sĩ quan địa hình, chúng tôi bỏ lại, dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan Trung Hoa, để đi du hành tại khu lân cận.

Ở chân núi Mẫu Sơn, nhô cao lên phía tây nam như một bức tường thẳng đứng, tạo thành một biên giới tự nhiên không thể nào chối cải được, về phía sườn Trung Hoa trãi dài trước mắt là một đồng bằng bát ngát, trồng trọt, và rãi rác nhiều làng mạc và cắt ngang bởi một dòng sông nhỏ chạy song song với biên giới tận lên phía bắc và chảy về phía Ning-Minh-Chéou, từ đó nó chảy vào sông Canton, là phụ lưu của nó. Chúng tôi đi theo dòng sông bằng cách đi ngược lên và vượt qua nó dǎm sáu lần qua những tảng đá lớn đến một ngôi làng có chừng vài trǎm cư dân. Ðầu tiên là đàn ông, rồi đàn bà, và cuối cùng là cả cư dân chạy ra khỏi làng để xem các ‘con quỷ ngoại quốc’ mà họ chưa từng xem thấy. Cũng không có ác ý chi trong sự tò mò nầy và sau khi chúng tôi đã phân phối và đồng tiền nhỏ cho mấy đứa bé, chúng tôi đang ở trong một xứ sở thân thiện.

Những người này khác hẳn với người Thô: đọc theo kiểu Trung Hoa, mũi phẳng hơn, xương gò má ngạnh hơn, mặt vuông hơn, mắt hơi xếch hơn.

Những cǎn nhà không được dựng bằng cột nhưng ngay trên mặt đất, và gần với lối vào làng người ta chú ý một ngôi chùa Phật. Ông Haïtce không thể làm cho người ta hiểu mình bằng cách sử dụng tiếng Quảng Ðông; tuy nhiên họ không nói tiếng Thô, nhưng tiếng Quảng Ðông hoàn toàn khác hẳn với tiếng miền Bắc Trung Quóc.

Khi chúng tôi trở lại trại, trời gần như tối hẳn, và tám cây kèn của các ủy viên Trung Hoa đang cất lên tiếng thu quân với âm thanh dễ sợ. Thường, về đêm tại Ðồng Ðǎng, chúng tôi đã nghe âm thanh của các kèn này, nhưng chúng tôi chưa bao giờ dự buổi lễ thật gần như vậy. Tám chiến sĩ trong đồng phục chính quy và mang trên ngực tên các ủy viên mà họ thuộc về đứng xếp hàng trước những lá cờ Trung Hoa lớn cắm trước các lều của họ. Ðược trang bị bởi các dụng cụ lớn hơn hai thước dài, tương tự như các loại kèn mà người ta dùng để trang bị người được tuyển lựa hay những người mà các nghệ sĩ giao cho các thiên thần ở ngày Phán Xét Cuối Cùng, họ đã tạo nên những âm thanh lạ, hài hòa nhau đáng kể mà người ta có thể nghe được từ nơi rất xa, xen kẻ rất cao, rất thấp, bằng cách nhấc các cái chuông của dụng cụ lên trời về hướng mặt trời lặn hay bằng cách hạ chúng xuống phía mặt đất.

Ðêm đầu tiên của chúng tôi trên đất Trung Hoa trôi qua không một biến cố, trong cái lều mà ông Wang đã dựng cho chúng tôi, và vào buổi sáng trước bình minh chúng tôi đã bị đánh thức bởi hồi kèn chào mừng bình minh.

Ngày 29 vào buổi sáng, các sĩ quan địa hình đã đến trong cơn mưa như trút, họ đã minh chứng, cùng với các sĩ quan địa hình Trung Quốc, điểm phải được xác định, nhưng họ đã không tìm thấy chỗ trú ẩn qua đêm và họ đã trở về mệt nhoài. Trận mưa đã trút xuống như thác đến nổi cǎn lều của chúng tôi không còn giữ chúng tôi khô ráo nữa và một trận thác đã xé toạc cái giường và ngập nước hành lý chúng tôi.

Giữa trưa, mặt trời lên chói chang; cuối cùng chúng tôi có thể nấu nướng; chúng tôi ǎn trưa chung với các sĩ quan địa hình và các sĩ quan đoàn hộ tống, rồi, lúc 1 giờ chiều, chúng tôi khởi hành, nhưng sau khi đưa cho Hairon, trung úy kỵ binh, thời gian để chụp tấm ảnh trại Nathong và các ủy viên Trung Hoa.

Ðại tá Tisseyre ra lệnh hối đi mặc dầu những người đã đến trong ngày hãy còn mệt mõi. Làng Nathong thật sự bé nhỏ và để tìm chổ trú ẩn dưới mưa, các chiến sĩ của chúng tôi và quân chính quy Trung Hoa, cũng như các phu khuân vác Trung Hoa và An Nam, đang chen lấn nhau; cần phải chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt.

Buổi chiều thật tuyệt vời; chúng tôi vượt qua bình nguyên bằng một con đường đẹp trong một giờ rưởi, theo dãy núi Mẫu Sơn, đi gần sát một ngọn thác đổ xuống từ một độ cao hơn 50m; và chúng tôi rời Trung Hoa lúc 2:30 chiều bằng Cửa Chima, nằm trên ngọn đèo cao khoảng 60m trên bình nguyên này.

***

Chương 9: Cổng Trung Hoa – Phaisam –Vi-Van-Li – Một Người Ðàn Ông- Trở lại Ðồng Ðǎng

Gần đến chiếc cửa này, nơi nhìn xuống con đường nối liền AnChau, TienYen và Lạng Sơn đi Sening-Chéou, chúng tôi đi qua một trại binh có hầm hố và một số vài trǎm lính chính quy Trung Hoa có võ trang đến xếp hàng hai bên đường để tỏ lòng kính trọng chúng tôi. Chúng tôi biết rằng ông thống đốc tỉnh Quảng Tây, Li Ping-Heng, người đã tháp tùng chúng tôi đến biên giới, đã đến Trung Hoa vào đêm hôm trước, đi qua cổng Sening-Tchéou. Ông thống đốc này, là một phần của Ủy ban phân định biên giới, đã ký những bản báo cáo chính thức và chúng tôi rất lo lắng rằng ông ta sẽ làm chúng tôi chờ đợi sự có mặt của ông trong dǎm sáu ngày.

Làng An Nam Phaisam tọa lạc khoảng một cây số rưỡi cách cổng Trung Hoa Chima; chính tại đó chúng tôi phải thu xếp cho chúng tôi trong các trại có hố chiến đấu Trung Hoa. Gần với cổng làng, một người trưởng lão An Nam, ông huyện truởng người có ảnh hưởng lớn trong vùng, dẫn theo khoảng hai mươi người dân quân trang bị khá nghèo nàn và đi sau một lá cờ của chính quyền bảo hộ, nền vàng có chiếc du thuyền Pháp.

Dân địa phương Phaisam phần đông là người Thô; chúng tôi hỏi họ về các tin tức những người sống tại Mẫu Sơn và họ mang cho chúng tôi một người thuộc bộ lạc núi của những làng này mà theo lời mời của Vi-Van-Li, hứa sẽ trở lại ngày hôm sau với vài người đàn ông và đàn bà của làng của ông. Suốt hôm đó trôi qua với việc chǎm sóc khá nhiều bệnh nhân thuộc đoàn hộ tống của chúng tôi. Những chiến binh thuộc tiểu đoàn Phi Châu, đã thử ở lại Bắc Bộ trong một thời gian lâu và, người ta phải nói là, do kỹ luật nghiêm nhặt của chế độ mà mọi người bị bắt buộc chấp nhận, chỉ cứ như thế thi hành; trong suốt tháng Ba vừa qua dǎm sáu chiến binh bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm và một đã chết trong đêm. Những kẻ bất hạnh này, phần lớn đến từ các trại tù trung ương và từ các nhà cải huấn, nghe nói là đã đánh giặc rất giõi; nhưng trong chiến dịch người ta không đánh nhau mỗi ngày và mỗi ngày người ta phải đi bộ; mệt mõi, canh gác và vâng lời; giờ đây, người ta không thể thu lượm tất cả thứ này từ những người khốn khổ này ngoại trừ bằng một kỹ luật sắt mà thường không thích hợp với các đòi hỏi mất vệ sinh này…

Ngày 30 tháng ba, các ủy viên Trung Hoa đã rời Nathong báo cho chúng tôi biết họ sẽ đến cổng Chima. Ông Hart và kỹ sư Li đến chuẫn bị cho một bản báo cáo chính thức với chúng tôi và dưới mưa tầm tả, các ông Haïtce và Neis trở lại cổng Chima để chứng minh với người Trung Hoa về sự chính xác và sự phù hợp của các bản báo cáo chính thức và các bản đồ mà chúng tôi đã ký ngày hôm sau. Khi chúng tôi trở lại Phaisam, mưa đã ngừng và Vi-Van-Li mang đến cho chúng tôi vài người Man từ Mẫu Sơn đi kèm theo một người đàn bà.

Những người thuộc bộ lạc núi này đã nhận sự thẩm quyền của người An Nam thì nhỏ con và thấp - người đàn bà chỉ khoảng 1 thước 40 - lực lưỡng, các bắp chân đã phát triển, vai rộng, mặt trông giống khuôn mặt người Thô, nhưng với chiếc mũi không cao và nước da nhạt hơn. Giống như người Thô họ đã sống trong các cǎn nhà dựng cột, nhưng luôn luôn bên trong dẫy núi. Người ta chỉ có thể tới họ bằng phương tiện những lối đi rất dốc: cũng như họ không có ngựa hay trâu; họ mang các khối nặng trên lưng trong những chiếc giỏ tương tự như người bộ lạc núi Ðông Dương, tức là, giữ trên lưng với hai dây đai luồn qua vai và chiếc đai thứ ba đi qua phía trước như cái đai đầu. Họ ǎn mặc quần áo dầy và sạch sẽ, mang quần dài vải xanh, viền theo góc dưới chân bằng một bǎng đỏ và vàng thêu theo mẫu nguyên thủy, và chiếc áo khoác vuông có thêu tương tự; tóc họ, cuộn lên đỉnh đầu, và giữ tại nơi bằng một bǎng xanh có viền chung quanh. Các phụ nữ, trạc khoảng 40 tuổi, có tấm che đầu tạo thành một hình chữ nhật bằng vải xanh có những bǎng vải xanh treo nơi bốn góc. Chiếc váy, cột chéo đằng trước và có thêu viền ở góc, có vải yếm giống như loại vải yếm của người phụ nữ An Nam, tạo thành một chiếc yếm lớn thêu với mầu đỏ hay bạc. Ngôn ngữ của họ có vẽ không có liên hệ gì với tiếng Thô; người An Nam và người Trung Hoa chỉ hiểu tiếng Thô một cách nông cạn.

Một người đàn ông thông minh thuộc người Thô, cung cấp cho chúng tôi những giúp đỡ tốt nhất trong cuộc hành trình như là một hướng dẫn viên và thông dịch, biết gần hết các thổ âm trong vùng biên giới. Trước khi chúng tôi đến đây anh ta từng là đội (doï) của các trạm (trams) hay người mang thư tín đến chính quyền An Nam có liên hệ với Trung Hoa; sau này, trên biên giới Vân Nam, chúng tôi quan sát thấy rằng anh ta cũng hiểu phần lớn tiếng Man, chỉ là lấy từ tiếng Thái, như tiếng Lào.

Vào ngày 31, chúng tôi đi đến cửa Chima và ký các báo cáo chính thức và bản đồ từ Cổng Naki đến Cổng Chima mà không có quá nhiều khó khǎn; thống đốc Quảng Tây đích thân ký tên và đóng mộc trên các báo cáo chính thức tại ba điều khoản mà chúng tôi đã soạn thảo và ký tên trên đường đi đến, nhưng hoạt động này có vẽ không làm ông ta hài lòng lắm; ông ta ký tên với thái độ khó chịu đến nổi các đồng nghiệp của ông ta là Wang và Li-Hing-Joueï tin rằng họ phải xin lỗi sau khi ông ta ra đi, không một lời chào hỏi chúng tôi, giải thích cho chúng tôi biết rằng H.E. Li Ping-Heng chưa bao giờ có liên hệ với người Âu Châu và rằng vì sự thiếu hiểu biết về phong tục của chúng tôi và không có ý định xúc phạm nên chúng tôi không nên quan tâm đến những thái độ kỳ lạ đó.

Từ Trung Hoa đến Ðồng Ðǎng và đến Cổng Trung Hoa nơi chúng tôi phải trở về để hội nhập với hai chủ tịch và tiếp tục cuộc thám sát biên giới hướng đông bắc, con đường qua Lạng Sơn thì ngắn hơn và nhiều thực tế hơn con đường đi qua Se-Ling-Chéou. Cũng vậy, trong thời gian chúng tôi là khách của họ, chúng tôi đã mời các Ủy viên Trung Hoa tham dự với chúng tôi trên lộ trình này và họ đã vui lòng chấp nhận. Lúc chúng tôi khởi hành, họ thông báo cho chúng tôi biết rằng họ không thể dùng lời mời và chúng tôi đã hiểu rằng lời từ chối này được đề nghị bởi ông thống đốc Quảng Tây người mà trước đây không lâu đã từ chối chủ tịch thẩm quyền của phái đoàn Pháp cho tôi đi Long-Chéou.

Long-Chéou, tọa lạc trên Sông Tả, một chi lưu của sông Li-Kiang tại hợp lưu với sông Kỳ Cùng, con sông Lạng Sơn, và sông Cao Bằng, đã phục vụ như một nhà kho tổng quát và là cǎn cứ của các cuộc hành quân cho lực lượng quân đội Trung Hoa trong cuộc chiến tranh; thành phố này đã trở thành một trong các điểm mở rộng thương mại giữa Bắc Bộ và Trung Hoa nhờ vào vị trí của nó; vì vậy nó cũng xứng đáng được đến thǎm và để làm sáng tỏ vị trí của nó, tài nguyên của nó và sự dễ dàng giao thông với khắp Trung Hoa. Thống đốc Quảng Tây kêu nài rằng, chừng nào mà đường biên giới chưa được phân định xong thì ông ta không thể nào cho phép một người Pháp vượt vào đất Trung Hoa được, mặc dù ông ta là một thành viên của Ủy ban Phân định Biên giới. Do đó, tôi đã phải hủy bỏ các kế hoạch du hành của tôi.

Trong hai ngày với các cuộc di chuyễn ngắn ngủi chúng tôi đã trở lại Lạng Sơn, đi vòng những phần hướng tây-nam còn lại của rặng núi Mẫu Sơn, dưới chân núi là dòng sông Kỳ Cùng. Con đường, với điều kiện rất tốt, bên bờ đường bị cắt, nhìn bao quát gần hết dòng sông; thung lũng rộng dần trong khi chúng tôi tiến về Lạng Sơn; nhiều nhà cửa và đông đúc người An Nam sinh sống tại những ngôi làng này, người Thô là thiểu số và người ta trông thấy những chùa Phật giáo, một số xây cất rất đẹp.

Tại Lạng Sơn chúng tôi gặp lại ông chủ tịch của Ủy ban, người trước kia đã tới Ðồng Ðǎng đón chúng tôi và ngợi khen sự thành công của chúng tôi, mà ông ta đã chuẩn bị rất chu đáo; sự thụ động bắt buộc của ông trong những ngày này thì khó khǎn đối với ông và ông hứa chính ông sau đó sẽ tháp tùng đoàn chúng tôi cho đến hết cuộc phân định biên giới.

Trong thời gian ba tháng Lạng Sơn được tái chiếm, đại tá Crétin đến từ Hà Nội để trú đóng tại Lạng Sơn, đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của thành phố này. Những nhà cửa đổ nát đã được phá bỏ, bên trong thành lũy đã được dọn dẹp sạch sẽ và quân đội giờ đây chiếm đóng những tòa nhà tiện nghi hơn; các vườn rau, được gieo trồng khi vừa mới tới giờ đây đã sản xuất đầy đủ và dọc theo bức tường phía tây của thành phố, tại nơi mà trước kia là bụi rậm và hoang tàn, trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa mạch bát ngát chứa chan biết bao ước vọng tốt đẹp. Thử gặt một mùa không phải là không quan trọng; vì đặc tính tự nhiên của vùng đất và vì nhiệt độ thấp bao quát cả vùng này suốt ba đến bốn tháng trong một nǎm đã tạo cho chúng tôi cảm hứng hy vọng rằng sự canh tác loại mễ cốc này sẽ cho chúng tôi nhiều thành quả.

Mặc dù sự đón tiếp vui tươi mà họ đã dành cho chúng tôi tại Lạng Sơn, chúng tôi đã ra đi vào buổi sáng hôm sau và vào ngày hai tháng Tư chúng tôi đã đến Ðồng Ðǎng.

Dù bất cứ tình huống nào, chúng tôi đã không phải lưu lại đó lâu. Các UV Trung Hoa, đã đi một đoạn đường xa hơn chúng tôi đã đi, họ đã tới Cổng Trung Hoa ngày 5 và chúng tôi đồng ý rằng từ ngày 7 chúng tôi sẽ lên đường khảo sát vùng biên giới tây bắc của Cổng Trung Hoa, cho đến nơi dòng sông Kỳ Cùng (hay sông Lạng Sơn) chảy vào Trung Hoa. Nhiệt độ đã bắt đầu lên cao, những cơn mưa đã bắt đầu trở nên không ngớt, chúng tôi không còn thời gian để mất nữa.

***

Chương 10: Phân Ðịnh khu vực chung quanh Cổng Trung Hoa – Trên Ðường Ðến Binhi – Phiamet

Hai mươi lần hay hơn thế, chúng tôi đã vượt qua một mình hay có ông Balansa tháp tùng, nhà thực vật học, hay bạn đồng nghiệp chúng tôi, Ðại Úy Bouinais, dãy núi đá vôi nằm phía tây bắc của Cổng Trung Hoa; chúng tôi biết khá rõ các lối đi của nó, dẫn đến một loạt các bãi đất trống, mà trong lần khảo sát đầu, có vẽ như không vượt qua được. Nhưng đến khi, vào sáng ngày 7, chúng tôi đã vượt qua những ngọn đồi này với Ủy ban Trung Hoa để thẩm định đường biên giới, thì đây không phải là một công việc dễ dàng. Những cái ghế cồng kềnh lượm thượm của các đồng nghiệp Trung Hoa không thể vượt qua được những lối đi trên các dẫy núi; họ bị bắt buộc phải đi một đường dài vòng quanh, rồi họ vẫn cương quyết tiếp tục đi tìm kiếm một ngôi làng chỉ định có tên tchéou (châu) Pin-tsiang, một ngôi làng đã bị phá hủy cách đây một thời gian rất lâu và vị trí của nó họ có thể không bao giờ nói rõ cho chúng tôi biết, thế là đã rời Ðồng Ðǎng lúc 6 giờ sáng, lúc 2 giờ chiều chúng tôi thấy mình trên đường đến That-Ké, không đầy 8 cây số từ điểm khởi hành, gần sát Cổng Kida. Nhiệt kế chỉ 28 độ trong bóng mát và chúng tôi đã phải buộc đi ba phần tư đoạn đường bằng chân.

Cổng Kida, chỉ là một hàng rào bằng tre sơ sài đặt tại một đường đèo hẹp, tọa lạc khoảng 500 thước trên đường từ Ðồng Ðǎng đến That-Ké; sau khi đã khảo sát nó, chúng tôi đã trở lại Ðồng Ðǎng bụng đói nhừ, nơi đây chúng tôi đã giữ các ủy viên Trung Hoa lại dùng cơm trưa với chúng tôi.

Ngày hôm sau, ngày 8, chúng tôi lại ra đi, lần này có ông chủ tịch tháp tùng, ông ấy thích đi dọc theo biên giới đến Binhi hơn là trực tiếp đi đến đó bằng con đường ngắn nhất, như H.E. Teng, chủ tịch của Ủy ban Trung Hoa đã làm.

Trong suốt cuộc hành trình này một vấn đề khá quan trọng cần phải giãi quyết được đặt ra là: dǎm sáu lần, các cư dân thuộc bốn làng An Nam đã đến kêu nài, báo cáo chúng tôi là viên quan Pin-Tsiang đã đặt Cổng Bo-Chaï theo cách mà bốn làng ấy bị sát nhập vào đất Trung Hoa trái ngược với bất cứ quyền hạn nào. Người ta đồng ý là các sĩ quan địa hình của hai phái đoàn sẽ khoanh vùng dẫy núi đá vôi tạo thành đường biên giới phía bên Bắc Bộ, trong khi các ủy viên sẽ đi xuyên đất Trung Hoa và tiến hành trực tiếp đến Cổng Pakéou-Aï, mà các viên quan Pin-Tsiang xác nhận không hơn 20 li (10 cây số) tính từ Cổng Trung Hoa.

Như thế chúng tôi đã ra đi với một đoàn tùy tùng nhỏ, rời đoàn tiếp tế và hành lý để đi theo đường That-Ké và đồng ý với Ðại Úy Quénette, người chỉ huy phân bộ, gặp nhau tại làng Ban-Tao, nơi chúng tôi nghe nói là rất gần Cổng Pakéou-Aï.

Phần đầu trong ngày rất vui thú, thời tiết rất đẹp, con đường nhiều ít thực tế hơn; người dân, rất đông chung quanh Cổng Trung Hoa, chạy về phía chúng tôi để nhìn đoàn người chúng tôi trong sự tò mò.

Chúng tôi đi không xa lắm khỏi làng Bang-Bo, nơi xãy ra các chiến trận dữ dội mà Trung úy Normand và dǎm sáu người chiến hữu chúng tôi đã ngã gục. Theo yêu cầu của đại tá Tisseyre, đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi, Li-Hing-Joueï, đã ít lâu trước đây mang đến cùng với thi thể của khoảng 10 người Pháp chết trong chiến trận này và an táng họ một cách thích hợp; nhưng chúng tôi đã không thể viếng nơi này vì nó quá xa lộ trình của chúng tôi.

Ðến trưa chúng tôi dừng lại ǎn trưa, trong cánh đồng lúa bát ngát, bên bờ một giòng nước chảy; do những ước lượng, chúng tôi không thể cách Ban-Tao cũng như Pakéou-Aï xa lắm, nhưng không ai trong chúng tôi biết rõ khu vực và vì vắng mặt các sĩ quan địa hình chúng tôi bị bắt buộc phải tin vào người hướng dẫn mà viên quan Pin-Tsiang đã mang đến cho chúng tôi. Trên thực tế chúng tôi chỉ cách Ban-Tao trong ít phút và cũng như bốn làng mà chúng tôi muốn giãi quyết khiếu nại, nhưng vẫn còn quá xa Pakéou-Aï; chúng tôi hình dung chúng tôi vẫn trên đất Trung Hoa và chúng tôi cũng thật sự trong Bắc Bộ. Viên quan Pin-Tsiang, người đã dẫn các đồng nghiệp chúng tôi Li và Wang, không cho phép họ đồng ý với chúng tôi và chúng tôi bị bắt buộc tiếp tục lộ trình chúng tôi dưới sự hướng dẫn của người dẫn đường Trung Hoa.

Con đường hẹp, gồ ghề mà chúng tôi đã phải đi theo thì đi bộ khó khǎn trong những lúc bình thường, nhưng lúc này, một cơn mưa dầy, mịn hạt đã đổ xuống gần suốt buổi xế trưa làm cuộc hành trình của chúng tôi đã trở nên khó khǎn nhất. Mặc dù rất giõi, những con ngựa nhỏ của chúng tôi đã trượt trên các mặt đất sét ẩm ướt hay bị mắc lầy trên các đồng lúa và bất cứ lúc nào một trong chúng tôi cũng phải cùng ngựa té lǎn trên bùn. Những cú ngã thường không nguy hiểm, nhưng sau vài giờ mình mẫy chúng tôi phủ đầy bùn từ đến chân. Đêm đã xuống và chúng tôi vẫn chưa đến được Pakéou-Aï. Chúng tôi bắt đầu lo sợ rằng chúng tôi sẽ bỏ cuộc hết mọi hy vọng để gặp lại hành lý chúng tôi và đoàn hộ tống chúng tôi đến ngay trong đêm ấy; cuối cùng, gần pháo đài Kéo-Cho, chúng tôi gặp lại các đồng nghiệp Trung Hoa, Wang và Li, những người đã, như chúng tôi, bị lừa gạt bởi viên quan Pin-Tsiang về khoảng cách phải đi qua và họ đã phải xin lỗi chúng tôi. Cuộc hành trình của họ đầy các biến cố như chúng tôi và người họ đã không kém đầy bùn sình như chúng tôi. Họ mời chúng tôi đến và nghĩ đêm trên đất Trung Hoa, tại làng Pioko, vài cây số cách pháo đài Kéo-Cho, nhưng chúng tôi muốn ở gần đoàn tùy tùng và hành lý chúng tôi mà chúng tôi vẫn hy vọng sẽ đến và chúng tôi đã sửa soạn chỗ nghĩ trong một ngôi làng nghèo Phiamet.

Ðây là một làng Thô, gồm có vài nhà tranh che phủ nghèo nàn với rơm rạ; chúng tôi chỉ có món cơm ǎn, thịt gà và chỉ nước uống tại đây. Người phụ nữ sống trong túp lều đã cố gắng nấu món ǎn kiểu An Nam mà chúng tôi chỉ biết quý trọng, có chất độc nhiều ít – như chúng tôi thường gặp phải - bởi xuất phát từ các đầm lầy trong đó chúng tôi đã phải lặn lội suốt cả ngày. Không thể thay quần áo được, chúng tôi đã nhóm lên một đám lửa giữa cǎn lều; chúng tôi thu dọn chung quanh để phơi khô quần áo; tất cả chúng tôi cố gắng ngũ trên rơm rạ mà không có mền che đắp, nhưng chúng tôi xoay sở vất vã và dǎm sáu người chúng tôi bị sốt và ói mửa tận mật xanh.

Buổi chiều chúng tôi thấy kỹ sư Li đến với vài lính Trung Hoa, đem cho chúng tôi các tiếp liệu nhân danh các đồng nghiệp Trung Hoa, họ đã biết rằng chúng tôi chưa nhận được hành lý; hơn thế nữa họ lặp lại sự hối tiếc và xin lỗi. Kỹ sư Li đã vượt qua dǎm sáu cây số qua các đồng lúa, qua đêm tối và khó khǎn, để đem đến cho chúng tôi những tiếp tế này và họ đã đến quá trễ để hữu ích cho chúng tôi, ngoại trừ vài chai sâm banh mà rất thực sự cần thiết cho các bệnh nhân của chúng tôi.

Ngày hôm sau, 9 tháng Tư, chúng tôi đã phải ở lại Phiamet để chờ đoàn tùy tùng và hành lý của chúng tôi; trong suốt đêm chúng tôi đã phái các cư dân trong làng đi đến Ðại úy Quénette đễ nhắc nhở ông ta đến cùng với đoàn chúng tôi. Họ đã đến vào buổi sáng nhưng những người mang hành lý đã quá đổi mệt mõi và chúng tôi không nghĩ là chúng tôi sẽ bắt họ vượt hết đoạn đường kế tiếp vào ngày mai. Các Ủy viên Pháp dùng sự tạm nghĩ này để triệu tập và phỏng vấn ông thị trưởng Nathong, thủ phủ của quận có bốn làng tranh cải và sau đó những làng này đã cho các Ủy viên Pháp xem các chứng cứ quốc tịch An Nam của làng của ông ta; chúng tôi cũng yêu cầu ông ta theo chúng tôi đến Binhi, tại đây chúng tôi đã phác thảo một cách xác định và ký báo cáo chính thức về sự phân định biên giới khu vực này.

Vào ngày 10 tháng Tư chúng tôi chỉ đi 10 cây số, qua một vùng đồng bằng khô ráo, lác đác những tảng đá vôi như loại ở khu chung quanh Lạng Sơn và sau lưng chúng người ta có thể nhìn thấy những mái chùa của thành phố Pin-Tsiang. Vùng đồng bằng này được canh tác chu đáo và chúng tôi tìm thấy những cánh đồng bát ngát lúa mạch, đã đang độ nở rộ vào mùa này trong nǎm; hơn thế nó cũng nhỏ, không có nhiều hạt và nó không có vẽ hứa hẹn một vụ mùa tốt. Vào xế trưa chúng tôi gặp các đồng nghiệp Trung Hoa chúng tôi tại Ban-Cuyen và chúng tôi đem ra trước họ viên thị trưởng của Nathong, người mà viên quan Pin-Tsiang – luôn muốn bắt nạt ông ta – không thể trả lời trước bất cứ lập luận nghiêm chỉnh nào; các ủy viên Trung Hoa hoàn toàn đồng ý dễ dàng rằng Cổng Bo Chaï đã bị dời đi bất thường và rằng bốn làng đang tranh cải tiếp tục và phải nằm trong lãnh thổ của người An Nam; suốt cuộc hành trình còn lại các sĩ quan địa hình Trung Hoa đã tháp tùng các sĩ quan địa hình chúng tôi và có vẽ là chúng tôi có thể dễ dàng đồng ý với nhau khi chúng tôi ký các bản báo cáo chính thức và bản đồ tại Binhi. Vào xế trưa, chúng tôi đi vào lãnh thổ An Nam, bỏ người Trung Hoa tại Ban-Cuyen và chúng tôi dừng quân tại làng Napha.

Xem tiếp  => Chuơng 11 - 15

No comments:

Post a Comment