Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa (chuơng 11 - 15)




Chương 11: Binhi – Sông Kỳ Cùng – Ký Kết Những Nghị Quyết Sơ Bộ Cuối Cùng - Trở Về Hà Nội

Tại làng Binhi chúng tôi nhận được tin khẩn cấp từ Lạng Sơn và từ Ðồng Ðǎng. Có một lời báo động rằng một nhóm cướp võ trang mạnh đang trên đường đến Thất Khê, con đường này chính là con đường trở về của chúng tôi, và cắt rời chúng tôi về phía này. Ðoàn hộ tống của chúng tôi rất nhỏ và những đạo quân trú phòng tại Thất Khê và Ðồng Ðǎng, quá yếu không thể cung cấp cho đoàn hộ tống này, ngay lúc này không thể tiếp tục nghiêm chỉnh tấn công được; Ðại tá Crétin cảnh cáo chúng tôi nên rút lui càng sớm càng tốt về Ðồng Ðǎng, sử dụng con đường mà chúng tôi đi theo. Chúng tôi không thể nào nghe theo lời khuyên này được vì ưu tiên thứ nhất của chúng tôi là phải đến Binhi, nơi mà Teng, chủ tịch của đoàn đại biểu Trung Hoa, đang chờ đợi chúng tôi để ký tên trên các bản đồ và các báo cáo chính thức.

Vào ngày 11 tháng Tư chúng tôi khởi hành vào sáng sớm. Giai đoạn này rất lâu dài và khó khǎn đi trên những con đường mòn hư hỏng; chúng tôi vượt qua và nhìn thấy dǎm sáu cổng Trung Hoa và các pháo đài và vào buổi chiều chúng tôi đi đến ngôi làng Trung Hoa Binhi (tiếng Trung Hoa, Pign-Je), bên hữu ngạn sông Kỳ Cùng.

Dòng sông này, mà chúng tôi nhìn thấy chỉ có thể di chuyển được từ Lạng Sơn bằng thuyền nhỏ và các bè tre, có vẽ tại đây dòng sông đã nới rộng ra đáng kể; khoảng 60 mét rộng và có thể mang các tàu buồm cở trung bình. Những giòng nước chảy nhanh và người ta có thể, sử dụng con đường này, để tới Long-Chéou không đầy một ngày, điểm mà phụ lưu này hội nhập với sông Cao Bằng để tạo thành dòng Sông Tả, một nhánh của sông Si-Kiang hay sông Quảng Châu.

Một cái đập, giờ đây bị hư hỏng nặng, đã chận sự lưu thông ngược lên thượng nguồn cách Binhi không xa lắm. Làng này thuộc về Trung Hoa, một lần nữa chúng tôi là những người khách của các đồng nghiệp của chúng tôi; họ tiếp đón chúng tôi rất niềm nở, làm cho chúng tôi một lều tre với các vải bạt cho chúng tôi tiện dụng; đoàn hộ tống của chúng tôi cắm trại trong cách đồng lúa khô bên ngoài lối vào làng và hai người lính chính quy Trung Hoa được cắt đặt đứng ở cửa để tỏ lòng kính trọng chúng tôi.

Ðối diện Binhi, bên bờ trái sông Kỳ Cùng giáp sát với những dãy đồi cao, quây quần trên đó là một loạt các pháo đài hay đúng hơn là các chiến lũy, trước mỗi cái người ta có thể nhìn thấy những tháp vuông nhỏ, sơn vôi và nằm lưng chừng những dốc lên đồi. Những chiến lũy này bảo vệ con đường đến Long-Chéou.

Mùa mưa chắc chắn đã bắt đầu và trong đêm thứ 11 một trận mưa như thác lũ đã đổ xuống. Cǎn lều vải tǎng cường cho mái lều tre đã bị dột nhanh chóng và chẳng bao lâu không còn một chỗ nào trong lều mà nước mưa không xối xuống như ngoài sân; bị giực mình đánh thức bởi cơn mưa lạnh, chúng tôi đã nhận được một bài học triết lý từ cơn mưa này cho mãi đến tận sáng, run rẫy, ngồi chồm hỗm và cuộn mình trong những chiếc áo khoác ướt sũng nước. Những người của chúng tôi, cắm trại trong cánh đồng, còn chịu đựng nhiều hơn chúng tôi; một số người bị bịnh và ngày hôm sau, một lính bộ binh An Nam đã quỵ xuống vì sưng phổi nặng. Cac bạn của anh đã không muốn bỏ xác anh trên vùng đất Trung Hoa và họ đã an táng anh trên vùng đất An Nam cách đấy vài cây số.

Ngày thứ 12 trôi qua với việc soạn thảo những báo cáo chính thức, và cùng với sự thảo luận lẫn nhau, các ông Haïtce, Hart và kỹ sư Li đã kiểm chứng tĩ mĩ các bản dịch. Teng đã đến và chúng tôi hy vọng có thể ký kết ngay, nhưng đến khi hoàn tất vấn đề và ký tên, Ủy viên Trung Hoa mang ra một vấn đề bàn thảo chi tiết; chúng tôi đã phải trì hoãn lại kết luận cho tới hôm sau và chúng tôi e rằng, ngay lúc này, mặc dù chúng tôi đã cố gắng nhiều chúng tôi vẫn không đi đến một giãi pháp chung cuộc. Tuy nhiên, chúng tôi lại rất vội vã, thời gian rất quý báu, đoàn quân chúng tôi đã không thể nhận được đoàn tiếp tế mà chúng tôi chờ đợi từ Thất Khê và các tiếp liệu của chúng tôi đang cạn dần; mỗi ngày mỗi gia tǎng mối hiểm nguy cho chúng tôi khi con đường rút về Ðồng Ðǎng sẽ bị cắt đứt bởi bọn cướp và tình trạng sức khoẻ của nhóm nhỏ chúng tôi trở nên tồi tệ hơn. Chính tôi bị lây nhiễm đau bụng cùng lúc bận rộn chǎm sóc các bệnh nhân trong các cǎn lều của họ hay ngay cả nằm duỗi trong bùn, dưới tàng lá cây trong cuộc dừng quân tại Binhi, tôi đã bận rộn với thuốc men hơn là với những nghị luận về các bản báo cáo chính thức.

Cuối cùng, vào ngày thứ 12, đã qua suốt buổi sáng làm việc lại với các báo cáo chính thức, người ta có thể tin rằng chúng sẽ được ký kết vào lúc 4 giờ chiều, nhưng cuộc thảo luận tiếp tục sôi động nhất vào phút cuối và chỉ đến 11 giờ đêm thì mọi việc mới thực sự hoàn tất, cả hai phía đều rất thỏa mãn với kết quả này. Tối đó, chúng tôi bỏ ǎn cơm tối và mặc dù chúng tôi nằm trên các phên tre, chúng tôi đã ngũ thật bình yên với nổi lòng mãn nguyện. Thật ra, chúng tôi là làm tốt công việc; ông chủ tịch của chúng tôi, người đã được đề cử là một ông bộ trưởng đa hiệu; có thể hãnh diện về kết quả và chúng tôi đã có quyền nghĩ về việc đáng được nghĩ ngơi suốt mùa khô này.

Ngày thứ 13, các ủy viên Trung Hoa đến chia tay với chúng tôi vào sáng sớm và họ đã ra đi bằng con đường về Long-Chéou theo sau tiếng trống, lá cờ của họ. Chẳng bao lâu chúng tôi cũng bắt chước theo họ. Con đường tiện dụng và an toàn nhất sẽ bǎng ngang Trung Hoa, trước khi họ ra đi họ đã để lại cho chúng tôi một hướng dẫn viên để chỉ đường cho chúng tôi; giờ đây chúng tôi không còn đi lang thang nữa cũng không phải bận rộn với vấn đề biên giới; vì vậy chúng tôi đến Phiamet chỉ trong một ngày nơi chúng tôi đã vượt qua biết bao gian khỏ trong những ngày qua.

Trong khi chúng tôi đi không xa Pin-Tsiang lắm, gần với pháo đài Trung Hoa ở Kéo-Cho, trên con đường chúng tôi đi qua đó, một viên quan từ pháo đài chạy ra gọi chúng tôi để xin chúng tôi thoái lùi lại: chúng tôi chỉ mới cách Phiamet vỏn vẹn hai cây số và chúng tôi đã phải đánh một vòng rất lớn. Viên quan này nói rằng, vì không nhận được lệnh từ phó huyện Pin-Tsiang, ông ta sẽ bị hình phạt rất khắc nghiệt nếu ông ta không chận đường chúng tôi. Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện qua lại với nhau, ông ta quỳ xuống giữa lối đi hẹp, cản đường ông Saint-Chaffray người đi trước chúng tôi và cũng cần để cho những người đi sau có ấn tượng rằng ông này sẽ dẫm lên người ông ta để có lối đi. Rồi ông ta xin ông chủ tịch của chúng tôi chứng nhận rằng chúng tôi đã đi muốn đi qua mặc dù có lời yêu cầu quay trở lại của ông ta; chúng tôi vui vẽ hứa điều này và chúng tôi đã đi qua pháo đài Kéo-Cho, những người lính trong pháo đài đã ra xem đoàn quân chúng tôi đi qua với sự tò mò.

Cuộc trở lại Ðồng Ðǎng đã không xãy chuyện gì và chúng tôi đã đến đấy vào buổi chiều ngày 15 tháng Tư. Chẳng có việc gì để làm tại đây, chúng tôi tiếp tục quay trở lại Chu, tại đây chúng tôi gặp lại con tàu chiến lại đem chúng tôi về Hà Nội.

***

Chương 12: Khởi Hành Ði Lào Kay – Trên Tầu Le Levrand – Sơn Tây – Sông Hồng

Vừa khi chúng tôi đến Hà Nội chúng tôi nhận được lệnh từ bộ cho phép chúng tôi đi Nhật để chờ mùa khô đến sẽ tiếp tục cuộc phân định biên giới Việt –Trung. Chỉ có Ðại Úy Bouinais lên đường đi Pháp vì sứ mạng, để báo cáo với bộ về phần đầu của các cuộc khảo sát phân định biên giới. Ông ta đi ngay và chúng tôi chỉ còn chờ đợi cho chuyến tàu hàng hải đi Hong Kong và từ đó sẽ đi Nhật thì chúng tôi nhận được một lệnh ngược lại.

Chúng tôi đã nói rằng chính quyền Trung Hoa đã đề cử hai đoàn đại biểu cho Ủy ban Phân định Biên giới; chúng tôi đã làm việc với một trong hai phái đoàn trên biên giới Quảng Tây và phái đoàn kia đang chờ đợi chúng tôi gần suốt mười tháng trên biên giới Vân Nam. Thật dễ dàng tưởng tượng rằng sự tuyệt hảo là thiếu kiên nhẫn để thấy chúng tôi đến và rằng họ khǎng khǎng trước toà án Bắc Kinh theo yêu cầu chúng tôi sẽ đến ngay biên giới Vân Nam; mặt khác, ngày 29 tháng Ba, Ðại tá de Maussion đã tới thành phố Lào Kay, không có trở ngại nào ngoại trừ vấn đề đường sá. Cả vùng này trông rất thanh bình và nhà cầm quyền biên giới Trung Hoa báo cho Ðại tá biết những hoạt động của Ủy ban Phân định Biên giới và sự chỉ định những điểm thương mại đã không được mọi người kiên nhẫn chờ đợi đến nổi sự buôn bán xảy ra trên Sông Hồng trước khi chiến tranh có thể bắt đầu.

Trong những trường hợp này, thật khẩn cấp cho Ủy ban hiện diện càng sớm càng tốt để lợi dụng sự sốt sắng tốt đẹp của người Trung Hoa; như vậy lệnh khởi hành đã đến, chúng tôi sẳn sàng đảm trách nhiệm vụ mùa hè này.

Ông chủ tịch của chúng tôi, ông Saint-Chaffray, đã đặt quá nhiều thử thách vào chiến dịch mùa Ðông để tháp tùng chúng tôi; vì vậy ông đã trở về Pháp và ngày 20 tháng Nǎm phái đoàn Pháp nay giảm xuống chỉ còn ba thành viên, Ðại tá Tisseyre, Bác sĩ Neis và ông Haïtce và viên thư ký, ông Delena, lên tàu Le Levrand, một chiếc tàu chiến sẽ vận chuyễn chúng tôi lên tận Sông Hồng; chúng tôi rồi sẽ phải tiếp tục hành trình với các thuyền buồm.

Như tôi quan tâm tôi đã biết từ nhiều kinh nghiệm những mối hiểm nguy trong chiến dịch vào mùa hè trong các vùng này, và trong trường hợp thứ nhất, tôi rất hối tiếc, tôi thành thật nhìn nhận, ba tháng nghĩ ngơi tại Nhật; nhưng việc đó đã không kéo dài lâu vì tôi có những lý do tốt đẹp mong muốn thực hiện cuộc hành trình này: thêm vào sự quan trọng và ích lợi của sứ mạng mà chúng tôi sắp phải hoàn tất, tôi rất tò mò muốn đi ngược Sông Hồng vì tôi đã nghe rất nhiều về dòng sông ấy, để so sánh với dòng sông Cửu Long và tôi muốn thu thập tin tức quý giá trên xứ sở nằm giữa Luang Prabang và Sông Hồng, mà vào những thời điểm khác nhau, nǎm 1883 và 1884, tôi đã mong ước đi qua … Tôi ngay cả cũng ấp ủ hy vọng có thể, nhờ vào các đặc phái viên mà tôi có thể gởi đi và những liên hệ mà tôi tạo thành giữa người Mường, để đi du hành từ Sông Hồng đến sông Cửu Long và để gặp lại bạn tôi Pavie, viên công sứ tại Luang Prabang, người mà như tôi đã biết, đang cố gắng thực hiện cuộc hành trình ngược về phía tôi. Với mục đích này trong đầu, tôi mua một số tiền kẽm Trung Hoa và những thỏi bạc tại Hà Nội, loại tiền mà người Mường thích hơn các đồng bạc Mễ Tây Cơ lưu hành tại Bắc Bộ.

Một trong các sĩ quan địa hình của Ủy ban, Trung úy Vernet, đã hoàn tất thời kỳ ở Bắc Bộ đã trở về Pháp và được thay thế bởi Hairon, viên trung úy của kỵ binh Phi Châu, người đã tháp tùng chúng tôi trong suốt chiến dịch thứ nhất. Ngoài ra, chiếc Le Levrand đang chở theo một dân sự mới, Bác sĩ Martin-Dupont, người sẽ điều hành lãnh thổ Lào Kay, hai viên thư ký dân cư và vài sĩ quan sẽ đi lên thượng nguồn Sông Hồng.

Chiếc tàu Le Levrand như vậy rất chật chội và người chỉ huy chỉ định để thích hợp với số đông hành khách như vậy và chỉ để cảnh cáo vào phút chót, rất bối rối; ông ta đã cố gắng hết sức trong cương vị mình và mỗi tình huống làm sự đóng góp riêng cho mình, và sau vài giờ chúng tôi đã có thể thu xếp chỗ ở khá ấm cúng.

Chúng tôi không ở trong mùa nước cao, nhưng các dòng chảy luôn luôn nhanh trên Sông Hồng và chuyến đi của chúng tôi đã bị buồn bã vì một tai nạn: trong lúc thao tác sai con thuyền nhỏ lật úp và chỉ có một trong hai thủy thủ người Pháp trên tàu sống sót. Chúng tôi đã không tìm thấy thi thể của người thứ hai nữa, chắc chắn nó đã trôi ra các vùng xoáy sâu làm cho việc rơi xuống sông, gần với các bờ, rất nguy hiểm ngay cả đối với những người bơi lội giỏi.

Cùng ngày, chúng tôi đã tới Sơn Tây, nhiệt độ là 35 độ trong bóng mát; vừa khi mặt trời khuất bóng chúng tôi đi ra thành phố, chừng ba ki lô mét cách dòng sông.

Sơn Tây đã nhiều hay ít được vực dậy từ những đổ nát. Thành phố gồm có một con đường duy nhất đơn độc dẫn từ cổ thành đến dòng sông, nhưng người ta nhìn thấy những cǎn nhà gạch tại đó, những hiệu buôn Trung Hoa và Pháp và người ta cũng gặp phải vài xe xích lô tại đây

Vài sĩ quan đã tham dự vào các hành động quân sự tốt đẹp dưới quyền Ðô đốc Courbet đã cho chúng tôi thấy những hàng quân tiến bước tiếp thu Sơn Tây.

Những dấu vết của chiến trận vẫn còn mới chưa phai và bạn có thể dễ dàng theo dõi những biến cố của chiến trận trên vùng đất nếu bạn được hướng dẫn bởi các nhân chứng. Họ sẽ chỉ cho chúng ta xem nơi một tiểu đoàn Algerian đã bị giết chết gần như đến người cuối cùng, và những nơi mà các bộ binh Hải quân cùng các tay súng Hải quân đã mở cuộc tấn công cuối cùng; trời đã thực sự tối khi chúng tôi quay trở lại con tầu Le Levrand để dùng bửa tối. Như chúng tôi đã làm những lần khác trên chiếc tàu Moulun, chúng tôi dựng lên những giường dã chiến trên chiếc cầu, biến nó trở thành một nhà ngủ trọ.

***

Chuơng 13: Tuần Quán - Những Chiếc Tàu Buồm Trung Hoa - Cuối Cuộc Di Chuyển Bằng Tàu Thủy

Tới Tuần Quán, chúng tôi thấy rằng, như lệ thường, chiếc tàu buồm lớn nhất đã không theo kịp chúng tôi; chúng tôi lặp tức gởi hai người đàn ông ở một trong những thuyền tre nhẹ gọi là những chiếc thuyền thúng, để tìm kiếm nó; lát sau họ trở về báo cho chúng tôi biết rằng chiếc thuyền buồm này đã bị mắc cạn và rằng hai viên thuyền trưởng và hai phu khuân vác thuộc toán thủy thủ đã trốn thoát.

Những thuyền buồm được lệnh của ban điều hành ở vùng hạ lưu của con sông thì quá nặng nề không thể phù hợp với các cột buồm; người ta phải cố gắng lắm mới có thể làm chúng di chuyễn ngược dòng nước. Người Trung Hoa xưa kia và hôm nay đã dùng những thuyền buồm tương tự để giao thương trên thượng nguồn sông, từ Hà Nội đến Lào Kay; tuy nhiên, chúng tôi đã nhìn thấy vài chiếc loại này ở Tuần Quán. Chúng nó là những chiếc xà lan nhỏ và thường không dài hơn 20 thước và chở không nặng hơn 20 tấn. Hai thân tre dài, dựng trên boong tàu hướng về phần ba thứ nhất của chiếc xà lan và nối với đỉnh tạo thành một cột buồm rất vững mạnh và nguyên thủy để nâng đỡ một tấm vải buồm lớn; luồng gió nhẹ thổi trên mặt sông ngược chiều dòng nước chảy, trong suốt mùa mưa, cánh buồm này đã giúp ích cho chúng rất nhiều.

Về phần chúng tôi thì chỉ có một cánh buồm nhỏ, tồi tàn, và rách bươm, hơn thế nữa, dǎm sáu lần chúng tôi làm gẫy cột buồm quá yếu khi chúng tôi đi dưới những cành cây to, vì cần thiết chúng tôi đã luôn luôn men theo bờ sông và không bao giờ đi giữa sông cả.

Chúng tôi đã ở lại Tuần Quán trong 36 giờ để chuyễn hành lý từ chiếc tàu buồm bị đắm sang chiếc tàu buồm khác không tốt hơn lắm của ban điều hành, và chúng tôi lại ra đi vào ngày 2 tháng Sáu để qua đêm, mắc lầy tại cửa một con sông nhỏ xinh đẹp, sông Ngòi Ngun.

Ðáng chú ý là trong lúc nước Sông Hồng dường như chứa đầy phù sa như ở vùng Châu Thổ thì nước của các chi lưu của nó đều tuyệt hảo trong vắt.

Ngày 3 tháng Sáu, lúc 9 giờ sáng, chúng tôi đã đến một trong những ghềnh thác lớn đầu tiên, đối diện con sông nhỏ tên Ngòi Thác; chiếc Le Cuveiller chạy tốt hơn chiếc Le Levrand, nó chạy vượt lên phía trước, nhưng sau một thời gian lại bị đẩy lùi lại bởi những cơn nước cuốn va vào những tảng đá nhô bên trên mặt nước, những lá thép của nó bị lũng và nước đã vào trong tàu khá nhiều. Mọi người lập tức nhảy xuống bãi lầy và không phải không khó khǎn họ đã xoay sở để ngǎn chận nước vào bên trong tàu, nhưng cuộc thủy trình của chúng tôi đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ phải sắp xếp lại chỗ ở trên các con tầu và chúng tôi kéo dòng nhau lên Lào Kay, đi ngược lên hết ghềnh thác này đến ghềnh thác khác trên những con thuyền An Nam nặng nề này.

Ðể hoàn thành việc di chuyễn bằng tàu lần này, hai chiếc tàu chiến đậu đối diện với Ngòi Thác và chúng tôi đã phải chờ đợi những chiếc tàu buồm, đang chạy chầm chậm phía sau. Hai ngày nghĩ ngơi này đã trôi qua rất vui vẽ; con sông nhỏ Ngòi Thác, được che mát bởi những cây to, có thể được đi ngược dòng vài cây số bằng xuồng. Một nét sống động nào đó đưọc thể hiện ở hai bên bờ sông, hay có lẽ trên chính giòng nước, vì những người thợ cắt gỗ đã thiết lập các trại của họ tại đây, sống trong các nhà chòi trên những bè tre.

Hai bên bờ sông cũng có trồng bắp, mùa này ít nhiều cũng đã chín, và giữa những cây to mạnh, một khoảng đất trống trên đó những cây mạ đã xuất hiện, chúng sẽ chín sau khi gặt vụ mùa thứ nhất. Một chút xa hơn, những cánh đồng cỏ với những cây sợi, thuộc loại Malvacae mà tôi không biết rõ, chứng tỏ vùng này không phải bị bỏ hoang phế. Tuy nhiên chúng tôi đã không nhìn thấy một làng An Nam hay người Thô nào trong các chuyến đi sǎn và những cuộc du ngoạn của chúng tôi, và những người thợ cắt gỗ trên sông đã cho chúng tôi biết rằng những làng này nằm sâu vào bên trong, bởi vì cư dân ở đây rất sợ bọn cướp sông, nên đã xây dựng khu nhà ở của họ càng xa các giòng sông lớn càng tốt, nhưng họ cũng không quên trồng những vụ mùa trên các đất phì nhiều của họ nằm dọc theo bờ sông các chi lưu lên đến tận các cửa sông.

Những người thợ cắt gỗ An Nam đã khai thác rừng rất xa khỏi bờ sông; trong suốt bốn hoặc nǎm cây số chúng tôi đã đi theo một trong những con đường gồ ghề chạy ngang qua đó nhiều khoảng cách được đặt cách nhau một thước, chúng tôi vẫnkhôngnhìn thấy rừng đang được khai thác. Hai con trâu, mang những cây xà chiều dài từ 12 đến 15 thước, kéo những xà này dọc theo những khoảng cách này đến tận bờ sông, tại đó với sự giúp đỡ của những cây tre, làm cho chúng nổi, họ đã làm những chiếc bè này để chuyên chở gỗ về Hà Nội hay Hải Phòng cùng với các loại gỗ quý hoặc hiếm khác, dây mây, bắp, củ não (một loại củ nhuộm) và các sản phẩm khác từ những làng người Thô mà được dùng trao đổi hàng hóa, vải bông, đồ dùng hay khí giới mà họ mang theo đến.

Cuộc đi sǎn của chúng tôi trong khu lân cận đã không thành công; những cư dân, vì sự cần thiết, đã không được trang bị, và là những chiến sĩ không giõi để làm cho cuộc sǎn được nhiều thú, và chúng tôi đã không thành công khi phải mất đi dǎm sáu giờ đuổi theo một bầy chừng mười con rái cá đi dọc theo Sông Hồng, nhưng không làm sao đến được gần chúng.

Vào chiều ngày thứ Nǎm, khi cuộc di chuyễn đã hoàn tất; chúng tôi đã ngũ trong tầu và vào sáng sớm ngày 6 tháng Sáu hai chiếc tàu Le Cuveiller và Le Levrand đã chào tạm biệt chúng tôi trong khi chúng tôi cố gắng đi ngược những giòng thác lũ này với tất cả khả nǎng của chúng tôi có trong tay.

***

Chương 14: Di Chuyển Bằng Thuyền Buồm – Thackaï – Baoha

Hôm nay bắt đầu cuộc di chuyển khó khǎn bằng thuyền buồm. Chồng chất cái này lên cái kia dưới các chiếc thuyền buồm, trong đó chúng tôi không thể đứng thẳng lên được, nhiệt độ thay đổi từ 28 đến 35 độ, chúng tôi luôn luôn không thể nào tìm thấy một bãi cát thích hợp để đổ bộ và ǎn uống; rồi chúng tôi đã phải chịu bỏ ǎn, ngồi thu mình chật sát người này người kia trong túp lều tối tǎm đầy khói của lửa từ nhà bếp, tại đó chúng tôi đã trãi qua suốt thời gian của cuộc hành trình.

Ðứng trên cầu, hay nói đúng hơn trên mái rơm dùng như một cầu tàu và tại đó 8 hay 10 phu khuân vác điều hành con tàu đang nói chuyện om sòm, chỉ có thể vào buổi chiều sau khi mặt trời lặn; ngay cả khi ấy cũng thực tế khó mà dùng bửa tại đấy vì muỗi và ruồi đủ mọi loại bay đâm vào các dĩa ǎn và, bị thu hút bởi ánh sáng, chúng trở thành những thứ gia vị bất đắc dĩ của các món ǎn chúng tôi.

Di chuyển rất chậm chạp và chúng tôi chỉ có được sự giúp đỡ nghèo nàn của một cánh buồm quá nhỏ, một làn gió nhẹ quá yếu ớt mặc dù các lao công đã cố gắng chèo chống liên tục và kéo dài để tìm hướng gió tốt.

Vào ngày 7 tháng Sáu, vào xế trưa, chúng tôi đến ghềnh thác lớn nhất của Sông Hồng, thác Thackaï, phía dưới đó chừng 10 chiếc thuyền buồm Trung Hoa thuộc loại mà chúng tôi từng mô tả đang chờ lúc thích hợp để vượt qua; chúng tôi không thể làm như họ và chờ vô hạn thời điểm thuận lợi để vượt qua ghềnh thác này; chúng tôi cố gắng trước nhất để dùng một chiếc xuồng lớn để đi lên; chiếc xuồng lớn này nhẹ hơn những chiếc tàu buồm mà chúng tôi đang dùng và chở hành lý, nhưng giữa ghềnh thác, bị xô đẩy bởi những giòng nước hung hãn, nó đã va vào đá và chúng tôi hết sức hạnh phúc để cho nó mắc cạn trên đảo mà, bởi vì giòng sông rất hẹp, đã tạo nên ghềnh thác đó.

Rồi chúng tôi thỏa thuận với cái lái buôn Trung Hoa, những người bất đắc dĩ phải đồng ý cho chúng tôi những thuyền thúng tre để mang các thứ hành lý và các lao công để giúp chúng tôi. Vào ngày 8, lúc 11 giờ sáng, chúng tôi đã có bốn chiếc thuyền buồm tập họp lại bên trên ghềnh thác Thackaï.

Những bờ sông hoang vu và rừng rậm, cuộc di chuyển thật đơn điệu và chỉ với một niềm vui duy nhất là, vào ngày 13 tháng Sáu, chúng tôi đã nhìn thấy lá cờ Pháp bay phất phới tại trạm thuế quan trước kia của nhóm Cờ Ðen tại Baoha. Trạm thuế quan này chỉ vừa được tái chiếm trong vài tuần qua bởi một đại đội bộ binh An Nam, chỉ huy bởi một trong những người bạn của chúng tôi, Ðại úy Maréchal, thuộc bộ binh Hải quân.

Với tất cả tài nguyên tại chỗ, nhờ vào sự chuyên cần của những người lính bộ binh, Ðại úy Maréchal đã tạo nên một cǎn cứ nhiều có điểm tiện nghi: các quân nhân trú ẩn trong một pháo đài nhỏ, và với sự hiếu khách, ông ta cho chúng tôi trú trong các cǎn nhà nhỏ tường sơn vôi trắng mà ông đã có công xây dựng. Một ngôi làng ở gần trạm có tầm quan trọng cung cấp những tài nguyên thiết yếu cho quân trú phòng.

Gần như cùng lúc ấy, được các lao công mang đến, thi thể của một trung úy trẻ thuộc đạo quân của viên Chỉ huy Bercant đến Bao ha. Chỉ huy Bercant, người đang làm nhiệm vụ thám báo rất khó khǎn tận mãi sông Ðà, trong xứ người Mường, được trông đợi là ngày hôm sau; ông ta đã mất một viên sĩ quan vài ngày trước đó, bị chết đuối trong khi vượt sông; nhìn thấy một viên trung úy khác đang bị cơn sốt nguy hiểm và không có bác sĩ, ông ta đã đưa viên trung úy này về trước Baoha để được chǎm sóc; thanh niên bất hạnh này đã chết trên đường vào ngày trước khi anh ta đến trạm.

Vào buổi xế trưa tất cả người Pháp đang ở Baoha đã mang thi thể viên sĩ quan này đến một nghĩa trang nhỏ, tạm thời gần ở giòng sông và mặc dù chúng tôi chẳng quen biết chi anh ta, sự an táng này, ở nơi hoang vắng, xa cách quê hương, đã chứa đựng điều gì hiểm ác: chúng tôi tất cả đều xúc động dường như chúng tôi đã mất một người thân hay một người bạn tại đấy.
Vì phải chờ đợi chiếc thuyền buồm đang sửa chữa, cũng như để cho các lao công được nghĩ ngơi, chúng tôi quyết định ở lại Baoha cho đến hôm sau.

Chúng tôi có thể đi lên bờ và thǎm viếng các khu lân cận một chút. Vùng này rất hoang vu và mọc nhiều cây rừng rậm rạp; tuy nhiên người ta có thể bắt gặp các con đường mòn và Baoha là một trong những tâm điểm thương mại của người Mường hay Châu. Hàng hóa chính yếu là loại củ giầu chất tannin và có tên là củ não mà người An Nam khắp vùng Bắc Bộ và An Nam dùng làm cho quần áo có một màu nâu đặc biệt phân cách ra; loại củ này mọc hoang trong rừng xứ Mường, nhưng người Mường cũng trồng trong những cánh đồng mà họ đã dọn dẹp bằng cách đốt phá rừng đi.

Ðối diện với Baoha, về phía tả ngạn, gần một con suối nhỏ có giòng nước trong vắt, một ngôi chùa cổ được dùng làm nơi cứu thương; chính tại đây, vừa khi mặt trời lặn, tất cả chúng tôi đã đi tắm vui vẽ để tìm quên đi những nổi buồn của buổi xế trưa. Bên cạnh giòng suối có các dấu vết của một con đường dẫn vào bên trong; chúng tôi chú ý thấy những dấu chân còn mới của một con cọp hoàng gia.

Hai trong số các sĩ quan tháp tùng chúng tôi cho chúng tôi biết rằng, cách đây vài hôm, khi họ đang tắm tại suối này, một con cọp thật lớn đã theo họ chỉ cách có dǎm sáu mét; rồi sau đó nó chui vào một bụi rậm mà không làm gì hại họ; tuy nhiên, họ nhìn nhận rằng họ đã không dám đi tắm như lệ thường ngày hôm đó. Mặc dù con vật này không hiếm ở Bắc Bộ, những biến cố chắc chắn ít hơn vùng dưới Nam Bộ.

Vào ngày thứ 14 vào buổi chiều, chúng tôi đi ngũ trưa ở chỗ Ðại Úy Maréchal, chú ý nhiệt độ 37 độ dưới bóng mát, khi chúng tôi trông thấy Chỉ huy trưởng Bercand đi tới dẫn đầu toán quân; người ông gầy, đi bộ một cách khó khǎn, dựa vào cây gậy tre và chính ông cũng bị sốt trầm trọng, các binh sĩ dưới quyền ông cũng không có sức khoẻ tốt và chúng tôi cũng phải nói thêm là tất cả, khộng có một ngoại lệ nào, đã mắc phải bịnh sốt này khộng nhiều thì ít trong những này sau khi họ đến Lào Kai.

Vào ngày 15 tháng Sáu chúng tôi tiếp tục chuyến thủy trình của chúng tôi, chuyến đi càng lúc càng khó khǎn hơn khi chúng tôi tiến đến gần Lào Kai. Mọi nơi không thay đổi gì, giòng sông vẫn bao bọc bởi những ngọn đồi đầy rừng, và chỉ đây đó người ta mới nhìn thấy, trên các ngọn đồi những phần của khu rừng bị lửa cháy dọn dẹp; đây chính là những vụ gặt cho thấy sự hiện diện của những làng người Mường.

Khắp nơi trên đường chúng tôi đi các cư dân đã bỏ hoang vắng những bờ sông, nơi mà họ thấy phải đối đầu với bọn cướp, để trốn thoát vào sâu trong xứ. Người ta hiếm khi gặp các dấu vết của các con thú, ngoại trừ các dấu vết của nai rừng, hay của các con vật hung dữ đến vào đêm để uống nước trên bãi cát; những con chim rất hiếm và ngay cả khỉ cũng trốn thoát khỏi khu vực lây nhiễm này.

***

Chương 15 : Ðến Lào Kai – Thành Phố - Thương mại – Song – Phong

Vào ngày 22 tháng Sáu, tức là bảy ngày sau khi chúng tôi rời khỏi Baoha, chúng tôi cuối cùng đã trông thấy bóng dáng LàoKai, tại đây Ðại tá de Maussion và các sĩ quan của quân trú phòng đến tiếp đón chúng tôi tại bờ sông; đại tá, bị lây nhiễm chứng đau bụng rất nặng, khó có thể đứng lên và vì thế, mặc dù chính ông, ông cũng chỉ cho chúng tôi, ngay khi chúng tôi đến số phận đang chờ đón chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi lưu lại thành phố này. Chuyến thủy trình bằng tàu buồm đã chuẩn bị cho chúng tôi quá tốt cho việc này. Ðây là lúc chúng tôi đến: trong cuộc thủy trình dǎm sáu chúng tôi đã chứng tỏ ít nhiều đã bị bịnh sốt tấn công nặng nề và chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi chúng tôi rời bỏ chiếc tàu buồm nhỏ hẹp để trú ngụ trong một cǎn nhà và bắt đầu những hoạt động giống như lúc ở Ðồng Ðǎng.

Sau khi đã vượt qua rất nhiều ngày giữa một biển xanh, không nhìn thấy hai bên bờ bất cứ dấu vết nào của con người khác hơn là vài ngôi làng người Thô hiếm hoi, gồm có hai hoặc ba cǎn lều tồi tàn, bạn cũng sẽ gần như tin rằng bạn đã đến trước một thành phố lớn khi bạn đến trước cửa thành phố Làokai. Những bức tường và nhà gạch, những cầu thang và một cầu tàu xây bằng đá tất cả mọi thứ này rất mới đối với các khách du lịch nhưng chỉ một cái liếc mắt thứ hai người ta có thể quan sát rằng chẳng có gì còn lại ngoại trừ cái bộ xương của thành phố.

Sông Nam Si, một dòng sông trong xanh hay đúng hơn là một giòng thác đỗ, lượng nước của nó thay đổi thường xuyên, đã tách rời một làng Tàu lớn, cư dân sống đông đúc hơn nhiều nhưng bề ngoài kém vẽ to tác.

Làokai đã là một lâu đài phong kiến của một quý tộc và là chủ nhân trên thượng nguồn giòng sông, Lưu-Vĩnh-Phúc, thủ lãnh của nhóm Cờ đen và chỉ có y mới cho phép những thương buôn giàu có nhất được trú ngụ trong đó và buộc họ phải trả giá rất đắc cho sự che chở của y. Xứ này không thay đổi về bề ngoài và khắp nơi đều được bao bọc với những ngọn đồi nhỏ, bao phủ bởi rừng cây, và các ngọn cây, ít nhiều suốt trong mùa hè, được vây kín trong màn sương mù dầy. Như thế, cùng với sự ẩm thấp liên tục, làm cho bạn có một cảm giác đơn thuần rằng bạn đang bị giam kín dưới một bầu trời quá thấp và bạn không có đủ không khí để thở.

Đài kỷ niệm duy nhất của Làokai là một ngôi chùa đẹp và rộng lớn, một trong những địa điểm nổi tiếng của Bắc Bộ được xây dựng với một sự tốn kém, chỉ cách nay 15 nǎm, từ những đá huyền vũ cắt, các loại gỗ đẹp nhất từ những khu vực chung quanh Bắc Bộ, và xi mǎng trộn với đường chứa sự cứng rắn của đá cẩm thạch. Những vật liệu này đã ghép với nhau một cách nghèo nàn, hay gỗ còn quá xanh đã được dùng quá nhiều, đến nổi đe dọa cả khối cấu trúc. Họ bắt buộc phải tách ra từng phần nhầm phục vụ như khu nhà ở cho cư dân cũng như vài thành viên thuộc phái đoàn Ủy ban trong khi lưu trú tại Làokai. Chúng tôi sử dụng các phòng ở của các vị sư trước kia làm khu nhà cho chúng tôi, nhưng những cǎn phòng ẩm thấp, nóng bức và không có đủ quạt thì quả là không có một chút gì vệ sinh.

Hãy cho chúng tôi ghi chú rằng trong tất cả sự bất tiện của các cǎn phòng của chúng tôi có sự hiện diện của nhiều con vật cùng chia sẽ với chúng tôi: nhện, thằng lằn xám, cắc kè, rít, và bò cạp. Ban đêm nhiều chuột, loại chuột đặc biệt, liên tục phát ra những tiếng gầm gừ, khá giống với loại gậm nhấm Mỹ Latinh, chúng chiếm hữu các phòng ngay vừa khi các ngọn đèn được tắt và thường xuyên ngắt quảng giấc ngũ của chúng tôi.

Hai cái ao lớn chứa đầy nước ao tù dùng cung cấp nước cho thành phố, hay nuôi cá, góp phần không nhỏ vào việc đo lường việc lây nhiễm chúng tôi những ngày ở Làokai. Chúng tôi tin rằng nhiều xác chết người Trung Hoa đã bị quẳng xuống theo lệnh của Lưu Vĩnh Phúc, nhưng nó cũng vẫn tốt hơn để chịu đựng sống tại vùng lân cận hơn là cố dẹp bỏ nó đi, bởi vì cố gắng làm cạn những nguồn lây nhiễm này sẽ phải là một công tác chiếm rất nhiều thì giờ và gặp nhiều nguy hiểm.

Ðược xây dựng tại hợp lưu của sông Hồng và chi lưu của nó phía bên trái, sông Nam-Si, cổ thành gồm có một khoảng đất vuông khoảng 700 mét mỗi bề (tùy vào phía quan sát) và với tám ngọn tháp vuông tạo thành cổ thành. Bên trong cổ thành đã hoàn toàn bị thiêu rụi khi Lưu Vĩnh Phúc bỏ chạy; y chỉ tôn trọng ngôi chùa lớn và nǎm sáu nhà Trung Hoa nằm ở cuối góc phố, sự bảo vệ những thứ mà các cư dân, những thương buôn chính của xứ đó, đã mua từ y bằng vàng. Khi Ðại tá de Maussion đến, những người Trung Hoa này đã đích thân đến để phản đối sự tòng phục của họ và đại tá đã để nhà họ tùy nghi sử dụng.

Cả cổ thành bị khống chế bởi các ngọn đồi Trung Hoa cách đấy không xa, giáp ranh với hữu ngạn sông Nam Si và trên đỉnh có các cǎn cứ của quân Trung Hoa; ngay lúc này, thật vậy, cũng có võ trang nhưng trong thời gian chiến tranh họ không thể nào giữ được Làokai.

Hướng lên phía bắc, bên ngoài thành phố, dọc theo sông Nam-Si, có vài thương buôn Trung Hoa, những người cấu kết với Vân Nam buôn bán muối, thuốc phiện, thuốc bắc và vải bông; chính tại đây mà các đoàn du hội khoảng ba mươi bốn mươi con la mà người ta có thể nhìn thấy đang đi từ Kaihoa-Fou và và Mont-Ze đến và dựng trại.

Vì công việc của chúng tôi, phía dưới giòng sông và pháo đài, trên sông Hồng, một số lều rơm được xây dựng vội vã cho người An Nam trú ngụ, những người tìm chổ ấp nấp với chúng tôi và những thương buôn Âu châu. Chính tại nơi đây mà chợ được nhóm họp, mặc dầu nó không được cung cấp đầy đủ thực phẩm lắm, và rằng những tầu thương buôn chỡ đầy hàng hóa và đang cho giỡ lên bờ. Các cấp chỉ huy quân sự đã thiết lập một khoảng rào nuôi bò, được canh gác bởi một trạm gác kỵ binh gần thành phố.

Ðối với vấn đề thương mại tương lai, nếu, như chúng tôi có thể tin vào sự hữu lý, Làokay có nhiều điểm quan trọng, cũng như từ quan điểm chiến lược, vị trí của nó nằm trong các sự lựa chọn tồi tệ nhất có thể có; bị vây hãm giữa những ngọn đồi cao dốc và hai con sông, thành phố không thể phát triển được ngoại trừ những khu nhà đất và, khép kín ở dưới chân các ngọn đồi, triền miên bao phủ bởi mù sương dầy đặc phía trên ngọn, nó chắc chắn vẫn là một nơi thiếu sức khoẻ cho người địa phương và là một nơi chết chóc cho người Âu Châu. Trong vài tuần lễ khộng ai trong chúng tôi, ngoại trừ ông chủ tịch chúng tôi, ông Dillon, người chỉ bị lây nhiểm nhẹ, đã thoát khỏi bệnh sốt rét trong một trường hợp hy hữu và tôi không biết một sĩ quan nào đã được miễn nhiễm khi trãi qua một mùa hè tại đó.

Khoảng hai cây số phía hạ lưu dòng sông Hồng, người ta đến một bình nguyên nhỏ có những pháo đài Trung Hoa trên một số ngọn đồi: trước kia là khu tự trị Thui-Vi ở tại đấy; tại bình nguyên này, một con lạch lớn bǎng ngang qua, những đồng lúa được trồng trọt và cây cối um tùm, có vẽ là vị trí thích hợp nhất, từ hai quan điểm quân sự và thương mại, cho một thành phố không thể không vươn lên phát triển tại khu vực này, nếu khi nào Vân Nam trở nên quan trọng.

Thành phố Làokay hiện nay sẽ phục vụ như một cảng bốc dở hàng hóa và đến một nhà kho những thứ mà không cần giữ lâu.

Cho dù hàng hóa có đến từ Bắc Bộ đi Trung Hoa hay dù hàng hóa có từ Trung Hoa đến bán tại Châu thổ, sự vận chuyễn hàng hóa tại Làokay sẽ luôn luôn cần thiết cũng như một sự thay đổi sẽ xãy ra về cách thức vận chuyễn hàng hóa. Trong trường hợp thứ nhất, hàng hóa đến Châu thổ trên các tàu buồm quá lớn khó có thể di chuyễn ngược lên Làokay. Như thế cần thiết, nếu người ta muốn tiếp tục con đường sông lên Mang-Hao, phải sử dụng loại xuồng tam bản, hay nếu người ta quyết định đi đường bộ, chất hàng trên những con la nhỏ từ Vân Nam, mà người ta có thể nhìn thấy rời Làokay trong một đoàn khoảng nǎm mươi đến một trǎm đi đầu bởi vài người. Những đoàn du hội này tiếp tục đi về phía Bắc qua các lối mòn trên núi và họ hướng về Mont-Ze và Kai-Koa-Fou.

Cho tới giờ đây những tiếp liệu được xuất cảng từ Bắc Bộ sang Trung Hoa là muối, rơm, từ Châu thổ là muối, bông vãi từ Hong Kong và thuốc lào. Người ta có thể tưởng tượng rằng các mặt hàng khác sẽ được cộng thêm vào với những thứ này vừa khi vấn đề an ninh và sự bảo vệ thương mại đạt đươc thỏa hiệp.

Muối không còn được phép nhập cảng chính thức sang Vân Nam nữa, nhưng chúng tôi biết người Trung Hoa và người An Nam quá rõ rằng họ không coi các hàng hóa buôn lậu sẽ tạo nên việc buôn bán phạm tội.

Các hàng hóa đến từ Vân Nam là: thuốc phiện, dưới dạng bánh quy mỏng, ít ưa chuộng hơn nhưng ít đắt tiền hơn thuốc phiện từ Ấn độ, bánh súc vật làm bằng trà kém phẩm chất, củ não, các thứ cây thuốc được làm sẳn và kẽm. Một số hiệu buôn Trung Hoa ở Hà Nội các móc nối tại Mont-Ze và Kai-Hoa-Fou và không có gì có thể ngǎn chận các cửa hàng Pháp không cạnh tranh với họ và cũng không cho phái các nhân viên đến các nơi khi chúng tôi có trong tay, như là bị kích thích bởi Hiệp ước Thiên Tân, các công sứ Pháp tại những thành phố này.

Kỹ nghệ duy nhất của Làokai, nếu người ta cho coi đó là sản phẩm kỹ nghệ, là sản xuất giỏ tre để đựng muối và bông vải nhập từ các đoàn thương buôn di chuyển bằng lừa.

Ðối diện với Làokai, bên kia bờ sông Nam-Si, trãi dài thành phố lớn Song-Phong của Trung Hoa, luôn luôn là một chợ tiếp tế cho các cư dân Làokai; trước kia nhóm cờ Ðen sinh sống và chỉ đến khi các Ủy viên Trung Hoa đến nơi, và cư trú tại đó thì chúng tôi mới có thể đi ra chợ mà không bị nguy hiểm và ngay cả cho các đầy tớ chúng tôi đi ra chợ mua đồ tiếp tế.

Ngoài cá, thịt, rau quả và trái cây như mận, đào và táo – đi xuống phía nam từ các khu lân cận Mang Hao, theo dòng sông Hồng, họ bán tại chợ này tất cả các loại võ khí và ngay cả các kiểu mới nhất của loại súng bắn nhanh.

Cũng đáng chú ý khi xem xét bên trong các giỏ, mà không cẩn thận, ngoài các thứ hàng hóa, những chồng trái đạn kim loại, các kiểu Remington, Mauser, Martini-Henry và v. v… Không ngờ vực gì nữa chúng đã bị lén lút tuôn ra từ các nguồn tiếp liệu của các đồn bót chung quanh, bởi vì chúng bán rẽ hơn tại Âu châu. Không thể nào có đặc ân rộng rãi hơn nhằm tiếp tế cho các đảng cướp, nhưng các thẩm quyền Trung Hoa đã không cho đây là vấn đề.

Tại Song-Phong họ sản xuất các xuồng nhỏ đáy bằng để di chuyễn giữa Mang Hao và Làokai, và các tàu buồm chiến đấu dùng canh gát phần thượng lưu khúc sông này. Ðó là những sà lan lớn, rộng, không có tay sắt vịnh, hay đúng hơn, một loại bè dài, chiếc cầu của nó thì chỉ 30 phân bên trên mặt nước; những tàu buồm này phía trước mũi có một khẩu pháo đúc bằng sắt, kiểu củ, và nòng cở lớn đến nổi đối với tôi có vẽ khó mà bắn mà không làm bể chiếc tàu, thêm với vài khẩu súng đồng nhỏ; chúng được bố trí bằng khoảng 30 người đàn ông trang bị với súng và ngũ trên sàn hay trên cầu của sà lan, vì không còn đủ chổ trú bên trong nữa.

Xem tiếp  => Chuơng 16 - 20

No comments:

Post a Comment