Hoa Kỳ có 50 tiểu bang
Alaska là tiểu bang thứ 49 gia nhập Liên Bang Hoa Kỳ vào ngày 3/1/1959. Alaska được mệnh danh là tiểu bang THE LAST FRONTIER, vì nó nằm ở vị trí cao nhất của đất nước Hoa Kỳ.
Alaska là tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ, với diện tích bằng ba tiểu bang California, Texas, Motana gộp lại. Dân số Alaska thấp thứ nhì ở Hoa Kỳ, hơn một nửa số dân tập trung sống tại thành phố Anchorage. Thủ phủ của Alaska là Juneau thuộc về phía nam gần Vancouver cúa Canada hơn. Diện tích thủ phủ rộng thứ nhì của Hoa Kỳ, bằng hai tiểu bang Rhode Island and Delaware gộp lại.
Thổ dân sống ở Alaska từ hàng ngàn năm về trước. Đến thế kỷ XVIII, người Nga di dân đến đây, chiếm vùng đất này. VÀo năm 1867, Nga bán Alaska cho Hoa Kỳ với giá 7.2 triệu Mỹ kim, hay với phép tính đơn giản hơn là 2 xu cho mỗi mẫu đất ($1 Mỹ kim = 100 xu).
Công việc làm ở Alaska chủ yếu là khai khoáng dầu, khí đốt, đánh bắt hải sản, và ngày nay ngành du lịch phát triển rất mạnh được xếp hạng nhất nhì trên Hoa Kỳ (Hawaii & Alaska). Chi'nh vì vậy cuộc sống người Alaskan khá sung túc.
Mời bạn xem vài tấm ảnh đẹp về xứ sở băng tuyết Alaska. (Nora ghi chú lời Việt)
Dãy núi Denali cao nhất ở châu lục Bắc Mỹ (khoảng 6200 mét~ 20,300 feet)
Ánh sáng huyền diệu trên bầu trời tại Công vien Quốc gia Noatak. Noatak nằm phía bắc Alaska cách Anchorage khoảng 600 dặm. Ánh sáng kỳ diệu này thường xuất hiện vào cuối tháng 9 cho đến cuối tháng 4, tháng 3 là tháng tốt nhất để du khách ngắm ánh sánh huyền diệu rõ nét nhất, đẹp nhất và trọn vẹn nhất.
Thủ đô Juneau dưới chân núi Mount Juneau. Bên thủ đô là giòng sông "kênh" Gastineau Channel. Phía trái trong hình là tàu bè du lịch (cruises) thường neo tại đây.
Đỉnh núi đá Sư Tử, Lion Head nằm trong vùng Matanuska Glacier
Thành phố Anchorage về đêm bên giòng sông Knik Ar, với dân số ở thành phố Anchorage khoảng 285,600. (dân số ở thủ đô Juneau chỉ có khoảng 32,000; tổng dân số Alaska là khoảng 684,000).
Một con đường ở thành phố Anchorage
Một thành phố nhỏ Sitka ở phía nam Alaska. Ở giữa hình là cây cầu O'Connell nối giữa hai đảo nhỏ Baranof & Japonski
Thành phố Utqiagvik thuộc phía bắc Alaska
Một chiếc tàu đang chở du khách thăm núi rừng Denali
Thành phố dưới chân núi Akutan, trên đảo Akutan
Một chiếc thuyền chỏ du khách thăm dãy núi tuyết Aialik Glacier trong công viên quốc gia Kenai Fjords National Park. Ba.n phải thật để ý mới thấy chiếc thuyền quá nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ.
Một nông trại yên bình trong thung lũng dưới chân núi Pioneer Peak.
Một khu công nghệ trong vùng đào mỏ đồng, nơi đây dùng để xay "đá thô" , sau đó họ chiết xuất thành đồng ròng.
Một khu phố chính ở Fairbanks, dọc theo giòng sông Chena
Home Spit, một giải đất dài khoảng 4 dặm rưỡi, nhoi ra giữa vịnh Kachemak trong bán đảo Kena. Nơi đây cách thành phố lớn nhất Alaska Anchorage khoảng 5 giờ lái xe
Một cảnh sống của một người dân trong xe bus ở Home Spit
Một cảnh sống của một người dân trên thuyền ở Home Spit
Một làng Ketchikan tọa lạc trên đảo Tongrass , đây là một trong những nơi nổi tiếng ở miền Nam Alaska rất hấp dẫn du khách đến thăm, nơi đây có một viện bảo tàng về đồ gỗ điêu khắc The Totem Heritage Center lớn nhất trên thế giới, một nơi sưu tầm cổ vật totems từ thế kỷ thứ XIX
Nơi sản xuất dầu ở vùng bắc của Alaska
Đường ống dẫn dầu, Trans-Alaska Pipeline System (TAPS), từ North Slope đến cảng Valdez Harbor. Valdez là điểm cuối của hệ thống TAPS. Đây là bến cảng dầu không bao giờ bị đông đá tại miền bắc Hoa Kỳ. Valdez được xây dựng trên 1000 mẫu, với giá 1.4 tỉ Mỹ kim, nó ở độ cao khoảng 660 feet so với mặt nước biển. Hiện nay nó có 14 "thùng tanks" chứa dầu với dung tích 7.13 triệu "thùng barrels" dầu bbl (1 bbl chứa 42 gallons, bbl đây là đơn vị do Hoa Kỳ đặt ra). TAPS là một trong vài hệ thống dẫn dầu lớn nhất trên thế giới.
Giòng sông Walker Fork uốn lượn giữa núi rừng Alaska dọc theo xa lộ Taylor
Một nhóm leo núi tại Công viên Liên Bang Arctic National Park, xa xa là những đỉnh nhọn của núi Arrigetch
Mùa đông
Moose trong công viên quốc gia Denali National Park and Preserve.
Đàn Caribou trong Công viên Quốc gia Arctic National Wildlife Refuge
Một con baby caribou chận đường du khách trong núi rừng Denali
Alaska là nơi có số lượng cá heo khổng lồ (humpback) vì đất nước nơi đây đa số là chưa khai phá, chính phủ Hoa Kỳ giữ hầu như tất cả các miền sông biển núi non ở dạng nguyên thủy cho nên động thực vật hàn đới vẫn còn tồn tại nơi đây khá nhiều. Riêng về cá heo, mùa hè nó về sống ở Alaska, mùa đông nó về Hawaii sống sinh con.
Cảnh hùng vĩ của những núi băng tại Công viên Quốc gia Glacier Bay National Park and Preserve. Những núi băng này đang tan nhanh vì nhiệt độ trái đất ấm lên. Nếu bạn có điều kiện nên đi thăm một lần, vì tương lai gần những núi băng này sẽ không còn nữa
Phong cảnh cúa cảng Saint Paul tại trung tâm phố Kodiak trên đảo Kodiak.
Một chiếc "máy bay có chân trượt". Ở Alaska hệ thống xa lộ rất bất tiện, nhất là từ thành phố này đến thành phố khác, nên đa số người dân nơi đây thường dùng tàu thủy, xe lửa (train), và máy bay loại nhỏ như trong hình.
Gấu trắng, hiện nay còn khoảng 4000 con tại Alaska.
Gấu nâu ở Alaska, hiện nay còn khoảng 32,000 con.
Nome, một thị trấn ở Alaska.
Phương tiện di chuyển của người Alaska trong mùa đông
Dân Alaska nuôi chó làm phương tiện di chuyển trên tuyết
Thú tiêu khiển: Người chạy đua với hươu có sừng (reindeer). Thú vui này hơi giống người Tây Ban Nha chạy đua với bò tót, chạy hông kịp nó húc bỏ mạng ráng chịu
Thú tiêu khiển: Chạy marathon
Chim ưng ở Alaska rất nhiều
Chim tufted puffin roosts. Giống chim này sống tại miền nam Alaska, hiện nay có gần 10,000 con.
Hải cẩu Alaska, lông nó rất mượt và rất dày
Rái cá biển
Nguồn: Wikipedia, Getty Images, Shutter Stock
No comments:
Post a Comment