Wednesday, March 31, 2021

Nhạc Khiêu Vũ Collections 4 - Thúy Nga CD184




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Niệm Khúc Cuối - Khánh Ly Elvis Phương - Thanh Lan 17 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Mùa Thu Xa Em - Khánh Ly - Thúy Anh CD143




Bản 1- 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Một Thoáng Mơ Phai - Tiếng hát Uyên Phương - CD




Bản 1- 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Boat People - Ngyễn Ngọc Lan Châu


Gia đình của Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh tị nạn Canada

Xin gởi đến các bạn bài viết của con gái chúng tôi là Ngyễn Ngọc Lan Châu viết tại Montréal năm 1989. lúc cháu được 14 tuổi và đang học high school 4 trường trung học Lemoyne d'Iberville, Longueuil., Quebec, Canada.Bài viết ESSAY được nhà trường chọn đăng trong quyển REFLECTION 89. A LITERARY ANTHOLOGY của trường nói trên. Cháu tốt nghiệp ưu hạng (cum laude) ngành vật lý trị liệu.(physiotherapy) tại Univ Of Ottawa. Lan Châu làm việc một năm tại bệnh viện Saint Luc, Montreal và năm sau được nhận vào học Medecine tại Univ de Montreal- Cháu tốt nghiệp y khoa năm 2005.


Ngyễn Ngọc Lan Châu GRADUATION FACULTÉ DE MÉDECINE-UNIV DE MONTRÉAL



We lived in a lovely house in Saigon, made from wood and brick. Tropical plants surrounded it

The war had ended but the misery and pain still lived.

I was only 4 and my brother 2 when we left our native land with my parents and other people on a simple boat. We abandoned everything we constructed, everything we dreamed to build, for freedom and happiness.

On the night of March 20th 1980, the boat left the shore of Viet Nam . Although my parents knew what danger we could face we were the first ones in our family to attempt this trip with no return ticket. Farewell to Viet Nam......

Waves crashed on the boat. My mother held tightly the baby and father 's arms were wrapped around me. There were so many people but not enough food to feed the starving ones. We sat and slept all day long in the boat's hold. It was far from comfortable. Everybody had to do their toilet at their sitting place. The sea sickness entered inside us and occasionally we had to vomit. Soon, the cave was covered with an unpleasant slimy water on which we sat. The captain gave each of the passengers some pills to avoid a sickness that we might catch during the journey. The crew didn't see any line of earth at the horizon for days. Above us....the sky. Under us....the sea.

We were short of food and fresh water. The usual meal we had was some rice , mixed with water. Our faces were pale, our bodies were thin. The boat navigated at the mercy of the sea, trying to cut through the strong waves. We were worried and terrified but hung on tightly to the rope of hope. The mothers caressed their children, saying that it will soon be over.

A few miles ahead , the captain saw a boat's silhouette. As we approached, we recognized that it was a pirate's boat ! Too late to escape.... Thailandian pirates armed with weapons could shoot us at any moment. Our boat was about 7 meters from theirs . Since my father knew how to speakThailandian, he translated what the pirates demanded.: jewelry, money.... We gave whatever we had left, but the bag was barely filled. Some hid their jewelry because it was the only souvenir they had from their family, their country. Finally , after a few minutes of hesitation, they dropped their precious valuables in the bag. Their eyes were wet.

We didn't park our tiny boat next to theirs. The shock would have been so violent that it would probably make a hole in ours. We looked to each other, searching for a brave one who would swim across the green water to the pirates, not knowing how deep the sea was, not knowing if there were any sharks in the neighbourhood . Our impatient opponents were ready to shoot. They cried some words. Suddenly, my father declared, " I'll swim " .

He looked at my mother , my brother and me with tender eyes. He took the bag, attached it around his shoulder and dived into the cold water. Mother didn't let him out of her sight, for she worried that her husband would never return.

Father was pulled violently on board the pirate' boat. Guns and knives were pointed at him. The captain quickly opened the bag and seemed satisfied . Soon, my father was surrounded by people , with a used blanket covering his body. Mother sat next to him. She was relieved.

Land ahead ! Land ahead ! On the last day of April ,the boat approached nearer to the shore of the new land as we were cajoled by the warm sun on the bridge. Other wooden boat boats were lined up; therefore, we knew we weren't the only ones to survive and cross the line to freedom. No words could describe what our spirits felt on that glorious day . When we stepped on the solid ground of Thailand, we were dizzy as we walked to the refugee camp. The black and white film was transforming into a multicoloured fairy tale.

Three months later, a Canadian family sponsored us . On the 22nd of June 1980, the plane flew above the white clouds. I had traveled almost the half of the earth to learn and know what life and freedom meant to us. I had witnessed the pain men could do to their fellow men and the love they could offer. We cannot erase the terrible nightmare we had lived : ; it is printed in the book of our lives. It's time to turn to the next page.....

We relaxed comfortably on the plane seat. I saw an unusual gleam in mother's eyes as if they wanted to say that I could keep on dreaming .....

Lan-Châu Nguyên

Sec. I ( Anglais )

LIHS-1989

A holder of a Doctorate in General Medicine from the University of Montreal, Dr. Lan Chau Nguyen has been a general practitioner since 2005. She is a member of the Collège des Médecins du Québec and of the Medical Council of Canada.

Dr. Nguyen also received specific training in aesthetic medicine in Paris, Orlando and Toronto, and obtained her Bachelor of Science in Physiotherapy from the University of Ottawa.

Membre du Collège des médecins du Québec et du Conseil médical du Canada, Dre Lan Chau Nguyen possède un doctorat en médecine générale de l’Université de Montréal et exerce sa profession d’omnipraticienne depuis 2005.

Elle a également suivi plusieurs formations en médecine esthétique à Paris, à Orlando puis à Toronto. Elle détient par ailleurs un baccalauréat en physiothérapie de l’Université d’Ottawa

Bác sĩ Ngyễn Ngọc Lan Châu (con gái của Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh)

Con Bù Tọt - Đỗ Duy Ngọc


Hình từ video của Ẩn Long An

Thú thật là từ nhỏ cho đến tháng 4/1975, tui không hề biết trên đời này có con bù tọt. Ếch, nhái thì biết vì được ăn ếch chiên bơ, ếch kho nước dừa…cũng năm thì mười hoạ thôi vì mạ tui thấy lột da, ác nhơn quá, không làm. Chỉ khi nào được dẫn đi ăn nhà hàng thì mới thưởng thức mấy món này. Hơn nữa hình như người Huế, Đà Nẵng không khoái ăn món ếch nhái lắm.

Sau năm 1975, lý lịch đen thui, tui đành về Củ Chi dạy học. Thời đó cả nước đói nghèo, tiêu chuẩn một tháng được mấy lạng thịt heo, mấy con cá ươn bèo nhèo. Cơ thề thiếu đạm trầm trọng. Bột ngọt, tiêu được chia bằng muỗng, mỗi người một nhúm. Vải xấu mà mỗi năm chỉ được mấy mét, nữ có tiêu chuẩn vải mùng để làm vệ sinh hàng tháng. Nói gọn lại là quá nghèo khổ, lương thực thì chỉ có gạo mốc, bo bo và bột mì. Do thiếu thốn nên mỗi người tự tìm cách cải thiện. Vì ở nội trú nên người trồng thêm đám rau, kẻ nuôi con gà, nhà nuôi con thỏ…

Và trong hoàn cảnh sống đó, tui mới biết con bù tọt. Trong đám giáo viên có anh Phước, dạy môn Vật Lý, anh ốm và cao như tre miễu, là chuyên gia bắt bù tọt. Từ đó, ảnh có tên là Phước bù tọt. Cứ mỗi đợt mưa xuống, khoảng sáu, bảy giờ tối, trời ngoại thành đã nhập ngoạng, tiếng ếch, nhái, bù tọt ậm oạng vang trời. Đó là lúc chúng nhảy lên bờ ruộng hoặc gò cao để ăn mồi. Anh Phước mặc xà lỏn, đội đèn đi bắt bù tọt. Lần đầu tham gia, tui chẳng làm sao phân biệt con ếch, con nhái với con bù tọt. Ảnh phải giải thích cho tui là con bù tọt không có lớn bằng ếch, nhưng lại to hơn nhái một chút. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là có hai cái sọc xanh ở lưng, lại rất dễ bắt, chỉ cần rọi đèn là nó năm im cho ta bắt bỏ vào giỏ.


Hình từ video của Ẩn Long An

Một đêm đi vài tiếng là bắt được cả giỏ đầy. Bù tọt bắt về lột da, làm sạch ruột, chỉ còn thịt thật nuột nà, đỏ au. Vì nó nhỏ be bé nên lột da từng con rất mất thì giờ, lích kích rất mất công, nhất là nó nhớt trơn còn hơn lươn nữa. Tụi tui mới nghĩ cách bỏ tro vào giỏ bù tọt, bù tọt bị cay mắt sẽ giãy giụa tróc ra hết nhớt, lắc cho sạch nhớt rồi bắt ra dùng kéo cắt đầu lột da, nhanh hơn nhiều. Món tụi tui hay nấu nhất là cháo bù tọt, bù tọt làm sạch để ráo, lấy dao bằm cả xương, xương bù tọt mềm, có thể nhai rau ráu. Bằm cho nát, nêm chút muối, trộn chút tiêu, viên thành từng viên nho nhỏ, sang chút nữa thì xào qua một chút với dầu hay mỡ. Nồi cháo chín, cho bù tọt vào, mùi thơm ngào ngạt, húp một miếng, nhai một miếng, thịt bùi bùi, ngọt đạm, tới đâu có cảm giác tới đó.

Cứ tưởng tượng một thời gian dài chỉ có rau với cá hẩm, hôm nay được nhai rau ráu thịt con bù tọt, có chất đạm vào, cái mồm bớt nhạt, máu trong người cũng nghe như chảy mạnh hơn, chén cháo ngon vô số kể, tuyệt cú mèo. Nồi cháo to, cả túi bù tọt mấy kí lô mà chẳng bao giờ dư chút nhẽo nào, nồi, chén đều vét sạch như lau. Thế mới biết không phải cứ thức ăn sang trọng, đắt tiền, quý hiếm mới là ngon. Miếng ăn đúng lúc, đúng hoàn cảnh mới là món ăn ngon nhất. Sau này, tui còn biết thêm mấy món cũng ngon lạ lùng từ con bù tọt như bù tọt kho sả ớt, bù tọt làm sạch xào sơ với tỏi, mỡ heo cho săn lại, thêm chút nước mắm, cho sả băm vào, bỏ thêm vài trái ớt, bắt trên lửa riu riu cho đến khi sền sệt. Ôi chao! Gắp một miếng, và lùa thêm miếng cơm, ngon ôi là ngon, mấy cơm cũng hết. Lại có món bù tọt xào mướp, ngọt mà thơm, dân nhậu khoái lắm.

Có vài lần được đãi bù tọt khìn nước dừa, ngon không kể siết. Bù tọt làm sạch, cắt làm đôi, ướp với sả xắt mịn, giã nát, ớt bằm nhuyễn, muối, bột ngọt, đường và một ít cà ri. Lấy dừa khô nạo nhuyễn vắt lấy 1 chén nước cốt, 1 chén nước gião. Cho bát gião vào nồi rồi để trên bếp kho cho bù tọt chín, nước sền sệt thì đổ chén nước cốt vào kho tiếp, nước sôi vài phút thì tắt lửa, đừng để lâu dừa thành dầu có mùi ăn không ngon. Món nầy ăn kèm rau sống đủ loại như chuối chát, bông súng, khế, rau muống, rau thơm đều là số dzách!

Mấy chục năm rồi, mấy hôm nay trời mưa, chợt nhớ đến con bù tọt của bốn mươi mấy năm trước, chợt nhớ đến một thời nghèo tận đáy mà vui, nhớ đến một ký ức, một đoạn đời không thể nào quên.

Bây giờ đô thị hoá nhanh quá, đất đai là vàng, là đô la, ruộng đồng thu hẹp dần, ao hồ cạn nước, mưa xuống, bản giao hưởng của đồng quê không còn vang vọng như xưa mà chỉ là những tiếng kêu lạc lõng. Lại thêm người dân sử dụng thuốc trừ sâu, trừ rầy dữ quá và do hạn mặn nên bù tọt cũng vắng bóng dần. Lại thèm một chén cháo bù tọt, với những bạn bè xưa cũ bên ánh đèn dầu và ngoài sân ếch nhái kêu rộn rã. Nhưng làm sao có được nữa, thời gian đẩy đưa người mất, người phiêu bạt phương trời, còn lại thì đã hưu trí hết rồi nên chỉ nhớ trong kỷ niệm thôi. Hơn nữa bây giờ kiếm sâm, bào ngư, vi cá hay dĩa beefsteak thì có ngay chứ muốn có liền nồi cháo bù tọt e hơi khó. Đành nhớ con bù tọt tưởng tượng vậy. Ôi nhớ ơi là nhớ!

Đỗ Duy Ngọc

Mời bạn xem sự khác nhau giữa Ễnh Ương, Nhái Bầu, Bù Tọt, Ếch, và Cóc


Tuesday, March 30, 2021

Wednesday, March 24, 2021

Chuyện Thịt Ngựa, Bò, Heo và Gà



Chuyện Thịt Ngựa

Theo tập quán ăn uống của người Việt Nam, ngựa được xem là con vật quý, hữu dụng và rất gần gũi với con người, ai nỡ ăn thịt chúng được.  Đây cũng là ý nghĩ chung của phần lớn người Canada, người Mỹ, và cũng như của không ít người Việt đang sống tại hải ngoại.

Ngựa là con vật rất được mọi người quý mến. Tại Hoa kỳ, Tổ chức Equine advocates inc. là một trong nhiều nhóm đã cổ võ mạnh mẽ việc bài trừ tập quán ăn thịt ngựa trong dân chúng. Họ cũng không muốn thấy loài vật này bị ngược đãi.

Thịt ngựa tại Canada cũng không được mấy ai chiếu cố cho lắm. Chỉ có vào khoảng 5% dân chúng, thường là gốc Âu châu, mới dám ăn mà thôi…

Thịt ngựa tại Hoa Kỳ, hằng năm ba nhà máy thịt ngựa, một tại Illinois và hai tại Texas Hoa Kỳ đã giết trên 90.000 con ngựa. Phần lớn thịt được xuất cảng sang Âu châu.

Ai cũng biết kỹ nghệ dược phẩm Hoa Kỳ đã sử dụng ngựa cái mang thai để sản xuất ra một loại thuốc có tên là Premarin. Đây là một hỗn hợp hormone trích lấy từ nước tiểu của ngựa cái đang mang thai.  Premarin là một dược phẩm rất phổ thông và được sử dụng như một hormone thay thế cho các bà trong thời kỳ mãn kinh (HRT: Hormone Replacement Therapy).

Hiện nay, tại Hoa Kỳ có vào khoảng 80.000 (?) ngựa cái được sử dụng trong mục đích trên… Chúng được cho thụ tinh để mang thai, sau đó thì bị nhốt trong những chuồng rất chật hẹp, rồi một ống catheter bé nhỏ được đút thường trực vào bọng đái để cho nước tiểu được hứng dễ dàng.  Ngựa con đẻ ra, được nuôi lớn, vổ béo và gởi đi hạ thịt.   Sau vài ba năm khai thác lấy nước tiểu, ngựa cái bị loại ra và bán rẻ mạt cho các nhà máy Canada để làm thịt.

Premarin đã đem lại cho Cty Dược Phẩm Wyeth Ayerst lối 1 tỉ $ / năm

Năm 2007, Hoa kỳ ban bố luật cấm hạ thịt ngựa trên toàn lãnh thổ cờ hoa.  Tất cả ngựa phế thải phải gởi bán qua Mexico và Canada để giết thịt. 

Tại Canada, Tổ chức Help Horse cũng rất tích cực trong công tác chống đối việc ăn thịt ngựa.

Nhà máy làm thịt ngựa

Năm 2009 có hơn 93.000 (?) ngựa bị giết thịt tại Canada.  Chính thức tại Canada chỉ có hai nhà máy chuyên sản xuất loại thịt này và do Cty Bouvry Exports Calgary Ltd. mà chủ nhân là người Pháp, nắm quyền kiểm soát.

Nhà máy chính nằm ở Mc Leod, Alberta. Tại nơi đây ngoài thịt ngựa ra người ta còn sản xuất thịt bò rừng (bison,buffalo) và cả thịt chim đà điểu (autruche,ostrich) nữa.

Nhà máy phụ là Viandes Richelieu inc. ở Massuéville, cách Montreal lối 80 km. Ngày xưa người gõ thường hay đến làm việc tại nhà máy này.

Vài năm gần đây phải kể thêm một nhà máy nhỏ Viandes de la Petite Nation tại Saint André Avelin, Quebec cũng có làm thêm thịt ngựa nữa.

Tại Viandes Richelieu inc, 80% ngựa hạ thịt được nhập từ Hoa Kỳ (Michigan, Virginia, Pennsylvania), 15% từ tỉnh bang Ontario, Canada và 5% là ngựa vùng Quebec.

Các giống ngựa thường thấy thuộc dòng Thoroughbred còn được gọi là Pur Sang Anglais, Palomino và các giống ngựa kéo rất to con như Belge và Percheron…

Đa số là những thú phế thải từ kỹ nghệ sản xuất thuốc Premarin, số còn lại là ngựa đua, ngựa kéo xe, ngựa dùng để cưỡi giải trí, ngựa què và ngựa già.

Mùa thu là mùa ngựa bị hạ thịt nhiều nhất, lý do có thể là để khỏi bận tâm chăm sóc và nuôi dưỡng lúc mùa đông giá lạnh đến.

95% thịt làm ra được xuất cảng qua Pháp, kế là Ý, Thụy Sĩ và Nhật Bản. Trung bình, 48 giờ sau khi được hạ thịt tại Canada, thịt ngựa đã có mặt tại các nhà hàng Paris.

Thịt ngựa được xem là một món ăn hảo hạng tại Kinh thành ánh sáng!

Ngựa bị hạ thịt bằng cách nào?

Để được an toàn, tuần tự từ con ngựa một được lùa vô một khung sắt chật hẹp. Sau đó thì dùng súng săn nòng 0.22 bắn vào giữa trán con vật. Ngựa liền được móc lên cao, đầu thòng xuống đất. Kế đến là cắt cổ, tách rời đầu ra ngoài, lột da, mổ bụng đem hết đồ lòng ra ngoài để được thú y sĩ khám.

Tại Canada, chỉ có tim và lá lách (spleen,rate) là được giữ lại để làm thực phẩm cho người. Gan và thận vì chứa nhiều kim loại nặng cadmium nên bị loại bỏ. Riêng gan có thể được sử dụng để làm thức ăn cho chó và mèo.

Phần mỡ ở gáy cổ, phía bên dưới bờm của ngựa được cắt ra. Đó là một thỏi mỡ rắn chắc màu vàng, dài lối 80 cm và nặng 4-5 kg được bán cho các nhà bào chế mỹ phẩm phụ nữ. Quầy thịt sau đó được xẻ đôi dọc theo xương sống.

Ở mỗi quầy thịt ngựa, người ta phải lấy một mẫu thịt để xét nghiệm tìm sự hiện diện của một loại ký sinh trùng, đó là giun bao Trichinella spiralis. Đây là một yêu cầu bắt buộc của các quốc gia Liên Âu. Từ trước tới nay chưa có một ca ký sinh trùng Trichinella nào được phát hiện ra ở thịt Ngựa sản xuất tại Canada cả.

Lúc sống, ngựa cân nặng trung bình 500 kg, sau khi làm xong, quầy thịt chỉ còn nặng lối 325 kg. Sau đó thì quầy thịt được đưa vô phòng lạnh để được cắt xẻ ra theo từng loại thịt, cho vô thùng carton, và dán nhãn hiệu quy định để chờ được gởi đi xuất cảng.

Tính chất của thịt ngựa.

Khác với thịt bò, thịt ngựa chứa một tỉ lệ myoglobine rất cao nên có màu đỏ sậm, mỡ rất vàng. Ngựa con cho một loại thịt đỏ nhạt.Thịt ngựa chứa nhiều chất sắt, và cũng nhiều chất cadmium hơn thịt các loài gia súc khác.

Đây là một thứ kim loại có thể có được từ các chất phế thải của kỹ nghệ khai thác các quặng đồng,chì,và kẽm. Cadmium có nhiều trong kỹ nghệ mạ kền, trong các bình điện, trong kỹ nghệ plastic, nước sơn…Cùng trong một điều kiện môi sinh y nhau, thịt ngựa có chứa một lượng cadmium 50 lần nhiều hơn thịt heo. Cadmium tập trung nhiều nhất trong gan và trong thận của ngựa. Nếu bị nhiễm cadmium trong thời gian lâu dài, hệ miễn dịch, hệ thần kinh, thận và máu của bệnh nhân có thể bị tổn hại. Cadmium có thể gây ra cancer!

Đặc tính chung của thịt Ngựa là nó rất mềm và chứa rất ít mỡ.

100 gram thịt ngựa chứa 4mg chất sắt, tương đương với 27 % nhu cầu hằng ngày của chúng ta. Thịt ngựa còn là nguồn proteine, niacine, vitamine B12, và kẽm (Zn). Mỗi 100 gram thịt ngựa chỉ có lối 4,6 gram mỡ mà thôi.

Nói chung, nếu quý bạn chuộng một loại thịt ít mỡ, thì thịt ngựa là một giải pháp hữu lý nhất.

***

Chuyện Thịt Bò

Nhà máy làm thịt bò

*Giờ làm việc tại các nhà máy bò bắt đầu đúng 6:30 sáng khi thú y sĩ đã có mặt tại chỗ. Trong thực tế, người gõ phải đến lúc 6 giờ để làm antemortem nghĩa là khám bò lúc còn sống ở các dãy chuồng phía sau nhà máy và ký các phiếu nhập bò ở mỗi lô chuồng.

* Xong, đi một vòng làm preoperation inspection. Vào kiểm soát khu giết mổ thú, ngó trên ngó dưới coi có gì sai không: Rác rến ngày hôm trước có được dọn dẹp chưa? bàn, dao, kéo, cưa máy, sàn nhà, vách tường, hệ thống dây chuyền, có được rửa sạch sẽ không, các lavabo có đủ savon nước để rửa tay không, có đủ giấy chùi tay không, trần nhà có nhiểu nước xuống không, nước phải nóng ít nhất 85 độ C hoặc cao hơn để rửa và diệt trùng dao, kéo, cưa và mặt bàn , nhiệt độ phòng lạnh không được quá 4 độ C v,v...

Theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi khi ra và vào sàn hạ thịt kill floor, tất cả mọi người đều bị bắt buộc phải rửa tay cho sạch.

* Đúng 6:30 anh cai nhấn nút cho các dây chuyền chạy .

* Bò từ các chuồng phía sau nhà máy được lùa vào khu giết. Chúng đi vào tử lộ là một hành lang hẹp dần, để cuối cùng con trước con sau, từng con một bước vào khung chuồng ép bằng sắt chật hẹp. Hết cục cựa được. Con nào đi chậm đều bị anh công nhân vừa la hét, vừa chửi thề, chích gậy điện vào mông làm con vật bắt buộc phải đi nhanh hơn.

*Bò bị bắn ngay giữa trán bằng một loại súng hơi hay dụng cụ đặc biệt (captive bolt pistol) ló ra một cái lõi sắt 1cm đâm thẳng vào đầu làm nó ngã xuống một cái rầm bất tỉnh. Con vật không chết nhưng mất hết cảm giác đau đớn.

* Cẳng sau bị kéo lên cao, đúng lúc anh công nhân dùng dao thật bén, khứa ngang qua cổ con bò một cách ngọt sớt đứt cả khí quản, thực quản và hai động mạch cổ carotide. Máu chảy vọt ra òng ọc thấy lạnh người ớn xương sống.Lối trên một phút thì hết máu và con bò thật sự chết.
Dây chuyền tiếp tục chạy tới.

*Lột da bằng máy như chúng ta lột cái áo.

*Đầu bị cắt rời ra treo lên móc có đánh số thứ tự séquence để chờ inspector khám.Nếu nhận thấy điều lạ thường thì anh ta sẽ nhấn chuông gọi thú y sĩ đến xem và quyết định.
Bắt đầu từ đây là giai đoạn khám sau khi mổ (làm post mortem inspection)

*Công nhân mổ bụng bò, lôi nội tạng, đồ lòng, tim phổi, bao tử, lá lách, ruột, gan, tử cung ra ngoài để hết trên mâm khá to của bàn di động chạy xong xong cùng một vận tốc và đối diện với quầy thịt tương ứng đã được xẻ đôi và có đánh số thứ tự.

* Quầy thịt được móc ngược, đầu thòng xuống sàn. Tại bàn, các inspector của CFIA khám các hạch vùng ruột, khám thận, gan…

Ngưòi khác thì được bố trí đứng trên cao để khám vùng mông và chân sau của bò là những nơi thường có các abcès và là vùng dễ bị nhiễm phân nhất.

Tại Canada, chỉ có lưởi, tim, gan và thận mới được giữ lại làm thức ăn cho người.

Trường hợp có yêu cầu đặc biệt của các sắc tộc, các phần như bao tử, lá lách, phổi, vú bò, ngầu pín, mới được giữ lại bằng không thì cho chạy vô khu phế thải để được chở đi hủy bỏ.

*Khi inspector thấy nội tạng hoặc quầy thịt có gì khác thường, họ sẽ gắn lên đó một étiquette hay held tag. Công nhân cho quầy thịt exit ra đường dây chuyền dẫn đến nơi khám của thú y sĩ.

*Thú y sĩ sẽ cho lệnh cắt thẻo bỏ một phần thịt bệnh.Đây là partial condemnation

Cắt bỏ vùng có abcès viêm sưng, khớp chân bị viêm, hoặc vùng bị nhiễm phân, vùng thịt bầm dập. Ghi vào computer trọng lượng bị cắt bỏ cùng lý do. Xong xuôi, cho phép công nhân đóng dấu Canada approved lên phần quầy thịt còn lại và đẩy vào phòng lạnh.

*Trường hợp nghi ngờ, cần phài thử thêm test, thú y sĩ sẽ gắn lên quầy thịt một étiquette đặc biệt và cho đem giam nơi riêng biệt trong phòng lạnh, khóa lại, chờ kết quả test trong vài ba ngày.

*Trường hợp phải hủy bỏ (condemn) nguyên cả quầy thịt.

Đó là total condemnation như thấy trong các ca nhiễm trùng huyết nặng septicemia, cancer như lymphosarcoma ở bò già (trung bình có 4-5 ca trong ngày), quầy thịt quá đỏ vì còn ứ quá nhiều máu imperfect bleeding, quầy thịt quá ốm emaciation, thịt và mỡ có màu quá vàng gọi là hoàng đản icterus, quá nhiều nhọt mủ khắp nơi multiple abcess, viêm đa khớp polyarthritis, viêm màng bụng với tràn dịch peritonitis with ascite,viêm tử cung nặng metritis, có mùi lạ thường abnormal odor, thoái hóa mỡ fatty degeneration (lớp mỡ lỏng le),nhiễm phân toàn diện extensive contamination, quầy thịt bị bầm dập nặng extensive bruising v,v... Đây là những trường hơp phải hủy bỏ condemn cả quầy thịt.

Thú y sĩ ghi vào computer tại chổ lý lịch của con thú cùng lý do condemn. Quầy thịt sau đó được cắt cho rớt xuống sàn nhà, và họ đẩy ra phía sau nhà máy.

*Tất cả các sự hủy bỏ sau khi mổ vừa kể được gọi là post mortem condemnation

*Thú cũng có thể bị condemn lúc còn sống (vì bệnh quá nặng, sốt cao, quá ốm yếu)...khi vừa mới được chở đến lò sát sanh đó là ante mortem condemnation.

*Những năm gần đây, để tránh hiểm họa bệnh bò điên mad cow disease, tất cả bò khi đến nhà máy mà vẫn còn nằm (downer cow), không đứng lên nỗi đều bị giết bỏ hết.

*Cuối ngày, sẽ có công ty chuyên môn đến thu lượm xác thú, các phần thịt bị condemn, nội tạng, cùng những phế thải chở về nhà máy Rendering plant của họ để đốt bỏ, hoặc để biến chế thành thức ăn gia súc và các phụ phẩm giết mổ v,v...

*Thú y sĩ ký giấy condemnation certficate chứng nhận những quầy thịt đã bị hủy bỏ hoặc những thú bị giết bỏ trước khi hạ thit.

*Ngoài ra, thú y sĩ cũng có nhiệm vụ phải ký tất cả chứng từ xuất cảng export certificate của nhà
máy.

Các loại thịt bò

Giá trị dinh dưỡng thay đổi tùy theo dòng bò, tùy theo tuổi tác của con vật, tùy theo cách nuôi dưỡng, tùy theo coupe, và cũng còn tùy thuộc vào cách biến chế nấu nướng thành món ăn nữa.

Tại Canada, kỹ nghệ thịt đã xếp các loại thịt bò tùy theo màu sắc của thịt, tùy theo tuổi con bò , tùy theo bò đực hay bò cái và tùy theo sự phân bố của mỡ trong các sớ thịt.

Nói chung thịt bò được xếp hạng theo các thứ lớp sau đây: thịt loại A , AA, AAA, B1, B2, B3 vv…

Thịt loại A là loại ngon nhất và lẽ đương nhiên là giá cả cũng đắt nhất. Thịt bò xay (boeuf haché, ground beef) thường là loại thịt tạp, thịt bò vụn được xay chung với nhau. Bò già và bò cái phế thải (vache de réforme, slighter cows), tức là bò cái sau thời gian sinh sản và sản xuất sữa, lúc đó bò 6-7 tuổi thường được gởi đi hạ thịt. Thịt của những loại bò nầy phần chính là để làm thịt xay, và được ép thành miếng tròn (patties) để cung cấp cho các nhà hàng fast food dùng làm hamburger.

Thịt bò xay được phân làm nhiều loại tùy theo nó có chứa nhiều hoặc ít mỡ.
- loại régulier, regular: không được có nhiều hơn 30 % mỡ
- loại mi maigre, medium ground beef : có thể chứa tối đa 23 % mỡ
- loại maigre, lean: có thể chứa tối đa 17 % mỡ
- loại extra maigre, extra lean: không được chứa hơn 13 % mỡ

Thịt bò là nguồn proteine rất tốt, chứa nhiều vitamins nhóm B như Niacine, B12, nhiều chất sắt (Fe), phosphore, kẽm (Zn) và potassium . Cái bất lợi mà người ta thường gán cho thịt bò là nó chứa nhiều acide béo bão hòa (saturated fat) và nhiều cholesterol. Hai chất nầy là đầu mối của các bệnh về tim mạch .

Thịt bê

Theo luật Kiểm Tra Thực Phẩm Canada, được xem là thịt bê (veau,calf) những quày thịt (đã lột da) nào cân nặng dưới 350 lbs.(158.757kg)

Thịt bê, hay thịt bò con từ 2 tuần đến 1 tuổi mặc dù rất đắt tiền nhưng lại được nhiều người chiếu cố đến vì thịt mềm và chứa ít cholesterol hơn thịt bò loại thường .

Thịt bê ít mỡ, ít calories, màu nhạt. Thịt nhảo nếu con vật bị hạ thịt trước 14 tuần tuổi.

Thịt bê được bán nhiều nhất vào đầu mùa xuân và thường là loại bê nuôi bằng hạt (veaux de grain, grain fed calves). Loại bê nầy được nuôi bằng sữa lúc đầu, đến lúc được 6-8 tuần tuổi thì cho ăn hạt (bắp), đến khi được 18-20 tuần thì đem hạ thịt, lúc đó bê nặng lối 155 kg.

Thịt bê nuôi bằng hạt có màu hồng sậm hơn thịt bê nuôi bằng sữa cho một loại thịt nhạt màu.
Bê nuôi bằng sữa còn có tên là veaux de lait hay veaux blancs và được nuôi thuần bằng sữa. Thịt bê sữa giá đắt nhất

Bê nuôi bằng sữa còn có tên là veaux de lait hay veaux blancs và được nuôi thuần bằng sữa. Thịt bê sữa giá đắt nhất .

***

Chuyện Thịt Heo

Tất cả thịt  heo đều là y chang nhau nghĩa là những heo tơ lối 5 tháng tuổi và có cân đứng khoảng 120-130 kg.

Chúng được nhốt vào những ngăn riêng biệt và không được quá 50 con cho mỗi ngăn. Hệ thống nước dọc theo các vách được mở ra và phun một màng sương mỏng cho heo được mát, và khỏe nhờ vậy phẩm chất thịt sẽ được tốt hơn.

Heo nào có vẻ yếu què quặt, bệnh hoạn thì bị nhốt riêng ra chờ sự phán quyết của bác sĩ thú y. Nếu trường hợp bệnh nặng con vật sẽ bị giết bỏ ngay tại chỗ, còn các trường hợp khác thì heo được đánh dấu xâm trên da, thú y sĩ ghi chẩn đoán sơ khởi vào phiếu khám bệnh trước khi con vật bị hạ thịt.Tiếng trong nghề gọi là làm antemortem inspection lúc con vật còn sống…

Lúc heo được mổ ra sẽ khám kỹ hơn và gọi là làm postmortem inspection.

Tất cả các công đoạn sản xuất đều theo phương pháp dây chuyền. Phần lớn đều làm bằng máy, về phần công nhân mỗi người sẽ thực hiện một động tác nhất định nào đó mà thôi…

Vận tốc vận hành trung bình là 400-500 con heo trong một giờ.

Trước khi làm thịt, tất cả heo của từng ngăn chuồng được lùa vào một hành lang nhỏ lần lần khép hẹp lại chỉ đủ chỗ cho con vật đi tới mà thôi và không thể nào quay trở lại được.

Đến cuối đường có một khung sắt hạ xuống cài cứng cổ con vật, và một dụng cụ khác chích điện phía cổ sau 2 bên lỗ tai của con vật…

Heo trân mình rồi bất tỉnh ngay lập tức. Đây là phương pháp “giết nhân đạo” (humane slaughter) (sic!) quy định bởi luật thú y. Con vật sẽ không còn cảm giác đau đớn lúc bị thọt huyết…

Cũng có nơi, thay gì sử dụng điện, họ sử dụng phương pháp dùng khí carbon dioxide CO2 để làm con vật bất tỉnh rồi sau đó mới thọt huyết....

Kế tiếp là heo được móc ngược 2 giò sau lên trên cao, sau đó dây chuyền kéo chúng chạy qua bể nuớc sôi dài 15 mét, xong chạy tiếp qua dụng cụ đánh lông, kế là chạy ngang qua một hệ thống phung lửa để đốt hết các lông còn sót trên thân heo.Mỗi quầy thịt được máy đánh số xâm tự động và theo thứ tự.
Đến đây, thì một công nhân mổ bụng con vật từ trên xuống tới dưới qua khỏi lồng ngực. Ruột, gan, tim, phổi đựợc móc ra để vào một cái khay bên dưới và khay này sẽ chạy song song cùng một vận tốc với quầy thịt tương ứng.

Kế đến một công nhân dùng cưa tròn xẻ dọc theo xương sống để phân quầy thịt ra làm 2 phần chỉ còn dính có cái đầu ở phía dưới mà thôi. Cũng có nơi thay gì xẻ quầy thịt bằng tay, nhà máy sử dụng robot để làm công việc nầy.

Tại vị trí khám, một inspector hay kiểm tra viên chuyên lo khám khay đồ lòng, và một người khác thì chỉ khám quầy thịt mà thôi. Mỗi inspector chỉ có lối 8 giây để kiểm soát một con heo. Trường hợp có dấu hiệu bệnh tật, hoặc có điểm gì khác thường, inspector sẽ làm dấu cho hủy bỏ khay đồ lòng và đánh dấu đặc biệt lên trên quầy thịt, để sau đó được đổỉ exit chạy đến vị trí khám của bác sĩ thú y…

Tại đây thú y sĩ có thể cho cắt bỏ phần thịt bịnh, hoặc hủy bỏ hoàn toàn quầy thịt nếu xét thấy cần.
Đôi khi quầy thịt bị giam lại trong nhiều ngày để chờ kết quả xét nghiệm của labo.

Trường hợp bình thường, thì nhà máy sẽ giữ lại tim, gan và thận để bán cho người tiêu thụ Canada. Ruột, bao tử, phổi và lá lách đều bị bỏ đi để làm thức ăn cho gia súc…

Nếu có yêu cầu đặc biệt để phục vụ một sắc tộc nào đó, các món đồ lòng như phổi, bao tử, tử cung cũng được giữ lại để bán. Tập tục ăn uống của Canada có khác hơn VN mình nên đầu heo không được bán trong siêu thị nhưng được lóc và nạo lấy thịt hai bên má và thịt nầy sau đó được trộn chung với các phần thịt vụng khác để xay ra dùng trong kỹ nghệ biến chế làm saucisse, v.v…

Qua khỏi vị trí khám của inspector, quầy thịt được máy đóng dấu vào 2 bên lưng. Đến đây thì quầy thịt được chính thức xem là trong lành và được áp pru cho phép bán.

Các quầy thịt được giữ trong phòng lạnh qua đêm, hôm sau thì được phân phối đến các nhà máy chuyên phân cắt xẻ ra thành những coupes khác nhau để bán, hoặc gởi đến nhà máy biến chế…

Về phương diện giao thương quốc tế, chỉ được xuất cảng thịt heo tơ sản xuất tại các nhà máy thuộc quyền kiểm soát liên bang (federal) như cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) mà thôi!
Các nhà máy thuộc thẩm quyền của tỉnh bang (provincial) không được quyền xuất cảng sản phẩm ra khỏi Canada.

Tất cả thịt được sản xuất tại các nhà máy thì thuộc quyền kiểm soát của chính phủ liên bang Canada. Thịt heo nái và thịt heo nọc không được phép bán như thịt tươi, và chỉ được sử dụng để làm lạp xưởng, saucisse, bolona, hot dog mà thôi.

Tại Canada, thịt heo được xả ra theo những coupes khác nhau rất tiện cho người mua.

Thịt ngon nhất, mềm nhất vẫn là thịt vùng lưng, thịt thăn...Dai hơn, và rẻ tiền hơn là thịt mông, thịt đùi, thịt vai. Giá cả vì vậy cũng thay đổi tùy theo coupes.

Theo kỹ nghệ thịt thì miếng thịt nào cho thấy có chen nhiều sớ mỡ ở giữa các sớ thịt (gọi là persillé, marbling) là thịt ngon nhất và mềm nhất!

Thịt heo mua ở phố Tàu thường được bán theo các coupes của người VN và rất tiện để luộc hay kho theo kiểu VN mình. Heo con, và heo sữa là những commandes đặc biệt thẳng từ các nhà máy thịt.
Nên lựa một miếng thịt ít mỡ phía ngoài. Khi sờ vào thịt phải có vẻ chắc nịch, màu hồng hoặc hơi trắng nhạt. Thường thì thịt thăn có màu nhạt hơn thịt bắp đùi hay thịt bả vai. Nếu thịt đã ngã màu xám xịt đó là thịt xấu.

Trong chợ, nên mua thịt sau chót nhất trước khi ra quày trả tiền. Nên bỏ thịt vào túi nylon để tránh nước thịt có thể chảy ra làm nhiễm rau quả. Về đến nhà nên cất thịt ngay vào ngăn lạnh và nên sử dụng trong vòng 3 ngày mà thôi. Muốn giữ thịt trong thời gian lâu hơn thì phải cất trong ngăn đông lạnh.

***

Chuyện Thịt Gà

Tại Bắc Mỹ, thịt gà là loại thịt bình dân và rẻ tiền nhất.

Mỗi người dân Canada tiêu thụ trung bình lối 30kg thịt gà trong một năm.

American Meat Institute cho biết dân Hoa Kỳ tiêu thụ một số lượng nhiều hơn đôi chút, lối trên 40kg/ người/năm.

Tại một số nhà máy gà như nhà máy Flamingo ở Quebec, tất cả các khâu sản xuất từ khâu cắt cổ, đánh lông, mổ bụng, móc đồ lòng ra ngoài, cắt bỏ đầu, bỏ cẳng đến khi processing ra thành phẩm cuối cùng đều được làm bằng máy.

Nhà máy thường có hai dây chuyền (chains) chạy song song với nhau và cho ra lối 8.000 con gà đã làm xong mỗi giờ. Vận tốc của dây chuyền chuyển vận gà rất nhanh thấy mà phát chóng mặt. Thường là có hai ca làm việc, từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Poultry dressing procedure. CFIA

Cuối dây chuyền hạ thịt, gà tự động rớt xuống một bể nước đá (chiller) dài lối 10 mét, có bộ phận trộn xoắn ốc. Sau một thời gian, nhiệt đô thịt được hạ xuống còn +4 độ C. Xong, gà chạy ra ngoài và rớt xuống vĩ cho ráo nước, tuy vậy một số ít nước vẫn còn đọng lại dưới da gà.

Luật kiểm tra thực phẩm Canada cho phép khi bán ra cho người tiêu thụ, lượng nước còn xót lại thường là 8% nhưng không được vượt quá mức tối đa là 12% của trọng lượng con gà.

Khi đi chợ, chúng ta thường thấy trong vĩ xốp styrofoam đựng thịt gà có lót một miếng giấy thấm rút bớt nước.

Một phần thịt gà được tiêu thụ ngay tại Canada, một phần khác được xuất cảng đi khắp thế giới. Đặc biệt cẳng gà, ngày xưa thì bị vứt bỏ trong thùng rác nhưng từ khoảng 20 năm nay nó đã trở thành một mặt hàng xuất cảng bán cho Trung Quốc với giá rẻ mạt để họ biến chế lại thành món đặc biệt và bán ngược lại cho thế giới.

* Gà để nướng (fryer, poulet à griller, broiler)

Đây là loại gà được thấy bán thường xuyên trong các chợ. Gà được làm thịt lúc 5-6 tuần tuổi và khi làm xong gà cân nặng 1.5kg-1.8kg. Gà nuôi theo lối công nghiệp, tăng truởng quá nhanh trong một thời gian quá ngắn nên thịt gà loại nầy ăn bở rẹt và nhạt nhẽo vì chứa quá nhiều nước lúc được sản xuất tại nhà máy...

Còn nhớ hồi cuối những năm 60, tại miền Nam có phong trào nuôi gà Mỹ và gà Nhật. Những loại gà nầy rất mau lớn nhưng thịt thì ăn không ra cái gì hết, nên có ăn thì người ta ăn gà ta, vì gà ta tuy tăng trưởng chậm nhưng cho một loại thịt vừa dai vừa chắc nịch và rất thơm tho nữa, đem rôti hay kho sả ớt, bảo đảm là ngon hết chỗ chê.

Lúc người gõ mới định cư tại Canada năm 80, cánh gà mua rẻ mạt, thiếu điều họ muốn cho không. Ngày nay, dân Ca Na Điên có lẽ bắt chước dân tị nạn nên họ đã biết giá trị của cánh gà có thể được sử dụng để chế biến ra thành rất nhiều món ăn khoái khẩu như: cánh gà chiên bơ, nướng BBQ, ướp mật rôti, v.v…Bởi lẽ này, ngày nay cánh gà đã trở nên khá đắt, giá lối 5.50$ cho 1kg.

Người mình thường hay nói, nhất phao câu, nhì chéo cánh, vì đó là những phần ngon béo mà rất nhiều người ưa thích.

Tại các nhà máy gà Canada, tuyến chất nhờn oil glands nằm phía trên phao câu đều bị cắt bỏ theo luật khám thịt.

*Gà được làm lạnh khô (Poulet refroidi à l’air, Air chilled chicken)

Theo lối bình thường tại nhà máy, sau khi cắt bỏ đầu bỏ 2 giò và đồ lòng được móc hết ra ngoài, gà được thả vào một bể nước đá thật to có trộn khá nhiều chlore (tối đa 50ppm) để diệt trùng, gọi là chiller, refroidisseur để làm lạnh. Lúc nhiệt độ của thịt đạt lạnh 4 độ C, gà được đem ra ngoài cho ráo nước, sau đó bỏ vô thùng và đem giữ ở phòng lạnh để chờ được phân phối đi khắp nơi. Với phương pháp nầy chắc chắn là thịt gà phải có chứa rất nhiều nước rồi. Đây là gà chúng ta thường hay mua mỗi tuần để dùng. Mua con gà 1.5kg bỏ vô lò nướng đến khi chín chỉ còn 900gr hoặc 1kg.

Để tránh hiện tượng trên, các nhà máy cũng có áp dụng một lối sản xuất theo một phương pháp đặc biệt, gọi là làm lạnh khô. Gà không bị ngâm nước đá nhưng lại được đưa thẳng vào phòng lạnh lúc vừa mới được làm xong. Tại đây, những cánh quạt gió cực mạnh thổi hơi lạnh đem nhiệt độ của thịt gà xuống còn 4 độ C trong một thời gian rất ngắn ngủi. Nhờ không bị ngâm nước, thịt gà loại nầy có chất lượng khá và ăn có vẻ ngon hơn, dai hơn các loại gà sản xuất theo lối thông thường có chứa nhiều nước nên thịt bở rẹt.

Giá cả thịt gà lạnh khô đương nhiên cũng mắc hơn chút đỉnh.

*Gà nuôi hạt (Poulet de grain, Poulet O Grain, Grain fed chicken)

Đây là từ mà giới chăn nuôi đã đặt ra nhằm mục đích quảng cáo và khuyến mãi. Gà nuôi bằng hạt thật sự và đúng nghĩa của nó phải là gà nuôi thả lỏng ngoài sân, thức ăn chỉ toàn là hạt như bắp, đậu nành, lúa mì, v.v… Điểm quan trọng khác là không được sử dụng các chất kháng sinh và các loại hóa chất để phòng và trị bệnh.

Có thể nói là ngày xưa, hầu hết gà ở nông thôn Việt Nam đều là gà nuôi bằng hạt, cho ăn thóc lúa, gà tự do bươi móc, ăn trùng ăn dế ngoài vườn ngoài sân, cộng với yếu tố tăng trưởng chậm, nhờ vậy mà gà ta cho thịt rất dai và rất ngon.

Canada và Hoa Kỳ vì áp dụng lề lối chăn nuôi công nghiệp, nên rất khó thực hiện cách nuôi gà kiểu nầy. Tuy nhiên, cũng có một số trại chăn nuôi nhỏ quảng cáo là họ chuyên sản xuất loại gà nuôi bằng hạt, mà đôi khi còn được gọi là Poulet Fermier nữa.

Theo người gõ, thì bất cứ gà nào cũng đều là gà nuôi bằng hạt hết, vì thành phần thực phẩm hỗn hợp trên 85% là từ hạt và ngũ cốc mà ra.

*Gà Bio (Organic) còn gọi là gà hữu cơ, được nuôi dưỡng theo lối thiên nhiên, có sân chơi, không được sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất để phòng và để trị bệnh.  Thực phẩm (bắp, đậu nành…) dùng để nuôi gà cũng phải có nguồn gốc Bio nữa, có nghĩa là lúc gieo, trồng không được sử dụng phân bón hóa học cùng các loại thuốc trừ sâu làm từ hóa chất, không phải là sản phẩm GMO chuyển đổi gene.

*Gà thả lỏng có sân chơi có thể chạy tới chạy lui làm exercise suốt ngày nên thịt chắc nịch ăn rất ngon. Có người gọi đây là gà đi bộ (walking chicken) hay gà chạy bộ gì đó. Danh từ gà nuôi thả lỏng (free range chicken, cage free chickens) gần đây được các nhà sản xuất khai thác triệt để và quảng cáo như một lối chăn nuôi nhân đạo hợp với thiên nhiên?

*Poulet végétarien được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp thực vật, không được dùng các phế phẩm động vật (no animal by products) chẳng hạn như bột thịt, bột lông, bột xương hoặc mỡ của súc vật…Lý do chính là sợ thịt gà bị lây nhiễm bệnh bò điên.

*Poulet tout végétal et sans antibiotiques, cũng tương tợ trường hợp trên và không sử dụng bất cứ một thứ thuốc kháng sinh nào để nuôi gà. Trong công việc khám thịt hằng ngày, tác giả nhận thấy hôm nào nhà máy làm những loại gà nầy, thì hôm đó mình rất mệt vì gà có rất nhiều bệnh mà thường nhất là Ascitis (nước trong bụng), Cellulitis (một loại bệnh viêm da) và chronic respiratory syndrome (hội chứng bệnh hô hấp mạn tính).

Trong một lô 7.000 con gà thì lúc khám thịt có thể phải loại bỏ condemn ít nhất 500-600 con là chuyện rất bình thường.

Đứng về mặt pháp lý, chưa có một văn bản chánh thức nào của chánh phủ Canada nhìn nhận các sản phẩm kể trên. Đây chỉ là vấn đề quảng cáo của kỹ nghệ thực phẩm mà thôi. Một số tổ chức của tư nhân chuyên trách theo dõi và cấp giấy chứng sản phẩm Bio theo yêu cầu của nhà sản xuất. Có thể nêu ra đây một vài tổ chức tại Quebec như Crop Improvement Association (OCIA), Québec Vrai, Quality Assurance International.

Trong thực tế khó có ai kiểm soát nổi việc làm hư thật của các nhà sản xuất cũng như của các cơ sở chăn nuôi gà. Giá bán của sản phẩm Bio có thể đắt hơn sản phẩm bình thường từ 20% đến 100%. Sự cách biệt về giá cả thúc đẩy con buôn dễ gian lận, chỉ tội nghiệp người tiêu thụ ngây ngô bị lắc túi mà không hay.

Ngày nay, nói về quảng cáo khuyến mãi thì rất là tinh vi và khoa học. Khuynh hướng người tiêu thụ thích gì, mong đợi những gì thì con buôn hay nhà sản xuất liền đánh vào điểm đó.

Đọc báo Việt Nam thấy bên nhà có nói đến Gà Sạch có nghĩa không phải là gà bệnh, gà cúm H5N1 hay gà chết toi chết dịch gì đâu, có giấy chứng nhận đàng hoàng của cơ quan thú y mà. Dù cho là gà sạch hay gà lậu đi nữa nhưng cách làm không sạch thì cũng…lãnh đủ như thường.

Sau hết, cũng còn một vài loại gà khá đặc biệt như gà chọi, gà ướt, gà chết, gà nuốt dây thung, gà móng đỏ, gà nhà…thì ở xứ nào mà chả có.

Tại Hoa Kỳ, một số đồng hương Việt Nam cũng rất thành công trong ngành chăn nuôi gà công nghiệp (nuôi gia công) Thăm trại gà ở Austin , Texas. Saigon Echo

Tại Canada, vì thời tiết khắc nghiệt nên gà được nuôi giam trong chuồng thường gồm có hai tầng và mỗi tầng chứa 7-8 ngàn con, lẽ đương nhiên là không có sân thả rồi. Có tin nói rằng, năm ba ngày trước khi gởi đi hạ thịt, gà được nuôi thúc bằng bắp để da có được màu vàng hơn.

Thịt gà trong siêu thị Canada, gà nguyên con trọn vẹn (không đầu, không cổ, không giò và không có kèm theo đồ lòng) được xem là tốt nhất và được xếp vào hạng A có mang hình lá cờ Canada, gà nguyên con hạng A giá lối 6$/kg.  Nếu bị cắt xẻo bớt một cái cánh, một cái đùi hoặc một phần da…thì gà bị tuột xuống hạng thấp hơn hay còn gọi là hạng Utility. Lẽ đương nhiên giá cả cũng theo đó mà rẻ xuống chút đỉnh. Thịt gà, một món ăn rẻ tiền tại hải ngoại

Các phần thịt gà bán riêng rẽ, như đùi, cánh, lưng và cổ, giá tương đối nới hơn. Đồ lòng như tim, gan và mề gà đều được bán riêng.

Đắt tiền nhất là phần thịt ức còn tươi được lóc ra, không xương không da, bán lối 16$/kg. Các người ăn kiêng sợ mỡ, sợ cholestérol thì nên dùng loại thịt nầy.

Đôi khi thịt ức loại vừa kể được làm đông lạnh cứng ngắt, bán với giá rẻ hơn khoảng 8.50$/kg, nhưng đây là loại thịt đã được ướp với nhiều loại hóa chất bảo quản, như protéine de soya và phosphate de sodium…ăn thường xuyên không mấy tốt cho sức khỏe!.

Các siêu thị chẳng hạn như siêu thi. Super C gần nhà tác giả thưòng bán hạ giá gọi là bán sale hay bán vente thịt gà. Thay gì được đựng trên các vỉ mốp styrofoam, họ dồn riêng rẽ các phần như lưng, đùi, cánh, ức hoặc vài ba con gà vào một bịch plastique và bán với giá khoảng 2.7$/kg. Đây là những phần được vớt vát lại, được cắt xẻo ra từ những con gà không còn được nguyên vẹn hoặc bị bầm dập chút đỉnh, v.v…khi sản xuất. Đúng là tiền nào của nấy! 

***

Canh tân nhà máy, cải tiến trang thiết bị

Có rất nhiều trang thiết bị mới đã xuất hiện trong các lò sát sanh để giúp giết nhanh và giết được nhiều thú hơn ngày xưa gấp bội.

Nhiều khâu, trước kia do công nhân làm, nay thì họ được thay thế bằng máy móc hay được thế bằng robot v,v...

Tại các lò sát sanh lớn Canada, vận tốc hạ thịt trung bình trong một giờ:
- Gà :8000 con
- Heo: 350 -400 con
- Bò: 50-60 con

Ngày xưa, lấy búa đập đầu

Khi mới bắt đầu đi làm năm 1985, tác giả đã chứng kiến nhiều lò sát sanh nhỏ tại Canada đã dùng búa đập đầu dê, cừu và bò con. Đây là kiểu giết thú vô cùng đau đớn và dã man. Đôi khi đập trật vuột, con thú còn dãy dụa và la róng dữ dội nên họ phải đập bồi thêm một hai cú nữa cho nó mới thật sự chịu nằm yên. Thấy sao quá nhẫn tâm. Sau đó thì kiểu giết trên đã bị cấm.

Dưới áp lực của các nhóm bảo vệ súc vật, luật giết thú tại lò sát sanh đã được sửa đổi và cải thiện nhiều:
Đó là cách “giết nhân đạo”.

Giết một cách nhân đạo (Humane slaughter)

Theo y đức tại các quốc gia Tây phương, kỹ thuật hạ thịt phải được thực hiện thế nào để cho con vật chết thật nhanh, không đau đớn và giảm tối đa sự sợ hãi trước khi bị giết.

Đó là phương pháp “giết nhân đạo” . Thoạt nghe có hơi ngược đời và “ đạo đức giả”.

Luật là thế đó nhưng đôi khi trong thực tế ít được tuân hành một cách đúng mức. RSPCA What do we mean by humane killing or slaughter?

Việt Nam kẹt:
“Thủ tướng Úc Tony Abbott và Bộ trưởng Nông nghiệp Barnady Joyce không cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam, tuy nhiên Hiệp hội Xuất khẩu chăn nuôi Úc tự nguyện cắt nguồn cung đối với hai doanh nghiệp Việt Nam vì vấn đề phúc lợi động vật. (vì Việt Nam giết bò bằng búa)


Phải làm cho thú không còn cảm giác đau đớn trước khi cắt cổ hoặc thọc huyết

*Trong các nhà máy, gà thì bị treo ngược hai cẳng lên trên, đầu thòng xuống phía dưới, kéo rê qua bể nước có điện cho bất tỉnh trước khi chạy qua máy cắt cổ.

* Heo thì bị cho điện giật hai bên cổ phía sau lỗ tai, cho bất tỉnh (electronarcose) trước khi thọt huyết. Thay gì dùng điện, có nhà máy dùng kỹ thuật cho heo thở khí carbonique CO2

*Bò, dê cừu thì dùng một loại súng hơi gọi là captive bolt pistol hay stunning gun bắn ngay giữa trán con vật, phá vỡ hệ thấn kinh trung ương làm nó bất tỉnh, nhưng tim vẫn còn đập, sau đó thì cắt cổ liền, máu thoát ra ọc ọc có vòi lạnh người trong hơn một phút thì con vật chết vì bị mất hết máu.
Súng captive bolt pistol

*Giết theo nghi thức tôn giáo abattage rituel :

Không được dùng điện hoặc bắn.

Đối với bò, dê, cừu và gà chỉ dùng cách cắt cổ con vật: đó là cách giết theo nghi thức Halal của đạo Hồi giáo, và cách giết Cacher của Do Thái giáo.

Người Do thái và người Hồi giáo musulman không ăn thịt heo.

*Tại nhà máy Massuéville, Quebec, nơi tác giả thường đến làm việc, ngựa bị giết bằng súng săn nòng 0.22 bắn ngay giữa trán.

Theo luật thú y, lúc bị cắt cổ con vật bắt buộc không còn có một phản ứng nào cả, chứng tỏ là nó không có cảm giác đau đớn. Nếu trường hợp còn thấy phản ứng (dãy dụa, búng đá, kêu la...) thì anh cai sẽ được gọi đến để chỉnh lại máy móc dụng cụ, coi lại voltage điện hoặc cho thay đổi người công nhân “ cắt cổ” hay saigneur thiếu kinh nghiệm...

Trong bất cứ các cách giết thú kể trên, con vật chết vì bị mất hết máu.

***

Kết luận

Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó giúp chúng cảm nhận được việc sắp bị đem đi giết.
Khi bị lùa vào chuồng ép, có con thì rất im lặng, chấp nhận số phận, ánh mắt rươm rướm, đượm vẻ sầu não lạ thường. Ngược lại có con thì la róng, búng đá lung tung vì bản năng sinh tồn.  Người gõ đứng cách đó vài ba thước, cảm thấy sao quá nhẫn tâm và xót thương vô ngần cho số phận của con vật khốn nạn. Chẳng qua đó là cái nghiệp của mọi sanh linh.  

Phải chăng câu vật dưỡng nhơn là một sự bào chữa của con người về quyền sát sanh để sống?

Nghĩ cho cùng những người ăn thịt, trong đó có người gõ và một số lớn các bạn, chúng ta đều phải nhận chịu một phần trách nhiệm. /.

Nora xin trích vài đoản văn về "Chuyện Thịt Ngựa, Bò, Heo và Gà" từ bài Nghề Và Nghiệp Trên Miền Đất Hứa của Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh (Thú Y) 

Chú ý: nếu Quý khách yếu tim, xin đừng xem các lò sát sanh  

  • Video :Charal: cruauté à l’abattoir. http://www.youtube.com/watch?v=i1l_BqRs4xE
  • Video;Charal vu de l’intérieur http://www.youtube.com/watch?v=bbItBLZ896c
  • Vidéo cảnh ngựa bị làm thịt: CBC news Video-Horse slaughter in Canada http://www.youtube.com/watch?v=_rHHUMMCtOw
  • Một Thời Khám Thịt Ngựa Tại Canada http://vietbao.com/a216929/mot-thoi-kham-thit-ngua-tai-canada Inspection finale-Bs Nguyễn T Chánh khám thịt ngựa tại Quebec (photo NTC 2004)

Những Kẻ Bất Khuất - Chu Sa Lan



Giọng đọc: Khắc Thiệu


Hết


Bãi Gió Cồn Trăng - Hồ Trường An



Giọng đọc: Trái Táo



Hết

Friday, March 19, 2021

Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku - Phạm Tín An Ninh




Bạn đang nghe giọng ca Thụy Khanh trước 1975, đây chỉ là minh họa. Việc ca sĩ Thụy Khanh có phải là nhân vật Nữ Tu Sœur Anna Phan Thụy Khanh trong "Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku" của tác giả Phạm Tín An Ninh là một hay hai người thì Nora không biết.

Hơn sáu tháng sống chết với chiến trường và giữ vững được Kontum, đầu tháng 10 1972, đơn vị tôi nhận lệnh kéo về Pleiku dưỡng quân và bổ sung quân số.

Đây là phần thưởng đặc biệt dành cho một đơn vị đã tạo nên kỳ tích trong trận chiến đẫm máu để có một “Kontum Kiêu Hùng”. Một tháng đóng trên Đồi Đức Mẹ lại là một tháng “gió lạnh mưa mùa”. Hình ảnh của bao nhiêu bạn bè đồng đội vừa hy sinh trên chiến trường lúc nào cũng hiện ra trước mặt, đau đớn tựa hồ như những vết chém đang còn rỉ máu trong lòng.

Muốn tạm quên trong chốc lát đã là một điều không dễ, nên bọn tôi thèm những cơn say. Rất may, tôi có một anh bạn – phải nói ông anh mới đúng – là Liên Đoàn Trưởng của một liên đoàn Biệt Động Quân, có căn cứ tại Biển Hồ. Vợ và hai đứa con bị chết thảm tại Quảng Đức hơn một năm trước, khi xe bị VC giật mìn, nên bây giờ anh chỉ còn làm người tình với rượu.

Những ngày không bận hành quân, anh đến đón tôi đi uống rượu trong một cái quán nằm trong Khu Chợ Mới, đã vậy mỗi khi trở về, anh còn dúi cho tôi một chai Henessey. Trước kia anh từng là một cấp chỉ huy có tiếng trong binh chủng này, nhưng vì bản tính ngang bướng bất cần, nên nhân một lý do phe phái chính trị nào đó, anh bị ngồi tù một thời gian ngắn. Ra tù, anh bị thuyên chuyển về đơn vị tôi với cái lệnh “không được giữ bất cứ chức vụ chỉ huy nào”.

Biết anh là một niên trưởng và từng dạn dày lửa đạn, tôi tận tình giúp đỡ, an ủi anh và kéo anh về ở chung nhà trong khu cư xá, vợ tôi lo chuyện cơm nước cho anh. Một thời gian sau, bỗng dưng anh được xét cho “vô tội”, trở lại binh chủng, thăng cấp và chỉ huy một liên đoàn Biệt Động Quân. Do cái ân tình đó mà anh quý mến tôi, kéo tôi theo các cuộc giải sầu này.

Dường như ngoài quán rượu ra, thỉnh thoảng anh chỉ ghé đến thăm một cô nhi viện. Nói là viện nhưng thực ra đây chỉ là một ngôi trường cũ, được chỉnh trang lại, tạm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một trại cô nhi. Có lẽ anh muốn tìm lại bóng dáng của hai đứa con đã phải chết oan một cách đau đớn qua hình ảnh các cháu cô nhi mà đa số là con của tử sĩ, có cả con của những người lính Biệt Động Quân của anh, mà cả người mẹ cũng chết, hay vì một lý do nào đó không có khả năng nuôi dưỡng, nên đành phải gởi lại nơi đây, nương nhờ vào bàn tay và tấm lòng nhân ái của những bà sœur. Anh bảo là từ sau trận chiến Tân Cảnh và Kontum, cô nhi viện này nhận thêm khá nhiều cô nhi. Hằng tháng. anh ghé lại đây thăm và tặng cho viện một số tiền, bởi bây giờ anh sống độc thân, không còn phải chu cấp cho ai. Biết điều này, tôi càng kính quí anh hơn. Một người ngang tàng không biết sợ ai, sống bất cần đời, nhưng bên trong là cả một tấm lòng vị tha nhân ái.

Một hôm theo anh đến đây, chúng tôi được một bà sœur ra tiếp và mời vào văn phòng uống trà. Anh bạn tôi thì đã là người quen biết từ lâu, trong cách giao tiếp, anh được các sœur xem như một ân nhân bảo trợ, chỉ có tôi là người lạ. Nhưng khi chào tôi, sœur bảo thấy tôi giống một người thân quen nào đó. Còn tôi, thì cũng mơ hồ như đã từng gặp người nữ tu này ở đâu rồi. Cũng có thể vì khuôn mặt khả ái, hiền thục của sœur phảng phất gương mặt của Đức Mẹ Maria mà tôi thường thấy trên các bức ảnh hay bức tượng trong các nhà thờ. Được giới thiệu là sœur Anna, tôi biết đây chỉ là tên thánh của bà. Khi tôi vừa ngồi xuống phía đối diện, sœur nhìn chăm chú vào cái bảng tên của tôi trên nắp túi áo, bỗng mắt sœur như sáng lên:

– Có phải lúc trước đại úy ở Tiểu Đoàn 3/44?

Tôi khựng lại, ngạc nhiên:

– Dạ, đúng là trước kia có mấy năm tôi ở tiểu đoàn này. Nhưng cách nay đã 6, 7 năm rồi!

– Đại úy còn nhớ trận Quảng Nhiêu. Hình như đại úy suýt chết trong trận ấy?

Tôi càng ngạc nhiên hơn, không hiểu tại sao người nữ tu này biết rõ mình như thế. Tôi vừa trả lời vừa nghĩ ngợi, thăm dò:

– Dạ đúng, nhưng sao sœur biết. Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi mà.

Sœur Anna không trả lời mà hỏi lại tôi:

– Đại úy thoát chết, nhưng người nằm hố bên cạnh thì bị nguyên một quả đạn súng cối 60 hay 80 gì đó, phải không?

Tôi giật mình, từ ký ức hiện ra rất nhanh hình ảnh hãi hùng này, và ngay lúc ấy, trước mắt tôi sœur Anna cũng phảng phất bóng dáng của một người con gái khác.

Vào khoảng đầu mùa hè năm 1966, tôi đang làm đại đội phó Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 3/44. Thời gian này hậu cứ tại Ban Mê Thuột, nhưng tiểu đoàn được chọn làm đơn vị trừ bị lưu động cho Sư đoàn và Khu 23 Chiến Thuật. Thời ấy chưa có các đại đội trinh sát. Đơn vị tôi có mặt gần như trên khắp lãnh thổ Khu 23 Chiến Thuật, kéo dài từ vùng cao nguyên có biên giới với Cam Bốt cho đến tận miền duyên hải. Có khi hôm trước còn hành quân ở Quảng Đức, Lâm Đồng, hôm sau lại có mặt ở Bình Tuy, Tuy Hòa, Phan Thiết…

Một hôm, sau cuộc hành quân dài hạn ở khu Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận, tiểu đoàn được lệnh di chuyển về Cam Ranh, vừa nghỉ dưỡng quân vừa giữ an ninh các đảo ngoài khơi để lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân xuống đây thiết lập căn cứ.

Trong một đợt bổ sung quân số, đại đội tiếp nhận ba hạ sĩ quan và gần hai mươi tân binh vừa rời khỏi quân trường. Tôi đến bộ chỉ huy tiểu đoàn nhận lãnh và đưa về trình diện anh đại đội trưởng. Trong ba trung sĩ, một anh có dáng dấp, nói năng hiền lành như một thầy tu. Xem qua lý lịch và nhất là sau khi nói chuyện, tôi biết anh là thầy giáo một trường dòng và cũng là trưởng ca đoàn của một nhà thờ ở ngoại ô thành phố Nha Trang, quê hương tôi. Tôi không phải là người Công giáo, nên không mấy am tường các sinh hoạt này, nhưng biết chắc một điều, trưởng ca đoàn phải là một người hát hay và giỏi về nhạc lý. Vốn có máu văn nghệ, lại là người đồng hương, nên tôi dễ thân tình và thường bắt anh hát cho cả đại đội nghe. Tôi đề nghi anh đại đội trưởng cho anh làm Hạ Sĩ Quan Tâm Lý Chiến của đại đội. Từ đó chúng tôi rất thân nhau, ăn cơm chung và treo võng ngủ gần nhau dưới một vòm cây dương liễu.

Thấy anh có cái tên hơi lạ, Nguyễn Phú Hùng Em, tôi đoán và hỏi anh có phải anh có người anh tên Nguyễn Phú Hùng Anh. Anh cười mà nét mặt không vui:

– Dạ, đúng là có một người là Nguyễn Phú Hùng Anh, nhưng không phải là anh ruột. Chúng tôi lớn lên trong viện mồ côi, vì trùng tên, và anh ấy lớn hơn tôi ba tuổi, nên các sœur đặt lại tên chúng tôi như thế. Bọn tôi cũng rất thân nhau và xem như anh em. Điều buồn, là anh ấy đi lính trước, vào Trường Sĩ QuanThủ Đức và tử trận cách nay hơn một năm rồi.

Thời gian này, đơn vị chúng tôi rất may mắn, chẳng khác nào được đi nghỉ mát. Hải đảo này là nơi thực tập cho các toán Biệt kích của Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Bà Thìn, nên khá an toàn. Suốt ngày bọn tôi chỉ tắm biển, câu cá, ban đêm nằm nghe sóng vỗ, đàn hát nghêu ngao. Có lẽ đây là thời gian đặc biệt thoải mái nhất trong cuộc đời làm lính của tôi. Nhân cơ hội hiếm hoi này, ông Tiểu đoàn trưởng cho phép binh sĩ được luân phiên đón vợ con ra thăm và được ở lại trong hai tuần lễ.

Một hôm anh Trung sĩ Hùng Em xin tôi cho được đón người yêu mà anh cho biết, nếu anh không bị động viên thì chắc hai người đã làm đám cưới. Tôi sắp xếp, dọn sang nằm với người lính ô-đô và nhường chiếc võng lại cho anh. Cả bọn tôi khá bất ngờ khi anh đưa người yêu đến chào. Một cô gái đẹp, làn da trắng, khuôn mặt phúc hậu, đôi môi mọng đỏ với nụ cười hiền lành, lễ độ. So với anh, cô còn khá trẻ và có cái tên cũng rất khả ái: Thụy Khanh. Đặc biệt cô có giọng hát rất hay. Mỗi lần cô hát, cả đám lính tráng bọn tôi ngồi nghe mê mẩn.

Sau đó, cô đến đảo thăm anh vài lần nữa. Những ngày có bóng dáng cô, núi rừng trên đảo dường như bỗng trở nên đẹp, thơ mộng và vui vẻ hơn, sóng biển thì êm ả hơn như để cùng hòa theo tiếng hát của cô. Ngoài ra cô còn có tài nấu ăn, thường đãi bọn tôi những bữa cơm rất ngon miệng. Tất cả đơn vị, từ quan tới lính ai cũng nghĩ anh Trung sĩ Hùng Em thật là tốt phước, ông trời đã cho anh một người tình, một người vợ lý tưởng sau này. Qua tâm tình, chúng tôi được biết, hai người quen biết nhau trong viện mồ côi từ khi còn rất nhỏ. Sau này anh vừa là thầy dạy học, dạy nhạc vừa là trưởng ca đoàn của cô trong cùng một nhà thờ. Hai người đều chơi dương cầm và hát hay nhất trong ca đoàn. Tình yêu bắt đầu nẩy nở từ môi trường cô nhi và âm nhạc. Và cuộc tình của hai người được các vị linh mục cùng các sœur đồng tình, khuyến khích, như là một sự kết hợp nhiệm màu của Thiên Chúa.

Hơn ba tháng thần tiên ở đảo Cam Ranh, khi các đơn vị tiền trạm của Hoa Kỳ được ào ạt đổ xuống thành lập “Cam Ranh Air Base”, tiểu đoàn tôi có lệnh rời khỏi đảo, di chuyển để tiếp tục lưu động khắp nơi. Lâm Đồng, Bình Thuận rồi Ninh Thuận, Sau những cuộc hành quân dài hạn trong rừng, mỗi lần đơn vị được về phố ít ngày hoặc đóng quân trong các làng mạc ở khu ngoại ô tương đối an toàn, chúng tôi lại thấy người con gái xinh đẹp Thụy Khanh đến thăm và ở lại với người yêu. Đó là một đôi tình nhân gắn bó, đẹp và lãng mạn nhất mà bọn tôi chứng kiến, và có lẽ ai cũng thèm thuồng có được một hạnh phúc như thế.

Tháng bảy năm 1966, khi đơn vị nghỉ quân ở Tháp Chàm – Phan Rang, Trung sĩ Hùng Em xin một tuần phép đặc biệt để về Nha Trang làm đám hỏi. Anh bảo cả hai người đều không có cha mẹ anh em, nên lễ đính hôn đều do các vị linh mục và các sœur đỡ đầu tổ chức.

Đúng lúc anh vừa mãn phép trở lại, thì đơn vị có lệnh không vận khẩn cấp lên Ban Mê Thuột để tiếp viện cho một đơn vị Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị thiệt hại khá nặng tại trận chiến Quảng Nhiêu, nằm phía Tây Bắc, cách thành phố Ban Mê Thuột khoảng hơn mười cây số. Trận chiến khá cam go, ác liệt. Một lực lượng địch cấp trung đoàn, sau khi tổ chức phục kích gây tổn thất cho chi đoàn Thiết Quân Vận và một đại đội Biệt Động Quân tùng thiết, bọn chúng đào nhiều giao thông hào và hầm hố cá nhân kiên cố trong các vườn cà phê, để chặn đánh các cánh quân của ta tiếp viện. Tiểu đoàn tôi cùng một chi đoàn Thiết Vận Xa khác được tăng phái cho Trung Đoàn 45, đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Văn Cảnh, đảm trách cuộc hành quân phản công, bao vây tiêu diệt địch.

Địch chiếm ưu thế về vị trí, chuẩn bị trận địa, bên ta có sức mạnh của thiết giáp và không yểm. Sau suốt năm ngày đêm không ngủ, lăn mình trong mịt mù lửa đạn quần thảo với địch, cuối cùng chúng tôi đã đạt được chiến thắng. Một số lớn địch quân bị tiêu diệt và bắt sống, nhưng bên ta cũng phải trả một cái giá không nhỏ. Đại đội tôi may mắn, chỉ có ba quân nhân tử trận và khoảng mười người bị thương, trong đó có anh đại đội trưởng. Tôi được chỉ định tạm thời chỉ huy đại đội.

Cuộc hành quân vẫn chưa kết thúc, một số đơn vị tiếp tục truy kích địch, riêng tiểu đoàn tôi được lệnh ở lại Quảng Nhiêu. Ban ngày tung các cuộc hành quân tảo thanh chung quanh, ban đêm phòng thủ bảo vệ khu vực dân cư, mà đa số là người Công giáo, đề phòng địch quay lại quấy rối, phục thù. Đại đội tôi được chỉ định bảo vệ một Pháo đội Pháo Binh 105 ly. Điều tồi tệ là vị trí Pháo đội này nằm trên một khu đất trống trải, trong phòng tuyến và cả phía bên ngoài cũng không có một cành cây, dưới đất chỉ toàn là bụi đỏ, dày cả một gang tay. Mỗi lần Pháo binh tác xạ, cả đất trời gần như chỉ toàn là bụi. Đám lính chúng tôi từ đầu tới chân cũng phủ đầy bụi đỏ. Đơn vị Pháo Binh thì đã có sẵn hầm hố kiên cố từ trước, còn đại đội tôi phải tự đào lấy những hố cá nhân, nhưng không thể đào sâu được, vì dưới đất chỉ toàn bụi và bụi, đào đến đâu bụi đỏ tràn theo tới đó, và mỗi lần Pháo Binh tác xạ, những cái hố này bị bụi lấp cạn thêm.

Ban đêm, chúng tôi nằm trong những chiếc hố ấy, nhưng không che đủ nửa thân người. Cái hố của tôi dành cho hai người nằm, tôi và anh Hạ sĩ mang máy truyền tin. Hố kế bên trái là Trung sĩ Hùng Em và anh lính ô-đô của tôi.

Một hôm, khoảng hai giờ sáng, khi tôi đang ngủ chập chờn, bỗng một tiếng nổ chát chúa ngay bên cạnh, mảnh đạn và bụi phủ đầy người, tôi bật dậy chụp vội cây súng Carbine M2 chạy ra hàng rào phòng thủ, nơi vọng gác có đặt khẩu đại liên. Rờ nắn vội qua khắp người xem có thương tích gì không, tôi thở phào vì không thấy dấu hiệu đau đớn nào, nhưng khi các trái sáng bắn lên, nhìn bụi đỏ phủ đầy người tôi giật mình cứ ngỡ là máu. Địch quân đã pháo kích chúng tôi hơn 10 quả bằng hai khẩu súng cối 61 ly từ hai địa điểm khác nhau. Pháo Binh đã phản pháo chính xác làm bọn chúng câm họng. Khi tình hình ổn định, trở về hố, tôi bàng hoàng nghe anh lính ô-đô báo là Trung sĩ Hùng Em đã chết. Anh đã lãnh nguyên một quả đạn 61 ly, rớt ngay sát bên cạnh, ruột đổ ra ngoài và thân thể nhuộm đầy máu. Điều kỳ lạ, là anh lính ô-đô của tôi nằm ngay một bên mà không hề hấn gì, chỉ có áo quần dính đầy máu và thịt của người đồng đội xấu số. Tôi theo hai người lính khiêng thi thể Trung sĩ Hùng Em, được gói tạm trong tấm poncho, vào hầm cứu thương của Pháo Đội. Anh chết thật thê thảm. Tôi đứng lặng người, sau khi vuốt đôi mắt cho anh.

Từ khi ấy cho đến sáng, tôi không hề chợp mắt. Tôi nghĩ đến Thụy Khanh, cô con gái xinh đẹp hiền thục, có giọng hát khuấy động cả trái tim người, vừa trở thành vị hôn thê của anh chỉ mới hai tuần trước. Trưa hôm qua, khi rủ nhau vào thăm ông cha xứ trong xóm đạo và để xin được tắm giặt ở cái giếng sâu phía sau nhà thờ, anh đã khoe tôi tấm hình anh chị chụp chung trong lễ đính hôn, và bảo rằng cuối năm này hai người sẽ làm đám cưới. Anh còn nói nhỏ với tôi, ông cha xứ của anh hứa sẽ giới thiệu anh với vị Linh mục Tuyên Úy của Sư Đoàn để xin anh về làm ở Phòng Tuyên Úy, vì hai ngài là bạn tu với nhau và được thụ phong cùng một ngày.

Nhớ tới hai khuôn mặt hiền lành với nụ cười rạng rỡ trong tấm hình đính hôn, lòng tôi se lại. Chiến tranh tàn ác quá, đã chia ly biết bao nhiêu người, và làm dang dở biết bao mối tình đẹp đẽ như anh Hùng Em và cô gái Thụy Khanh. Tôi bỗng chạnh lòng, nhớ tới người yêu, cũng là vị hôn thê của chính mình, hằng đêm cầu nguyện cho tôi, từ một thị trấn nhỏ, mà giờ đây đang xa tít mịt mùng.

Một năm sau đó, tôi được nghỉ mười lăm ngày phép về Nha Trang làm đám cưới. Nhớ đến Hùng Em, tôi rủ vợ cùng tìm đến nhà thờ gần khu Đồng Đế để hỏi thăm tin tức về nơi chôn cất anh. Chúng tôi được một vị linh mục trẻ đón tiếp niềm nở và hướng dẫn đến thăm mộ Hùng Em, nằm trong một nghĩa trang nhỏ của giáo xứ, gần biển. Từ đó, tôi có thể nhìn thấy Hòn Chồng, nơi chôn giấu nhiều hang động của tuổi thơ tôi. Đọc trên tấm bia, tôi thấy tên người lập mộ được ghi vỏn vẹn hai chữ: Thụy Khanh.

Nhớ tới người con gái xinh đẹp, phúc hậu, có giọng hát rất hay ấy, tôi hỏi vị linh mục:

– Thưa cha, chị Thụy Khanh, vị hôn thê của anh Hùng Em có khỏe không, và bây giờ chị đang ở đâu?

Vị linh mục buồn bã:

– Chị ấy đã di chuyển đến một nơi khác, khoảng ba tháng sau khi anh Hùng Em qua đời, nhưng thi thoảng chị có ghé về đây ít hôm thăm giáo xứ và viếng mộ anh ấy.

Tôi không dám tò mò thêm nữa. Cám ơn cha và đưa ngài về lại nhà thờ rồi xin phép cáo từ.

Sau đó, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, tôi theo đơn vị hành quân liên miên, bao nhiêu lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Người lính chiến, chuyện sống chết chỉ tùy vào số mệnh, không ai có thể tránh được lằn tên mũi đạn. Đồng đội tôi đã có biết bao người ngã xuống. Có những cái chết còn thê thảm hơn cả cái chết của anh Trung sĩ Hùng Em lúc trước. Tôi đã chứng kiến cảnh một người vợ trẻ ngất xỉu khi đến nhận xác chồng mà không tìm thầy cái đầu, một bà mẹ đã lăn đùng ra chết ngất khi thi thể đứa con hy sinh chỉ còn lại một phần và bà không thể nhận diện được con mình. Những khủng khiếp của chiến tranh sau này, cùng với thời gian, dần dà làm tôi tạm quên nhiều chuyện đau đớn cũ.

- Ông Trung úy Điệp, người Huế, làm đại đội trưởng lúc ở ngoài Cam Ranh, bây giờ ra sao rồi, đại úy?

Câu hỏi của sœur Anna làm tôi giật mình, trở về thực tại:

– Dạ, anh Điệp đã chết lâu rồi. Anh tử trận tại Thiện Giáo – Phan Thiết, chỉ sau hai tuần làm đám cưới với cô giáo Diệu, cũng người Huế, nhưng sống ở Ninh Hòa. Hai người quen nhau khi đơn vị tôi về thụ huấn bổ túc tại TTHL Lam Sơn. Không ngờ sœur vẫn còn nhớ tên anh ấy.

Sœur cúi xuống, trầm ngâm giây lát. Khi ngước lên, bà lấy khăn tay lau nước mắt.

– Tôi và anh Hùng Em cũng làm đám hỏi đúng hai tuần. Cô giáo Diệu nào đó không biết may mắn hay là bất hạnh hơn tôi khi đã được làm vợ, cũng chỉ mới hai tuần?

Vừa nói xong, sœur vội vàng nói lời xin lỗi, bảo đúng ra, một người đi tu, không nên suy nghĩ đến những điều như thế.

Bốn tháng sau lần gặp gỡ bất ngờ đó, tôi đến thăm cô nhi viện một lần nữa, nhưng lần này, tôi cùng đi với cô Trung úy Trưởng Ban Xã Hội, để giới thiệu với sœur Anna, nhờ cô nhi viện tạm chăm sóc hai đứa bé, con của một anh chuẩn úy. Cả hai vợ chồng bị chết bởi đạn pháo ở Kontum. Sœur Anna rất vui vẻ, ân cần, sẵn sàng nhận giúp và bảo tôi bất cứ khi nào có dịp về Pleiku, nhớ ghé lại thăm. Chúng tôi cám ơn, biếu cô nhi viện một ít tiền, và hứa nhất định sẽ trở lại thăm sœur và hai đứa bé.

Nhưng rồi tôi đã không giữ được lời hứa ấy. Từ đầu năm 1973, sau khi Mỹ ký hiệp định Paris trên xương máu của người bạn đồng minh, những người lính VNCH đã phải chống đỡ làn sóng xâm lăng của Cộng sản phương Bắc, ồ ạt đưa đại quân, xe pháo vào quyết chiếm miền Nam, tôi đã cùng đồng đội miệt mài với chiến trường, súng đạn, mà sự viện trợ ngày một cạn dần, nên xương máu anh em lại càng đổ ra nhiều hơn nữa.

Ngày 11.3.75, Ban Mê Thuột thất thủ. Đơn vị tôi đang hành quân ở khu vực Tây Nam Pleiku, có lệnh kéo về Hàm Rồng để được trực thăng vận xuống Phước An, quân lỵ cuối cùng còn lại của tỉnh Đắc Lắc, nhằm tái chiếm Ban Mê Thuột, nơi có bản doanh Sư Đoàn và hậu cứ của đơn vị chúng tôi. Khi BCH Trung Đoàn và một tiểu đoàn cùng đại đội Trinh Sát vừa được đổ xuống Phước An thì Pleiku có lệnh di tản. Hai tiểu đoàn còn lại của chúng tôi phải di chuyển theo đoàn quân di tản trên tỉnh Lộ 7B. Một kế hoạch triệt thoái tồi tệ đã đưa đến thất bại nặng nề bi thảm. Cả hai tiểu đoàn khi về đến Tuy Hòa chỉ còn lại một phần tư quân số, hai anh tiểu đoàn trưởng đã phải tự sát để không lọt vào tay giặt.

Cuối cùng, miền Nam cũng mất. Tôi và cả cha tôi đều bị tù đày khốn khổ. Cha tôi, tuổi già sức yếu, không đủ sức để chịu đựng bao đòn thù tra tấn, hành hạ, nên đã chết trong trại tù Đá Bàn vào tháng 6 năm 1976, còn tôi bị đày ải qua nhiều trại tù, từ Nam ra Bắc. Sau gần tám năm tôi được thả về để chứng kiến một quê hương nghèo khổ điêu tàn, vợ con nheo nhóc.

Tôi quyết định vượt biên, dù có phải chấp nhận bao hệ lụy khôn lường. Tôi rủ vài người bạn tù cùng tổ chức vượt biển, trong số này có một anh bạn nguyên là sĩ quan Hải quân có nhiều kinh nghiệm hải hành. Nơi bọn tôi hẹn gặp gỡ là một cái quán nhỏ của gia đình người bạn tù khác nằm gần khu Hòn Chồng. Một hôm, sau khi bàn công việc và ăn uống xong, tôi bỗng nghĩ tới anh Trung sĩ Hùng Em, khi chợt nhớ ngôi mộ của anh cũng nằm gần nơi này. Tôi nhờ anh bạn chở tôi đến đó. Vì nghĩa trang nhỏ, nên tôi dễ dàng tìm ra ngôi mộ của anh Hùng Em. Điều làm tôi sững sờ là ngôi mộ nằm bên cạnh có tấm bia ghi đậm tên người quá cố: Sœur Anna Phan Thụy Khanh, được Chúa gọi về ngày 15.3.1975. Tôi không biết vì sao cô chết, chỉ còn nhớ thời gian này đã từng xảy ra cuộc di tản kinh hoàng trên tỉnh Lộ 7B. Chúng tôi tìm đến nhà thờ với ý định hỏi thăm cha xứ, nhưng rất tiếc ngài đi vắng, trong nhà thờ chỉ có hai thiếu niên rất trẻ, không hề biết sœur Anna là ai. Khi rời khỏi nơi này, trong cái man mác buồn tôi bất chợt thấy vui vui, và buột miệng như để nói với chính mình:

– Cuối cùng thì hai người cũng được ở bên nhau.

Tôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng” nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng gió mưa lầy lội, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị cũ, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.

Phạm Tín An Ninh

Bài Ca Không Tên - Thanh Mai Cassette 7




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Châm ngôn: Nghịch Lý (p1)



  • Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
  • Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
  • Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
  • Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
  • Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
  • Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
  • Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
  • Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
  • Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
  • Đi chùa công đức vài trăm không tiếc, tiếc từng hào phụng dưỡng mẹ cha.
  • Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
  • Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
  • Đồng tiền trên nghĩa trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
  • Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
  • Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
  • Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm "bụi".
  • Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
  • Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời. (em trả lời cho câu hỏi ngày 8 tháng 3)

(sưu tầm)

Thursday, March 18, 2021

Lệ Đá - Kim Ngân Music Productions




Bản 1- 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Đêm Bơ Vơ - Tiếng hát Hương Lan Thanh Phong - Thanh Lan CD29




Bản 1- 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Bên Ni Bên Nớ - Khánh Ly CD




Bản 1- 7


Bản 8 - 14


(sưu tầm từ internet)

Ước gì mình trúng số độc đắc


Mấy hôm nay mình ngắm căn nhà này hoài, thích ơi là thích nhưng mình hông có tiền. Anh có hông, cho em xin vài bao để em mua.

Căn nhà có vẻ rất Âu, vừa cổ kính, vừa tân thời và lịch lãm, có bốn phòng ngủ vừa đủ cho mình. Uhm, nhưng nếu mình mua được căn nhà này, sơ sơ chỉ có $2 triệu và tiền thuế mỗi năm $60 ngàn, mình hông có bạn thì lấy ai để khoe đây nhỉ 😊 😊.

Căn nhà của mình hiện giờ cũng là 4 phòng ngủ, nằm bên giòng suối, nhưng nhà mình chỉ có chút xíu mà thôi khoảng 2800 ft vuông living space, mình dọn dẹp cho ngăn nắp sạch sẽ cũng mệt đừ rồi

Tính của mình như một người già hoài cổ, thích giữ lại những giá trị cổ xưa. Nhìn lại túi tiền của mình, hì hì, chỉ mơ thôi, không thể với tới người xưa vật cổ được đâu...

Mơ thì mơ, yêu thì yêu, thích thì ta cứ việc thích, xin lưu lại những tấm ảnh đẹp để ước vọng về sau 😊.

Dạo này mình có rất ít thời gian để vô forum tán dóc với bạn, Sau vụ bầu cử, tâm tư mình nặng trĩu mãi đến bây giờ, nhìn cảnh xã hội sa đọa, mình chán quá. Ngày xưa mình chán mình còn xem ti vi, nhưng nay mình đã không xem tivi ngay sau ngày bầu cử, xem chi cái lũ đốn mạt làm mình bực thêm. Ở forum, nhìn những con người vô tri vô giác với thời thế xã hội với cách nói năng của họ, tự dưng tôi thấy họ như những con gia súc được vỗ béo và chờ ngày được xẻ thịt. Âu cũng là thời thế đã tạo ra những con người với tính cách như vậy.

Thở dài ...






Phòng ngủ







Nhìn ra hồ từ tầng 1





Nhìn ra hồ từ tầng 2
















Nhà bếp tầng 1



Nhà bếp tầng 2


Hũ nổi




Phòng giặt giũ

Bến thuyền


Bản Thiết kế kiến trúc