Sunday, May 31, 2020

Hai Lối Mộng - Giao Linh Nhạc Tuyển - Phượng Hoàng 48 - Cassette



Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Những Tình Khúc Muôn Đời của Phạm Duy - Tú Phương 8 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn


Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn (1919 - 13/8/2001)


Xin mời quý khách nghe audio

Bản vọng cổ được xem là “bài bản vua” của làng tài tử- cải lương. Và mỗi khi nhắc đến tài viết lời thì người ta nghĩ ngay đến “vua soạn lời vọng cổ” Viễn Châu, còn khi đề cập đến tài ca vọng cổ thì người mộ điệu nghĩ ngay đến Út Trà Ôn, nghệ sỹ được mệnh danh “Vua vọng cổ” và “Đệ nhất danh ca” suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Trong làng tài tử-cải lương Nam Bộ, có một đôi nghệ sỹ cầm trịch cho bản vọng cổ từ hơn nửa thế kỷ qua, mà có một điều trùng hợp thú vị là nghệ danh hai nghệ sỹ này lại bắt đầu bằng chữ “Út”: Út Trà Ôn và Út Bạch Lan.

Nghệ danh Út Bạch Lan là sự kết hợp giữa “Út”, cái tên quen thuộc mà bé Đặng Thị Hai (Tên thật của Út Bạch Lan) được mẹ gọi hàng ngày. Đó cũng là sự thể hiện lòng hiếu thảo của Sầu nữ Út Bạch Lan.

Nghệ danh Út Trà Ôn

Còn đối với Út Trà Ôn, ông tên thật là Nguyễn Thành Út, sinh năm 1919 tại làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ông là con thứ mười trong gia đình và cũng là cuối cùng, tức thứ Út theo cách gọi của người Nam Bộ. Xuất thân là nông dân ‘‘thứ thiệt” của miền Nam, giọng ca của nghệ sỹ Út Trà Ôn luôn thắm đượm nét chân phương, phóng khoáng và trữ tình của người Nam Bộ. Hồi tuổi lên mười, giọng ca Nguyễn Thành Út đã nổi tiếng trong các sân chơi tài tử địa phương.

Năm 18 tuổi, tức vào năm 1937, Nguyễn Thành Út rời quê lên Sài Gòn và đoạt Giải nhất trong cuộc thi ca vọng cổ do hãng rượu Bình Tây tổ chức. Sau đó, Nguyễn Thành Út được giới thiệu ca vọng cổ trên sóng Đài phát thanh Sài Gòn và bắt đầu mang nghệ danh Út Trà Ôn. Nghệ danh này là sự kết hợp giữa tên “Út” và huyện “Trà Ôn”, một cách thể hiện sự tri ân đối với quê hương nguồn cội của chàng trai Nguyễn Thành Út.

Các hãng đĩa bắt đầu chú ý tới giọng ca Út Trà Ôn nên thường xuyên mời ông thu âm. Thời gian gắn bó với các đài phát thanh và các hãng đĩa đã dần đưa tên tuổi Út Trà Ôn lên đỉnh cao vinh quang. Đầu những năm 1940, Út Trà Ôn bắt đầu bước chân vào sân khấu cải lương chuyên nghiệp. Tên tuổi Út Trà Ôn dần trở thành tên tuổi ăn khách hàng đầu của sân khấu cải lương.

Út Trà Ôn là một trong những nghệ sỹ đầu đàn cùng với Phùng Há, Ba Vân, Năm Nghĩa, Năm Châu … có nhiều đóng góp quan trọng cho sân khấu cải lương từ thời kỳ sơ khai của bộ môn nghệ thuật này đến thời vàng son vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật hơn 60 năm, Út Trà Ôn đã đi qua nhiều đoàn hát danh tiếng miền Nam. Có khi ông cũng đứng ra thành lập đoàn hát như đoàn Kim Thanh-Út Trà Ôn với nghệ sỹ Kim Chưởng, Thanh Tao, hay đoàn Thống Nhứt với nghệ sỹ Hoàng Giang.

Các nghệ sỹ cải lương trước khi ra sân khấu thường lạy tổ nghiệp, và người tổ nghiệp của họ không phải là một người cụ thể nào, mà là những bậc tiền hiền có công khai sáng và nuôi dưỡng cải lương. Trong ý nghĩa đó, Út Trà Ôn xứng đáng được xếp vào một trong những vị tổ nghiệp hàng đầu của sân khấu cải lương Nam Bộ.

Diễn xuất mộc mạc, chân phương

Út Trà Ôn đã để đời nhiều vai diễn, trong đó vai Ông Cò Quận 9 trong vở tuồng cùng tên (tức Tuyệt tình ca), có thể nói là một trong những vai đến hiện tại chưa có người thay thế. Với cách diễn xuất mộc mạc, chân phương, lại là người rất khó tính trong nghề, bởi vậy Út Trà Ôn là một bậc thầy trong diễn xuất: diễn như không diễn.

Trong Tuyệt tình ca, Út Trà Ôn đóng cặp với Sầu nữ Út Bạch Lan. Lớp ca diễn để đời là lớp ông tái ngộ vợ hiền sau nhiều năm xa cách, Út Trà Ôn ca với Út Bạch Lan ba câu vọng cổ, đây là ba câu vọng cổ để đời của đôi nghệ sĩ bậc thầy này. Chỉ với bốn câu nói lối gối đầu để vô vọng cổ cũng đủ để khẳng định đẳng cấp thượng thừa của Út Trà Ôn.

Đó là một tài diễn trong ca, ca trong diễn. Đặc biệt, Út Trà Ôn có biệt tài nói trong ca và ca trong nói, rất cần thiết cho một nghệ sỹ cải lương. Đến hiện tại, chưa thấy có một nghệ sỹ cải lương nào, cả nam lẫn nữ, có được biệt tài như vậy.

Út Trà Ôn nói lối như sau “Tôi đứng đây tưởng chừng như đứng trên bờ sông Mỹ Thuận, lúc mình quay xuồng trở lại với hai con. Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn, con nước lớn lục bình trôi rời rạc”. Chỉ một “chiêu” đó thôi mà biết bao nhiêu thế hệ nghệ sỹ cải lương sau ông chưa ai biểu đạt được đến trình độ như vậy. Khi nghe ông ngâm đoạn này người ta cảm nhận được hình ảnh những đám lục bình đang trôi rời rạc trên sông, cũng giống như nỗi đau xé từng đoạn ruột của hai người yêu nhau khi đưa tiễn.

Út Trà Ôn đã đưa trọn tình cảm và nghệ thuật ca diễn thượng thừa vào lời thoại để nó trở nên truyền cảm một cách thần sầu. Bên cạnh Ông Cò Quận 9, người mộ điệu cũng không thể nào quên hai vai gây khó dễ cho thế hệ sau của Út Trà Ôn là vai Võ Minh Thành trong Đời Cô Lựu và vai Ông Tám Khỏe trong Người ven đô.

Đệ nhất danh ca, vua vọng cổ

Tuy vậy, hễ nhắc đến Út Trà Ôn là người mộ điệu nghĩ ngay đến tài ca vọng cổ. Giọng ca Út Trà Ôn được mến mộ đến mức mà nó làm lu mờ tất cả những vai diễn của ông, để cho người mộ điệu mỗi khi nhắc đến ông là nhắc đến tài ca vọng cổ.

Từ những thập niên 1960, khi hai danh ca nữ Út Bạch Lan và Thanh Hương chập chững vào nghề, thì giọng ca Út Trà Ôn đã làm khuynh đảo làng cổ nhạc. Vào năm 1960, tờ báo Tiếng Dội của ký giả Trần Tấn Quốc, người chủ sự giải thưởng Thanh Tâm danh giá của sân khấu cải lương, đã trưng cầu ý kiến độc giả, và Út Trà Ôn được bầu chọn là “Đệ nhất danh ca” bên cánh nam nghệ sỹ, còn bên cánh nữ là danh ca Thanh Hương.

Cũng trong thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu đã viết bài Tình anh bán chiếu cho Út Trà Ôn ca thu đĩa. Giọng ca Út Trà Ôn đã mở đường cho bài Tình anh bán chiếu trở thành “bài vọng cổ vua”. Từ đó, cái tên Út Trà Ôn bắt đầu gắn với Tình anh bán chiếu. Đây là một cú hít quan trọng cho vọng cổ nhịp 32 bởi trong các bài bản vọng cổ, thì đến hiện tại vọng cổ nhịp 32 vẫn là thịnh hành nhất.

Chính những bài vọng cổ của Viễn Châu qua giọng ca Út Trà Ôn đã góp phần quan trọng cho sự “chiến thắng” của vọng cổ nhịp 32. Và trong rất nhiều bài đó, thì Tình anh bán chiếu phải được xếp hàng đầu, bởi vì không chỉ ngày xưa, mà đến hiện tại, hễ nhắc đến vọng cổ là nhắc đến Tình anh bán chiếu. Ở miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, dù biết hay không biết tài tử-cải lương, thì hầu như ai cũng biết đến bài Tình anh bán chiếu. Đây cũng là một bài quan trọng đưa Viễn Châu-Út Trà Ôn lên cương vị “Vua viết lời vọng cổ” và “Vua ca vọng cổ”.

Út Trà Ôn mất vào năm 2001 với hơn 60 năm đóng góp cho sân khấu cải lương. Thế nhưng, không chỉ có đến lúc ông tạ thế, mà ngay đến hiện tại, đối với người mộ điệu và các nghệ nhân tài tử hay các nghệ sỹ cải lương chuyên nghiệp lẫn các nhà nghiên cứu, danh hiệu “Đệ nhất danh ca” và “Vua ca vọng cổ” vẫn được gắn với giọng ca Út Trà Ôn.

Có phải vì Út Trà Ôn có số lượng đĩa vọng cổ nhiều nhất trong giới nghệ sỹ? Hay vì ông đóng góp nhiều năm cho cải lương nên được thế hệ sau “nể” mà khen ngợi? Câu trả lời thuyết phục nhất đó là do tài năng ca vọng cổ của Út Trà Ôn đã đạt đến một trình độ chưa có ai đạt tới.

Út Trà Ôn có giọng đồng, trầm, mạnh mẽ và rất nam tính. Thế nhưng, chỉ có thiên phú thôi thì chưa đủ để cho Út Trà Ôn đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ca vọng cổ, mà đòi hỏi phải có sự khổ luyện nghiêm túc. Người trong nghề đến hiện tại mỗi khi nhắc về ông thì vẫn không quên chi tiết khi hóa trang cho vai diễn, Út Trà Ôn phải bỏ ra tới hai tiếng đồng hồ để chỉ để … vẽ một bên chân mày. Chỉ vậy thôi cũng thấy sự nghiêm túc với nghề và sự trân trọng khan giả đến mức nào.

Bàn về bộ nhịp, thì ta thấy rằng, Út Trà Ôn có bộ nhịp thuộc hàng “sư phụ của sư phụ”. Nhờ có nhịp nhàng chắc chắn mà Út Trà Ôn có thể triển khai điêu luyện lối ca sắp chữ theo kiểu chẻ nhịp một cách thượng thừa của mình. Út Trà Ôn ca không theo khuôn, mà rải chữ đều ở các câu. Khi nghe Út Trà Ôn ca, người nghe khó biết được ông đã tới nhịp nào, khuôn nào, mà chỉ biết là khi ông xuống song lang thì như đặt khuôn vậy.

Nếu chỉ có bộ nhịp chắc thôi còn chưa đủ để đạt đến trình độ sắp chữ như vậy, mà cần phải có một sự khổ luyện và một cái tâm làm nghề nghiêm túc mới ca được như vậy. Cách sắp nhịp và cách ca của Út Trà Ôn đến hiện tại vẫn chưa có nghệ sỹ nào đạt tới. Thế hệ sau ca theo lối của Út Trà Ôn thành công nhất và có thể duy trì được lối ca này có lẽ là nghệ sỹ Phương Quang, nhưng để đạt được trình độ của “Thầy Út Trà Ôn” thì chưa tới.

Kiểu ca và giọng ca của Út Trà Ôn đã được xếp thành một trường phái ca vọng cổ riêng và luôn được xếp hàng đầu khi có người tìm hiểu về các trường phái ca vọng cổ. Ông được xếp đầu cũng đúng thôi vì trước và sau Út Trà Ôn rõ ràng chưa có giọng ca vọng cổ nào ca thần sầu và trứ danh đến thế.

Cái hồn của bản vọng cổ

Để giải thích cho sự thành công của Út Trà Ôn người ta không thể nào không nhắc tới sự tương đồng đến kỳ lạ giữa giọng ca Út Trà Ôn và với cái hồn của bản vọng cổ. Bản vọng cổ thoát thai từ bài Dạ cổ hoài lang do nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng tác vào khoảng năm 1918-1919. “Dạ cổ“ tức là “tiếng trống đêm khuya”, “hoài lang” tức là “nhớ chồng”. Đây là bài mà ông Sáu Lầu viết trong lúc nhớ thương người vợ trẻ khi hai người bị gia đình bắt phải xa nhau.

Nhạc sỹ Sáu Lầu quê ở vùng nông thôn Bạc Liêu hồi trước, nên bài Dạ cổ hoài lang cũng mang đậm dấu ấn làng quê : nhẹ nhàng, mênh mang, chân phương và trữ tình. Nghe Dạ cổ hoài lang có khác nào đang nghe một điệu hò câu lý của bà con vùng sông nước Cửu Long. Nhà nghiên cứu Sơn Nam nhận định: “Điệu hò đối đáp đã tìm được ở bản Hoài lang một hình thức sang trọng để mà nương náu”.

Nói như vậy thì giá trị của bản Hoài lang là ở chỗ bình dân, gần gũi với điệu hò câu lý, bởi vậy mà nó được người Nam Bộ tiếp đón nồng nhiệt. Từ bản Hoài lang nhịp đôi (có hai nhịp), dần dần, qua sự đóng góp của nhiều thế hệ, bản Hoài lang phát triển lên thành nhịp Tư, nhịp Tám, nhịp 16, nhịp 32, nhịp 64 rồi nhịp 128. Cái tên Dạ cổ hoài lang sau được đổi thành Vọng cổ Hoài Lang, Vọng cổ Bạc Liêu, rồi sau là Vọng cổ.

Bản vọng cổ dù xuất thân bình dân nhưng có tính bác học, bởi vì không phải muốn ca thế nào thì ca mà phải ca cho đúng nhịp, đúng cái tinh thần của bài ca. Tuy nhiên, người ca không phải lúc nào cũng bị ràng buộc theo khuôn.

Trong bản vọng cổ, có một số chỗ ở cuối câu người ca bắt buộc phải giữ đúng nhịp, còn lại trong lòng bản thì người ca được tự do sáng tạo : sắp chữ, ca nhanh, ca chậm, ca dồn … Chính nhờ có sự tự do này, mà người ca có điều kiện thể hiện cái riêng của mình. Có người ca đúng theo khuôn bốn nhịp, có người ca tự do trong lòng bản miễn sau giữ được nhịp ở cuối câu.

Vọng cổ xuất thân bình dân nên đương nhiên cái hồn của nó là chân phương. Thế nhưng, người ca tùy theo giọng ca, cách ca mà thêm thắt, lạng bẻ, vuốt chữ, ca trầm ca bổng… để tô điểm thêm màu sắc cho bài ca. Thế nhưng, sự điểm tô không được quá đà, mà phải làm sao đảm bảo được cái hồn chân phương của vọng cổ.

Tức là, ca vọng cổ thì phải “chân phương hoa lá”. Điều đó hoàn toàn tương thích với bản tính người Nam Bộ. Người miền sông nước Cửu Long vốn bình dân, xuề xòa, thích phóng túng tự do, rất lãng mạn, nhưng luôn coi trọng sự chân thành và nặng tình nặng nghĩa. Tức là người miền Nam cũng có cải bản tính “chân phương hoa lá” như bài vọng cổ vậy.

Giọng ca Út Trà Ôn tương thích hoàn toàn với yêu cầu của bản vọng cổ. Út Trà Ôn ca chân phương, mùi mẫn, hùng tráng, âm vực rộng, không ngân mà thường "hơ" đúng chất đờn ca tài tử. Cách phân nhịp độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Nghe Út Trà Ôn ca người nghe không cần nhìn ông diễn cũng có thể cảm nhận được rõ ràng sắc thái tình cảm mà người viết gửi gắm, người nghe không còn chú ý đến nhịp nhàng tới câu mấy nữa, mà bị ru hồn bởi nội dung bài hát mà ông “tự sự” và bởi kỹ thuật ca điêu luyện, cách xếp chữ và ca chẻ nhịp độc nhất vô nhị.

Vua soạn lời vọng cổ Viễn Châu nhận xét về giọng ca Út Trà Ôn như sau: “Cách rèn giọng của anh được người trong nghề kính phục vì biết tạo âm vực đủ để khi phát âm được tròn vành rõ chữ. Anh còn có khiếu sắp văn chẻ nhịp …. Nếu lắng nghe Út Trà Ôn ca và có óc phân tích, bạn sẽ nhận biết ngay thế mạnh của anh trong câu vọng cổ là chữ “hơ” điêu luyện và dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã chất chứa sự giàu có của làn hơi”.

Nếu nhắc đến Vọng Cổ lập tức người yêu thích hay không yêu thích cổ nhạc đều nghĩ ngay đến bài Tình anh bán chiếu, mà hễ nhắc đến Tình anh bán chiếu thì lập tức nghĩ đến Út Trà Ôn và Viễn Châu. Tên tuổi Út Trà Ôn trước khi đến với bài Tình anh bán chiếu cũng đã có tiếng rồi, thế nhưng với bài Tình anh bán chiếu thâu ở hãng đĩa Hồng Hoa, giọng ca Út Trà Ôn đã thật sự làm chấn động làng cổ nhạc, và bài ca này đã làm bất tử tên tuổi của ông.

Ngoài Tình anh bán chiếu, Út Trà Ôn còn để đời vô số bài vọng cổ khác, có thể kể ra một số sau đây: Sầu vương biên ải, Tôn Tẩn giả điên, Trụ Vương thiêu mình, Gánh nước đêm trăng, Ông lão chèo đò, Gánh chè khuya, Tình người phu xe, Kiều Phong A Tỷ … Đây là những bài ca mà Út Trà Ôn đã để lại cái bóng quá lớn cho thế hệ sau.

Mấy năm gần đây, nữ nghệ sỹ Diệu Hiền nổi danh với vài Trụ Vương thiêu mình của soạn giả Viễn Châu. Thế nhưng, mỗi khi bắt đầu ca, nghệ sỹ Diệu Hiền đều bộc bạch cùng khán giả rằng: “Đây là bài ca mà sư phụ Út Trà Ôn đã thể hiện thành công hồi hơn 40 năm về trước”. Đó là sự tri ân của thế hệ học trò đối với “sư phụ” Út Trà Ôn, cũng cho thấy dấu ấn quá lớn của Út Trà Ôn trong lòng thế hệ sau.

Cái gien ca vọng cổ của Út Trà Ôn đã được truyền lại cho người con gái út của ông, ca sỹ Bích Phượng. Đúng với câu “cha nào con nấy”, nếu Út Trà Ôn thống lĩnh bên lĩnh vực vọng cổ, thì Bích Phượng hiện cũng là bậc thầy về dân ca Nam Bộ. Bích Phượng ca vọng cổ cũng rất hay: giọng ca ngọt ngào đậm chất Nam Bộ, cách phân nhịp và điều hơi rất giống Út Trà Ôn. Bích Phượng tâm sự là do mê giọng ca của ba mình từ lúc nhỏ, nên nó thắm vào người lúc nào cũng không hay.

Giữ gìn nét chân phương của vọng cổ

Út Trà Ôn đã thành danh hơn 70 năm, nhưng giọng ca và cách ca của ông vẫn thống trị làng vọng cổ. Đó là một giọng ca chuẩn mực nhất thể hiện được trọn vẹn tính “chân phương hoa lá” của bản vọng cổ. Giọng ca Út Trà Ôn là một lời khẳng định thuyết phục nhất cho tính cần thiết phải lấy chân phương làm gốc trong bản vọng cổ.

Nói một cách cụ thể hơn, đó là phải thể hiện cái hoa lá trên nền tảng của chân phương. Ngày nay, có một số nghệ sỹ cải lương, hoặc do mới vào nghề còn trẻ tuổi nên thích khoe giọng, hoặc do đã có thâm niên nghề nghiệp và có danh hiệu này nọ, nên muốn phô trương tài năng, do đó khi ca vọng cổ đã thể hiện quá điệu đà, làm mất đi cài hồn của bản vọng cổ.

Nói như vậy không có nghĩa là người nghệ sỹ chỉ chăm chăm vào cái tính chân phương mà bỏ đi phần hoa lá, mà phải biết dung hòa thế nào cho vừa phải, cho phù hợp, tức đảm bảo được cả chân phương và hoa lá, và lấy chân phương làm nền tảng. Để tóm lược về cái hồn cần thể hiện của bài vọng cổ, xin dẫn lời của nhà nghiên cứu Sơn Nam như sau :

“Bản vọng cổ Bạc Liêu như bức chân dung không bao giờ vẽ xong. Nó giống như bức tranh tố nữ chỉ có đôi mắt u buồn là rõ rệt; mái tóc, làn môi, nếp áo thì để chìm trong sương khói, mặc cho ai thêm bớt tô điểm thế nào cũng được”. Người nghệ sỹ giống như là họa sỹ đứng trước bức tranh tố nữ đó, nên có quyền thêm thắt tô điểm, nhưng đừng quên rằng đó là bức tranh tố nữ, nên mọi sự thêm thắt phải làm sao cho bức tranh vẫn còn là tranh tố nữ chứ không biến dạng thành một cái gì khác!

Nguồn: RFI/ Lê Phước

Saturday, May 30, 2020

Tứ Quí - Lệ Thu Khánh Ly Sĩ Phú Duy Quang - Thúy Anh CD30




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Yêu Một Ngày, Nhớ Một Đời - Tú Phương 2 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Nghĩa Mẹ Tình Cha Bao La Biển Trời - Thanh Lâm Saxophone




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Thương Nhớ Một Mình - Tiếng hát Thái Châu - Mimosa 11 - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Hạnh Phúc Ta Hạnh Phúc Người - Tình khúc Trầm Tử Thiêng - Diễm Xưa CD161




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Yêu Dấu Khôn Nguôi - Ngọc Lan - Mây Productions CD




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Cảnh đẹp hoang dã của tiểu bang Idaho, Hoa Kỳ


Hoa Kỳ hiện có 50 tiểu bang

Vào năm 1853 khi Oregon là một địa phận riêng biệt, nhưng Idaho là địa phận trực thuộc Washington. Sau khi Oregon gia nhập Liên Bang Hoa Kỳ (1859), thì dân số của Idaho tăng lên rõ rệt vào năm 1860 với lý do là đào vàng. Đến năm 1863, Idaho là địa phận riêng biệt. Idaho này được mệnh danh là viên ngọc quý (Gem State).

Mãi gần 30 năm sau, Idaho là tiểu bang thứ 43 sát nhập Liên Bang Hoa Kỳ vào ngày 3/7/1890.

Ngày nay, Idaho có dân số khoảng 1.8 triệu, sống trên diện tích rất rộng, trung bình khoảng 21 người trên 1 dặm vuông(mile^2). Hầu hết đất đai nơi đây vẫn chưa được khai phá, nó đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính phủ Liên Bang (US Forest). Idaho nối tiếng về khoai tây.

Mời quý khách xem vài tấm ảnh đẹp của Idaho . (Nora ghi chú lời Việt)


Cảnh thiên nhiên trong công viên quốc gia Sawtooth

Trên núi Răng Cưa - Sawtooth Mountain

Mùa đông ở thị trấn Wallace, nơi đây từng là một thời dân tứ xứ đổ về đào mỏ bạc

Tòa Thị Chính (Capitol) ở thành phố Boise, thủ đô của Idaho, nơi đây có dân số khoảng 230 ngàn

Dễ thương

Lung linh giữa đêm đông

Canyon ở Owyhee

Bên bờ hồ Coeur d'Alene, đây là một trong những nơi du khách thích viếng

Chợ trời ở vùng Coeur d'Alene

Hồ Coeur d'Alene

Thi bơi trogn hồ Coeur d'Alene

Sawtooth Mountain

Cắt cỏ. Tấm hình rất đặc biệt có motion vòng trong đó(tricks your eyes)

Thác nước Shoshone gần Twin Falls

Chiếc cầu Perrine bắt ngang qua giòng sông Rắn - Snake River ở phố huyện Twin Falls

Ngôi nhà thờ bên giòng sông Snake River (làm sao mấy con vịt Canada không bị trượt chân té nhỉ :))

Những cánh đồng bát ngát

Thung lũng mùa đông mang tên Nắng - Sun Valley

Trên miệng núi lửa Spatter Cones phun cách đây vài ngàn năm. Nham thạch nơi đây đã đổi sang màu đất , cây cỏ có thể mọc được

Loài chim ospre.

Nai

Moose

Ngựa hoang

Giòng sông Salmon - Salmon River chảy trong địa phận công viên quốc gia Sawtooth

Bruneau Canyon

Chợ trời trên đường phố ở thủ đô Boise

Đường lên đỉnh núi Schweitzer Mountain

Khói trắng cuộn tròn bên chân trời là do đám cháy từ bên tây thổi qua


Nguồn: AP, Shutterstock, Ghetty Images

Mời bạn xem thêm 👉  Cảnh Ðẹp Của Các Tiểu Bang Ở Hoa Kỳ 👈 

Friday, May 29, 2020

Hoa Có Vàng Nơi Ấy - Quang Dũng - Cassette



Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Vua Tao Đàn Thanh Hải


Vua viết lời Vọng cổ Viễn Châu (1924 – 2016) và Vua Tao đàn Thanh Hải (1938 - 16/9/2014)


Xin mời quý khách nghe audio

Trong làng sân khấu cải lương hồi trước, báo chí và người hâm mộ thường tặng danh xưng ông hoàng bà chúa cho một số nghệ sỹ tài danh. Riêng bên cánh nam nghệ sỹ, nhắc đến những vương vị đó thì có : Vua vọng cổ Út Trà Ôn, Vua Xàng xê Minh Chí, Hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài…và cũng không thể không nhắc đến một giọng ca độc đáo của sân khấu cải lương là “Vua Tao Đàn” Thanh Hải.

Nghệ sỹ Thanh Hải tên thật là Hồ Văn Xia, sinh năm 1933, tại Dĩ An, Bình Dương. Thân phụ của Thanh Hải là võ sư Sáu Kỳ, từng hoạt động chống Pháp và bị Pháp thủ tiêu mất xác khi Thanh Hải vừa lên tám tuổi. Tuy nhiên, Thanh Hải vẫn tiếp tục theo học và lấy được bằng Trung học đệ nhất cấp.

Thời đó ở làng quê mà có bằng Trung học đệ nhất cấp lại giỏi chữ Pháp thì cũng kể là học cao và có nhiều cơ hội nghề nghiệp rồi. Bởi vậy, Thanh Hải đã được tuyển vào làm nhân viên kỹ thuật trong nông trường cao su ở Bình Dương (tỉnh Sông Bé cũ).

Công việc thì không mấy vất vả, nhưng đổi lại giữa rừng cao su bạt ngàn nên vắng vẻ và buồn bã. Và cũng chính cái vắng vẻ và buồn bã đó đã đưa Thanh Hải đến với cải lương.

Số là, những lúc nhàn rỗi, Thanh Hải có một chiếc radio để giải khuây. Trên sóng đài phát thanh, Thanh Hải bắt đầu khám phá và thần tượng Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, một giọng ca mà trong thập niên 1950 đã quá lẫy lừng. Có lẽ vì thế, mà sau này, giọng ca Thanh Hải chịu ảnh hưởng rất nhiều của « Sư phụ » Út Trà Ôn.

Một kép chánh hàng đầu

Niềm đam mê cải lương trong Thanh Hải ngày một lớn. Rồi năm 24 tuổi, Thanh Hải quyết tâm theo gánh hát.

Khoảng năm 1958, Thanh Hải hát cho đoàn Kim Hoàng-Như Mai. Ở Pháp, chúng tôi thường được nghe nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Liên và lão nhạc sĩ cổ nhạc Minh Thanh, những người từng hát ở Kim Hoàng-Như Mai với Thanh Hải hồi đó, nhắc về giọng ca của ông suốt.

Sau đó, Thanh Hải được soạn giả Điền Long là người cùng quê giới thiệu về đoàn Hữu Chí. Rồi Thanh Hải về đóng kép chánh cho đoàn Ánh Sáng của ông bầu Năm Tập.

Tài năng của Thanh Hải bắt đầu lan nhanh và ông Năm Tập quyết định đưa đoàn Ánh Sáng về thi thố với các đại bang cải lương ở Sài Gòn. Giọng ca Thanh Hải bắt đầu chinh phục Sài Thành và đoàn Ánh Sáng đã thắng lớn về doanh thu.

Từ đó, các đại bang bắt đầu chú ý đến Thanh Hải. Cuối năm 1959, đoàn Thủ Đô khai trương và đã mời Thanh Hải về cộng tác. Ở đoàn Thủ Đô, Thanh Hải đóng kép nhì bên cạnh thần tượng là Út Trà Ôn.

Vận may của Thanh Hải lại đến khi bầu của đoàn Thủ Đô là ông Ba Bản lập hãng đĩa Hoành Sơn, và dĩ nhiên giọng ca Thanh Hải được ưu tiên thu âm, và đó cũng là một phương tiện hữu hiệu giúp cho cái tên Thanh Hải được lan rộng hơn trong công chúng. Các hãng đĩa lớn khác cũng bắt đầu mời Thanh Hải thu âm. Nhờ thế mà người mộ điệu hiện tại còn được thưởng thức giọng ca Thanh Hải trong nhiều kiệt tác vọng cổ.

Rồi vào khoảng năm 1961, Thanh Hải về hát cho đoàn Kim Chưởng, một đại bang cải lương được mệnh danh là “Đệ nhất anh hùng lưu diễn” lúc bấy giờ, được điều hành bởi bà bầu-nghệ sĩ Kim Chưởng, một bà bầu thuộc hàng số một của sân khấu cải lương.

Ở đoàn Thủ Đô và Kim Chưởng, tên tuổi Thanh Hải để đời với nhiều vở tuồng nổi tiếng. Tên tuổi liên danh đào kép chánh Ngọc Hương-Thanh Hải trở nên vang dội. Đến hiện tại, hễ nhắc đến Ngọc Hương thì người mộ điệu nghĩ ngay đến Thanh Hải, mà hễ nhắc đến Thanh Hải là phải nghĩ trước hết đến Ngọc Hương.

Vào khoảng năm 1964, Thanh Hải đầu quân cho đại bang Kim Chung cùng hát với các nghệ sĩ tài danh như Lệ Thủy, Diệu Hiền…

Thanh Hải cũng một thời làm bầu gánh. Đó là vào năm 1970, Thanh Hải đã liên kết với danh hài Văn Hường lập gánh hát Thanh Hải-Văn Hường.

Sau năm 1975, Thanh Hải vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật khi tham gia biểu diễn cho nhiều đoàn khác nhau ở tỉnh và Sài Gòn. Đến năm 1988, dường như Thanh Hải bắt đầu ngừng đi diễn.

Rồi năm 2006, khi liên danh Lệ Thủy-Minh Vương đứng ra lập sân khấu vàng để tái diễn những vở tuồng kinh điển với những gương mặt nghệ sĩ thế hệ vàng, thì người ta thấy Thanh Hải tái ngộ khán giả cùng nữ nghệ sĩ Ngọc Hương với những trích đoạn gắn liền với tên tuổi hai người.

Mấy mươi năm đi hát, Thanh Hải đã ghi đậm dấu ấn trong lòng người mộ điệu trong rất nhiều tuồng cải lương hay, có thể kể một số như: Hai Chiều Ly Biệt, Nắng Chiều Trên Sông Dịch, Nửa Bản Tình Ca, Lưới Tình, Manh Áo Quê Nghèo, Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan, Đào Hoa Khách Tuyệt Tình Nương…

Đặc biệt trong vở Lưới Tình, trong vai trò kép chánh Quách Tĩnh, Thanh Hải đã được trao Huy chương vàng xuất sắc giải Thanh Tâm vào năm 1967.

Giải Thanh Tâm là một giải thưởng danh giá nhất của sân khấu cải lương, được nhà báo Trần Tấn Quốc chủ trì tổ chức từ năm 1958 đến năm 1967, và chỉ có 6 nghệ sĩ vinh dự được nhận Huy chương vàng xuất sắc là: Thanh Nga, Thành Được, Bạch Tuyết, Hữu Phước, Ngọc Giàu và Thanh Hải.

Ta thấy, đối với giải Triển vọng Thanh Tâm, thì có những nghệ sĩ sau khi đoạt giải mà có lẽ do không được Tổ đãi nên tiếng vang và sự nghiệp cũng không tiến triển lắm. Nhưng đối với 6 cái tên nhận giải xuất sắc nói trên thì tất cả đều đã thành công vang dội.

Vua ngâm tao đàn

Tuy nhiên, khi nhắc đến Thanh Hải thì người mộ điệu nghĩ ngay đến giọng ca chứ không phải các vai tuồng.

Thanh Hải đã thu âm với hầu hết các hãng đĩa hàng đầu trên thị trường cổ nhạc lúc bấy giờ, như Tứ Hải, Việt Hải, Hồng Hoa, Asia, Việt Nam… và để đời vô số bài vọng cổ thuộc hàng tuyệt tác như: Tống tửu Đơn Hùng Tín, Chén cơm cúng mẹ, Gánh bưởi Biên Hòa, Hán Đế Biệt Chiêu Quân, Ly Biệt, Tiếng chuông thức tỉnh…

Có lẽ Thanh Hải có một giọng ca quá đặc sắc, và đặc sắc đến mức đã che mờ các vai diễn của ông, dù rằng ông cũng là một tay diễn lão làng.

Như đã nói, chính giọng ca Út Trà Ôn đã “lôi kéo” Thanh Hải đến với cải lương. Bởi vậy, giọng ca Thanh Hải trước sau vẫn thuộc trường phái Út Trà Ôn, tức là ca thiên về tính chân phương.

Cần phải thừa nhận một thực tế rằng, vọng cổ mang tính bác học nhưng lại có xuất thân bình dân, nên cái hồn của vọng cổ chính là nét chân phương bình dị, không điệu đà kiểu vẻ. Ai giữ được cái hồn của vọng cổ thì tự nhiên sẽ vững vàng vị trí trong con tim người mộ điệu. Đó là lí do tại sao dù đã xuất hiện biết bao giọng ca thiên về hoa lá nổi danh như cồn mà cái vương vị Vua Vọng Cổ vẫn luôn thuộc về Út Trà Ôn.

Thanh Hải có giọng đồng và giọng ca có âm vực rộng như Út Trà Ôn. Cách sắp chữ của Thanh Hải cũng rất giống Út Trà Ôn: sắp chữ rất đều ở các khuôn và rất chuẩn về ý nghĩa câu từ.

Một điểm giống nữa giữa giọng ca Thanh Hải và Út Trà Ôn đó là giọng ca rất có thần, tức chất chứa được tâm tình của nhân vật cần thể hiện, mà người ta chỉ cần nghe thôi chứ không cần nhìn mặt cũng cảm được đầy đủ tâm trạng của nhân vật. Nói cách khác đó là giọng ca có chiều sâu tình cảm. Đây là một điều nói thì dễ nhưng thực tế thì không có nhiều nghệ sĩ đạt được, nhất là thế hệ nghệ sĩ trẻ ngày nay thì càng hiếm.

Tuy chịu ảnh hưởng của bậc tiền bối Út Trà Ôn, nhưng giọng ca Thanh Hải đã tạo được nét riêng. Ta thấy giọng Thanh Hải hơi « nhẹ » hơn giọng Út Trà Ôn. Thanh Hải cũng có cách vuốt chữ « nhẹ » và « mỏng » hơn Út Trà Ôn.

Tuy nhiên, dấu ấn đậm nhất của Thanh Hải đó là lối ngâm thơ tao đàn độc đáo của ông, lối ngâm đã đưa ông đến với vương vị “Vua Tao Đàn”.

Hai chữ “tao đàn” có thể hiểu đơn giản là “Câu lạc bộ của những tao nhân mặc khách”. Tức của các nhà thơ nói chung.

Trong lịch sử Việt Nam, ta thấy hồi cuối thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông của nhà Hậu Lê đã lập một hội thơ gọi là Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú. “Nhị thập bát Tú” tức 28 vì sao sáng, bởi vì tương truyền hội này qui tụ 28 vị trí giả mà đứng đầu là Lê Thánh Tôn gọi là “Nguyên Súy”.

Đến gần giữa thế kỉ 18, thì Mạc Thiên Tứ cũng là «Nguyên súy » của một hội thơ ở đất Hà Tiên mang tên Tao Đàn Chiêu Anh Các.

Đến thế kỷ 19, ta thấy ở vùng Gia Định cũng xuất hiện hai Tao Đàn lớn do các nhà nho cùng nhau lập nên, đó là Bình Dương Thi Xã và Bạch Mai Thi Xã. Đó là nơi các nhà thơ gặp nhau để cùng xướng họa.

Rồi đến năm 1954, sau hiệp định Genève phân chia hai miền Nam-Bắc ở vĩ tuyến 17, thì trên sóng của Đài phát thanh Sài Gòn xuất hiện một chương trình thi ca mang tên “Ngâm thơ Tao Đàn”. Đây là một chương trình giới thiệu thi ca Việt Nam có xướng ngâm minh họa. Những giọng ngâm nổi tiếng lúc bấy giờ có Hồ Điệp, Hoàng Oanh. Và chính giọng ngâm của Hồ Điệp đã đưa Thanh Hải đến với lối ngâm tao đàn trong cải lương.

Cách ngâm thơ của người Việt rất độc đáo, không đọc bình thường hoặc trang trọng, mà ngâm như hát vậy. Miền Bắc thì có cách ngâm của miền Bắc, miền Trung thì có cách ngâm của miền Trung. Miền Nam cũng vậy, ở vùng đất này có lẽ nổi nhất là hai loại ngâm thơ: ngâm thơ Vân Tiên và Ngâm thơ Tao đàn.

Ngâm thơ Vân Tiên thường áp dụng cho loại thơ lục bát vì truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu thuộc thể thơ lục bát.

Trong làng cải lương, ngâm thơ Vân Tiên hay nhất có lẽ là Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn. Giọng Út Trà Ôn rặt Nam Bộ lại rất chân phương, âm vực rộng, làn hơi mạnh, giọng đồng ấm áp, bởi vậy nghe Út Trà Ôn ngâm thơ theo lối Vân Tiên thì không mê cũng phải mê.

Nếu Út Trà Ôn là “Vua ngâm thơ Vân Tiên”, thì Thanh Hải là « Vua ngâm thơ Tao Đàn ».

Ngâm thơ theo lối Tao Đàn thì ngâm như hát nói vậy. Đây là một lối ngâm có vẻ tự do, nhưng nghe rất hay, rất mượt mà và trữ tình. Người ngâm cần có giọng có chiều sâu tình cảm và âm vực rộng để ngân nga trải dài làn hơi theo câu thơ. Và giọng của Thanh Hải đã hội đủ những yếu tố cần thiết đó.

Tuy nhiên có giọng trời ban còn chưa đủ. Mà Thanh Hải đã phải bỏ công khổ luyện. Số là Thanh Hải thích giọng ngâm Tao Đàn của nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, nên ông đã nghiên cứu và « luyện » ngâm Tao Đàn. Sau đó, Thanh Hải đã đã mạnh dạn đưa lối ngâm Tao Đàn vào sân khấu cải lương qua các vai tuồng và các bài vọng cổ mà ông thể hiện.

Cách ngâm Tao Đàn của Thanh Hải cũng đã chi phối cách nối lối của ông trong những bài vọng cổ. Thanh Hải nói lối rất trữ tình và rất có tính thơ.

Tuy là học theo lối ngâm Tao Đàn của Hồ Điệp, nhưng cách ngâm của Thanh Hải rất riêng, dù là Tao Đàn nhưng không giống như các giọng ngâm tao đàn lừng danh như Hồ Điệp hay Hoàng Oanh, bởi vì ngâm Tao Đàn của Thanh Hải là ngâm tao đàn trên sân khấu cải lương. Thanh Hải có cách vuốt chữ ấm và nhẹ, mỏng làm cho cách ngâm Tao Đàn của ông trở nên rất đẹp và rất cải lương. Có lẽ vì thế mà các soạn giả thời đó đã thi nhau đưa tối đa những câu thơ có thể ngâm theo lối Tao Đàn vào những vở tuồng hoặc bài vọng cổ cho Thanh Hải thể hiện theo kiểu đo ni đóng giày.

Trong làng cải lương, không phải các nghệ sĩ khác ngâm tao đàn không hay, nhưng để đạt được độ thẩm thấu như giọng ngâm của Thanh Hải thì đến hiện tại quả thật chưa thấy có ai.

Cũng giống như hầu hết nghệ sĩ thế hệ vàng, Thanh Hải xuất thân hàn vi, bôn ba kiếm sống. Chính sự từng trải trên đường đời đã cho Thanh Hải những kinh nghiệm thực tế, và ông đã đưa được những sắc thái tình cảm có từ thực tế đó vào giọng ca và vai diễn. Tức là ca diễn bằng trải nghiệm thực tế chứ không phải chỉ dựa trên lí thuyết. Cách ca diễn trải nghiệm thực tế này đang rất thiếu ở thế hệ nghệ sĩ trẻ hiện tại bởi thế mà lời ca và vai diễn của họ hình như thiếu chiều sâu.

Sự thành công của giọng ca Thanh Hải cũng là một minh chứng cho tính cần thiết của sự khổ luyện ở người nghệ sĩ để tạo ra cái riêng, cái độc đáo cho mình trên cơ sở học hỏi người đi trước. Cách ca của Thanh Hải nằm trong trường phái Út Trà Ôn mà rất khác giọng ca Út Trà Ôn. Cách ngâm Tao Đàn của Thanh Hải được thành công đến như vậy thì rõ ràng ngoài giọng trời phú ra, phần quyết định thuộc về sự khổ luyện. Điểm này thì hình như cũng đang rất thiếu ở thế hệ nghệ sĩ trẻ hiện tại.

Giọng ca Thanh Hải chân phương, bình dị, có chiều sâu nội tâm. Sự thành công của giọng ca Thanh Hải một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải giữ cái hồn chân phương và bình dị của bản vọng cổ. Thế hệ nghệ sĩ cải lương trẻ hiện tại dường như đa phần quá chăm chút về kỹ thuật ca, tức chỉ lo phát âm cho chuẩn, cho rõ từng chữ một, cho đúng chính tả, mà xem nhẹ phần cốt yếu của bản vọng cổ là phải chân phương nhưng đậm đà tình cảm. Vì thế, giọng ca của họ nghe thì đầy đủ bài bản, nào là tròn vành rõ chữ, nào là phát âm đúng chính tả, nhưng lại thiếu chiều sâu nội tâm, thiếu cái hồn vọng cổ.

Ngày 16/9/2014 vừa qua, giọng ca Thanh Hải đã ngừng vĩnh viễn. Sân khấu cải lương đã mất đi một trong những giọng ca thuộc hàng lão làng và trụ cột. Đến hiện tại chưa thấy có ai kế thừa được giọng ca Thanh Hải, và trong tương lai thì có lẽ khó tìm được một giọng ca như vậy.

Hòa trong niềm tiếc thương của những người mộ điệu, chương trình đờn ca tài tử định kỳ tháng 10 vừa qua do Hội bảo tồn cải lương Về Nguồn của nhóm nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân tổ chức tại Paris đã dành một thời lượng đáng kể tưởng nhớ về giọng ca Thanh Hải. Cả khán phòng đã dường như ngừng thở khi ban tổ chức cho phát giọng ca Thanh Hải trong bài vọng cổ trứ danh Tần Quỳnh Khóc Bạn của soạn giả Viễn Châu.

Vĩnh biệt Thanh Hải, vĩnh biệt một trong những giọng ca đặc sắc nhất của làng cổ nhạc miền Nam, vĩnh biệt ông « Vua Tao Đàn » chưa có người thừa kế của « Vương quốc » Cải lương !

NguỒn: RFI/Lê Phước

Con đường đến âm nhạc của ca sĩ Hồ Hoàng Yến




Xin mời quý khách nghe cuộc trò chuyện giữa Hồ Hoàng Yến và Đức Bình (RFI)

Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tuấn Đạt Ngọc Lan Hương Lan - Tùng Giang Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)