Thursday, March 29, 2018

Đỉnh Sầu Tương Tư - Tình Ca Quê Hương 1 - Reel




Mặt A


Mặt B

(sưu tầm từ internet)

Con Đường Tơ Lụa ngày xưa (phần 2)

Xem lại => Con Đường Tơ Lụa ngày xưa (phần 1)


Một cô gái người Duy Ngô Nhĩ đang bước trong thành phố cổ Kashgar, Tân Cương . Ảnh Getty 30/4/2014

Một ngôi chùa của người Hoa Lục trên đất Kashgar, Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ . Ảnh Reuters 23/3/2017
Phía bắc của Con Đường Tơ Lụa xưa được băng ngang qua phía nam của nước Kazakhstan . Xa xa là trạm theo dõi thu thập "khí tượng" của Liên Sô nằm ở độ cao 2500 mét so với mặt nước biển , trạm này cách kinh thành xưa Almaty của Kazakhstan khoảng 90 km về hướng đông . Chiếc lều trắng là của một bộ tộc du mục người Kazakhstan . Ảnh Reuters 1/8/2013


Thành phố Almaty của Kazakhstan được dãy núi Thiên Sơn bao bọc . Hoa thuốc phiện mọc đầy nơi đây . Ảnh Reuters 14/5/2015

Tại thành phố Almaty của Kazakhstan , bức tượng Ghi Công khắc nhớ công ơn chiến binh (Vicotory Day)trong Đệ Nhị Thế Chiến . Ảnh Reuters 9/5/2013

Những đồi cát biết hát gần thành phố Almaty của Kazakhstan . Đây là một phần trong Con Đường Tơ Lụa xưa. Ảnh Reuters 12/5/2016


Đỉnh núi Tupopdan , phía bắc của thung lũng Hunza, Pakistan . Đây là một trong đoạn đuờng của Con Đuờng Tơ Lụa ngày xưa nối giữa Tân Cương và Wakhan của A Phú Hãn. Ảnh Shahid Mehmood 28/7/2015.


Trong hình là người đàn ông A Phú Hãn bên hồ Band-e-Amir, gần huyện Bamiyan . Con Đường Tơ Lụa đi ngang qua huyện Bamiyan kéo dài 100 cây số từ bờ hồ cho đến trung tâm của nước A Phú hãn . Bamiyan là giao lộ của Đông và Tây, nơi mà các giao dịch thương mại của Trung Quốc và Trung Đông được chuyển qua. Những người Huna đã chọn nơi này làm kinh đô vào thế kỷ thứ 5. Bamiyan nổi tiếng nhờ phố cổ, nơi có các bức tượng Phật khổng lồ đã được chạm khắc vào núi đá gần 1000 năm trước đây. Nhờ các bức tượng Phật khắc trong đá, Bamiyan là một trong những nơi được nhiều người đến thăm nhất ở Afghanistan. Ảnh Getty 5/6/2016


Thành phố cổ xưa Shahr-e Zuhak của Bamiyan, A Phú Hãn còn được gọi là Thành phố Đỏ , ngày xưa rất sầm uất , nhưng ngày nay thành hoang phế. Ảnh Getty 20/72012
Thành phố Shahr-e Gholghola được lập thành vào vào thời rất xưa . Vào thế kỷ thứ XIII, Thành Cát Tư Hãn (vua Mông Cổ) đã chiếm thành phố này , biến nó thành nơi luyện binh và là nơi trấn thủ của quân để tiến đánh về châu Âu. Con Đường Tơ Lụa xưa đi ngang qua nơi này . Ảnh Getty 7/8/2017

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc trong vách núi tại thành phố Bamiyan . Ảnh Getty chụp vào ngày 7/6/2015 . Con Đường Tơ Lụa cổ xưa đi ngang qua nơi này .

 Trong hình là ảnh chiếu từ máy lên vách núi chớ không phải là tượng Phật . Vì vào năm 2001 , phiến quân Taliban dưới sự cầm đầu của Bin Laden , họ đã cho thuốc nổ làm nổ tung hai tượng Phật lớn nhất trong vùng này , hai bức tượng khắc trong núi này đã hơn hai ngàn năm về truơc; . Ngày nay , các nhà khảo cổ, sử gia, kiến trúc sư , etc ... trên thế giới , đang họp với nhau để xây lại Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với cùng kích thước, hình dáng , etc. (a replica) và sẽ đặt vào vị trí cũ .

Xem thêm video ở đây => TO BE POSTED

Đây là thành phố Mazar-i-Sharif của huyện Balkh . Mazar-i-Sharif là một trong những thành phố cổ xưa nhất của A Phú Hãn . Ngày xưa người dân sống dọc theo Con Đường Tơ Lụa này . Huyện Balkh điêu tàn hoang phế từ khi Thành Cát Tư Hãn đến xâm chiếm . Và ngày nay Mazar-i-Sharif là một trong những điểm du lịch hấp dẫn khách nhiều nhất. Ảnh AFP 27/3/2012

Người đàn bà trong ảnh đang lấy ổ kén của tằm từ những cây dâu dại (mulberry) . Con Đường Tơ Lụa cổ xưa băng ngang qua vùng Herat Zandajan của A Phú Hãn , vùng này nổi tiếng trên thế giới là dùng dệt thảm bằng lụa . Thảm của A Phú Hãn thuộc hạng tốt nhất trên thế giới .

 Người A Phú Hãn biết dệt thảm bằng lụa từ mấy ngàn năm về trước . Vào những thế kỷ gần đây , A Phú Hãn có khoảng 6 triệu người dệt thảm để xuất khẩu ra thế giới , nhưng cho đến ngày nay năm 2014 chỉ còn khoảng 42 ngàn người biết trồng dâu nuôi tằm , lấy kén , lấy sợi, và dệt thảm . Ảnh AFP 22/5/2014


Tại vùng Herat Zandajan của A Phú Hãn, một đứa bé đang kéo sợi lụa để hong khô . Ảnh AFP 1/6/2014

Cảnh Zandajan của A Phú Hãn nhìn từ trên cao . Ảnh Corbis
Một người cha dạy con cưỡi ngựa khi còn rất bé. Con Đường Tơ Lụa cổ xưa băng ngang qua vùng Osh của nước Kyrgyzstan . Vùng này có địa thế cao 2500 mét so với mặt nước biển , nó cách thủ đô Bishkek khoảng 200 km . Ảnh AFP 7/8/2013

Thành phố Osh của Kyrgyzstan là một trong những nơi buôn bán chính trên Con Đường Tơ Lụa thuở xưa . Ngày nay Osh vẫn còn là thành phố lớn chỉ đứng thứ hai sau thủ đô Bishkek . . Ảnh AFP 26/3/2016

Một cây cổ thụ truớc một viện bảo tàng trong thành phố Bukhara của nước Uzbekistan . Con Đường Tơ Lụa xưa được băng ngang qua nơi đây . Ảnh Reuters 28/11/2007


Thành phố cổ xưa Bukhara của nước Uzbekistan nhìn từ trên cao . Ảnh Wikipedia
Merv thuộc nước Turkmenistan. Đây là một vùng đất bến cảng rất phì nhiêu sau khi vượt qua hàng vạn dặm trên sa mạc , núi đá trên Con Đường Tơ Lụa cổ xưa . Trong ảnh là những tòa nhà cổ xưa được xây theo lối kiến trúc như những pháo đài . Merv ngày nay hoang phế được xếp vào UNESCO. Ảnh AFP 16/9/2011


Bến cảng Merv nhìn từ trên cao . Ảnh Wikipedia
Con Đường Tơ Lụa đi ngang qua vùng Merv này nên nơi đây có rất nhiều di tích để lại của dân từ Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ để lại. (Chắc có lẽ chữ Turkey ngày nay cũng từ chữ Turkmenistan mà ra) . Ảnh Wikipedia

Xem tiếp =>

Con Đường Tơ Lụa ngày xưa (phần 1)



Một đoạn của Con Đường Tơ Lụa đi qua Tây An (ngày xưa gọi là Trường An, kinh đô của Hoa Lục ) . Ảnh Aaron Zhu 18/6/2016.
Những người buôn bán xưa , nếu họ đi về hướng Tây từ Trường An thì họ phải băng ngang qua con đường ở thôn Sơn Đan, Trương Dịch , Cam Túc. Ánh AFP 5/3/2013


Năm 1958, Tàu Cộng xây bệ phóng vệ tinh (cảnh trong hình là Shenzhou thứ 9) tại trugn tâm Trương Dịch , Cam Túc nơi có Con Đường Tơ Lụa . Ảnh AFP 9/6/2012

Vạn Lý Trường Thành đoạn ở thôn Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc . Đoạn đường này là một phần trong Con Đuờng Tơ Lụa ngày xưa. Ảnh Zhu Yihan 4/7/2013

Cảnh nhật thực vào ngày 1/8/2008 , tại Vạn Lý Trường Thành đoạn ở thôn Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc . Ảnh Reuters

Đoàn lạc đà đi giữa sa mạc Gobi, Đây là một phần trên Con Đuờng Tơ Lụa ngày xưa. Ảnh AFP 2016
Du khách đang trèo qua những cồn cát biết hát ở sa mạc (singing dunes) để đi thăm Nguyệt Nha Tuyền (crescent moon spring). Hồ này thuộc thôn Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc . Đây là một phần trong Con Đuờng Tơ Lụa xưa. Ảnh Getty 20/7/2010.

Thung lũng Thổ Lỗ Phồn, thuộc vùng Duy Ngô Nhĩ Tân Cương . Người dân Duy Ngô Nhĩ sống trong những hang đá dọc theo dãy núi Flaming qua nhiều thế kỷ. Ngày nay tàu cộng đã lấy phần đất này . Những đoạn đường thung lũng thuộc Con Đường Tơ Lụa xưa . Ảnh 17/9/2015

Và đây là một thành phố cổ xưa Giao Hà của người Ngô Nhĩ thuộc thung lũng Thổ Lỗ Phồn ở Tân Cương . Khoảng 2300 năm về truớc ngườii Ngô Nhĩ đã xây những thành phố với những bức tường cao 98 feet . Đây là nơi trấn thủ quan trọng rất quan trọng của hai thời Hán và thời Đuờng , nơi đây cũng là nơi rất quan trọng cho giao thương giữa hai phía Đông Tây , cho nên nó giữ vai trò rất quan trọng trên tuyến Con Đuờng Tơ Lụa xưa. Ảnh Getty 7/3/207


Một loại chuột tai dài thuộc vùng Thổ phổ phồn . Ảnh Reuters 13/5/2009
Thành phố Ürümqi ( Ô Lỗ Mộc Tề) thuộc vùng Tân Cương ngày nay. Khoảng 1300 năm về truớc , người ta đặt những tram thu thuế tại nơi đây khi dân buôn qua lại trên Con Đuờng Tơ Lụa này . Ngày nay tổng dân số tại thành phố Ürümqi có khoảng 3.5 triệu .


Con đuờng tơ lụa xưa băngn ngang qua vùng A Khắc Tô thuộc Tân Cương. Ảnh 18/5/2014

Những ta đang xây dựngn những nhà cao tầngn tại vùng A Khắc Tô thuộc Tân Cương. Ảnh Reuters 17/6/2012
Ngôi mộ Imam Asim trên sa mạc Taklamakan (Tháp Khắc Lạp Mã Can). Ông là người truyền giáo (đạo Hồi) sang Hoa Lục vào khoảng thế kỷ thứ III truớc Công Nguyên. Ảnh Reuters 21/03/2017.


Hai người đàn ông người Duy Ngô Nhĩ tại Yarkand, Tân Cương . Ảnh Getty 20/9/2012

Những con dê của nguời Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương . Ảnh 24/9/2012
Ngôi làng cổ xưa Kashgar thuộc miền Tân Cương . Đây là nơi trung tâm của gần 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi . Thành phố này là một trong những nơi chính trên Con Đường Tơ Lụa ngày xưa nối từ Hoa Lục sang các nước Á Chậu , Trung Đông, và Âu Châu .

Thành phố vùng Tân Cương bị Hoa Lục đánh chiếm . Dưới luật lệ thời Hán, người dân Duy Ngô Nhĩ bị sa sút dần , nhưng bị nặng hơn là dưới chế độ cộng sản thời Mao cho đến ngày nay . Điều tệ hại nhất là Trung Cộng đang tiến hành chính sách xóa bỏ ngôn ngữ, chữ viết , phong tục , tập quán của người Duy Ngô Nhĩ . Chính vì thế mà người Duy Ngô Nhĩ đã đứng lên chống lại Trung Cộng , riêng phía Trung Cộng thì gán cho người Duy Ngô Nhĩ là những phần tử cực đoan , quá khích, phản động , gây rối, chống đối "chính quyền". Ảnh Getty 26/7/2017

Xem tiếp => Con Đường Tơ Lụa ngày xưa (phần 2)

Gió Đưa Bụi Chuối Sau Hè - Tuấn Anh Cassette



Trung Quốc thống lĩnh công nghiệp thế giới nhờ kim loại hiếm


Kim loại hiếm tại tỉnh Giang Châu được xuất khẩu sang Nhật. Ảnh AFP


Kim loại hiếm là nguyên liệu của thế kỷ 21. Là nguồn cung cấp đến 95 % đất hiếm cho toàn thế giới, Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của nhân loại trong tay. Trên đây là kết luận được nhà báo Guillaume Pitron đưa ra trong tác phẩm Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, Mặt Trái Của Tiến Trình Chuyển Đổi Năng Lượng và Kỹ Thuật Số - NXB LLL vừa ra mắt độc giả vào tháng Giêng 2018.

Than đá là nguyên liệu của thế kỷ 19. Thế kỷ 20 là thời đại của dầu lửa. Bước vào thế kỷ 21, mọi hy vọng tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp mới được đặt vào hơn 30 kim loại hiếm - 17 trong số này thuộc dòng đất hiếm, mà tới nay đã được khám phá và bắt đầu được biết đến với những tên gọi khá lạ tai: beryllium, vanadium, gallium…

Tính chiến lược cao

Kim loại hiếm không chỉ là nguyên liệu của thế kỷ 21 do chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống hàng ngày, cho phép sản xuất từ bóng đèn LED đến tivi màn ảnh phẳng, từ điện thoại di động đến máy tính bảng, xe hơi điện hay pin mặt trời, mà chúng còn mang tính chiến lược cao. Từ ngành công nghệ không gian đến hạt nhân dân sự và quân sự đều không thể phát triển nếu thiếu đất hiếm, kim loại hiếm.

Trong phần mở đầu, Guillaume Pitron viết : Không phải vì lo cho trái đất bị hâm nóng mà các vị tướng lỗi lạc của Mỹ đã quan tâm đến vế chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Chính xác hơn là giới này chú ý đến « tiến trình chuyển đổi về mặt chiến lược » (tr. 19)

Năng lượng xanh nhưng không sạch

Điểm thứ nhì nổi bật trong cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, tác giả nhận xét : Vào lúc mà nhân loại đang cuống cuồng đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế các năng lượng hóa thạch thải ra hàng tỷ tấn carbon làm hâm nóng trái đất, kim loại hiếm được xem là một vị cứu tinh.

Nhưng năng lượng xanh không đồng nghĩa với năng lượng sạch, bởi như tên gọi của chúng, đấy là những « kim loại hiếm », mà đã hiếm thì cần phải chắt lọc trước khi có được vài milligramme của chất lutecium, indium ...

Trung Quốc giữ chiếc chìa khóa chính

Một phần lớn cuốn sách của Guillaume Pitron đã tập trung để nói về Trung Quốc, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm. Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ đất hiếm được sử dụng trên hành tinh, chẳng những do được thiên nhiên ưu đãi, mà còn biết tung tiền ra mua những mỏ kim loại hiếm của các nước « bạn ».

Bắc Kinh đã có những tính toán chiến lược tinh vi và đã đi trước phương Tây đến mấy nước cờ. Sau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liêu thiết yếu đến thành phẩm.

Tác giả cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm kết luận : « tất cả chúng ta rồi sẽ phải đi xe điện của Trung Quốc ».

Cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những « ngôi làng ung thư » trong vùng Nội Mông, lò cung cấp đến ¾ đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng ; 80 % sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.

Mời quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nhà báo Pitron tác giả cuốn La Guerre Des Métaux Rares đã dành cho ban Việt ngữ RFI sau đây :

RFI :Cảm ơn Guillaume Pitron dành thời giờ cho buổi nói chuyện hôm nay. Tại sao ngay phần mở đầu cuốn sách, anh đã khẳng định rằng thế kỷ 21 là thời đại của các kim loại hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm cần để phát triển công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh. Trong tương lai chúng ta càng cần nhiều kim loại hiếm nơn nữa để tạo ra năng lượng sạch. Để sản xuất từ cánh quạt gió đến pin mặt trời hay xe hơi điện, chúng ta đều bắt buộc phải có kim loại hiếm. Mặt khác, cuộc sống mà được « connected » tức là càng kết nối chừng nào thì chúng ta lại càng sử dụng nhiều kim loại hiếm chừng nấy với những phương tiện như là điện thoại cầm tay, máy tính bảng ... Sau nữa là các mảng công nghệ mới từ thông minh nhân tạo đến công nghệ robot đều không thể phát triển nếu không có kim loại hiếm. Nói tóm lại, thể kỷ 21 là thế kỷ của kim loại hiếm và chúng ta ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm này.

RFI : Chỉ riêng với chất cobalt : Lãnh đạo tập đoàn khai thác cobalt Glencore đang thương lượng với Trung Quốc để bán lại mỏ cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo và một khi kim loại hiếm này rơi vào tay Trung Quốc thì « châu Âu không còn sản xuất được đầu máy xe hơi điện nào hết ». Vậy phải chăng tiến trình chuyển đổi năng lượng, giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính làm hâm nóng trái đất bị đe dọa ?

Guillaume Pitron  : Chị nói đến chất cobalt, đúng là như vậy. Không có cobalt thì không thể nói tới chuyện chế tạo động cơ điện cho xe hơi. Để làm ra một chiếc xe điện, ta cần 22 kí lô cobalt. Mỗi cái điện thoại cầm tay cần 8 gr chất kim loại hiếm này. Mà đã gọi là kim loại hiếm tức là chúng ta phải đi qua các khâu sàng lọc rồi chắt lọc để từ hàng tấn đất, đá mới lấy ra được một lượng vô cùng nhỏ. Các khâu sàng lọc đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều chất hóa học khác, vừa độc hại vừa gây ô nhiễm cho môi trường. Tôi muốn nói rằng trước khi kim loại hiếm được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp xanh, thì chúng ta cũng đã gây ô nhiễm không ít cho thiên nhiên.

Khâu lọc kim loại hiếm từ đất, đá là cả một quá trình thải ra nhiều chất bẩn không thể tưởng tượng nổi. Đâu đó để đạt đến đích cuối cùng, là tạo ra năng lượng sạch, thì ngay từ phần gốc của dây chuyền sản xuất là đã hoàn toàn không sạch chút nào.

RFI : Do đâu Trung Quốc lại chiếm thế gần như là độc quyền trên thị trường kim loại và đất hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm có ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ có Trung Quốc từ những năm 1980 tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu. Để rồi giờ đây Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất và thậm chí là chiếm thế độc quyền. Khi mà cả một mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và ở đây còn có cả vấn đề địa chiến lược nữa. Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Tất cả vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.

RFI : Trung Quốc đã rất khéo khai thác lợi thế đó để bắt bí thiên hạ

Guillaume Pitron : Trung Quốc do có đất và kim loại hiếm nên có được lợi thế ở nhiều cấp. Ở cấp thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán cho các khách hàng. Tức là « thách giá » đến cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần thì vẫn phải mua. Ở nấc thứ nhì là các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có. Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.

Ở trên chúng ta đề cập tới cobalt : Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Công hòa Dân Chủ Congo. Quốc gia này nắm giữ 60 % trữ lượng cobalt của toàn cầu, mà chủ yếu là để xuất khẩu. Trung Quốc vừa ký một loạt các hợp đồng mua trọn 80 % cobalt của Congo. Châu Âu, Pháp và Mỹ chậm bước, không hề có tầm nhìn xa và có một sự chuẩn bị nào từ trước để bảo đảm được các nguồn cung ứng. Ngược lại thì Trung Quốc không chỉ làm chủ các mỏ kim loại hiếm trên sân nhà, mà còn chi tiền ra để thâu tóm hết nguồn nguyên liệu này.

RFI : Nói cách khác, trong tương lai Trung Quốc sẽ kiểm soát từ đầu tới cuối những công nghệ sạch, chữ sạch ở đây được để trong ngoặc kép, và kể cả những ngành công nghệ mũi nhọn và chiến lược như năng lượng nguyên tử, không gian ...

Guillaume Pitron : Đúng vậy. Trung Quốc không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để cho những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy mô tơ điện hay pin mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới. Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần ông khổng lồ châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe hơi điện của thế giới ; Các hãng của Mỹ, Nhật hay châu Âu có tài giỏi tới đâu đi chăng nữa mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe hơi điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ trọn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe hơi điện của Trung Quốc !

RFI : Một điểm cuối trong cuốn sách gần 300 trang của anh : La Guerre Des Métaux Rares đã đề cập tới thái độ giả dối của nhiều nước phương Tây, đẩy các ổ ô nhiễm sang Trung Quốc để rồi sẽ phải trả cái giá đắt thưa anh ?

Guillaume Pitron  : Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia Tây phương nào khác. Nhưng từ những năm 1980 phương Tây đã chọn lấy hướng đi, tức là để cho Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này, bởi đơn giản Âu, Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người do công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm. Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm, "xuất khẩu" ô nhiễm sang Trung Quốc.

Nguồn: RFI / Thanh Hà - Guillaume Pitron (phát Thứ Ba, ngày 27 tháng 3 năm 2018)