Tuesday, February 28, 2017

Một mảng tối của xã hội

Chẳng biết nguời ta có căn bệnh giống tôi "Đã ghét nhưng vẫn phải đối mặt " hay không ?  Bệnh này của tôi chắc phải nhờ đến phép thần thông "Tam Không" của khỉ  mới chữa đuợc, không những tôi mau hết bịnh mà còn mau tỉnh ngộ để về với Phật nữa.

Phép thần thông "Tam Không" của khỉ:  Không nghe (không nghe lời xàm bậy) - Không nói (không nói bậy) - Không thấy (không xem bậy).

Tôi vừa xuống bếp kiếm chút cháo trắng dùng với xì dầu truớc khi uống thuốc .  Vừa ăn vừa bật tivi lên xem thì gặp ngay con mụ Whoopi trong show The View (2/28) .  Thấy cảnh 4 bà chồm lên cãi phủ đầu 1 bà áo đỏ ngồi cuối bàn góc phải .  Tội nghiệp cho bà áo đỏ , bà ấy phân tích, thông báo về bảo hiểm mới sẽ đuợc thi hành, bà mới nói mới đuợc nửa câu vậy là 4 bà kia chồm lên to tiếng cãi phăng phăng nhu muốn nhổ vào họng bà áo đỏ , bà áo đỏ chẳng nói đuợc chi nữa.  4 bà kia thắng thế cứ nói tới làm tới .  Vậy là tôi tắt tivi lên phòng Phật viết vài chữ ưu tư.

Trong show nhất là mụ Whoopi , dạo này tôi ghét cay ghét đắng bà này .  Ngày xưa tôi chẳng ghét mà cũng chẳng ưa , vì mình đâu có thời gian theo dõi những show như thế này .  Chỉ có những văn phòng bác sĩ, luật sư, hay chốn công cộng thì nguời ta mở tivi cho xem , chứ dân làm ngày 10 tiếng như tôi có biết gì về chương trình tivi trong ngày đâu .  Đến tối về tôi xem tivi một chút chủ yếu là xem cho biềt tình hình thế giới , địa phương . và nhất là thời tiết cho ngày mai. 

Hai hôm nằm li bì, tôi chẳng màn đến ti vi truyền hình gì cả .  5 giờ chiều là tôi đã ngủ tới sáng hôm sau , đến nửa buổi tôi uống tí thuốc rồi lại ngủ tiếp .  Tối hôm qua (2/27) tôi  bớt chút xíu, lại thức đêm , 9:30 tôi mở ti vi , chuyện gì mà vừa lính tráng , vừa phụ nữ, vừa những anh chàng trẻ trung mà sao mặt mày ai cũng đều buồn xo và giận dữ , chuyện gì mà hội phụ nữ ở San Francisco làm rùm beng .   Tôi nằm xem độ 10 phút mà chẳng thấy đoạn nào ăn nhập đoạn nào .  Phim ảnh gì mà lạ lùng quá ,  thôi thì mình ráng nằm xem thêm một chút nữa ...

Oh my gosh, bộ phim gì mà tôi cũng chẳng rõ tên do đài ABC chiếu, nó chiếu toàn cảnh bệnh hoạn .  Hội phụ nữ gì đó ở San Francisco về nhân quyền gì đó  thực ra là mấy bà lesbians sống với nhau  tổ chức ra cái hội đó .  Phim còn chiếu cảnh các bà làm tình với nhau .  Trời đất, một góc xã hội bệnh hoạn như thế , với những ngôn ngữ quá dơ bẩn thô tục mà nó đem trình chiếu trên đài ABC (American Broadcasting Company).  Trong bộ phim có bà Whoopi là đầu sỏ trong hội , còn có luôn bà Rosie nữa . 

Úi trời ơi .  

Sang màn của các ông gay cũng lộng hành quá trời ở thành phố New York.  Có anh chàng Mỹ đen là lính thủy thủ , vào một buổi chiều hoàng hôn, anh đang ngớ ngẩn dạo phố , gặp cô ả õng ẹo thiệt là bắt mắt đi ngang qua mặt , vậy là đôi chân anh chàng từ từ di động trong vô thức .  Tới cửa anh lính thủy đứng chần chừ không muốn vô quán bar ,  nhưng rồi ma đưa lối quỷ dẫn đuờng anh ta đã buớc vô .  Trời . Một quán bar toàn gay .  

Anh lính thủy trong bộ com lê thẳng thóm mà sao lúc này anh trông nhăn nhúm đến tội nghiệp .  Anh bị một anh gay đến dạy đời một hồi .  

Chàng lính thủy vừa gọi một ly bia thì cảnh sát ập đến trói gô mấy ông gay lại .  Anh lính thủy chẳng biết mô tê chi , và sợ quá đỗi nên co giò bỏ chạy khỏi quán.  Mấy ông cảnh sát thấy vậy mới ruợt theo  tính trói anh lính thủy , nhưng anh lính cứ nói "No , No , I am not gay " , vậy là anh dông tuốt . Anh đứng từ xa xa nhìn lại ánh đèn đỏ xanh quay vòng chớp sáng liên tục và cảnh trói nguời cùng các tay anh chị giang hồ gay "nối vòng tay lớn" để chống lại cảnh sát .

Tôi xem đến đây thấy đuợc tên quán bar ,  tự dưng tôi loáng thoáng nhớ lại chuyện xưa mà tôi đã sưu tầm khá lâu .  À, thì ra là bộ phim này quay lại cảnh gays & lesbians sống thác loạn từ những năm xa lắc .  Và cho đến năm ngoái (2016) Obama đã ký thành đạo luật cho đàn ông tự do ngủ chung với đàn ông, đàn bà cũng tự do ái tình với đàn bà.  

Bây giờ 2017 thì Trump phải giải quyết chuyện bathrooms cho gays và lesbians . Thế có chết không lị .

Bất thình lình Mạ gọi phone nhắc tôi uống thuốc rồi đi ngủ sớm .  Tôi nhìn đồng hồ , con số đỏ chỉ 10:15 , chắc bộ phim còn dài , nhưng thôi, tôi xem tới đó là đủ rồi .  Truớc khi vào mộng tôi còn nghĩ vu vơ , đài ABC từng tung hô là Number 1 broadcasting station , the most people watch in America mà lại trình chiếu sản phẩm bệnh hoạn như vậy (no sensor)  , họ làm vậy với mục đích gì . 

Trưa nay 2/28 , tôi bật thử tivi thấy mặt mụ Whoopi là tôi lại nhớ cảnh mấy bà lesbians đêm hôm qua làm tình . Sick . Very sick .  Very very sick.

12 giờ 17 phút ngày 28, tháng 2 , năm 2017
*****************************************************************
Chuyện bà Whoopi lật giọng trên The View: Truớc  ngày bầu cử thì nói: Dọn qua Canada ở . Sau ngày bầu cử thì "Hey I am not going anywhere "


Nguồn: http://www.usasupreme.com/whoopi-goldberg-just-said-leaving-america-good/

****************************************




Mời bạn xem lại bài tôi đã sưu tầm =>  Vì sao màu sắc cầu vồng trở thành biểu tượng của giới LGBT

Monday, February 27, 2017

Đổi thay

Trời vào giữa tháng hai , hôm thì tuyết đổ , hôm thì nhiệt độ lên 65 .  Tôi biết thời tiết như thế này thế nào tôi cũng bịnh . Hai ngày nay tôi không guợng dậy nổi .  Hôm nay thứ hai tôi gọi cô thư ký xin nghỉ sang ngày thứ ba .  Công việc trong sở bề bộn , thế nào sếp cũng hỏi , nhưng thôi .. kệ sếp , mình bịnh mà .

Trong sở dạo này có chuyện lạ . Hôm bữa đầu tuần khi tôi chân thấp chân cao buớc vô hành lang nhìn thấy cảnh là lạ , cửa phòng nào phòng nấy mở toang , tôi cứ ngỡ chắc là nhiệt độ trong phòng nóng quá nên nguời ta mở cửa .  Khi tôi buớc vô phòng tôi, nhìn lên bảng số nhiệt độ 73, nhiệt độ vẫn bình thường,   vậy sao mọi nguời mở cửa nhỉ .  Tôi mở thư đọc , à thì ra là "Open Door Policy"

"Open Door Policy" nghe thật lạ tai,  tôi hỏi ra mới biết có  ông lớn nào ghé thăm building của chúng tôi , ông buớc trên hành lang chẳng có nguời đi lại,  cửa phòng nào cũng đóng .  Vậy là ông đã gặp sếp lớn của chúng tôi trách rằng "cửa đóng như vậy thì chúng chơi hay là chúng làm việc " , nơi ông ấy toàn là cubicles , boss chỉ cần đứng lên nhìn quanh là biết ai làm việc và ai làm biếng.  Và ông ấy đề nghị sếp của chúng tôi nên co' "Open Door Policy"

Thiệt tình , đọc thư của sếp mà thấy kỳ ghê ,  tất cả cửa phòng đều vẫn mở đó chứ, ai muốn ra vô thì cứ tự nhiên ,  với phép lịch sự thì gõ nhẹ trên cửa rồi buớc vô chứ có phiền hà gì ai .  Với lại mỗi phòng đều có bảng tên , vậy mà ông lớn bắt tất cả mọi nguời phải tuân thủ "Open Door Policy " .

Ngày đầu tiên các cửa phòng đều mở rộng hết cỡ, chuyện đụợc một tuần thì các cánh cửa cũng mở nhưng chỉ đủ 1 inch .  Chuyện 1 inch này cũng tếu , vì trong sở đâu có ai có cái door stopper đâu, tự nhiên thình lình boss bảo mở cửa thì lấy cái gì mà chận lại .  Vậy là boss sai anh chàng kia đi lấy khúc gỗ , cưa cho mỗi phòng mỗi miếng 1 inch như vậy .  Mấy anh bạn của tôi cuời nhạo sau lưng quá chừng, và còn lý luận "hey, boss biểu mở cửa nhưng boss hông có nói how wide  nên mình chỉ cần để miếng chận cửa hé hé là đủ rồi".  Tôi nghe cũng có lý bởi cửa khép hờ như vậy thì trong phòng còn giữ ấm đuợc ,  cơ thể tôi yếu , chỉ cần lạnh một chút là ngã bịnh .
.
.
Cuộc sống càng ngày càng khó, hình như chính phủ đang thắt chặt điều gì đó mà con dân như chúng tôi không đuợc rõ .

Hôm thứ sáu tôi đi khai thuế , làm tôi nhớ lại 2 năm về truớc, 2015, khai thuế 2014 phải trình giấy bảo hiểm sức khoẻ, hông có là bị phạt , vụ này là do ObamaCare mà ra . Ngày xưa làm gì có chuyện nộp giấy bảo hiểm sức khoẻ khi khai thuế bao giờ.  Còn năm nay 2017 phải trình bằng lái xe để khai thuế 2016.  Tại sao mình phải trình bằng lái xe nhỉ ? Khi khai thuế thì người ta có SSN  là họ biết rõ gốc ngọn của mình rồi kia mà .

Bầu cho Ông Trump mình cũng vẫn phải trả thuế hơn 35% , mà có ai khác lên thì mình cũng phải trả thuế ngần ấy , nhưng tôi vẫn ủng hộ cho Ông Trump .  Thời gian truớc ngày bầu cử tôi than vãn đã chán ngấy các đài truyền hình quê tôi, cứ mở ra là thấy nó nói xấu , hạ bệ Ông Trump, tôi ngán ngẫm lắm , hy vọng là sau bầu cử thì mấy đài trên tivi sẽ trở lại bình thường, ai dè, mấy đài còn tệ hơn .  Riết rồi tôi chẳng còn muốn xem tivi của đài ABC, MSN hay CNN nữa .  Xem mấy đài khác FOX , CBS may ra mình còn biết thêm vài điều hữu ích .

Ngồi viết vu vơ vài chữ cho tỉnh, đã đến giờ uống thuốc rồi đi nằm một chút.

Hình tôi chụp bằng phone hôm thứ sáu vừa rồi ,  tuyết vẫn còn, gia đình nai 10 con đang ăn cỏ khô

Saturday, February 25, 2017

Cuộc đại tuyệt chủng sinh thực vật trên thế giới lần thứ sáu



Video: Michael Jackson - Earth Song


Audio


Mỗi ngày lại có thêm nhiều giống loài thực, động vật biến mất khỏi bề mặt Trái Đất. Sự suy tàn của sinh giới, như nhiều ghi nhận, dường như đã diễn ra trước con mắt thờ ơ của đông đảo cư dân trên hành tinh. Liệu cuộc tuyệt chủng đang diễn ra có thể sánh với năm đợt tuyệt chủng lớn trong lịch sử Trái Đất ? Cơ chế và những nguyên nhân nào dẫn đến sự tuyệt diệt các giống loài ? Những bài học nào có thể rút ra từ quá khứ ? ...

Đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta đang trên đường suy tàn. Khái niệm về một cuộc « tuyệt chủng lần thứ sáu » ra đời cách nay hai thập niên, do nhà cổ sinh học người Kenya Richard Leakey và nhà nhân chủng học người Anh Roger Lewin đề xuất, đang ngày càng trở thành một quan niệm được đông đảo cộng đồng khoa học nhìn nhận.

Chương trình tạp chí « Autour de la question » và « C’est pas du vent » của RFI có cuộc tọa đàm với các tác giả hai cuốn sách phổ cập khoa học mới công bố, để chuyển đến thính giả một số thông tin cơ bản. Các khách mời của RFI là hai nhà cổ sinh học Bruno David và Patrick de Wever, đồng tác giả cuốn « La biodiversité de crise en crise » (Đa dạng sinh học, theo vết các cuộc khủng hoảng), NXB Albin Michel và chuyên gia môi trường Raphaël Billé và phóng viên khoa học Sylvestre Huet, hai đồng tác giả cuốn « Biodiversité, vers une 6ème extinction de masse » (Đa dạng sinh học, trên đường tiến đến một cuộc diệt chủng thứ sáu), Nxb La Ville Brûle (tác phẩm được cùng chấp bút với nhà sinh học đại dương Philippe Cury và Michel Loreau, chuyên gia về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái).

Đợt diệt vong thứ sáu đã bắt đầu

Trước hết, nhà báo Sylvestre Huet cho biết suy nghĩ của ông về liệu mức độ suy tàn đa dạng sinh học hiện tại có thể gọi là diệt chủng được không ?

« Điều này là hiển nhiên. Gần như không có hệ sinh thái trên cạn và dưới nước nào hiện nay là không bị bàn tay con người can thiệp. Điều mà ta quan sát thấy đầu tiên là sự khan hiếm các sinh vật hoang dã, khan hiếm cao độ. Ví dụ như ở các đại dương, so với giai đoạn trước thời kỳ đánh bắt hải sản theo lối công nghiệp, cách nay khoảng 150 năm, số lượng cá ăn thịt có kích cỡ lớn đã giảm xuống 80%. Số lượng cá lớn giảm hai phần ba. Số cá mập giảm 99%. Các con số tôi vừa nêu lên đã được công bố trong một số tạp chí, kết quả của những nghiên cứu nghiêm túc, kết hợp giữa xây dựng mô hình với quan sát thực tế và tham khảo lưu trữ. Những kết quả nói trên rất ít bị phản bác ».

Chuyên gia môi trường Raphaël Billé, nghiên cứu viên thuộc Viện phát triển bền vững và các quan hệ quốc tế, có trụ sở tại Nouvelle Calédonie, đưa ra một góc nhìn bổ sung để giúp công chúng hiểu rõ hơn về tiếp cận khoa học đối với hiện tượng biến mất của các giống loài :

« Cần phải nói rằng, nếu như các nhà khoa học rất thận trọng trong việc đưa ra các nhận định về vấn đề được đặt ra, là bởi vì họ không có trong tay một danh sách đầy đủ các giống loài đang sống hiện nay, và công việc của họ không phải là theo dõi để gạch đi một loài bị tuyệt diệt khi nhận được các thông tin, vì nhiều lý do. Một trong những điều căn bản là họ cũng không biết hết các giống loài đang tồn tại hiện nay. Nếu ước tính hiện nay, có khoảng 10 triệu giống loài, thì số lượng mà các nhà khoa học biết được thực sự cũng chỉ hàng nghìn. Nói chung, việc tính đếm số lượng các giống loại chủ yếu dựa vào việc thống kê, mô hình hóa…

Như Sylvestre Huet nhận xét, hiện nay chúng ta biết ngày càng rõ hơn về môi trường sinh sống của các giống loài… không thể không thấy rằng môi trường sinh thái bị phá hủy trên quy mô lớn, tại những nơi có sự đa dạng sinh học lớn, như ở các vùng rừng nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới khô, các vùng có san hô… Chúng ta hiểu rất rõ rằng, khi các khu vực như thế bị mất đi, sự đa dạng sinh học cũng mất đi. Chúng ta không biết rõ đã mất đi bao nhiêu loài, nhưng có thể thấy rằng đã mất rất nhiều ».

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài France Inter, chuyên gia về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái Michel Loreau, đồng tác giả cuốn « Đa dạng sinh học, trên đường tiến đến một cuộc diệt chủng lớn » nhấn mạnh thêm đến mức độ hủy diệt đang diễn ra :

« Tôi cho rằng nhận định về sự diệt vong hàng loạt các giống loài được giới khoa học đồng thuận. Nếu có tranh luận, thì đó là việc chúng ta đang ở giai đoạn nào, ở điểm khởi đầu hay đã rơi trong quá trình này rồi. Thuật ngữ diệt vong hàng loạt được các nhà cổ sinh học đưa ra, mà thước đo thời gian của ngành khoa học này rất khác với thời gian mà chúng ta quen hình dung. Ví dụ như điều này tương đương với 75% giống loại bị hủy diệt trong vòng một triệu năm, còn chúng ta thì thường nghĩ đến những gì diễn ra trong thế kỷ này hay thế kỷ tới… Về phần mình, tôi nghĩ rằng quá trình diệt vong này rõ ràng đã bắt đầu. Tốc độ diệt vong hiện nay cao gấp hàng trăm lần so với tốc độ diệt vong thông thường, và tốc độ này trong thế kỷ tới dự kiến sẽ 10 nghìn lần cao hơn. »

Năm cuộc diệt vong lớn trong quá khứ

Để hiểu được rõ hơn xu thế đang diễn ra trên Trái Đất hiện nay, quay ngược trở lại với những gì diễn ra hàng chục, hàng trăm triệu năm về trước là cần thiết. Patrick de Wever, nhà địa chất học, chuyên gia về tiểu hóa thạch, giải thích một số đặc điểm của các lần tuyệt chủng lớn trước đây :

« 445 triệu năm trước, lần đầu tiên do khí hậu đột ngột lạnh xuống, vào thời điểm đó chưa có sinh vật trên đất liền. Lần thứ hai vài trăm triệu năm sau, khoảng 375 triệu năm, khủng hoảng gây ra do oxy trong nước bị hạ thấp, vì nước thiếu lưu chuyển. Lần khủng hoảng thứ ba là vào khoảng 250 triệu năm trước. Đây là lần khủng hoảng lớn, một số người đưa ra con số 96% giống loài biến mất. Đây cũng là lần mà chính sự sống cũng có nguy cơ biến mất. Cuộc khủng hoảng này nằm giữa kỷ Đệ Nhất và kỷ Đệ Nhị. Vào khoảng 200 triệu năm trước có một khủng hoảng thứ tư. Cuộc khủng hoảng thứ năm, gần đây nhất, xảy ra vào khoảng 65 triệu năm, lần này nhỏ hơn. Thời kỳ này chứng kiến sự tuyệt chủng của các loài khủng long ».

Ngược lại với quan niệm về một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học hay sự diệt vong của các giống loài giống với hiện tượng ngày tận thế, như đông đảo công chúng quan niệm, đặc biệt qua các thông tin hay phim ảnh về cuộc diệt chủng của loài khủng long cách nay 65 triệu năm, ông Bruno David, chuyên gia về tiến hóa sinh học, đưa ra một cái nhìn khác, khi chỉ ra rằng cần phải hiểu thế nào cho đúng về một cuộc diệt chủng sinh vật :

« Một khủng hoảng mang hình ảnh mà chúng ta thường thấy qua các bộ phim, các quảng cáo, các tranh hoạt hình với những con khủng long hoảng sợ trước cảnh một thiên thạch khổng lồ lao xuống chiếc đầu đáng thương của chúng... chúng tự bảo cái chết đang đến.

Khủng hoảng thực chất không phải vậy. Khủng hoảng không phải là chết chóc. Một cách nghịch lý như vậy đấy. Khủng hoảng ở đây chính là việc sinh sôi không còn, các giống loài sinh đẻ ngày càng ít đi, hay nói cách khác « thành tích sinh nở » giảm xuống. Quá trình này dẫn đến các thế hệ tiếp nối ngày càng ít dần và giống loài bị tuyệt diệt. Nếu điều này diễn ra đối với nhiều giống loài, như Patrick de Wever nhận xét, thì đó sẽ là khủng hoảng.

Một cuộc khủng hoảng, nếu nhìn về phương diện hóa thạch, điều này không thể hiện qua việc có nhiều hóa thạch các sinh vật chết, tức các nghĩa địa hóa thạch, mà là qua việc không có các hóa thạch. Trong một tầng đất bị khủng hoảng, ở đó không có các hóa thạch. Các tầng đất nằm giữa Kỷ đệ nhất và Kỷ đệ nhị nơi diễn ra các đợt tuyệt diệt lớn chưa từng thấy đối với sinh giới, ở đó gần như vắng bóng các hóa thạch. Tất nhiên không hoàn toàn trống rỗng, vì nếu thế thì không còn sự sống trên Trái Đất, nhưng ở đó không tồn tại các nghĩa trang hóa thạch ».

Bài học từ quá khứ : Các tác nhân khủng hoảng xuất hiện đồng loạt

Tìm hiểu về quá khứ giúp cho chúng ta những gì để nhận biết xu thế đang diễn ra hiện nay, chuyên gia về tiến hóa sinh học Bruno David giải thích :

« Cuốn sách này thực sự được viết ra để rút ra những bài học từ quá khứ. Chúng ta có các dữ kiện từ năm cuộc khủng hoảng lớn, không kể nhiều khủng hoảng khác, như Patrick đã nói. Như vậy, chúng ta có được các dữ liệu cho phép rút ra những bài học. Điều chúng tôi rút ra từ quá khứ là mọi giai đoạn khủng hoảng đều do nhiều nguyên nhân.

Tình hình sinh thái hiện nay như thế nào ? Trước hết chúng ta có sự suy thoái về môi trường sống. Điều này có nguyên nhân là cách thức mà con người sử dụng hành tinh của chúng ta, với những điều mà chúng tôi đã nói như gây ô nhiễm, phá rừng, có những vấn đề chúng tôi chưa nói như nạn đánh bắt hải sản quá mức. Con người còn có một hành động khác nữa, đó là di chuyển động vật từ một vùng này đến một vùng rất xa khác. Việc này tạo nên tình trạng nhiều loài sinh vật xâm lấn, gây phá hủy các hệ sinh thái hiện có. Và tiếp đó là hiện tượng biến đổi khí hậu. Như vậy, chúng ta đã có ít nhất ba nhân tố đe dọa chủ chốt (đối với sự sống còn của các giống loài). Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng đa nhân tố.


Phương diện quan trọng thứ hai mà tôi muốn nhấn mạnh, không phải là số lượng các giống loài bị diệt vong hiện nay là đáng lo ngại nhất, mà là sự suy giảm số lượng cá thể của từng giống loài. Điều này tương ứng với thành phần của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cho dù chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu. Nhưng giống như bạn Patrick đã nói, chúng ta sẽ rất nhanh chóng đi đến thảm họa ».

Suy giảm đa dạng di truyền : Con đường dẫn đến diệt vong

Về sự diệt vong của các loài sinh vật lớn, nhất là các động vật có vú, chúng ta có thể quan sát được tương đối dễ dàng, nhưng còn với các sinh vật nhỏ bé thì sao. Theo nhà sinh học Michel Loreau, số lượng những sinh vật chúng ta biết, được lưu giữ trong các bảo tàng ước tính khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu. Ngay trong số những loài được mô tả, nhiều loài cũng không được biết rõ. Số lượng các giống loài được ước tính khoảng 10 triệu. Có nghĩa là chúng ta còn phải khám phá từ năm đến sáu lần số lượng mà chúng ta đã biết. Số lượng sinh vật nói trên, chưa bao gồm các vi khuẩn, mà chỉ là các tế bào eucaryote có độ phức tạp cao hơn. Đối với những vi khuẩn bậc thấp, khái niệm giống loài như ta thường quan niệm không thực sự tồn tại… như vậy cần phải có một cách tính toán khác…

(Nhà sinh học Michel Loreau cũng nhắc đến một khía cạnh khác của vấn đề đa dạng sinh học, liên quan đến cuộc chiến chống virus, vi trùng, những hiểm họa hàng thế kỷ đối với cuộc sống con người - cuộc chiến mà con người đã giành được không ít chiến thắng. Trong khi đó, một tạp chí khoa học gần đây của RFI ["Liên hệ nào giữa sinh vật hoang dã, đa dạng sinh học và sức khỏe con người"] nhắcđến sự trỗi dậy hay mới xuất hiện của một số căn bệnh liên quan đến những biến đổi môi trường lớn).

Để hiểu được mối quan hệ giữa di truyền và vận mệnh các giống loài, cũng cần quay trở lại lĩnh vực mà chúng ta đã biết khá rõ là ngành trồng trọt. Chúng ta biết sự đa dạng di truyền của các giống cây trồng hết sức quan trọng đối với khả năng kháng cự của chúng trước biến đổi khí hậu, bệnh tật... Tuy nhiên, theo tổ chức lương nông Liên Hiệp Quốc FAO, chúng ta đã mất đến 75% giống cây trồng riêng trong thế kỷ XX.

Trong số những nguyên nhân đe dọa trực tiếp sự diệt chủng của các giống loài trên đất liền, Bruno David nhấn mạnh đến hai hiểm họa :

"Sự tăng trưởng của thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt cỏ đối với nền nông nghiệp thâm canh là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc 420 triệu cá thể chim bị chết tại Châu Âu trong vòng 30 năm. Đây là những loại chim thông thường như chim sẻ ngô, chim chích…. Đây là một số lượng khổng lồ, chiếm khoảng 20% số lượng chim chóc. Như chúng tôi đã trình bày, vấn đề không phải là chim chóc bị chết hàng loạt, mà là chúng ít sinh sản hơn. Người ta đã đặt các loài chim vào các điều kiện môi trường khiến số lượng chim sinh ra, đạt tuổi sinh sản và sinh đẻ ít hẳn đi.

Không thể trả lời cho câu hỏi là bao nhiêu cá thể còn lại để nói rằng một loài đang bị tuyệt diệt. Đối với các loài động vật có vú thông thường, nếu dưới 1.000 hay 10.000 cá thể thì nói đến nguy cơ diệt chủng, vì vấn đề quan trọng ở đây là đa dạng về di truyền. Sự đa dạng di truyền cho phép quá trình chọn lọc tự nhiên theo hướng tích cực có thể diễn ra. Nếu không có được sự đa dạng di truyền, tình hình sẽ tồi tệ.

Đối với tính chất này, còn một nhân tố rất quan trọng khác, đó là sự chia cắt về cảnh quan. Các công trình của con người, đặc biệt là đường xá đã cô lập nhiều nhóm sinh vật, khiến độ đa dạng của một giống loài bị suy giảm. Đây cũng là con đường đưa một giống loài đến chỗ diệt vong. Đặc biệt đối với những loài nhỏ bé, như các loài ốc, sâu bọ… Đối với các loài này, các xa lộ quả là những đường biên giới gần như không thể vượt qua. Đối với từng cá thể, không có vấn đề gì, nhưng đối với cả loài thì rất nghiêm trọng. Một loài sinh vật bị tách biệt ra thành từng nhóm nhỏ bị cô lập, mỗi nhóm mang một phần của hệ đa dạng di truyền chung, nhưng vì không kết hợp được với nhau nên mỗi nhóm dần dần bị suy yếu, từ đó chúng có thể bị tuyệt diệt.

Bên cạnh đó, một hiện tượng khác, đó là việc áp đặt một hệ sinh thái hết sức thuần nhất trong canh tác theo lối sản xuất lớn, với kết quả là tiêu diệt các hệ sinh thái khác, tiêu diệt sự sống trong lòng đất, thay vào đó là các hóa chất như nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, cũng như những hóa chất diệt sâu, diệt cỏ khác".

Cũng về các mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học, chương trình tạp chí “C’est pas du vent” của RFI giới thiệu cuộc tranh đấu của nhà môi trường người Ấn Độ Vandana Shiva, tác giả cuốn “Vì một sự bất tuân sáng tạo”, Nxb Actes sud. Bà Vandana Shiva được nhận giải thưởng cao quý Right Livelihood Award (tạm dịch là "Mưu sinh chính đáng"), thường được coi là “giải Nobel” vì môi trường và phát triển con người.

Được vinh danh vì “đặt phụ nữ và sinh thái ở vị trí trung tâm của sự phát triển hiện đại”, Vandana Shiva đặc biệt tập trung nỗ lực của bà trong cuộc chiến chống lại ngành công nghiệp cây trồng biến đổi gen, được ví như những “hạt giống nô lệ” và hủy diệt.

Những con đường giải cứu

Đa dạng sinh học, với tư cách là tất cả những gì liên quan đến sự sống là một thực tế vô cùng phức tạp. Những gì mà con người biết rõ cho đến nay vẫn còn là một phần nhỏ. Không kể thế giới sinh vật bên ngoài, ngay cơ thể chúng ta, số lượng các tế bào vi khuẩn cũng đã nhiều hơn gấp bội số lượng tế bào của toàn cơ thể, theo một số nghiên cứu gần đây, một thế giới mênh mông đang dần được khám phá. Tuy nhiên, dù còn vô số giống loài sinh vật trên Trái Đất còn chưa được giới khoa học biết đến hay hiểu đến nơi, viễn cảnh tuyệt chủng của sinh giới lại không phải là điều gì xa xôi, do những biến đổi khí hậu ghê gớm, đe dọa các hệ sinh thái, nhưng trước hết là do bàn tay khai thác vô lối của con người.

Trở lại với cuốn sách “Đa dạng sinh học, trên đường tiến đến một cuộc diệt chủng thứ sáu”, đồng tác giả Silvestre Huet nhấn mạnh rằng, cho dù viễn cảnh hủy diệt đang nhãn tiền, nhưng không phải vì thế mà không thừa nhận các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh thái dưới những hình thức khác nhau, trong suốt hơn một thế kỷ rưỡi qua, trước những đe dọa thường trực của quá trình công nghiệp hóa, mang tính chất khai thác và hủy diệt, đặc biệt với việc thành lập các khu bảo tồn, các công viên sinh thái. Mở rộng các không gian bảo tồn, thực hiện tốt việc bảo tồn, giới hạn các tác động môi trường của các hoạt động khai thác công nghiệp, cũng như việc thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo lối công nghiệp hóa, thay đổi lối sống hướng đến một nền kinh tế tái chế, một sinh hoạt tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu… rất nhiều con đường cơ bản đã và đang được mở ra, nhằm ngăn chặn sự gia tốc của những nhân tố hủy hoại môi trường, hủy hoại tính đa dạng sinh học.

Một giống loài mất đi có thể rất nhanh chóng, nhưng để phục hồi những gì tương tự thiên nhiên phải mất hàng chục triệu năm, chưa kể nhiều tác hại chưa được biết tới do các giống loài bị diệt vong gây ra đối với đời sống con người. Liệu xã hội con người có đủ khả năng ngăn ngặn đà đến đi tới của cuộc đại tuyệt chủng sinh giới lần thứ sáu ?

Nguồn: RFI / Trọng Thành

Friday, February 24, 2017

Trung Quốc : Vương quốc tôm nhiễm độc


Tôm, món ăn hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều hiểm họaẢnh : Wikimedia

Audio


Có lẽ Trung Quốc khó nhường chức vô địch về thực phẩm độc hại cho bất cứ quốc gia nào. Tuần san Bloomberg Businessweek, trung tuần tháng 12/2016, có một phóng sự điều tra công phu cho thấy hải sản độc hại, chứa đầy kháng sinh, từ Trung Quốc, đe dọa toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi 90% tôm tiêu thụ trong nước là hàng nhập khẩu. Nạn thủy sản Trung Quốc nhiễm độc treo lơ lửng nguy cơ bùng phát « đại dịch » vi khuẩn kháng thuốc toàn cầu. Tạp chí Thế Giới Đó Đây của RFI tuần này trước hết xin giới thiệu.

Bài « Hải sản nhiễm kháng sinh từ Trung Quốc kết thúc trên bàn ăn của bạn như thế nào ? » đưa độc giả đến với vùng châu thổ sông Châu Giang (Zhujiang), tỉnh Quảng Đông, trung tâm của nền công nghiệp nuôi thủy sản lớn nhất thế giới. Từ trên không nhìn xuống, có thể thấy hàng chục nghìn ao nuôi tôm cá lớn nhỏ, chiếm lĩnh không gian giữa các đô thị và đường xá. Tại một trang trại nuôi hải sản, phóng viên chứng kiến cảnh nước rửa chuồng trại nuôi heo và ngỗng được trút thẳng xuống ao, nơi đàn cá quẫy, nhảy tưng bừng trong bữa ăn chiều.


Một trại cá ở Tứ Xuyên (Xichuan), Trung Quốc. Ảnh chụp năm 2013.

Từ hàng ngàn năm nay, người nông dân khu vực này đã quen với nền kinh tế liên hoàn vườn-ao-chuồng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh cực mạnh trong chăn nuôi, gắn liền với một nền sản xuất chạy đua nâng cao sản lượng, với bất cứ giá nào, đã phá vỡ thế cân bằng sinh thái, trở thành một mối đe dọa đối với nền y tế toàn cầu. Tháng 11/2016, Trung Quốc mới ra lệnh cấm sử dụng kháng sinh Colistin, một loại kháng sinh đặc biệt chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Colistin đã được dùng rộng rãi, như một thành phần phổ biến trong thức ăn cho vật nuôi. Tại một trại nuôi thủy sản ở Châu Giang, phóng viên phát hiện gần mười loại kháng sinh được dùng trong thức ăn chăn nuôi, trong đó có nhiều loại bị Tổ Chức Y Tế Thế Giới coi là « nguy hiểm cho sức khỏe con người ».

Theo các nhà nghiên cứu, 90% kháng sinh được dùng cho heo, sẽ được thải qua đường phân và nước tiểu sau đó, và tác động trực tiếp đến môi trường nuôi thủy sản. Một năm ước tính có đến hơn 200 tấn kháng sinh được thải ra cửa sông Châu Giang.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng đột biến. Một cuộc điều tra trên toàn Trung Quốc cho thấy khoảng từ 42% đến 83% dân cư khỏe mạnh có các vi khuẩn đường ruột mang « men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) », tức có khả năng kháng lại thuốc peniciline và nhiều biến thể của kháng sinh này.

Theo điều tra của tuần san Bloomberg Businessweek, trong một thời gian dài, người ta cho rằng nguyên nhân của vi khuẩn kháng thuốc gắn liền với việc lây nhiễm qua con đường du lịch. Nhưng vào năm 2015, nhà vi sinh học  Michael Mulvey, thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia vi sinh tại Manitoba, tỉnh bang miền tây Canada, là người đầu tiên nhấn mạnh đến nguyên nhân hàng đầu của vi khuẩn kháng thuốc là do thủy sản, sau một loạt xét nghiệm, điều tra.

Tôm độc Trung Quốc tàng hình vào Mỹ

Theo một số nghiên cứu y tế, hàng năm có khoảng 700.000 người chết vì vi khuẩn kháng thuốc. Với đà hiện nay, các nhà khoa học cảnh báo, chỉ trong vài thập niên nữa, số người thiệt mạng vì nguyên nhân trên có thể lên đến hơn 10 triệu người, tức tương đương với số người tử vong do ung thư hiện nay.

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới, chiếm khoảng 60% thủy sản (nuôi trên đất liền) xuất khẩu toàn cầu, với doanh số 90 tỉ đô la. Nạn thủy sản nhiễm độc tại Trung Quốc (và những nơi có cách làm ăn tương tự) đang treo lơ lửng trên đầu nhân loại nguy cơ bùng phát « đại dịch » vi khuẩn kháng thuốc toàn cầu.

Phóng viên Bloomberg ghi nhận một thực tế là, trước năm 2011, 75% lượng tôm nhiễm kháng sinh nặng vào Hoa Kỳ có nguồn gốc Trung Quốc, chỉ có 6% là từ Malaysia. Tuy nhiên, trong năm 2015, 77% tôm nhập vào Mỹ bị phát hiện nhiễm kháng sinh là từ Malaysia. Như vậy, liệu có thể nói trong hiện tại Trung Quốc không còn là trung tâm xuất khẩu tôm độc ?

Đối chiếu lượng tôm sản xuất một năm tại Malaysia khoảng 32.000 tấn, trong đó phần lớn tiêu thụ tại chỗ (18.000 tấn) và xuất sang Singapore (12.000 tấn), với lượng tôm (được coi là của) Malaysia xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ (trung bình 20.000 tấn/năm), Bloomberg nhận xét : Lượng chênh lệch là quá lớn ! (gần 20.000 nghìn tấn tôm chênh lệch ắt hẳn phải đến từ một nước thứ ba).

Nhiều thông tin từ các nhà điều tra Mỹ cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã sử dụng Malaysia làm địa điểm trung chuyển chính, để xuất tôm nhiễm độc kháng sinh sang Hoa Kỳ. Sau khi con đường trung chuyển qua Malaysia bị phát hiện, có dấu hiệu cho thấy, trong năm 2016, doanh nghiệp Trung Quốc lại sử dụng ngả đường Ecuador, một quốc gia Nam Mỹ (1).

Alibaba buộc phải tấn công doanh nghiệp hàng giả

Thực phẩm độc hại là một mối lo hàng đầu trong số 10 nỗi lo lớn của chính người Trung Quốc trong năm 2016, theo một nghiên cứu của đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Đích thân ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, trong một phát biểu đầu năm mới 2017, đã phải hối thúc trừng phạt nặng tay hơn đối với các cơ sở vi phạm.

Một báo cáo của chính quyền Trung Quốc, công bố ngày 24/12/2016, thừa nhận riêng trong ba quý đầu năm 2016, đã phát hiện được hơn 500.000 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm. Bắc Kinh tỏ ra kiên quyết trong vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng rất có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Thực phẩm độc hại và hàng giả là các tệ nạn lớn của Trung Quốc, để lại những hệ quả vô cùng lớn cho thế giới. Một trong những con đường phổ biến hàng giả, độc hại chính hiện nay là qua thương mại điện tử. Nhưng dường như gió đang xoay chiều.

Một sự kiện được truyền thông đặc biệt chú ý là việc, ngày 21/12/2016, mạng thương mại điện tử Taobao của tập đoàn Alibaba của tỉ phú Jack Ma bị lọt vào danh sách đen của Mỹ (USTR – Văn phòng đại diện Thương Mại Mỹ), với tư cách là « một trong những thị trường nổi tiếng » vì « cho phép và tạo điều kiện cho bán hàng giả ».

Trước các áp lực bị đưa vào danh sách các công ty bất hảo, Alibaba hồi tháng 10/2016 thông báo đã rút khỏi mạng 380 triệu sản phẩm trong vòng 12 tháng, gấp đôi so với năm 2015. Trong một cuộc điều tra do chính Trung Quốc tiến hành, tỉ lệ hàng được coi là thật trên Taobao của Alibaba chỉ là 37,3%, so với mức 58% trung bình của thế giới.

Ngày 05/01/2017, Alibaba thông báo khởi kiện hai công ty bán hàng trên mạng Taobao, vì quảng cáo các đồng hồ giả mạo, với khoản tiền đề nghị bồi thường tương đương 193.000 euro. Đây là lần đầu tiên Alibaba buộc phải tấn công vào các khách hàng doanh nhân, vốn là nguồn thu màu mỡ của tập đoàn thương mại điện tử số một Trung Quốc (xem thêm : « Alibaba, bộ mặt mới của tư bản Trung Quốc », RFI, 23/09/2014).

Tăng trưởng thương mại và đà diệt vong của sinh giới

Trong lĩnh vực sinh thái, có một nghiên cứu quan trọng được công bố vào đầu năm 2017 này. Theo AFP, ngày 04/01, một nhóm các nhà khoa học đã cho ra đời một bản đồ atlas toàn cầu, chỉ rõ hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của rất nhiều giống loài sinh vật.

Tấm bản đồ, được đăng tải trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, đã chỉ rõ mối liên hệ mật thiết giữa xu thế diệt vong của nhiều loài động, thực vật và các sản phẩm nhập khẩu. Gần 7.000 giống loài bị đe dọa diệt vong, theo Liên Minh Quốc Tế vì Bảo Tồn Thiên Nhiên (UICN/IUCN), và nơi phát xuất và nơi nhập hàng trăm sản phẩm thương mại đã được nhóm nghiên cứu xem xét.

Để sản xuất cà fê hay đậu tương, nhiều diện tích rừng rộng lớn bị tiêu hủy tại đảo lớn Sumatra (Indonesia) hay tại vùng Mato Grosso (Brazil), dẫn đến hàng chục loài động vật, thực vật không còn môi trường sống. Cụ thể như việc Malaysia xuất khẩu gỗ sang châu Âu và Trung Quốc, đã tước đi môi trường của voi, gấu Mã Lai hay loài chim ưng Clanga Clanga....

Một trong hai tác giả của nghiên cứu nói trên, nhà khoa học Keiichiro Kanemoto, đại học Shinshu Matsumoto (Nhật Bản), giải thích : Atlas này cho phép xác định được « những điểm nóng » tuyệt chủng, có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng tiêu thụ sản phẩm ở một số quốc gia. Công trình nói trên « có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa người tiêu thụ và người sản xuất » để xác định các vùng ưu tiên can thiệp khẩn cấp. Vẫn theo nhà nghiên cứu Nhật Bản, hiện nay, 90% trong số 6 tỉ đô la được huy động hàng năm để cứu các giống loài đang lâm nguy được sử dụng tại các nước phát triển, trong khi đó tuyệt đại đa số các « điểm nóng » lại nằm ở các nước đang phát triển. Atlas nói trên cho phép điều chỉnh lại xu thế lệch lạc này.

Các tính toán nói trên không bao hàm tình trạng buôn lậu động vật (với doanh số lên đến khoảng 150 tỉ đô la/năm) hay các nguyên nhân khác dẫn đến tuyệt chủng, như đô thị hóa hay Biến đổi khí hậu. Theo giới chuyên gia, Trái đất đang đứng trước đợt Tuyệt chủng sinh giới lần thứ 6 kể từ 500 triệu năm qua. Trong vòng vài thế kỷ trở lại đây, số loài tuyệt chủng tăng gấp hàng trăm lần.

Châu Âu : Dùng drone truy lùng ô nhiễm biển

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có một tin vui. Hôm thứ Ba, 10/01, một công ty Pháp (CLS), chuyên về đại dương học không gian, thông báo cùng với một đối tác Bồ Đào Nha, bắt đầu cung cấp cho Cơ Quan An Ninh Biển Châu Âu (ASEM) các máy bay không người lái, có chức năng truy tìm ô nhiễm trên biển, do dầu mỏ. Theo công ty CLS, đây là lần đầu tiên thế giới sử dụng phương tiện này để thực hiện nhiệm vụ nói trên.

Drone của CLS, có sải cánh 4 mét, hoạt động độc lập trong vòng 8 đến 10 giờ, cũng có thể sử dụng vào các hoạt động chống buôn lậu hay đánh bắt hải sản lậu. Ước tính hàng năm khoảng 6 triệu tấn dầu rớt xuống biển. Cho đến nay, việc theo dõi ô nhiễm trên biển chủ yếu do các vệ tinh, nhưng các phương tiện này không theo dõi được thường xuyên các vùng biển của châu Âu.

« Công trái định cư » Hung phá sản

Khép lại chương trình Tạp chí Đó đây tuần này, xin giới thiệu với quý vị về một đề tài khác : Đó là sự phá sản của chính sách khuyến khích mua công trái, đổi lấy thẻ định cư của chính quyền Hungary.

Trong vài năm trở lại đây, cũng giống như một số nước châu Âu, Budapest tung ra chính sách nói trên, với các điều kiện được đánh giá là rất dễ dãi, để hy vọng thu hút ồ ạt ngoại tệ. Nhưng trước nhiều chỉ trích ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, đặc biệt nhắm vào tính chất mờ ám của chương trình, chính quyền Hungary quyết định đình chỉ « công trái định cư » vào cuối tháng 3/2017. Thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest giải thích :

« Lý do chính quyền đưa ra là trong năm qua nền kinh tế Hung có sự hồi phục và phát triển, không cần đến nguồn ngoại tệ thông qua công trái định cư nữa. Tính cho đến đầu năm nay, Bộ Nội vụ Hungary cho hay đã có hơn 10.000 người ngoại quốc được thẻ định cư vĩnh viễn tại Hungary - đồng nghĩa với định cư tại Liên Âu - thông qua chương trình này, trong đó đại đa số là người Hoa, sau đó tới Nga, Pakistan, Iran, Irak, Ukraine, Syria và Liban.

Theo một số bình luận thì mục tiêu ban đầu của chính quyền Hung là "khiến đất nước có nguồn đầu tư rẻ và đảm bảo", đã không đạt được trong thực tế vì các lý do sau.

Về kinh tế, theo tính toán của nhật báo "Dân tộc Hungary", Budapest đã bán ra được lượng "quốc trái" trị giá 1 tỷ euro, nhưng kỳ thực nước Hung không những không có lợi lộc gì với chương trình này mà còn thiệt hại nhiều, vì các khoản phí thu được đều vào hết túi những “công ty ma”, những nhóm lợi ích thân chính phủ, được trao nhiệm vụ bán “quốc trái” thông qua những thủ tục trung gian nhiêu khê.

Nhiều tính toán cho thấy, với lãi suất mà sau 5 năm chính quyền Hung phải trả, nước Hung có thể vay vốn ở bất cứ đâu vẫn có lợi hơn là thông qua chương trình này.

Về an ninh, chương trình công trái định cư có lợi cho người ngoại quốc nhiều tiền, nhưng cũng bị phe đối lập Hungary kịch liệt chỉ trích, vì họ cho rằng chính quyền luôn bài xích người tỵ nạn (thật ra hiện chỉ có chừng 500 người đang trong thủ tục cứu xét), nhưng lại mở rộng vòng tay đón những người nhập cư giàu có, với những điều kiện hết sức dễ dãi. Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hung. Bởi lẽ, theo thông tin của truyền thông đối lập, đã có một số nhân vật từng phạm tội hoặc có những mối quan hệ mờ ám đã lọt vào Hungary qua con đường công trái định cư.

Báo giới Hung cho hay, trong những tháng cuối, thị trường bán công trái định cư vẫn sôi động, đặc biệt là tại một số quốc gia Ả Rập, Trung Á... nơi công trái được rao bán trong cả... siêu thị, và nhất là ở Trung Quốc ».

Riêng về Trung Quốc, theo một số người quan tâm đến chủ đề này, trong chiến dịch quảng bá cho chương trình « công trái định cư », người ta thường lưu ý khách hàng đến hai ưu thế lớn của nước Hung, cũng như của châu Âu nói chung, đó là giáo dục và môi trường, y tế. Các quảng cáo bán công trái định cư trên báo chí Trung Quốc nhấn mạnh đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hàng đầu thế giới tại nước này, như một lý do chủ yếu khiến những người khá giả tại Trung Quốc cần tính đến mục tiêu « tỵ nạn môi trường ».

----

(1) Tuần san Bloomberg Businessweek cũng nêu một ví dụ cho thấy chính quyền Mỹ dường như bất lực trước các đường dây xuất khẩu tôm từ Trung Quốc qua các ngả trung gian. Cuối năm 2014, bộ Thương Mại Mỹ có được các tài liệu cho biết công ty nuôi thủy sản Trung Quốc Zhangjiang Newpro đã đưa hàng vào Mỹ, nhưng không nộp thuế, thông qua một số công ty trung chuyển. Nhân viên của công ty thủy sản Trung Quốc nói trên, tên là Kai Hua Tan, cũng chính là chủ nhân của Ocean Rancho, đặt trụ sở tại California, chuyên nhập khẩu tôm từ Malaysia. Kai Hua Tan lại có quan hệ với Tasty Goody Chinese Fast Food, chuỗi tiệm ăn nhanh, gồm 11 quán ăn tại California. Bị bộ Thương Mại Mỹ yêu cầu nộp phạt, công ty Ocean Rancho tuyên bố phá sản và giải thể. Cùng trong thời gian đó, xuất hiện một công ty mới, mang tên Mita Group, có cùng địa chỉ và số điện thoại mà Ocean Rancho đã sử dụng. Hồi 2015, vẫn theo Bloomberg Businessweek, Mita Group khẩu nhập ít nhất là hơn 300 tấn tôm vào Mỹ từ Ecuador.

Nguồn: RFI / Trọng Thành

Nhu cầu "Có con bằng mọi giá"


Bác sĩ Nayna Patel theo dõi hình ảnh siêu âm của một người mẹ mang thai hộ tại bệnh viện Kaival ở Anand, Ấn Độ, 29/10/2015.Ảnh : AFP / Sam PANTHAKY

Audio


« Mua » một đứa con bằng cách thuê người mang thai hộ, từ Ấn Độ, qua Ukraina, cho tới Hoa Kỳ, chi phí có thể lên tới 100.000 euro, thậm chí là nhiều hơn nữa. Nhu cầu « có con bằng mọi giá » đã mở ra một « thị trường thụ tinh trong ống nghiệm » lớn trên toàn thế giới.


Vậy, những người cha, người mẹ không tự mình sinh con mà đi tìm người mang thai hộ là ai ? Dù là các cặp có quan hệ đồng giới hay khác giới, tại sao và bằng cách nào mà họ lại tham gia vào thị trường « thuê người đẻ thay », một thị trường hợp pháp hay bất hợp pháp tùy theo quy định của từng nước ?

Để tìm trả lời cho các câu hỏi này, đài RFI đã mời Natacha Tatu, phóng viên tuần san l’Obs - tác giả cuốn sách có tựa đề « Sản xuất trẻ em » và nhà báo Sarah Dumont, tác giả cuốn sách « Những con giống tuyệt vời » tham gia .

Phóng viên Natacha Tatu cho biết : Cái được gọi là « thị trường đẻ thuê » phát triển mạnh ở Mỹ từ 20 năm trở lại đây. Các « thị trường giá rẻ » cũng đã phát triển rồi lại khép lại theo yêu cầu của pháp luật. Chẳng hạn cách đây từ rất lâu, Ấn Độ đã trở thành một thị trường « mang thai hộ » thực thụ và là thị trường giá rẻ đầu tiên trên thế giới. Ấn Độ đã trở nên nổi tiếng thế giới với những « nhà máy sản xuất trẻ em ». Nhưng Ấn Độ đã đột ngột đóng cửa thị trường này. Ngay lập tức, thị trường mang thai hộ chuyển sang Nepal. Rồi những trận động đất tại Napal lại khiến thị trường đẻ thuê chuyển sang Cam Bốt, rồi Thái Lan, Mêhicô.

Khác với ở Mỹ, tại những thị trường này giá rẻ này, mọi chuyện rất rõ ràng. Phụ nữ cho thuê bụng để « mang bầu ». Họ đẻ thuê để kiếm tiền, và chỉ để kiếm tiền mà thôi. (…) Còn Ukraina thì lại khác một chút. Ukraina là một điểm du lịch chữa bệnh. Chỉ cần một cú nhấp chuột trên máy tính là du khách sẽ được các « nhà máy sản xuất trẻ em » đề nghị dịch vụ mang thai hộ, kể cả khi họ đã ngoài 60 tuổi, nói tóm lại là có dịch vụ cho tất cả mọi người. Nhưng về mặt pháp lý thì lại có rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn rất khó để đưa một em bé được đẻ thuê từ Ukraina sang Pháp và giải quyết thủ tục nhập quốc tịch cho các bé.

Theo điều tra của phóng viên Natacha Tatu,về tài chính, các chi phí thuê người mang thai hộ là rất cao, nhất là ở Mỹ, dao động từ 100.000 đến 140.000 đô la. Tại Ấn Độ, chi phí hết khoảng 50.000 đô la, nhưng người phụ nữ mang thai hộ chỉ nhận được 4.000 đô la. Và đây là khoản tiền rất lớn đối với phụ nữ Ấn Độ. Đối với một số người, con số này tương đương với khoảng 10 năm thu nhập. Ở Ukraina, tổng chi phí cho một lần thuê dịch vụ mang thai hộ là khoảng 60.000 đô la. Còn ở Hy Lạp, nơi dịch vụ cũng bắt đầu nở rộ thì chi phí cũng khoảng 50-60.000 đô la.

Nhiều người cứ nghĩ là chỉ cần có tiền và chỉ cần vài cú nhấp chuột là có thể thuê người mang thai hộ, nhưng vẫn theo phóng viên Natacha Tatu, xét cả về mặt kỹ thuật, tâm lý và mặt pháp lý thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy.

Về pháp lý, bản hợp đồng có thể dài tới 70-75 trang, với nhiều điều khoản cụ thể, chẳng hạn như người mang thai hộ được uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không ai có thể lường trước hết mọi chuyện. Chẳng hạn, người phụ nữ mang thai hộ khi ký hợp đồng thì đồng ý sẽ phá thai, nếu thai nhi bị dị tật nhưng sau 3-4 tháng mang thai, họ không muốn phá thai vì đối với nhiều tôn giáo, thai nhi mà món quà trời ban. Khi đó, rất khó giải quyết mọi chuyện. Hoặc chẳng hạn người phụ nữ mang thai đôi, thai ba. Nhưng người cha sinh học chỉ có điều kiện nuôi một đứa con nên chỉ muốn giữ lại một thai nhi, người mẹ mang thai hộ cam kết sẽ nhận đứa trẻ con lại làm con nuôi. Nhưng pháp luật lại không cho phép. Ai đúng, ai sai ? Đứa trẻ sẽ là con ai ? Đó là trường hợp đã xảy ra tại Hoa Kỳ.

Còn ở Thái Lan, đã từng xảy ra trường hợp người mẹ mang thai hộ mang song thai, một thai nhi phát triển bình thường, một thai nhi bị chẩn đoán mắc bệnh Down. Cặp cha mẹ sinh học chỉ nhận em bé phát triển bình thường, còn người phụ nữ mang thai hộ thì nhận nuôi em bé bị bệnh Down. Vụ việc đã gây ra một vụ tai tiếng lớn, sau đó Thái Lan cấm dịch vụ này với người nước ngoài.

Vậy, ai là những người thường tìm đến dịch vụ đẻ thuê ? Nhiều người nghĩ rằng, những người sử dụng dịch vụ tìm người đẻ thuê thường là người đồng tính. Nhưng cuộc điều tra của phóng viên Natacha Tatu cho thấy những người phụ nữ hiếm muộn, vô sinh mới là những người cần đến dịch vụ đẻ thuê nhất. Đó là những người phụ nữ có những bất thường ở tử cung bẩm sinh hay do một nguyên nhân nào đó khiến họ không thể thụ thai, hay những người có thể sẽ truyền bệnh cho con nếu họ tự sinh con …

Trả lời cho câu hỏi tại sao giờ đây những cặp đôi không thể sinh con lại không muốn nhận con nuôi, tại sao họ lại phải chi nhiều tiền ra để thuê người mang thai hộ trong khi khắp nơi trên thế giới đang có những đứa trẻ bất hạnh cần có người nuôi nấng, nhà báo Natacha Tatu cho biết có một thực tế đáng buồn là cho dù có rất nhiều trẻ em mồ côi hay bị bỏ rơi, nhưng về pháp lý, việc cho người nước ngoài nhận con nuôi đang ngày càng bị siết chặt.

Số trẻ em trên thế giới được người nước ngoài nhận nuôi giảm mạnh trong những năm gần đây. Có rất nhiều lý do: chẳng hạn, nhiều chính phủ ưu tiên cho các cặp đôi trong nước nhận các bé bị bỏ rơi. Nhiều nước châu Phi vì lòng tự hào dân tộc, đã từ chối cho người da trắng tóc vàng, giàu có, nhận nuôi trẻ em nước mình. Vì thế, nhiều cặp đôi phải chờ tới 6-7 năm mới được nhận nuôi một em bé nước ngoài, ít tháng tuổi và khỏe mạnh. Việc nhận các bé nước ngoài làm con nuôi giờ đây là rất hiếm.

Ngoài việc nhận con nuôi, thuê người mang thai hộ, nhiều phụ nữ vì mải lo sự nghiệp, chưa có điều kiện sinh con và nuôi con thì lại đăng ký lưu trữ trứng đông lạnh để có cơ hội có con về sau này. Thậm chí, một công ty ở California, Hoa Kỳ đã đề nghị các nhân viên nữ lưu trữ trứng đông lạnh nếu họ muốn sau này sinh thêm con.

Cũng có nhiều phụ nữ muốn sinh con đơn thân tìm đến ngân hàng tinh trùng để mua tinh trùng. Có một ngân hàng như vậy tại Ấn Độ. Giám đốc ngân hàng tinh trùng này cho phóng viên Natacha Tatu biết số phụ nữ đến mua tinh trùng ở ngân hàng ngày càng tăng nhanh. Còn tại Pháp, mua bán tinh trùng bị cấm. Nhưng vẫn có nhiều người tìm đến dịch vụ trái phép vì không có điều kiện ra nước ngoài để cấy tinh trùng hợp pháp.

RFI đã phỏng vấn một người hiến tặng tinh trùng trái phép như vậy. Anh Martin, tầm 30 tuổi, sống tại Paris, đã có vợ và con gái 1 tuổi. Anh hiến tặng tinh trùng từ vài tháng nay. 5 trong số 6 phụ nữ mà anh Martin hiến tinh trùng đã có thai. Anh Martin chia sẻ :

“Tôi đã mất con trai từ khi bé mới là một bào thai 7 tháng tuổi vì một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh viện Necker đã tìm đủ cách chữa nhưng rất tiếc là căn bệnh quá phức tạp. Năm 2016, tôi may mắn sinh được một bé gái. Tôi rất hạnh phúc và tôi muốn chia sẻ hạnh phúc với những người hiện ở Pháp và không thể sinh con. Khi nhìn xung quanh mình, tôi thấy có những cặp đôi đồng giới nữ, và tôi tự hỏi tại sao lại sao tôi không làm gì đó để giúp đỡ họ. Sau đó, tôi thử gõ từ « tinh trùng » lên mạng internet, tôi tìm hiểu về việc hiến tặng tinh trùng.

Rất tiếc là ở Pháp hiến tặng tinh trùng lại không được pháp luật cho phép. Tôi tự hỏi tại sao tôi không thử làm? Tất nhiên là tôi đã phải suy nghĩ rất lâu. (…) Mọi chuyện được thực hiện qua các trang internet. Tôi phải gửi ảnh cho các cặp đôi, vì có những cặp đôi có tiêu chuẩn về hình thức, chẳng hạn họ muốn có con mang màu tóc vàng, mắt xanh …

Nếu họ hài lòng về hình thức bên ngoài của tôi, chúng tôi sẽ hẹn gặp nhau ở quán café. Tôi cho họ xem giấy chứng nhận sức khỏe, họ cần biết là tôi không nhiễm HIV và có sức khỏe tốt. Còn tôi hỏi họ về công việc, vì tôi không muốn đứa trẻ sau này có cuộc sống thiếu thốn, vất vả bố mẹ không đủ điều kiện tài chính. (…) Tôi không đòi hỏi tiền nong từ họ. Tôi không cần và cũng không muốn lấy tiền của họ”.

Nhà báo Sarah Dumont, tác giả cuốn sách « Những con giống tuyệt vời » cho RFI biết là đa phần những người xin tinh trùng thường là những cặp đồng tính nữ hoặc những phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân. Mặc dù bị cấm ở Pháp, nhưng những người có nhu cầu xin tinh trùng lại rất dễ tìm được người hiến tặng thông qua các diễn đàn dành cho nữ giới trên mạng internet, tại một số trang web hay trong các nhóm kín trên Facebook hoặc trên các trang mạng xã hội khác. Mặc dù có một số người muốn nhận tiền khi hiến tinh trùng, nhưng nhà báo Sarah Dumont khẳng định vấn đề tiền bạc không phải là yếu tố thúc đẩy một người hiến tặng. Đa phần họ chỉ muốn giúp đỡ người khác.

Nhưng vấn đề có thể nảy sinh khiến người đàn ông gặp rắc rối sau này. Đó là vì tại Pháp, “hiến tặng tinh trùng” không được pháp luật công nhận, nên nếu người phụ nữ, chẳng hạn gặp khó khăn tài chính để nuôi con có thể sẽ yêu cầu xét nghiệp AND cho con và buộc người hiến tinh trùng phải chu cấp tiền nuôi con và có trách nhiệm nuôi con. Kiện cáo vì thế cũng có thể xảy ra. Khi đó, người hiến tặng tinh trùng sẽ rơi vào cảnh “làm ơn mắc oán”.  

Nguồn: RFI / Thuỳ Dương


Đạo luật cải tổ về di trú của Hoa Kỳ dưới thời Trump sẽ ảnh hưởng đến người Việt ra sao?

Bến Mơ 3 - Tạ Từ - Dream Studio 016 - CD




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Bến Mơ 1 - Dream Studio 004 - CD




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Bến Mơ 2 - Dream Studio 008 - CD




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Tuesday, February 21, 2017

Cung điện của Nhật Hoàng ở Kyoto

Great Talk: Nghệ sĩ Sopheap Pich (Cambodia)


VIEW OF THE EXHIBITION, "COLLECTION+ SOPHEAP PICH" AT THE SHERMAN CONTEMPORARY ART FOUNDATION, SYDNEY, AUSTRALIA (OCTOBER 4 - DECEMBER 14, 2013). , SOPHEAP PICH. PHOTO: BRETT BOARDMAN

VIEW OF THE EXHIBITION, "COLLECTION+ SOPHEAP PICH" AT THE SHERMAN CONTEMPORARY ART FOUNDATION, SYDNEY, AUSTRALIA (OCTOBER 4 - DECEMBER 14, 2013). , SOPHEAP PICH. PHOTO: BRETT BOARDMAN

VIEW OF THE EXHIBITION, "COLLECTION+ SOPHEAP PICH" AT THE SHERMAN CONTEMPORARY ART FOUNDATION, SYDNEY, AUSTRALIA (OCTOBER 4 - DECEMBER 14, 2013). , SOPHEAP PICH. PHOTO: BRETT BOARDMAN


BUDDHA 2, SOPHEAP PICH, 2009. RATTAN, WIRE, DYE. 100 X 29 X 9 IN. (254 X 74 X 23 CM)


BUDDHA, SOPHEAP PICH, 2010. WOODBLOCK PRINT; WATERBASED INK ON PAPER (EDITION OF 25 + 2 AP). 23 X 30 IN. (58 X 76 CM)

INSTALLATION VIEW OF THE ARTIST WITH COMPOUND AT NATIONAL MUSEUM OF SINGAPORE, SOPHEAP PICH. SINGAPORE BIENNALE, 2011


INSTALLATION VIEW OF COMPOUND AT NATIONAL MUSEUM OF SINGAPORE, SOPHEAP PICH. SINGAPORE BIENNALE, 2011


RANG PHNOM FLOWER" AT TYLER ROLLINS FINE ART, DECEMBER 8, 2016 - FEBRUARY 4, , SOPHEAP PICH, 2017

RANG PHNOM FLOWER, SOPHEAP PICH, 2015. BAMBOO, RATTAN, METAL WIRE, PLYWOOD, STEEL, METAL BOLTS. 325 X 180 X 65 IN. (825.5 X 457 X 165 CM) (APPROXIMATE)

RANG PHNOM FLOWER NO. 6, SOPHEAP PICH, 2016. RATTAN, METAL WIRE. 111.5 X 67 X 22 IN. (283 X 170 X 56 CM) APPROXIMATE

VIEW OF "THE DUEL" THE EXHIBITION "RENAISSANCE" AT LILLE3000, LILLE, FRANCE, EPTEMBER 26, 2015 - JANUARY 17, SOPHEAP PICH, 2016

VIEW OF "UPSTREAM 2" ON EXHIBITION, MINNEAPOLIS INSTITUTE OF ART, MINNEAPOLIS, MINNESOTA , SOPHEAP PICH. 2015-2016


VIEW OF "WALL STRUCTURE NO. 2" ON VIEW AT ASIA SOCIETY HONG KONG, SOPHEAP PICH. 2015 - 2017

VIEW OF "MORNING GLORY" IN THE EXHIBITION "THE ART OF OUR TIME: MASTERPIECES FROM THE GUGGENHEIM COLLECTIONS", GUGGENHEIM MUSEUM BILBAO, BILBAO, SPAIN, SOPHEAP PICH. 2014-2015

VIEW OF "MORNING GLORY" IN THE EXHIBITION "NO COUNTRY: CONTEMPORARY ART FOR SOUTH AND SOUTHEAST ASIA", CENTRE FOR CONTEMPORARY ART, SINGAPORE. , SOPHEAP PICH. 2014


VIEW OF "SEED PODS" ON EXHIBITION, CLEVELAND MUSEUM OF ART, CLEVELAND, OHIO, SOPHEAP PICH, 2016

TWINS, SOPHEAP PICH, 2015. RATTAN, WIRE, BURLAP. PLASTIC, CLOTH, CHARCOAL, VARNISH. 40 ½ X 21 X 16 ½ IN. (103 X 53 X 42 CM)

RANG PHNOM FLOWER NO. 2, SOPHEAP PICH, 2015. BAMBOO, RATTAN, METAL WIRE. 30 ¾ X 85 ½ X 43 ¼ IN. (78 X 217 X 110 CM)

INSTALLATION VIEW OF "STRUCTURES' AT TYLER ROLLINS FINE ART, OCTOBER 29 - DECEMBER 19, SOPHEAP PICH, 2015.

VIEW OF THE EXHIBITION "DRAWN FROM NATURE" AT THE ASIA SOCIETY TEXAS CENTER, HOUSTON, TX, SEPTEMBER 19, 2015 - FEBRUARY 21, SOPHEAP PICH, 2016. PHOTO BY WILL MICHELS


WALL STRUCTURE NO. 2, SOPHEAP PICH, 2015. BAMBOO, RATTAN, WIRE. 99 X 76 X 8 IN. (252 X 192 X 21 CM)


ANTLER, SOPHEAP PICH, 2014. BAMBOO, RATTAN, WIRE. 90 X 31 X 17 IN. (228 X 80 X 44 CM)

"A ROOM" INSTALLATION AT THE INDIANAPOLIS MUSEUM OF ART, INDIANAPOLIS, SOPHEAP PICH. FEBRUARY 27 - OCTOBER 5, 2014. 36 FEET (HEIGHT) X 50 FEET (DIAMETER) (11 X 15 M)


INSTALLATION VIEW OF "RELIEFS", SOPHEAP PICH. TYLER ROLLINS FINE ART (APRIL 18 - JUEN 14, 2013)


"COMPOUND", BROOKFIELD PLACE WINTER GARDEN, NEW YORK CITY., SOPHEAP PICH. MARCH 27 - APRIL 18, 2013


"COMPOUND", BROOKFIELD PLACE WINTER GARDEN, NEW YORK CITY., SOPHEAP PICH. MARCH 27 - APRIL 18, 2013


"COMPOUND", BROOKFIELD PLACE WINTER GARDEN, NEW YORK CITY., SOPHEAP PICH. MARCH 27 - APRIL 18, 2013


"THE PULSE WITHIN" INSTALLATION VIEW, SOPHEAP PICH. TYLER ROLLINS FINE ART, 2009

UPSTREAM AND CYCLE, COMMISSIONED AS A PERMANENT INSTALLATION AT KING ABDULLAH UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY, SAUDI ARABIA, SOPHEAP PICH, 2009. STAINLESS STEEL AND CAST BRONZE. 350.5 X 92.5 X 92.5 IN. AND 244 X 157.5 X 47 IN. (890 X 235 X 235 AND 620 X 400 X 119 CM)


DOUBLE FUNNEL, SOPHEAP PICH, 2008. RATTAN AND WIRE. 109 X 163 X 163 IN (277 X 415 X 415 CM)
Nguồn: Sopheap Pich