Friday, September 28, 2018

Con đường đi theo đảng và trình độ của quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

Kể từ sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Nhiều người dân mới biết đến cái tên Đặng Thị Ngọc Thịnh. Người đang là quyền Chủ tịch nước CSVN. Cùng tìm hiểu con đường đi theo Đảng và trình độ của quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.


Cả nước "đột nhiên" biết đến có một bà tên là Đặng Thị Ngọc Thịnh sau khi Trần Đại Quang "đột tử". Biết nhiều thêm chút là nhờ vào bức thư bà phó viết cho ông chủ sau khi ông chủ chết. Lá thư đầy lỗi văn phạm, lộn xộn câu cú đã khiến cho người dân hỏi nhau về bà chủ tịch đảng cử dân không biết này: bà này học hành ra sao vậy!?

Theo công bố của đảng, bà Thịnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959 tại Quảng Nam, gia đình vào Sài Gòn năm bà 5 tuổi.

Vào 12/1974, "em" Thịnh mới 15 tuổi đã tham gia Ban binh vận Sài Gòn Gia Định để hoạt động bí mật. Xem như chẳng học hành gì. Và "em" Thịnh bí mật cho đến 6/1975.

Từ 7/1975 đến 01/1983: tức là chưa tròn 16 tuổi, "em" Thịnh vị thành niên tiếp tục bỏ học, đi theo đảng, công tác tại Văn phòng Quận ủy 1 thành Hồ. Vào thời điểm nào đó trong thời gian này (đảng không công bố), "em" Thịnh đi học lý luận chính trị trung cấp tại trường Đảng Nguyễn Văn Cừ.

Tức là sau năm 15 tuổi, vốn liếng kiến thức của em chẳng phải văn, sử, địa, toán... hay bất cứ môn gì mà mọi học sinh được học. Em chỉ có một mớ "lý luận chính trị" bình dân học vụ của "trường đảng".

Vào tháng 2/1983, với mớ lý luận chính trị trung cấp, "chị" Thịnh, lúc đó 24 tuổi, trở thành Đảng ủy viên phụ trách công tác dân vận, sau đó làm Bí thư Đảng ủy phường 11, Quận 1, thành Hồ cho tới tháng 9/1989. Lúc đó "cô" Thịnh 30 tuổi. "Cô" vẫn chưa đến lớp trung học, trường đại học nào.

3 năm kế tiếp, từ 10/1989 đến 02/1992: "cô" Thịnh, 30 tuổi, trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, Quận 1, thành Hồ.

Từ đó, năm này qua tháng khác Đặng Thị Ngọc Thịnh không học hành, tiếp tục leo lên những ghế cao hơn:

- Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Quận ủy Quận 1 (3/1992 - 10/1996).

- Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND Quận 1 (11/1996 - 9/1998).

- Phó Chủ tịch Thường Trực Hội Liên hiệp phụ nữ thành Hồ. Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố (1999-2004).

- Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI (11/2001 - 5/2005).

Tức là bà Thịnh, lúc 42 tuổi, trở thành đại biểu quốc hội, là một người không học hành gì cả nhưng đại diện cho người dân Sài Gòn. Suốt 42 năm bà cũng chẳng hành nghề, lao động, có được một kiến thức, khả năng kiếm sống ngoài đời nào cả - ngoại trừ mớ lý luận chính trị và tài "chỉ đạo" ở trong đảng.

Thế nhưng, với trình độ, kiến thức như thế, từ năm 6/2005 đến 9/2007 bà trở thành Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam và trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Chưa hết, em gái binh vận 15 tuổi đi theo đảng, không học không hành bây giờ leo luôn lên ghế Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam! Không biết Ủy ban này làm chuyện gì và phụ nữ Việt Nam tiến bộ ra sao với bà Phó Chủ tịch.

Tháng 6 năm 2009, 50 tuổi, bà trở thành Phó Bí thư, lên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long và sau đó vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 2016 cô bé 15 tuổi bỏ trường bỏ lớp theo đảng trở thành Phó chủ tịch nước và bây giờ là quyền chủ tịch của quốc gia hơn 90 triệu người.

Tóm lại, từ năm 1974 cho đến bây giờ, không có một "khe hở" thời gian nào để bà Thịnh xách cặp đến trường.

Thế nhưng...

Trên trang nhà của văn phòng chủ tịch nước, người ta lại đọc thấy:

- Trình độ học vấn: Thạc sỹ
- Trình độ chuyên môn: Luật, Lịch sử, Xây dựng Đảng
- Lý luận chính trị: Cử nhân

Dĩ nhiên, cũng như các đồng chí lãnh đạo, đỉnh cao trí tuệ, bằng cấp đầy mình khác, chúng ta không hề được biết bà bắt đầu chương trình cử nhân, học luật, lấy bằng thạc sỹ ở trường đại học nào, vào năm nào.

Và dĩ nhiên, hỏi bà, bà cũng... không biết!

Nguồn: DanLamBao

Thursday, September 27, 2018

Chim Guianan Cock of the Rock

Khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giải thích về phát minh giành được giải thưởng MacArthur



Mời bạn nghe cuộc trò chuyện giữa Gia Minh (RFA) và nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng


Phát minh giúp cho của nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giành được giải thưởng với số tiền nửa triệu đô la từ Sáng hội MacArthur như thế nào?

Mời quí thính giả và các bạn cùng nghe chính nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giải thích về phát minh mà cô đã nghiên cứu thành công qua câu chuyện trao đổi cùng Gia Minh trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này.

Bởi bản thân chúng tôi và đa số quí thính giả cùng nhiều bạn trẻ nghe đài không rành gì về lĩnh vực vật liệu chất nổ trong phát minh của khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, do vậy chúng tôi có yêu cầu tác giả giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Trước hết nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng cho biết:

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Hồi 400 năm về trước người ta dùng thuỷ ngân và chì để chế taọ chất nổ, nhưng khi tôi làm việc với chất nổ thì tôi thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng vì khi chất nổ làm bằng thuỷ ngân và chì mà nổ thì nó phóng ra chất chì và chất thuỷ ngân rất có hại cho con người và cả thiên nhiên.

Tôi không theo quan điểm của những người chế tạo chất nổ cho nên khi nhận thức được như vậy tôi nghĩ là cần phải tìm chất khác thay thể, mà theo tôi thì đó là sắt và đồng.

Lúc còn đi học thì tôi học nghề khác. Tôi thấy việc thay thế các chất kim loại như vậy không phải là phức tạp lắm, nhưng tôi không biết tại sao người ta lại không thấy.

Gia Minh : Rồi sau này chị có tìm hiểu thêm là vì sao người ta lại không sử dụng chất khác để thay thế chì và thuỷ ngân không?

Mình làm việc cho hãng và mình khám phá ra như vậy, nhưng bản quyền đó không phải của mình. Tôi làm việc cho người ta và do đó bản quyền thuộc về người ta.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Điều quan trọng mà tôi nhìn thấy trong khi người ta không nhìn thấy là tại vì lúc tôi đi học thì tôi học ngành vô cơ (inorganic), còn các nhà chế tạo chất nổ thì họ về ngành hữu cơ (organic). Đó là điểm khác biệt quan trọng khiến tôi nhìn thấy mà người ta lại không nhìn thấy. Các nhà hữu cơ ban đầu không tin lắm, nhưng sau này khi tôi chứng minh cho họ thấy thì nay họ tin rồi.

Gia Minh : Chị có thể cho biết ý tưởng trên đây của chị phát sinh từ lúc nào?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Khởi phát vào tháng 3 năm 2003 khi tôi bắt đầu công việc.

Gia Minh : Đến khi nào thì hoàn thành ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi hoàn thành hồi tháng 5-2005.

Gia Minh : Trong quá trình nghiên cứu đó có điều gì khó khăn, trở ngại nhất không, thưa chị?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Điều khó khăn mà tôi cảm thấy là tại nơi làm việc không có ai hiểu về chất vô cơ hoá học. Chỉ có mối mình tôi là nghiên cứu chất vô cơ hoá học mà thôi, cho nên người ta không hiểu. Bởi vậy mà tôi phải chứng minh bằng đủ mọi cách cho các nhà hữu cơ hiểu ra vấn đề. Trong thế giới chất nổ không có ai tin là có thể chế t ạo chất nổ bằng kim loại sắt và đồng.

Gia Minh : Chị thực hiện các cuộc chứng minh ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Sau khi đã thành công, tôi lấy một chút xíu chất nổ mới chế khoảng chừng 1-2 miligam đặt trên nền cứng rồi dùng búa đập lên thì nó phát nổ. Tôi lấy khoảng 20 miligam cho vào một ống nhôm (alluminium) rôi kích nổ.

Gia Minh : Khi nghe chị kể như vậy tôi nhớ lại hồi nhỏ vào mỗi dịp Tết thấy người ta bán các dây pháo mà nếu dùng búa đập lên thì nó nổ.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Cũng giống như vậy đó, nhưng chất nổ do tôi phát minh thì nó nổ thật là lớn.

Gia Minh : Sau khi đã chứng minh được sự thành công thì chất nổ này được ứng dụng ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Lúc chế ra chất nổ đó rồi và khi thử xem nó có hiệu quả hay không thì tôi lấy chất đó so với chì và thuỷ ngân để so sánh cường độ của hai loại chất nổ này và xem chất nổ mới này có thể thay thế cho chất nổ cũ kia được không. Mỗi loại vũ khí có kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn đối với loại bom cỡ lớn thì mình phải dùng lượng chất nổ nhiều hơn so với loại bom cỡ nhỏ, hoặc trong các loại đạn thì cũng vậy. Dĩ nhiên công việc này thì cũng tương tự như mình dùng chất nổ thuỷ ngân và chì, nhưng điều quan trọng là mình có thể thấy được là mình có thể loại bỏ được hai chất độc đó vì chất chì rất là hại cho trẻ con, rất độc trong nước uống, v.v.

Ông Nobel giúp người ta biết làm sao xài chất nideglycerin mà không nguy hiểm, không bị chết. Thật sự ông ấy giúp người chớ không hại người. Nhưng người ta nghĩ lầm rằng ông ấy giàu là nhờ làm ra chất nổ đó. Ý định của ông Nobel là giúp cho những người làm cầu cống đường sá, hay những người phá núi để lấy đá không bị nguy hiểm. Thực sự ý của ông ấy là ý tốt. Nhưng về sau người ta ứng dụng phát minh của ông ấy để đi chiếm nước này nước nọ, sử dụng phát minh của ông trong chiến tranh, cho nên ông ấy bị hàm oan.

Gia Minh : Như chị Hằng có nói là từ tháng 3-2003 cho tới tháng 5-2005 là thời gian khởi sự nghiên cứu cho tới thành công.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : À, còn thời gian thử nghiệm (testing) nữa chứ ?

Gia Minh : Thử nghiệm trong bao lâu ạ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Thời gian thử nghiệm kéo dài từ 2005 cho tới gần cuối năm 2006.

Gia Minh : Ai chứng nhận cho sự thành công này?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi gửi cho mấy cơ quan chính phủ chuyên sử dụng các chất chì và thuỷ ngân để họ làm công việc thử nghiệm và đánh giá.

Gia Minh : Các cơ quan chức năng về chất nổ của Mỹ đã trả lời ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Dựa vào các cơ sở (base) mà tôi có, họ sẽ so sánh với cơ sở của họ và họ thấy các chỉ số đều tương tự như nhau. Do đó họ công nhận kết quả này. Và từ nay hãng nơi tôi làm việc có thể cho mướn bản quyền phát minh này.

Gia Minh : Bản quyền đó là của chị ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Không đâu! Mình làm việc cho hãng và mình khám phá ra như vậy, nhưng bản quyền đó không phải của mình. Tôi làm việc cho người ta và do đó bản quyền thuộc về người ta.

Gia Minh : Về giá cả thì như thế nào ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Thực sự ta không thể nào so sánh được. Lúc người ta làm chất nổ bằng chì thì tốn kém rất là nhiều, cho nên so với chất nổ mới này thì giá của chất nổ mới này rẻ hơn rất nhiều. Không thể nào so sánh chất đó với chất chì. Lúc làm chất nổ bằng chỉ thì tốn rất nhiều tiền để loại bỏ các chất thừa thải ra. Vã lại ở nước Mỹ ai cũng sợ các chất chì và thuỷ ngân, vì hai chất này rất dễ bị nổ và rất là độc hại. Cho nên ở Hoa Kỳ đa số người ta không chịu làm nghề này.

Lâu lắm rồi, dễ có cả trăm năm nay nước Mỹ không có sản xuất nữa mà đi mua lại từ Trung Quốc (China) hay từ các nước khác trên thế giới, tức là từ những nước nghèo mà ở đó người dân chịu làm nghề này.

Nhưng tổn phí về chuyên chở từ các nước đó về Hoa Kỳ cũng rất là đắt vì trên đường di chuyển người ta có thể bị tử nạn khi chất nổ bị phát nổ. Một hạt chất nổ được chế tạo từ chì và thuỷ ngân có kích thước cở 1 milimet thì tự động nó có thể nổ, cho nên việc chế tạo chất này vừa nguy hiểm và vừa đắt tiền. Và luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ cũng không cho phép làm như vậỵ, vì chi phí cho bảo vệ môi trường và cho sự an toàn của dân Mỹ rất là đắt.

Anh nghĩ coi chiến tranh trên thế giới này có ai chịu như vậy không? Nếu tôi có làm ra thì cũng không ai chịu dùng đâu. Nếu không giết được đối phương thì ngưòi ta đâu có chịu xài. Nói đúng ra có nhiều khi con người rất là tàn ác. Đi xâm chiếm nước này nước nọ mà không giết được bên kia thì đâu có ai chịu. Đó là số phận của con người. Cái huyền bí của con người là có nhiều tình cảm nhưng cũng có lúc rất là độc ác. Con người là một động vật thông minh nhất nhưng cũng thật là một động vật tàn ác nhất.

Gia Minh : Quỹ Mac Arthur (MacArthur Foundation) làm sao biết được phát minh này mà có giải trao tặng cho chị Hằng?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Nói thiệt với anh là tôi không biết giải này. Tôi chưa bao giờ nghe đến giải này trước khi tôi đựơc trao tặng giải này. Tôi cũng không biết ai đã đề nghị tôi nữa. Lúc tôi làm bài xong thì tôi gửi bài ra ngoài, như là viết bài xong nộp cho hội đồng vậy đó.

Gia Minh : Họ gọi và thông báo cho chị vào thời điểm nào vậy?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Họ gọi cho tôi hồi đầu tháng 9, khoảng 10 tháng 9. Ông Giám Đốc của Mac Arthur Foundation gọi cho tôi và báo tin là tôi được lãnh giải đó. Thực tình tôi không biết đó là giải gì. Tôi mới hỏi ông này và ông ta giải nghĩa cho tôi hiểu rằng giải đó mình không có nộp đơn xin mà được.

Chính những người khác trên thế giới hay chính những người trong nước Mỹ họ biết phát minh của tôi, họ biết sự quan trọng của phát minh này và chính họ đề nghị chứ tôi không biết thực sự là ai.
Họ cho biết trong năm nay (2007) tôi là một trong 24 người được đề nghị, nhưng giải đó không bắt đầu cho đến tháng 1-2008.

Gia Minh : Chị thấy việc làm ra chất nổ thì có ông Nobel là người đã đặt ra giải thưởng hàng năm đó. Khi ông Nobel làm ra rồi thì ông ấy lại hối hận. Việc làm ra chất nổ và được ứng dụng trong việc chế tạo vũ khí giết người bị dư luận cho là có hại cho con người thì chị có suy nghĩ gì ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi rất hâm mộ câu hỏi của anh. Ông Nobel thật sự bị hàm oan. Không phải ông cố tình tạo chất nổ hại người. Trước ông Nobel ngưòi ta đã chế tạo chất nổ để phá các núi đá đặng lấy đá làm đường, làm cầu cống, v.v. Lúc đó chất nổ rất là nguy hiểm tại vì lúc đó họ xài nideglycerin mà chất này rất là nguy hiểm và đã làm cho rất nhiều người thiệt mạng.

Ông Nebel mới khám phá ra chất mới không giết người. Ông Nobel giứp người ta biết làm sao xài chất nideglycerin mà không nguy hiểm, không bị chết. Thật sự ông ấy giúp người chớ không hại người. Nhưng người ta nghĩ lầm rằng ông ấy giàu là nhờ làm ra chất nổ đó.

Ý định của ông Nobel là giúp cho những người làm cầu cống đường sá, hay những người phá núi để lấy đá không bị nguy hiểm. Thực sự ý của ông ấy là ý tốt. Nhưng về sau người ta ứng dụng phát minh của ông ấy để đi chiếm nước này nước nọ, sử dụng phát minh của ông trong chiến tranh, cho nên ông ấy bị hàm oan.

Tôi nói như vậy không có ý là để bào chữa cho tôi. Mọi người đều nhận thấy chì và thuỷ ngân đều độc hại, nếu tôi không khám phá ra việc sử dụng sắt và đồng trong việc chế tạo chất nổ thì người ta cũng vẫn tiếp tục sản xuất chất nổ bằng chì và thuỷ ngân vậy thôi. Trên thế giới này có bao giờ người ta từ bỏ súng đạn đâu!

Cũng có người trước đây hỏi tôi tại sao đi làm công việc chế tạo chất nổ như vậy. Nhưng nếu tôi không sáng chế ra chất nổ mới này thì người ta cũng vẫn tiếp tục dùng chất chì chớ người ta đâu có ngừng công cuộc chế tạo vũ khí!

Gia Minh : Có bao giờ chị nghĩ làm ra một chất vô hại, chỉ làm cho đối phương bị tê liệt chớ không giết đối phương?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : (Cười) Anh nghĩ coi chiến tranh trên thế giới này có ai chịu như vậy không? Nếu tôi có làm ra thì cũng không ai chịu dùng đâu. Nếu không giết được đối phương thì ngưòi ta đâu có chịu xài. Nói đúng ra có nhiều khi con người rất là tàn ác.

Đi xâm chiếm nước này nước nọ mà không giết được bên kia thì đâu có ai chịu. Đó là số phận của con người. Cái huyền bí của con người là có nhiều tình cảm nhưng cũng có lúc rất là độc ác. Con người là một động vật thông minh nhất nhưng cũng thật là một động vật tàn ác nhất.

Mục Sáng kiến & Đời Sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nguồn: 2007 Radio Free Asia / Gia Minh, phóng viên đài RFA

Mời bạn nghe/ đọc thêm =>  Huỳnh Mỹ Hằng, nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài MacArthur Foundation

Huỳnh Mỹ Hằng, nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài MacArthur Foundation



Xin mời bạn nghe khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng tâm sự


Mới đây, một nữ khoa học gia người Mỹ gốc Việt, đã được tổ chức phi chính phủ MacArthur Foundation ở Hoa Kỳ, chọn trao giải thưởng MacArthur Fellowship 2007, còn được gọi là “Genius Grants” xin tạm dịch giải “Thiên Tài”, là giải thưởng cao quí nhất của tổ chức này.

Người được vinh hạnh nhận giải này là nữ Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng, hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, tiểu bang New Mexico. Trang Phụ Nữ kỳ này mời quí vị và các bạn nghe một số chi tiết lý thú về nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng.

Những phát minh cống hiến cho nhân loại 

Thưa quí vị và các bạn, Mac Arthur Foundation là một tổ chức phi chính phủ, đã chu cấp nhiều khoản tài trợ cho các cá nhân, các cơ quan, hội đoàn trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam và các nước trong vùng hạ lưu sông Mê kông, từ năm 1999 đến nay, tổ chức này đã tài trợ 67 dự án với tổng số tiền là 14 triệu Mỹ Kim trong lãnh vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường.

Riêng với chương trình Mac Arthur Foundation Fellowship mà nữ khoa học gia được chọn, thì hoàn toàn khác hẳn. Ông Daniel J. Faukler , giám đốc chương trình này cho biết:

MacArthur Foundation là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ, giúp cho nhiều cá nhân và các hội đoàn trên toàn nước Mỹ và 60 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi chú trọng đến vấn đề về các lãnh vực khoa học, xã hội, giáo dục, kinh tế. Có rất nhiều chương trình khác cũng liên quan đến truyền thông nữa. 

Cô Huỳnh Mỹ Hằng là người rất xứng đáng được giải thưởng này vì đã có sáng tạo rất đặc biệt và đã tự một mình thực hiện công trình của cô. Phát minh mới của cô đã mở một cánh cửa mới cho việc chế tạo chất nổ mà không để lại hậu quả xấu về môi trường và nhiệt độ. 

Riêng MacArthur Fellowship là một chương trình hoàn toàn khác. Đây là một chương trình nhằm giúp đỡ và ủng hộ cho cá nhân nào có phát minh đặc biệt để cống hiến cho nhân loại. Họ sẽ được thưởng nửa triệu mỹ kim trong 5 năm để tiếp tục nghiên cứu và làm việc trong lãnh vực của họ.” 
Khi Phương Anh hỏi thăm về cách thức chọn lựa người được giải, ông cho biết: “Cách thức chúng tôi tìm những cá nhân này là: hàng năm, hàng trăm ngàn người đề nghị với chúng tôi một cách bí mật. Không có ai có quyền tự mình nộp đơn được mà phải có một người,hay một cơ quan, tổ chức nào đó giới thiệu, và điều này được giữ bí mật. Có hàng trăm ngàn người được đề nghị trong nhiều lãnh vực. 

Chúng tôi yêu cầu những người đề nghị phải nêu rõ những thành quả mà cá nhân người được đề nghị đã tự làm, những thành tích trong công việc của họ có thực sự sáng tạo và giúp ích cho nhân loại hay không? Sau đó, chúng tôi bí mật làm việc với cơ quan hay tổ chức của cá nhân đó để tìm hiểu và điều tra thêm. Chúng tôi rà soát hết hàng trăm ngàn người được đề nghị. 

Cuối cùng, chúng tôi chọn lại còn 24 người và cô Huỳnh Mỹ Hằng là một trong 24 người đó. Mỹ Hằng là một khoa học gia về ngành hóa chất và 23 người khác thì thuộc về nhiều lãnh vực khác nhau. Cô Huỳnh Mỹ Hằng là người rất xứng đáng được giải thưởng này vì đã có sáng tạo rất đặc biệt và đã tự một mình thực hiện công trình của cô. Phát minh mới của cô đã mở một cánh cửa mới cho việc chế tạo chất nổ mà không để lại hậu quả xấu về môi trường và nhiệt độ.

Về hình thức trao giải thưởng, tổ chức Mac Arthur Foundation không tổ chức lễ trao giải, mà chỉ gọi điện thoại thông báo sau khi hội đồng tuyển chọn đã điều tra và cân nhắc thật cẩn thận. Vì thế, tất cả những ai được nhận giải đều rất bỡ ngỡ. Ông nói tiếp:

Chúng tôi không làm lễ trao giải thưởng mà chỉ gọi điện thoại thông báo cho cá nhân đó rằng họ được lãnh năm trăm ngàn mỹ kim và không hề bị bó buộc về điều gì. Cá nhân đó muốn làm gì thì làm với số tiền này trong lãnh vực nghiên cứu hay học tập, vì chúng tôi rất tin tưởng vào đạo đức và tài năng của họ. 

Khi tôi gọi điện thoại cho cô Huỳnh Mỹ Hằng và thông báo cho cô ấy, rồi nói với cô ấy rằng chúng tôi sẽ không liên lạc với cô ấy nữa sau khi tiền thưởng được chuyển vào tài khoản của cô, rằng chúng tôi rất tin tưởng vào tài năng của cô và tin chắc rằng cô sẽ tiếp tục dùng tiền đó để nghiên cứu, học tập, làm việc trong lãnh vực của mình, cô ấy đã rất sửng sốt và không tin lắm. Nhưng, thực sự là như thế. Cô ấy là một thiên tài nên xứng đáng được trao giải thưởng này.”

Tâm sự của Huỳnh Mỹ Hằng

Thưa quí vị, riêng đối với nữ tiến sĩ, khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, Phương Anh được biết rằng, cô đến Mỹ vào năm 1985 cùng với mẹ và 5 anh chị em khác để đoàn tụ cùng cha và em trai đã vượt biên trước đó. Sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, Biên Hoà, đến Mỹ khi tròn 23 tuổi và chưa hề biết một câu tiếng Anh. Cô tâm sự:

Hồi mới ban đầu qua Mỹ, tụi em không có sự giúp đỡ của chính phủ cho nên cả gia đình phải đi làm… Mấy chị em vì muốn đi học cho nên vừa đi làm vừa mượn nợ để đi học. Nhờ em thấy gương của bà ngoạị nên em cố gắng đi học. Mới qua, em không biết sinh ngữ nên không đi làm trong company được, chỉ đi làm mướn cho người ta và kiếm tiền đi học. Nói thiệt là hồi mới qua, em không biết sinh ngữ, không có bằng trung học nữa, và em đi học sinh ngữ rồi em thi một cái bằng tương đương. Nhờ cái bằng đó em mới vô trường đại học được.”

Với lòng quyết tâm học hỏi, ngoài giờ đi làm thuê, làm mướn trong các trang trại ở Albany, New York, cô cố gắng tự mình tìm cách khắc phục mọi trở ngại. Cô kể tiếp:

“Lúc đó, em không biết nghe, không biết nói tiếng Anh, chỉ đi học và tra từ điển thôi. Lúc lên đại học, thì em chọn ngành hoá và toán, không phải là em giỏi đâu, vì hai môn đó không có nhiều sinh ngữ..(cười) rồi học như thế và cuối cùng thì em tốt nghiệp đại học về toán và hoá. Sau cùng thì em đi theo ngành hoá vì em thích làm các thí nghiệm…và vì vậy em trở thành nhà hoá học chứ thực sự là em đâu có ý định từ ban đầu. (cười)

Sau khi tốt nghiệp năm 1991 tại trường State University of New York, cô tiếp tục vừa làm và vừa học và đến năm 1998 thì tốt nghiệp tiến sĩ ngành hoá và làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, bang New Mexico. Khi được hỏi rằng là một phụ nữ lại chọn ngành hoá và nay lại chuyên về chất nổ, cô có gặp những trở ngại nào trong công việc. Cô rất thực lòng nói:

Thông thường, ngành hoá học đã khó rồi mà phụ nữ mà đi theo ngành này thì khó hơn nhiều. Vì có rất nhiều sự ganh tị và lúc nào cũng nghĩ là đàn ông thì thông minh hơn đàn bà. Quan niệm của mọi người là như vậy nhưng mà đối với em thì em không chán nản. Hơn nữa, bà ngoại của em là tấm gương cho em vì bà rất cố gắng làm, lúc nào cũng có tinh thần phấn đấu, làm là phải làm cho được, cho giỏi. Em nhìn thấy gương đó và em đã cố gắng.

Theo lời cô cho hay, việc cô chuyển sang lãnh vực chất nổ chỉ là sự tình cờ mà thôi. Cô nói:
Lúc mới qua, em thấy mình thật nhỏ nhoi, so với những người Mỹ, nhưng về sau em rất tự hào là người phụ nữ Việt Nam, vì so với những người Mỹ, phụ nữ Việt Nam có tính chịu đựng, cố gắng... Cho nên em thấy nếu em làm được như thế này thì tất cả mọi người Việt Nam ai cũng làm được.
“Có một bữa, em làm một thí nghiệm về chất nổ, chỗ em làm mới gửi em đến đến nơi đào tạo những người làm chất nổ để làm chất nổ đó mà không bị nguy hiểm. Khi em lại đó, tự nhiên em thích, em thấy chất nổ mà em không sợ mà em cảm thấy rất vui, rất fun, giống như pháo nổ vậy, và em quyết định đổi nghề, thay vì làm hóa học bình thường thì em hoá học liên quan đến chất nổ.”

Tự hào là phụ nữ Việt Nam

Thưa quí vị, theo tin của tổ chức Mac Arthur Foundation, thì nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng đã phát minh ra hai cơ chế phản ứng hoá học để khi xúc tác lên chất nổ thì khi nổ sẽ không còn gây ra chất độc của kim loại. Điều này, đã được các nhà hoá học nghĩ đến và nghiên cứu từ xa xưa, cho tới bây giờ, nhưng chưa có ai tìm ra cả. Một phát minh quan trọng như thế, nhưng đối với nữ tiến sĩ khoa học gia Mỹ Hằng, thì cô luôn khiêm tốn cho rằng:

Lúc nổ thì nó cho ra chất độc, chì hay thủy ngân, và bây giờ người ta muốn chế ra một chất khác khi nó nổ thì đừng cho ra chất độc, Bởi vì em nhìn thấy chất nổ đó bằng cặp mắt khác, nên đã làm thử và em đã tìm ra được.. Thí dụ một trái bom hay một trái lựu đạn, một cái súng hay bất kỳ cái gì đó, muốn cho nó nổ thì phải có một chất khác bắt đầu cho nó nổ, không có chất đó thì nó không nổ được và nó cho ra chất độc, nên em đã tìm ra chất không có độc. 

Họ đã cố gắng tìm chất đó gần 400 năm rồi mà họ kiếm không ra, vì những người làm chất nổ thường nhìn với cặp mắt khác, còn em thì em lại nhìn chất đó với một cách khác. Em chỉ không có quan điểm giống như người ta thì em làm được, vậy thôi, chứ em không nghĩ là em giỏi đâu, chỉ là hên xui may rủi thôi.. (cười)” 

Thưa quí vị, một điều vô cùng đáng quí ở người phụ nữ này là tinh thần dân tộc. Khi hỏi điều gì làm cho cô tự hào nhất sau khi được vinh hạnh nhận giải thưởng cao qúi này, cô trả lời ngay: 

Lúc qua , em thấy mình thật nhỏ nhoi, so với những người Mỹ, nhưng lúc em đi học, và liên hệ với những người ở đây, em phải công nhận rằng, em rất thích và tự hào là người phụ nữ Việt Nam, vì so với những người Mỹ, phụ nữ Việt Nam với tính tình của người Việt Nam, chịu đựng, cố gắng làm, nhất là các bà mẹ Việt Nam, lúc nào cũng chịu đựng được, lúc nào cũng cố gắng được

Cho nên em thấy nếu em làm được như thế này thì tất cả mọi người Việt Nam ai cũng làm được, không cần phải theo khoa học…những nghề khác cũng vậy…miễn là có sự kiên nhẫn. Em rất tự hào em là người Việt Nam.”

Quí vị vừa nghe câu chuyện của nữ tiến sĩ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, người vừa tìm ra một hợp chất mới cho ngành hoá học. Nhờ vậy đã được trao giải thưởng Thiên Tài của tổ chức Mac Arthur Foundation. Thật là một niềm vinh dự cho người Việt chúng ta và đặc biệt là chị em phụ nữ chúng mình. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Nguồn: 2007 Radio Free Asia / Phương Anh, phóng viên đài RFA

Mời bạn nghe/ đọc thêm => Khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giải thích về phát minh giành được giải thưởng MacArthur

Tetsuji Honna Nhạc trưởng của Vietnam National Symphony Orchestra

Muir Woods National Monument - Rừng Thông Sequoia Khổng Lồ


Đầu tháng tám năm nay trong chuyến du lịch miềnn tây bắc Hoa Kỳ (San Francisco) , tôi lên lịch trình thăm khu rừngn thông khổng lồ ở gần San Francsico , cùng với khu Yosemite.

Hôm đó chúng tôi dạy sớm để đi thăm Muir Woods National Monument (bạn có biết tại sao người ta gọi là "monument" mà không gọi là "park" không ? 😊 . Nhưng khi tôi viết tiếng Việt, tôi loay hoay tìm chữ cho khu rừngn gọi "monument" thì tôi tìm hoài không có trong ... đầu, tôi xin dùng tạm chữ "công viên" thay vì "nơi tưởng nhớ ".

Ngày thứ hai trên đất San Francisco, tôi chưa biết Golden Bridge nằm ở đâu, và chưa bao giờ thấy trong đời , khi lái xe ra khỏi thành phố tôi mới biết mình đang hướng về nơi ấy, một cây cầu nổi tiếng ở SF và làm những người ở nơi khác vô cùng thích thú về San Francisco chỉ xem mỗi cây cầu. Riêng tôi thấy vui khi đi ngang qua Golden Bridge , không phải là nó mà là thiên nhiên, là mây khói phủ đầy kín nơi đây . Có nhiều người ... điên đến nổi ngồi trên cửa xe , rồi đưa người ra ngoài để quay phim chụp hình và seo phi , vui quá rồi mất ... trí luôn . Mấy người dân bản xứ lái xe đi làm , họ bực mình lắm , bởi ở đầu vô thành phố SF là kẹt xe muôn thuở , mà lại thêm những người lớ ngớ như tôi đây , đi xe thì phải chậm lại để ngắm.

Gửi bạn vài tấm hình Muir Woods National Monument bạn xem cho bớt chán

Bạn có thấy hai hàng xe ? Dốc lên - hàng xe bên phải (up up away) khi đậu mình phải đưa bánh xe xéo ra ngoài . Và khi xe đậu trên dốc xuống down down thì phải quay bán xe vô lề.

Tôi hồi nào giờ đâu biết ở SF có luật đậu xe kỳ lạ như vầy . Cảnh sát SF rất là nghiêm về chuyện đậu xe , nếu bạn đậu mà không quay bánh xe đúng huớng là bị phạt tiền .

Căn nhà tôi trọ ở gần đỉnh đồi , một lần đậu xe và lái xe nơi vùng tôi trọ là bị chóng mặt bởi độ dốc quá cao. Mỗi một block đường đi xuống như vậy độ nghiêng của nó 45 - 60 độ là chuyện thường tình ở huyện San Francisco. Tôi nói đùa với mọi người, phố SF này mà có tuyết dầy thì bảo đảm skiing rất tuyệt  😊

Đường hướng ra Golden Bridge

Tôi đang ở trên cây cầu Golden Bridge

bấy giờ là 9 giờ sángn mà mây vẫn chưa tan . Ở SF vài ngày tôi mới biết chung quanh căn nhà tôi trọ , gần như khi nào cũng có mây là đà , có ngày mây tan khoảng từ 12:30 - 1:30 rồi mây lại tiếp tục buông

Gần ra khỏi cầu

Welcome to Tamalpais Valley

Cổng vô khu rừngn Muir Woods . Khu rừngn này đuợc ông William Kent hiến tặngn cho chính phủ một cách "miễnn cưỡng" vì vào đầu thế kỷ 20 , người ta phá rừngn lấy gỗ rất nhiều, ông Kent rất đau xót nếu khu rừng của ông bị chặt xuống , nên ông đã nhờ một người bạn tên John Muir vận động trong Nhà Trắng và những người có quyền hành trong chính phủ để giữ khu rừng này lại .

Số may đã đến, thời ấy ông Tổng thống Theodore Roosevelt đang tại nhiệm, ông rất yêu thiên nhiên , nên ông đã ký một loạt giấy tờ để giữ những phần đất nguyên vẹn cho các thế hệ sau này .

Công viên quốc gia đầu tiên trên nuớc Mỹ và cũng là đầu tiên trên thế giới đuợc thành lập là Hawaii Volcanoes National Park . Còn Muir Woods National Monument là 1908.


Welcome to Muir Woods . Muir Woods mang tên Muir là do ông chủ William Kent nhường tên, tôi đoán chắc là do pháp lý sao đó , nên từ ngày ấy tới bây giờ người đời gọi là Muir Woods , mặc dù khu rừngn không phải cúa họ Muir.


Đi một ngày đàng , học một ... rừng thiêng.

Chắc có lẽ tôi nói không quá lời nếu cho nó là khu rừngn thiêng . Bạn vào thăm nơi đây, tâm thần mình nhẹ nhõm , ngắm nhìn những tàngn lá trên cao là thấy ngút ngàn rồi, còn muốn nhìn ngọn cây thì bạn không có thần lực đó .

Những loại cây thông ruột đỏ , thân cây to rộng tới năm sáu vòng tay ôm không khắp, Sequoia sống vài ngàn năm tuổi , nó chứng kiến bao nhiêu cảnh của loài nguời đến và biến mất như những lũ kiến. 


Trên thế giới chỉ có ở vùng tây bắc Hoa Kỳ mới tồn tại giống cây Sequoia



Thăm biển Muir - Muir Beach

Tôi đang lái xe hướng về phía bờ biển Muir . Vừa từ trong rừngn "sâu" , cây cao ngút ngàn, rậm rạp , mới vừa ra khỏi 10 phút là phong cảnh đổi sắc màu , chỉ là những đồi đất trọc trông xơ xác .

Nơi đây có một điều lạ lắm . Truớc chuyến đi thăm San Francisco , tôi có dò tìm một vài tin tức , mới biết ai muốn thăm Muir Woods Park thì phải đặt mua vé đậu xe truớc vài tháng (còn mua vé vô trong park thì lúc nào cũng đuợc) , và người ta bán ở một số giờ nhất định . Như tôi mua vé đậu xe lúc 9 giờ sáng thì người ta chỉ cho mình trong vòng 9:00 - 9:30 để tìm chỗ đậu. Nếu mình đến sau 9:30 thì làm ơn đi về nhà hẹn ngày khác thăm the park vậy .

Chuyện bán vé truớc cho xe đậu cũng dễ hiểu thôi, vì trong rừng rất ít chỗ , mà người ta đi thăm thì đông vô kể , làm sao người ta tìm đuợc chỗ đậu , họ phải đi vòng vòng ra bên ngoài, vừa mất thời gian, vừa ô nhiễm môi trường , vừa mất trật tự , vừa gây tai nạn giao thông. Con đường hai chiều thì quá hẹp, du khách đậu lấn ra nửa ngoài đường lộ , hai bên, mỗi bên một ít thì bạn tưởng tương cảnh kẹt xe trong rừng như thế nào. Chắc có lẽ vì vậy mà bắt đầu từ năm 2018 người ta đặt ra chuyện mua vé truớc nhằm hạn chế xe hơi vô rừng nhiều.

Nhưng tôi nào biết ở bờ biển mà cũng phải mua vé truớc. vậy là tôi cũng bị cái chuyện đi xà vòng bên trong parking lot hông có chỗ cho mình , thì tôi đành đậu ngoài đuờng rồi đi bộ vô

Tôi đã đến bờ biển Muir .

Phong cảnh nơi đây hữu tình

Bờ biển của Tháii Bình Dương nhiều sóng

Tôi đang chân thấp chân cao đi xuống bãi cát , trông xa xa có vật gì vòng vòng , tôi ngỡ nó là rắn biển. Ghé lại gần xem cho biết, à hoá ra nó là "rong" biển , đến giờ tôi cũng chưa biết nó có tên gì .

Loại "rong" biển này tôi chỉ gặp phía Bắc California này thôi, chứ khi truớc tôi thăm vài bờ biển ở Nam California , tôi không thấy nó

Núi Tamalpais (Tamalpais Mountains) nơi đây sao hông có cây cối nhỉ ? Đối với tôi, tôi sẽ gọi nó là đồi .

Một vài người lưa thưa đi phơi nắng , còn đa số du khách giốngn như chúng tôi, không có chuẩn bị dép xẹp quần áo khănn tắm, nên khi chúng tôi xuống biển mà nhìn thì giốngn như dân hành quân từ trên núi xuống 😊

Mặc dù tôi có nghe người ta nói , biển ở Cali thì chỉ để phơi thôi, chứ không bơi đuợc , vì nó quá lạnh . Tôi đến Muir Beach , lột đôi giày leo núi xuống biển thử nuớc như thế nào . Quả đúng vậy, biển lạnh hơn nuớc đá , làm tôi vu vơ nhớ đến ngày tôi thăm biển ở tiểy bang Maine , phía đầu Đông Bắc Mỹ giáp với Đại Tây Dương , nuớc bên ấy lạnh ngang với nuớc vùng Tây Bắc Mỹ . Đôi chân tê cứng trong nuớc, cảm giác xưa ùa về . Nhớ nhiều.

Tuesday, September 25, 2018

Carina Hoàng: Diễn viên Việt trên vòm trời Úc


Carina Hoàng tại ngày Tị Nạn Quốc Tế tại Sydney 2012

Lúc rời Việt Nam năm 16 tuổi, bà Carina Hoàng, tên thật là Hoàng thị Oanh Oanh, không thể nào hình dung sau này mình sẽ trở thành một diễn viên.


Carina Hoàng trong trại tị nạn năm 1969

Mời bạn đọc và xem thêm về => Carina Hoàng và cuộc hành trình tìm mộ thuyền nhân ở Nam Dương

Thế mà trong bốn tháng qua bà đã theo học xong khóa diễn xuất của Australian Broadcasting Corporation (ABC), đóng xong hơn 20 tập phim, và chính thức trở thành một diễn viên của truyền hình Úc.

Hôm chia sẻ với BBC tin mình được chọn là một trong những tài tử chính của "The Heights," chương trình truyền hình nhiều kỳ của ABC, bà Carina nói còn bất ngờ đến "sửng sốt."

Sửng sốt cũng phải.


Carina Hoang trong vai Iris, của phim truyền hình nhiều kỳ The Heights của ABC, ra mắt vào tháng Hai 2019

Carina Hoàng là một người tị nạn, một tác giả viết sách về người tị nạn, một phụ nữ chuyên tổ chức những chuyến đi tìm mộ những người tị nạn bỏ mình trên đường đi tìm tự do ở hoang đảo KuKu, Indonesia, một đại diện cho Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc của Úc.


Đi tìm mộ người tị nạn ở hoang đảo KuKu, Indonesia

Nhưng một Carina Hoàng diễn viên? Ở tuổi 55? Trong khi không hề có một tí kinh nghiệm diễn xuất nào?

Chẳng ai hình dung được điều ấy, ngay cả, và nhất là, Carina Hoàng!

Qua một phỏng vấn với BBC, Carina cho biết "thủ phạm" đưa mình vào thế giới mới là một email của ABC mà bà nhận được trước đó không lâu.

"Cần một diễn viên nữ người Việt đứng tuổi để thủ vai một người Việt tị nạn cho một chương trình TV nhiều kỳ của Australian Broadcasting Corporation. Không cần kinh nghiệm." Email viết.

Bây giờ nhớ lại, Carina cũng không nhớ rõ điều gì khiến đã mình đặc biệt chú ý đến email này.

Hẳn phải là vì hai chữ tị nạn, vì sự tò mò về một chương trình TV của Úc liên quan đến người Việt-tị nạn, bà nói. Nhưng dòng chữ "không cần kinh nghiệm" có lẽ như thầm thì với bà những lời vừa khuyến khích, vừa hứa hẹn.

Carina Hoàng cho biết sau khi bà quyết định liên lạc thử với ABC, thì những gì kế tiếp là 'lịch sử'.

'The Heights', bộ mặt mới của Úc

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Warren Clarke, đồng sáng lập viên của 'The Heights' cho biết đây là loạt phim tả về đời sống của giới di dân trong khu nghèo có tên Arcadia Heights, tại thành phố Perth của Úc, và những thách thức mà họ phải đối mặt trong thế giới ngày nay.

Theo cơ quan kiểm kê dân số, tính đến năm 2017, người di dân chiếm 22.2% dân số nước Úc. Tại một số ngoại ô của Perth, tỷ lệ di dân lên đến 50 %, và thành phố Perth đang tiếp tục thay đổi vì sự có mặt của họ.

Dự trù sẽ ra mắt vào tháng Hai 2019, 'The Heights' của ABC ra đời là để ''phản ánh xã hội đang thay đổi này'', ông Clarke nói.

"Với các nhân vật đến từ nhiều cộng đồng khác nhau, và một văn hóa đa dạng, "The Heights" có đối tượng khá rộng. Chúng tôi kỳ vọng người xem phim, ngoài việc tiêu khiển, sẽ thấy được mảnh đời của mình thấp thoáng trên màn ảnh." Ông Clark cho biết.

Bà Quế Minh Lưu, giám đốc sản xuất của Australian Broadcasting Corporation thì nói với BBC về góc cạnh khác của chuyện phim mà bà là đồng sáng lập viên:

"The Heights có những kịch bản rất ấm áp, hài hước và chân thực. Chúng tôi phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức vào việc nghiên cứu văn hóa để phác họa ra những nhân vật này. Carina Hoàng đóng vai nhân vật Iris Tran, một người mẹ đơn thân, sống với cậu con trai đồng tính tên Sully Tran ở tầng trên của một cửa hàng do Iris làm chủ ở một góc phố."

Bà Lưu dẫn giải:

''Iris chắc chắn là một hỗn hợp của tất cả các bậc cha mẹ tị nạn Việt Nam, trong đó có mẹ tôi. Có được một diễn viên lột tả thật chân thực về văn hóa và tập quán của nhân vật là một ưu tiên lớn đối với ABC. Gốc gác và kinh nghiệm sống thực tiễn của Carina như một người Úc gốc Việt giúp bà diễn vai một cách sống động."

Carina Hoàng và Koa Nuen trong một cảnh của phim truyền hình Úc nhiều kỳ The Heights

Kinh nghiệm sống, kinh nghiệm diễn xuất

Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Annie Murtagh-Monks, đạo diễn tuyển vai (casting director) của "The Heights" nói rõ hơn về nhân vật mà Carina thủ vai:

"Iris là một người đàn bà khá độc đoán và chăm chỉ. Bà vừa là một người chủ sắc sảo của một doanh nghiệp nhỏ, vừa là một người mẹ khôn ngoan. Iris đến Úc tị nạn sau cuộc chiến Việt Nam và thường hay gắt gỏng với hầu hết mọi người. Tựu trung điều mà Iris không thể chấp nhận là sự lười biếng. Iris quan niệm rằng, nếu muốn điều gì, thì bạn phải chăm chỉ và quyết tâm theo đuổi nó, không bao giờ chấp nhận mình là nạn nhân. Iris thương cậu con trai Sully một cách mãnh liệt, dù bà hiếm khi biểu lộ tình cảm, thay vào đó, những món ăn vô tận bà nấu cho con là cách Iris bày tỏ tình mẫu tử."

Rồi bà Monks tả về hành trình đi tìm người thủ vai một phụ nữ tị nạn gốc Việt:

"Tôi đã đi khắp nước Úc để tìm cho ra một nữ diễn viên người Việt cỡ tuổi Carina để đóng vai Iris. Và dù Úc có nhiều diễn viên Á-Âu có thể đóng vai mẹ của một sinh viên đại học 21 tuổi, tôi không tìm được diễn viên người Việt nào có kinh nghiệm diễn xuất ở độ tuổi này. Trong khi đó ABC muốn chương trình đa chủng tộc 'The Heights' phải có những diễn viên có thể lột tả chính xác nguồn gốc và văn hoá của nhân vật."

"Thế là tôi phải liên lạc với một loạt các cộng đồng người Việt bao gồm cả lãnh sự quán, gửi emails, đi bỏ tờ rơi tại các siêu thị và nhà hàng Việt Nam ở Perth, rồi sau đó mời tất cả những ai trả lời đến diễn thử để tìm người thích hợp nhất. Carina cho thấy nhiều hứa hẹn trong các cuộc diễn thử, được mời cộng tác, rồi sau đó được theo học khóa đào tạo của ABC." Bà Murtagh-Monks nói.

Gọi mình là một ''diễn viên tập sự,'' Carina Hoàng nói:

"Diễn xuất là một lĩnh vực hoàn toàn mới, nên tôi phải đối mặt với một số thách thức, như phải học thuộc lòng những lời mình phải nói, và làm sao để đạt được mục tiêu, vì mỗi cảnh đều có một mục tiêu. Thí dụ có cảnh tôi phải làm cho ai đó khiếp sợ, và tuy lời đã được soạn sẵn, tôi phải nói sao cho người nghe cảm thấy bị đe dọa, và đôi khi tôi có thể đạt được điều này mà không phải nói gì."
Giải thích của Carina làm rõ thêm lý do tại sao bà đã được ABC tuyển vào một trong những vai chính: Kinh nghiệm sống của bà thích hợp với đời sống của nhân vật:

"Để diễn đạt được vai trò, tôi không chỉ phải biết rõ nhân vật của mình, mà còn phải hiểu rõ gốc gác, cảm xúc, và những thăng trầm trong cuộc sống, tất cả những yếu tố tạo nên con người ấy, và tâm trạng của họ trong khoảnh khắc đặc biệt đó. Bà ấy đang buồn, hạnh phúc, mệt mỏi, đói, bực bội. Tôi cũng phải có những thấu hiểu tương tự về những người mà tôi đang phải đối diện trong cảnh đó, để có thể lường trước được phản ứng của họ trước những gì tôi làm hoặc nói."

Tâm tư diễn viên mới vào nghề

"Tôi cứ nghĩ rằng đạo diễn sẽ cho mình biết phải làm gì, nhưng trên thực tế, họ để cho tôi để tìm ra cách tự diễn đạt, rồi mới đưa ra đề nghị điều chỉnh. Tất nhiên, mỗi đạo diễn có một phong cách, đôi khi, rất khác nhau. Sự tò mò là lý do chính khiến tôi muốn tìm hiểu sự nghiệp mới này."

"Cái vai này nó thích hợp cho Carina. Nếu nói về đóng phim hay diễn, thì kinh nghiệm sống giúp cho mình nhiều."

"Mặc dù [khi diễn] mình không nghĩ tới, nhưng những gì mình đã trải qua trong đời, mình sẽ áp dụng nó trong lúc mình đóng phim dù mình không nghĩ ra là như vậy. Thành ra những cái phản xạ hoặc cách suy nghĩ, cái buồn cái vui của mình khi mình đóng cái vai nào đó nó cũng là diễn xuất của đời thường của mình thôi."

Được hỏi ánh đèn sân khấu và nếp sống liệu có làm bà thay đổi không, Carina đáp:

"Còn quá sớm để trả lời. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ thay đổi nhiều vì con đường mới này, nhưng một điều chắc chắn, tôi đang đạt được những kiến thức mới về ngành diễn xuất. Tôi đang học rất nhiều điều mới và thú vị."

"Thí dụ, số người cần có, nỗ lực và sự chuẩn bị đòi hỏi để có thể tạo ra được một khúc phim ngắn là những gì người bên ngoài không thể tưởng tượng nổi. Ngay cả đối với một cảnh ngắn hơn một phút, cũng cần phải có rất nhiều người tham gia."

Không hiểu số người cần làm việc cho một khúc phim ngắn một phút là bao nhiêu, nhưng theo Peta Astbury-Bulsara, nhà sản xuất của 'The Heights' thì đây là loạt phim "dài 30 tiếng rưỡi, với 93 nhân vật, đoàn làm phim gồm 100 người và hàng trăm diễn viên quần chúng."

Carina tâm sự:

"Diễn xuất, nhất là cho một sản phẩm lớn như 'The Heights' là điều rất thú vị. Đối với những người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì nó cực kỳ thú vị. Tôi không chỉ tôi thích công việc diễn xuất, tôi còn biết ơn cơ hội độc đáo này. Dù là một phụ nữ tự tin, cơ hội thú vị này làm cho tôi tin vào bản thân nhiều hơn. Tôi cảm thấy được khích lệ để thử những điều mới hơn trước."

"Nhà sản xuất, đạo diễn và nhiều đồng nghiệp nói họ tin rằng tôi sẽ nhận được nhiều công việc hơn sau khi The Heights được trình chiếu, vì tôi có thể 'diễn' và có rất ít nữ diễn viên Việt Nam trong nhóm tuổi của tôi. ABC đang dự trù có Series 2 (2019) và Series 3 (2020), vì vậy, rất có khả năng tôi sẽ tiếp tục là một thành phần của 'The Heights' cho suốt thời gian này."

"Nhưng tôi thì không chắc chắn vì một số lý do. Tôi đang tận hưởng cái ngành mới này bây giờ, nhưng không biết sau một thời gian thì sao. Có thể tôi sẽ muốn theo đuổi một điều gì khác, nhất là sau khi lấy xong bằng tiến sĩ."

"Cuộc sống đầy những bất ngờ. Hãy sẵn sàng đón nhận chúng!" Người phụ nữ vừa bước chân vào ngành diễn xuất kết luận.

Theo cơ quan kiểm kê dân số Úc thì hiện có khoảng 300,000 người Việt định cư tại nước này.
Việc bà Carina Hoàng, một người Úc gốc Việt, được chọn làm diễn viên cho truyền hình Úc chắc chắn là một thành công cá nhân.

Nhưng nhìn bao quát hơn, sự việc này đánh dấu mức trưởng thành của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, khi họ tiến hẳn vào những địa hạt trước đây chỉ dành cho người bản xứ.

Nguồn: BBCvietnamese.com / Tina Hà Giang  (đăng ngày 24/9/ 2018)

Vết Thương Cuối Cùng - Giáng Ngọc CD8





Bản 1 - 6


Bản 7 - 12

(sưu tầm từ internet)

Monday, September 24, 2018

Thắng cảnh của nuớc Croatia

Nếu bạn có xem qua mùa túc cầu vừa rồi - FIFA World Cup 2018 các trận bán kết và chung kết thì chắc hẳn bạn biết đội của nuớc Croatia mạnh, dẻo dai và hay thế nào .  Đến hồi chung kết Croatia gặp Pháp, đối với tôi Pháp thắng với những trái nằm vạ phạt đền , tôi không phục chút nào .

Mời bạn ngắm cảnh non nuớc thanh bình của xứ Croatia nhé

Croatia là nuớc mới đuợc độc lập vào năm 1991. Đất nuớc Croatia có khoảng 4 triệu người dân . Nơi đây còn rất nhiều di tích của dân La Mã từ thời xa xưa . Bạn xem trên bản đồ thì hẳn thấy những buớc đi của người La Mã từ thời trung cổ


Tại Galesnjak có đảo Trái Tim ... không ngủ yên 💗 😊


Khu phố cổ ven biển, Dubrovnik, nơi đây đuợc xây từ thế kỷ 14 , 15

Pháo đài Glavas Dinaric tại Dalmatia đuợc xây vào thế kỷ 15 vì lúc đó quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quá mạnh , họ đi đánh chiếm khắp nơi


Mùa thu ở công viên quốc gia, Plitvice


Nhà thờ Đức Bà tại quảng trường Zagreb. Thành phố Zagreb là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Croatia


Nuớc biển xanh như ngọc biếc tại Dalmatia


Ngôi làng nhỏ Primosten ven biển


Ngôi làng nhỏ trên đồi núi Istria


Hồ Plitvice


Những giòng thác trong Hồ Plitvice


Một thành phố ven biển của bán đảo Istrian


Thành phố Dubrovnik từ trên cao nhìn xuống


Hí viện xưa kiểu La Mã tại Pula


Đài tưởng nhớ trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến


Ngọn hải đăng Blitvenica ở ngoài đảo Kornati


Công viên Mljet


Miền duyên hải Hvar


Vùng Sibenik về đêm


Những con đường trong khu phố cổ Rovinj


Sương mù bao quanh lâu đài Dubovac trogn thành phố Karlovac


Khu phố cổ xưa Zagreb


Vi-la biệt thự tại Medveja


Mùa thu ở hồ Mrzla Vodica


Những dãy núi đá bào mòn theo thời gian tại công viên quốc gia Velebit


Hồ nuớc khoáng sâu khoảng 100 mét, nằm dưới chân dãy núi Dinara


Hoàng hôn bên giòng sông Gorge


Đảo Jabuka


Trên đỉnh núi Velebit


Bãi tắm biển Stiniva