Monday, January 31, 2022

Thúy Nga Paris By Night Mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Ly Rượu Mừng



Vui Như Tết



Giấc Mộng Đêm Xuân



Người Lính & Mùa Xuân




Thiệp chúc Tết của Quân Đội trước 1975





































Hoa Mai Trong Ngày Tết - Hàn Thiên Lương


"Phi xứng danh thơm đệ nhất khôi” (Cây mai là đệ nhất danh hoa) - Vua Lê Thánh Tôn

Với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thắm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

Theo thông lệ bình thường, người chơi mai, chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai vàng, bông nhỏ hương thơm, chỉ nở vào mùa xuân.

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:

- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.

Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phụ. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục Á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí Tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng” Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.

Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mác dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Thật vậy, dù nghèo không có chi trang trí trong nhà để đón Xuân nếu có được một cành hay một chậu mai trong nhà, lòng cũng phấn khởi, vì đã thấy được mùa xuân tới!

Mai khẳng khiu trong gió, dịu đàng khiêm tốn nhưng rất tự tin. Mai bao giờ cũng vươn lên và đứng thẳng; khác với hồng, không loè loẹt, không mời gọi, phô trương, màu hoa dịu hiền, lan tỏa vào mắt người, vương vấn vào hồn thi nhân một chút tình lãng mạn! Hương của mai thì thanh thoát u trầm. Qủa cái đức lớn trong hồn hoa nho nhỏ, âm thầm lặng lẽ dâng hiến cho đời hương sắc và niềm tin!

Vươn lên ngàn hoa, biểu tượng thanh thoát tươi trẻ của mùa xuân! Mai được người chọn làm bạn, đứng đầu trong bốn người bạn thân yêu của người(mai lan cúc trúc) chắc chắn hoa mai không tầm thường dung tục!

Lúc mùa đông rét mướt, mưa gió phũ phàng, mai cũng chịu đựng đợi chờ, trong đơn côi trơ cành trụi lá!.Khi mùa Xuân tới mai đâm chồi nẩy lộc, tràn đầy sinh lực, hoa mai nở có hàm tiếu duyên dáng, có mãn khai rực rỡ, nhưng thi nhân nhìn thấy trong mai vương vấn nét u hoài:

“Bên gốc mai vàng xuân vắng vẻ
Âm thầm thiếu nữ khóc hoa mai”


Hoa mai chỉ mãn khai hai ngày thì rụng hết đến nỗi phải trơ cành, nhưng những đóa hàm tiếu sẽ kế tục các hoa mãn khai, những búp nhỏ xanh đầy sức sống sẵn sàng kế tục hàm tiếu.

Bởi vậy thầy Mãn Giác nhắn lại đời:

“ Chớ ngại xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”


Khi hoa mai mãn khai, hay nở rộ, trông rất đẹp mắt, đẹp hơn bất cứ loài hoa nào, vi mai không bao giờ lẻ loi. Vào những ngày giáp Tết, ta đi qua những đồi mai ở Thủ Đức mới thưởng ngoạn được những nét đẹp của hoa mai trọn vẹn.Màu sắc của mai lung linh trong nắng xuân, tô điểm cho quê hương rực rỡ và ghi vào lòng người bao nỗi nhớ!

Mai là bạn của người, mai không đài trang, không phấn son loè loẹt. Mai đẹp ở cốt cách, nên chinh phục lòng người bằng cái đẹp tinh thần hơn là cái đẹp hình thể, vì thế hoa mai rất được đời trân qúy!

“Mai cốt cách tuyết tinh thần” (Kiều-Nguyễn Du)

Thật vậy, chính Cao Bá Quát là nhà thơ đeo kiếm cũng phải cúi đầu trước hoa mai:

Thập tải luân giao cầu cố kiếm
Nhất đê sinh thủ bái hoa mai
( Lặn lội mười năm tầm kiếm báu
Cúi đầu một thuở trước hoa mai)


-Trần quang Khải danh tướng nhà Trần, người đã thắng quân Mông Cổ trong trận Chương Dương rất lẫy lừng, khi nhìn hoa mai không ngăn được cảm

"Thi phách trùng lai đầu phát bạch
Mai hoa như tuyết chiếu tinh xuyên"
(Qua chiếu làn thơ đầu đã bạc
Hoa mai như tuyết chiếu lòng vơi)


- Nguyễn Trải một danh nhân, chỉ ao ước sống đơn giản cạnh hàng mai

“Duy hữu cố sơn tâm vị đoạn
“Hà thì kết ốc chướng mai biên
( Chỉ có non xa lòng chẳng dứt
Bao giờ liều dựng cạnh hang mai)


-Vua Lê Thánh Tôn là một đấng minh quân văn võ kiêm toàn cũng rất mến mô hoa mai, trong một bài vinh cây mai có câu: "Phi xứng danh thơm đệ nhất khôi”(Cây mai là đệ nhất danh hoa)

- Đào Tấn ( nhà soạn tuồng), người yêu thích hoa mai một cách đặc biệt lạ kỳ, ông đã chọn bút danh là Mai Tăng, chọn Mai Sơn thuộc làng Hoàng Mai mà yên nghĩ nghìn thu. Ông viết:

“Mai tăng ngay gửi xương mai
Hồn mai cùng giấc mộng dài nở hương”


- Ở tận phương Nam, hồn thơ Đồ Chiểu gửi gấm vào hoa mai lời tạc nghĩa đá vàng của đôi trai tài gái sắc bằng hình tượng:

“Xem thơ biết ý gần xa
Mai hòa vận điểu , điểu hòa vận mai”


*** Nhân lúc xuân về chạnh lòng thương nhớ cố hương, sao ta quên được hoa mai, một loài hoa cao khiết, nay còn ai là hiền nhân quân tử ngưỡng mộ tôn vinh hoa mai như xưa nữa! Nhưng ta tin rằng hoa mai đủ sức kiên nhẫn đợi chờ. Rồi nanh vuốt sẽ mòn rã, muông thú tìm chỗ ẩn thân…Những đồi mai sẽ rợp nở trong một mùa xuân hội ngộ!

Hàn Thiên Lương
Portland OR

Sunday, January 30, 2022

Đón Thần Tài - Tuấn Đạt Lucia Kim Chi




Bản 1 - 6


Bản 7 - 13


(sưu tầm từ internet)

Xuân Đã Về - Asia CD389




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Xuân - Làng Văn CD339




CD 1


CD 2


CD 3


(sưu tầm từ internet)

Nắng Xuân Hồng - Làng Văn Cassette110




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Origami - Nghệ thuật xếp giấy và Lợi ích cho trí não


Năm mới Nhâm Dần 2022 em lì xì cho anh ... Tình thương đầy tim - Tiền vô đầy túi 😊 💗 🎆

Origami là một nghệ thuật xếp giấy nhẹ nhàng nhưng lại tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng Origami như một liệu pháp bổ ích về vật lý và tinh thần.

Việc tạo được mẫu Origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các “cao thủ” Origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Họ có phương châm "Bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; Bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được."

Một số nơi trên thế giới đã đưa Origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều..

Người Trung Hoa thường tự hào là “ông tổ” của nghệ thuật xếp giấy, có từ Trung Quốc thời cổ đại, họ gọi đó là Chiết chỉ (折纸). Cách xếp giấy của họ rất khác với Origami của Nhật.


Thỏi vàng Trung Hoa


Chiếc ghế Trung Hoa

Nghệ thuật xếp giấy của Trung Hoa bị mai một và đi vào quên lãng trong khi Origami của người Nhật ngày càng phát triển kể từ thời Edo (1603-1867). Trước đó, vào triều đại Muromachi (1392–1573) cũng đã có Origami.

Origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Người Nhật xem Origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.

Một trong số những mẫu Origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành theo quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành sự thật. Các võ sĩ đạo Samurai thường tặng nhau những món quà được gấp từ giấy theo phong cách Origami và được thực hiện theo lễ nghi truyền thống của Samurai.


Hạc giấy Nhật Bản


Đôi hạc giấy Nhật Bản


Hạc giấy còn được dùng trong các đám cưới của người Nhật


Những con hạc giấy đủ màu sắc


Ngàn cánh hạc


Học sinh Nhật Bản bên cạnh những hình giấy tự xếp


Con chim


Quả cầu


Cánh hoa và bình hoa bằng giấy


Ngôi sao


Trái tim


Các con thú xếp


Con bò rừng


Con rồng


Những con bướm


Trang trí cây Giáng sinh
***

Robert Lang gấp quốc kỳ Mỹ, với 50 ngôi sao, 15 sọc trắng và 13 sọc đỏ từ một tờ giấy vuông không cắt

Robert J. Lang là một nhà vật lý người Mỹ đồng thời cũng là một trong những nghệ sĩ Origami. Ông được biết đến với nhiều sáng tác phức tạp và ấn tượng, đặc biệt là những mẫu về động vật và côn trùng.


Robert J. Lang và tác phẩm chim hạc

Robert J.Lang biết đến nghệ thuật gấp giấy từ năm 6 tuổi nhờ một giáo viên của ông sau khi đã thử mọi phương pháp khác giúp ông hứng thú trong học tập. Từ thời niên thiếu, Lang đã bắt đầu tự sáng tác những mẫu gấp riêng của mình. Origami cũng là môn nghệ thuật giúp ông giải tỏa những áp lực khi còn đang học đại học.


Gấu nâu - Robert J. Lang


Chim bồ câu - Robert J. Lang


Con bò cạp - Robert J. Lang


Thiên nga - Robert J. Lang

Mời Quý khách xem và nghe nhà vật lý Robert J. Lang nói chuyện về tiểu sử nghệ thuật Origami của Ông


Mời bạn bấm vào link này... để xem thêm nhiều tác phẩm rất nghệ thuật, rất đẹp của Ông

***

Một cao thủ Origami khác là Won Park. Anh là người Mỹ gốc Đại Hàn và bước vào thế giới Origamin cũng từ năm lên 6. Có thể nói, Park là người “sáng lập” trường phái Origami được gấp từ những tờ tiền giấy, đó là những tờ 1 hoặc 2 đô la!

Theo anh, tiền giấy có chất lượng rất tốt trong việc gấp, giấy vừa dai lại vừa bền. Anh chỉ chọn đồng tiền có giá trị thấp vì lý do… không muốn phí phạm khi dùng để giải trí.


Origami Won Park và những đồng đô la giấy


Tòa Quốc Hội Hoa Kỳ - Won Park


Con bướm xinh - Won Park


Con dơi - Won Park


Con chuồn chuồn - Won Park


Cá chép - Won Park


Tàu bay - Won Park


Xe hơi - Won Park


Súng lục - Won Park


Camera - Won Park


Trái tim - Won Park




Táo hồng - Won Park


Mời Quý khách xem và nghe Won Park nói chuyện về tiểu sử nghệ thuật Origami của anh



***
 
Con trẻ học trò Việt Nam cũng tập xếp giấy nhưng chỉ có máy bay và thuyền
 




(Nora sưu tầm)