Friday, November 30, 2018

Chuyện xe xám

Hôm tuần rồi tự nhiên chiếc xe xám hông chịu nổ, chắc là hết bình, hay trời lạnh quá . Tôi muốn gọi anh Năm để hỏi nhưng rồi thôi.  Muốn vô nhà online của anh để hỏi, nhưng mà hỏi để làm gì khi mình vẫn chưa biết đổ xăng. Tôi đành phải gọi người ta câu chiếc xe đến dealer để xem bịnh.  Phiền. Nhà có người biết sửa xe sửa nhà chút đỉnh thì tôi đỡ vất vả, nhưng thôi kiếp số mỗi người mỗi khác , không nên so bì.  

Tự dưng nhớ về lời người phương xa trách ... 

Mỗi người có sự hiểu biết giỏi giang riêng, không hẳn cầm cái bằng to tổ bố ở trường đại học là giỏi hơn người khác. Thử nghĩ, nếu người ta không giỏi thì mở tiệm sửa xe từ năm 1975 trong khi người khác vẫn còn chật vật đi làm bồi bàn ở nhà hàng, lau cầu tiêu ... để kiếm từng đồng. Bằng tuổi, người ta thành triệu phú, tôi nay vẫn đi làm công cho hãng. Vậy thì ai giỏi hơn ai? Tương lai ai mờ mịt hơn ai? 

Tối nay vô nhà anh, tìm vài nụ cười đêm thứ sáu, mới thấy có người hỏi y như xe của tôi.  Tôi không buồn nữa, bởi người ta là con trai mà cũng bí thì tôi nữ nhi thường tình làm sao tôi biết

==
Xin chào mọi người , chuyện là chiếc xe đề không nổ máy , câu bình vô thì nó nổ máy , nhưng chạy cũng khá lâu ( 1h-2h ) rồi tắt máy xe xong nó lại đề không nổ , vậy lý do là bình điện hư hay nó không charge vô bình ? Bình điện mới thay hơn 1 năm thôi .
Ai biết xin giúp dùm , cám ơn nhiều .
==
Thay cái Alternator để charge bình điện.
==
1/ Alternator không charge vô bình
2/ Bình điện hư nên nó không nạp điện vô ( đút chìa khóa vô đèn vẫn sáng )
3/ Có nguyên nhân nào khác không ?
==
Dùng DVM đo ở 2 cọc bình khi tắc máy (i.e= 12 Volt).
Nổ máy xe xong đo lại, nếu voltage không thay đổi (i.e=12 volt) thì Alternator đã chết, nếu voltage tăng lên (i.e=14volt) thì bình điện chết.
==
Nếu mua bình điện mới để vô mà đề vẫn không nổ máy thì đâu có trả lại được ( tốn thêm tiền mua bình điện hic hic hic )
Xe đang nổ máy tháo cable ra nó có bị điện giật không hehehe
==
1. Sau khi câu bình máy chạy bình thường tức là cái alternator không bị hư
2. Trường hợp alternator chạy bình thường nhưng điện không xạt vô bình là do hai nguyên nhân:
a. Bình điện có thể bị hư - mang bình điện ra AutoZone hay Advance Auto Parts họ sẽ thử không tốn tiền
b. Cái voltage regulator (rectifier) của alternator bị hư. Tùy model, giá voltage regulator khoảng $10 đô trên Ebay và mất cỡ 15 phút để thay.

Trên 90% máy không đề được nhưng sau khi câu bình chạy bình thường là do bình điện.
==
Thân Chào huynh .....Muội có ý kiến về việc huynh hỏi như sau:
1-Battery có tốt cở nào thì 4 năm sử dụng phải thay nếu không muốn nằm đường....Như huynh kể là bình điện còn tốt nhưng không được nạp điện hoặc NOT HOLD CHARGE.....
2-Cách giải quyết là: Để bình điện MỚI vào rồi nổ cho máy xe chạy.Trong khi máy xe đang chạy mở 1 hoặc 2 dây cộc bình (Battery cable)ra.Nếu xe tắt máy thì huynh hãy thay ALTERNATOR mới.Nếu mày xe vẫn chạy hãy thay BATTERY vì nó không HOLD CHARGE.....Chúc huynh thành công...Thân-Ai
==
đọc tới phần nữ nhi viết về xe, tôi thật khâm phục. Sao chị biết chuyện xe giỏi thế nhỉ? Chắc là nhà chị có ông lang băm chỉ nghề 😊

Tuesday, November 27, 2018

Dòng Mực Cũ - Nguyễn Ngọc Ngạn



Giọng đọc: Hồng Đào & Nguyễn Ngọc Ngạn

http://www.mediafire.com/file/cvaaagasubyaxhw/01_DongMucCu_Chuong1.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/01whfwta9yec23s/02_DongMucCu_Chuong2.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/i3t0t2ki6di46yt/03_DongMucCu_Chuong3.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/qwhftfd4w5csonk/04_DongMucCu_Chuong4.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/7of7982k4082dcm/05_DongMucCu_Chuong5.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/8kcikepz7i2h2dr/06_DongMucCu_Chuong6.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/6jec8lzc3b3910i/07_DongMucCu_Chuong7.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/38zsax8vvvxtpf7/08_DongMucCu_Chuong8.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/14thkcsh9cc0rdh/09_DongMucCu_Chuong9.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/fjbsik74wpt8pbc/10_DongMucCu_Chuong10.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/vtn8nwh6lu9adz1/11_DongMucCu_Chuong11.mp3/file
http://www.mediafire.com/file/tek6ghdb737c3w1/12_DongMucCu_Chuong12.mp3/file

Hết

Ngôi sao ban chiều của Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu

Sau hiệp định Geneva 1954, đất nước chúng ta bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc với hai thể chế chính trị khác nhau.

Trong sự hình thành và phát triển của nền tân nhạc Việt Nam thì giai đoạn 20 năm từ 1954 – 1975 là thời kỳ cực thịnh của giòng nhạc Việt. Xét về số lượng nhạc sĩ , ca sĩ cùng với chất lượng của các tác phẩm, thì đại đa số là xuất phát từ miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, trong bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ngày đó dưới sự kềm kẹp của của đảng cộng sản, họ tuyên truyền nhạc miền Nam là nhạc phản động, đồi trụy. Vì thế, hồi ấy có một tác phẩm "Ngôi sao ban chiều" rất hay nhưng nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu lại không dám nhận mình là tác giả , sợ bị liên lụy nên ông bảo là nhạc ngoại quốc (Nga)

Nay bản nhạc đã trở về với nguyên chủ . Mời bạn nghe lại



Sunday, November 18, 2018

Tuyết rơi cuối thu 11/15/2018


Năm nay thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến nỗi tôi vừa nhận ra nàng thu tuyệt đẹp đang ẩn mình trong khu rừng muôn sắc tuần trước thì tuần sau nàng đã từ giã tự khi nào.

Gần vùng tôi trú, cảnh mùa thu nơi đây tuyệt đẹp. Lái xe từ trên đỉnh núi đi xuống vòng quanh theo triền , một bên là giòng sông rộng uốn khúc miên theo quốc lộ , một bên là vách đá cao sừng sững tưởng chừng như đang chắn lối khách viễn du. Phong cảnh nơi đây mê lắm bạn ạ , nhất là khi trời vào thu, sắc lá nhuốm màu tươi thắm nhất, thì cũng là lúc tai nạn xe nhiều nhất. Vẻ đẹp của nàng làm khách viễn du ngây ngất, họ cố ngắm những nét cong trọn vẹn  của nàng nằm đợi hững hờ  trên đỉnh núi Appalachian tận cuối chân trời, họ dõi mắt thật sâu nơi giòng sông rộng lượn lờ quanh dưới chân núi, họ bị mê hoặc bởi những tấm tranh  muôn màu ngang tầm.  Và rồi, họ quên để mắt đến thực tế đang lao xuống trên con đường xoắn ốc với tốc độ hơn 70 dặm một giờ.

Đã bao nhiêu năm tôi sống nơi đây, khi thu về tôi tất bật với công việc, khi thu qua tôi tiếc nuối cho chính mình, rồi tự nhủ "mùa thu năm tới mình sẽ thong thả đi ngắm , sẽ leo núi, sẽ chèo thuyền kayak, sẽ ghé vô một tiệm bánh vách gỗ nho nhỏ phủ đầy lá vàng, bên trong với ba chiếc bàn gỗ sồi tự đóng với sáu chiếc ghế hướng ra rừng cây, đây là nơi lý tưởng để những người leo núi nghỉ chân tìm vài món ăn lót dạ. Nhưng tôi sẽ không ngồi trong tiệm, mà sẽ ngồi giữa rừng lá thu rơi để thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi thơm mùi quế, sẽ uống những ly nước táo vừa ép ra tươi mát ngọt thanh, sẽ ngắm giòng sông đưa những chiếc lá vàng trôi về chốn xa xăm "...

Một mùa thu nữa trôi qua , tôi lại thất hứa. 

Lá vàng nhà tôi phủ đầy sân. Công việc chồng chất . Tâm trí  lắm buồn ít vui . Cơ thể mệt nhoài . 

***

Hôm tuần rồi được đài thời tiết báo trước 7 ngày "thứ năm ngày 15/11/2018 sẽ có tuyết rơi " , nhìn trên bản đồ , quê tôi khoảng 8- 10 inches.  Thấy tin tuyết rơi  thì vui chút xíu nhưng lại xìu ngay , bởi  tôi phải vất vả lắm mới cào lá dồn đống lại để xe người ta tới hút. Chờ họ mãi như chờ người tình, từ giữa tháng 10, đến Halloween, sang đầu tháng 11, vẫn không thấy chiếc xe thùng đi hút lá .  Bây giờ đài báo tuyết rơi, thiệt là uổng công sức tôi cào lá trong mấy tuần qua .

Thứ tư 11/14, trogn sở mấy người bảo nhau "ngày mai tuyết lớn lắm có ai đi làm không?"  Cả nhóm đồng thanh "Nope, tui xin lấy ngày nghỉ ". Boss quay sang tôi, "Còn Nora thì sao?"

- Sếp, em đã xin sếp nghỉ ngày mai rồi kia mà. Mai em đi vô thành phố có ít công chuyện.

Sếp nhướng mày nhìn tôi "Em nói chơi hay em nói đùa vậy? "

- Em nói thiệt mà, chuyện quan trọng em phải đi thôi.

- Ờ , God bless you. Nhớ lái xe cẩn thận .

Sáng ngày thứ năm 11/15, nắng chan hòa , trời trong xanh, tôi mang chiếc xe đỏ RAV4 AWD đi đổ xăng cho đầy bình rồi lên đường .  Tới trường trong thành phố lúc 11 giờ trưa.

Whoahh, tôi cứ ngỡ mình đang dạo  trên một khu phố nào đó ở châu Âu, với những kiến trúc rất Gothics,  và rất chắc chắn.  Tôi không ngờ ở trong lòng một thành phố ồn ào náo nhiệt mà ngày nào tôi cũng nghe thấy trên tivi những tin bắn giết, cướp giật, hãm hiếp, bắt cóc, cháy nhà, xe đụng người, người đụng xe, ... mà lại có một nơi yên tĩnh, sạch sẽ và cổ xưa như vậy.

12 giờ trưa, tôi tìm được tòa nhà nơi có phòng họp .   Hỏi thăm lòng vòng người ta dẫn tôi đến Great Hall .  Bước chân vô nơi đây tôi ngỡ ngàng hết sức, ngỡ mình như đang bước vô thánh đường thật rộng thật cao và thật dài như bên châu Âu. Trên những khung cửa sổ cao dài bên tường là những khung cửa kính màu ghép lại tạo thành những vị danh nhân lừng lẫy từ thời xưa .  Bên trong không có tượng Chúa Giê Su , trên "khán đài" chỉ là một vòng ghế bọc da đỏ (tôi đoán thế), và cái bục có micro. Đơn giản vậy thôi nhưng nơi đây toát ra sự bề thế uy nghiêm của người xưa để lại .  Great Hall - thật đúng với tên Đại Sảnh . Một giờ sau, tôi mới biết nơi đây là nơi làm lễ ra trường cho các vị bác sĩ, hoặc những buổi diễn thuyết lớn của những chính trị gia, những nhân tài nổi tiếng của Hoa Kỳ trong đó có Mark Twain (ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910) . Những sinh viên thuộc khoa khác, họ không có danh dự được mời vô trong Great Hall này.  Thật là một vinh dự cho tôi được đặt chân vào nơi đây.

Buổi diễn thuyết kéo dài 3 giờ. Tôi chậm bước xuống cầu thang , lãng đãng ngắm kiến trúc cổ qua khung cửa kính. Ủa, tuyết rơi từ khi nào mà mình không hay .   Gió rất mạnh, trông chừng tuyết rơi như bão , đài khí tượng chỉ báo là tuyết thôi mà, đâu phải Nor'Easter.

Dừng chân bên cửa sổ ngắm tuyết rơi tôi ngỡ mình đang ở trong lâu đài cổ tích như phim Beauty and The Beast (mặc dù tôi không đẹp).  Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được ngắm cảnh tuyết rơi trong tòa nhà cổ kính như vậy. Cảnh đẹp mê hồn , cảm giác lâng lâng vui vui nhẹ nhõm.  Tiếc quá, sao hồi sáng mình đi lại không mang theo máy chụp hình nhỉ.   Thôi thì mình đành dùng chiếc phone dỏm của mình lưu lại vài tấm .

Bước chân ra khỏi tòa nhà , cảnh tuyết rơi giữa những lâu đài xưa cũ còn đẹp hơn là mình đứng ở bên trong.   Ôi, đẹp ơi là đẹp , tôi mê lắm , những sinh viên ai cũng dừng chân đưa iphone lên selfie giữ vài tấm hình lưu niệm cho chính mình.

15 phút sau , tôi vội vã đi tìm xe .  Chiếc xe đỏ RAV4 của tôi mất hút sau làn tuyết rơi mỗi lúc một dầy.  Tôi không có dù , tuyết phủ tôi từ đầu đến chân, tôi giống như người tuyết biết di động .  Tìm được chiễc xe rồi, giờ lấy cái gì mà cào tuyết, vậy là tôi gạt bằng tay . Cái tội không chuẩn bị.

4:30 chiều, trời nhá nhem tối,  tôi rời trường , ra khỏi khu yên tĩnh độ 5 phút .   Một cảnh hỗn loạn trong thành phố , những chiếc xe bus nằm chết dí trên đường , những chiếc xe con bấm còi inh ỏi , những chiếc xe van, pick-up truck ngang ngạnh chặn trên ngã tư đường mặc kệ đèn xanh đỏ, xe cảnh sát, xe cứu thương cũng không thể đi lọt .  Tôi trong cảnh nhạt nhòa nhá nhem qua kính xe, mới dần dần nhận ra xe trên gần cả năm con phố đứng yên, và tôi cũng là một trong những nạn nhân .  Đứng tại mỗi cây đèn như vậy là 30 phút , nhích qua khỏi trụ đèn là lại đứng tiếp tục .   Giờ tan sở, giờ tuyết rơi, giờ đen tối, bao nhiêu thứ nhập lại tạo thành một cảnh hỗn loạn mà tôi chưa từng trải qua bao giờ.

Ngồi lạnh cóng trogn xe tôi thầm hỏi "Chẳng biết giao thông ở những khu phố khác có như vầy không? " .  Ừ mà sao lúc đó tôi quên vặn đài radio.

7 giờ tối , tôi mới nhích được khoảng 3 blocks đường .

9 giờ tối,  nhích thêm được 2 blocks đường nữa. Nhìn trên GPS tôi thở phào , mình sắp ra được xa lộ rồi.  Chắc có lẽ xa lộ thông hơn trong thành phố. Nhưng không . Đường xe chỉ là 2 lanes mà giờ đã dồn thành 4 lanes, ai cũng chen lấn muốn đi trước. Hmmm, chẳng ai chen đi đâu được nữa vì xa lộ đã đóng.

Ngồi yên trong xe tới 11 giờ đêm tôi đã thấm lạnh, hai ống quần ướt sũng, đôi tất cũng không khá hơn, áo khoác mùa đông thì cởi quăng ra đàng sau xe, vì nó thấm tuyết ướt không còn chỗ khô để che. Lạnh như thế nhưng tôi không dám mở máy sưởi cho ấm, hết xăng rồi làm sao về tới nhà. Chợt có vài người đi bộ ngược chiều. Lạ nhỉ? đường sắp ra xa lộ rồi, hông lẽ đàng trước đụng xe.

12 giờ đêm đoàn xe bắt đầu nhúc nhích được khoảng 500 yards tôi mới thấy 4 chiếc xe nằm ngay hàng bên hông , chẳng phải vì đụng xe mà hình như xe họ đã hết xăng .  Và từ đó càng nhích nhích càng thấy xe lớn xe nhỏ nằm đường , chiếc lớn như van thì bánh xe quay tít trên đường, những xe nhỏ thì nằm im ru chẳng điện đóm gì cả.  Tôi sực nhớ đến đài 1010 WINS , mở ra nghe thử chuyện gì mà sao tôi nằm yên gần 8 tiếng rồi mà đường cũng không thông? Hóa ra, đường đóng ở các hướng thoát ra từ trong thành phố. Tuyết đã ngừng rơi, thay vào đó là mưa đá , gây ra tình trạng tồi tệ hơn .

Tôi quá mệt , muốn chợp mắt trong xe mà cũng không dám, sợ đường thông mà mình không đi người ta đụng xe mình thì sao . Radio 1010 cứ 5 phút cập tin giao thông một lần, không khá hơn , chỉ toàn là ... các nhà chức trách đổ lỗi cho nhau.
Tiết trời còn đang là mùa thu , tới một tháng nữa, lúc đó chuẩn bị đối phó với tuyết cũng còn kịp.  Hóa ra thằng dân là chịu khổ nhiều nhất.  Dọc đường cả hàng trăm chiếc xe nằm bất động , chẳng biết chủ nhân nó có nằm trogn xe không hay là cuốc bộ trên xa lộ để tìm đến xóm dân ở cầu cứu qua đêm.


Nhờ chiếc RAV4 AWD mà tôi không trượt trên đường băng tuyết, tôi bò về nhà bằng nhiều ngã phụ vẫn chưa cào tuyết chi cả.  Đồng hồ trên xe chỉ 4:44 sáng, cây kim xăng chỉ đúng chữ "E", cũng là lúc tôi vừa về đến căn nhà nhỏ của tôi.  12 tiếng đồng hồ lái xe trên tuyến đường chỉ có 2 tiếng,  một kỷ lục tôi đạt được nhưng không hề có ý thi thố tài năng .  

Bước vô nhà thay vội quần áo rồi leo lên giường trùm mền . Người nóng ran phát sốt.

Mãi cho đến hôm nay 11/18 tôi khỏe chút xíu, ngồi viết đôi giòng ghi nhớ.  Mạ gọi "Thanksgiving này con về không con?" .  Tôi suy nghĩ về đêm trên xa lộ đi giữa tuyết rơi : "Mạ, con không về được ".  Mạ tôi buồn nhưng không biết nói gì hơn.

Những ai học y khoa trường này , ngày đầu tiên đến đây họ đều đặt tay lên sốgn mũi của ông Abraham Lincon để xin may mắn 

Tượng George Washington đặt trên lối đi chính



Vị danh nhân đầu tiên xây dựng trường cho các con em của tầng lớp thợ thuyền,, thấp hèn trong xã hội thời bấy giờ, để họ tiến thân qua con đường học vấn và cũng nhân đó trường muốn tìm nhân tài trong giới nghèo. 

Ông mở trường cho người nghèo, người thiểu số. Thời ấy, có vợ chồng ông tỉ phú tặng 1.7 tỉ dollars, đến nay thì số tiền của các Mạnh Thường Quân tặng hơn hàng trăm tỉ mỗi năm .


Một trong những hallways trước khi bước vô đại sảnh Great Hall

Những giòng chữ Latin nạm vàng(rất tiếc cái phone của tôi dỏm quá nên hình không rõ)

Một phần bên trong Đại Sảnh- Great Hall

Chỉ có hàng ghế danh dự, và bục micro. Đơn giản nhưng thật uy nghiêm

Trong Sảnh Đường có hai giàn kèn ống(organs)

Diễn thuyết xong , tôi đi xuống tầng 2 , chợt thấy tuyết rơi nhiều

Trong sân trường đại học



Cổng ở hai hướng

Cổng ở hai hướng





Một cây phong Nhật lá đỏ chưa rụng lá


Tôi đang trên đường đi tìm chiếc xe RAV4 của tôi

Tôi cào tuyết bằng tay. Tuyết rơi tích tắc trong 1 giờ mà đã lên khoảng 4 inches rồi.

Tôi vừa đang cào tuyết bằng tay trong khi tuyết ngoài trời vẫn rơi mạnh

Ở nhà
Sáng thứ bảy, tôi cần đi bác sĩ,  ra nhìn driveway,  tôi tính xúc hai luống vừa đủ cho xe ra. Nhưng mới xúc 5 xẻng là say xẩm trời đất.  Nản chí quá , đành vác xẻng vô nhà , gọi bác sĩ xin kiếu.


Ngày hôm nay

Tuyết đầu mùa


Tôi làm bánh quế dã chiến .  Happy Birth Day 

Cắt một miếng thử, yum yum



Monday, November 12, 2018

Bà Thủ tướng Đức Merkel bị lầm là vợ của Tổng thống Pháp Macron


Ông Macron đang làm gì thế này với bà Merkel ??? 😊😊😊

Hôm 10.11.2918, Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Emmanuel Macron đến thăm Retonde, nơi mà ngày 11.11.1918 đã ký kết thoả thuận đình chiến Compiegne kết thúc Thế chiến thứ nhất. Tại đây các nhà lãnh đạo dành vài phút để trò chuyện với công chúng.

Truyền thông Pháp quay được cảnh bà Merkel và ông Macron nói chuyện với một cụ bà người Pháp 101 tuổi.

“Ngài Macron! Thật không tưởng tượng được. Một người phụ nữ bé nhỏ như tôi được bắt tay với Tổng thống Cộng hoà Pháp. Thật tuyệt vời” - cụ bà nói với Tổng thống Macron.

Sau đó cụ quay sang Thủ tướng Angela Merkel và nói: “Bà là phu nhân Macron”.

“Không, tôi là Thủ tướng Đức” - bà Merkel trả lời qua phiên dịch.

Nhà lãnh đạo Đức sau đó cố gắng dùng vốn tiếng Pháp để giải thích mình là ai. Không rõ bà Merkel có nói rõ được với cụ bà rằng mình không phải là vợ ông Macron hay không, vì cụ bà tiếp tục nói: “Thật là tuyệt vời”.  😊😊😊

Ông Emmanuel Macron và bà Angela Merkel sau đó chụp ảnh chung với cụ bà 101 tuổi. Cụ hứa sẽ đến dự lễ kỷ niệm vào năm sau


Video ... Lầm

(Nora siu tìm)

Sunday, November 11, 2018

Sự thật về tempura Nhật Bản

Người Bồ Đào Nha đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa ở Nhật Bản: một công thức món đậu Hà Lan chiên được gọi là peixinhos da horta

Năm 1543, một con tàu của Trung Quốc đi Ma Cao, với ba thủy thủ Bồ Đào Nha trên tàu, nhưng đã bị cuốn trôi và rồi cuối cùng dạt vào đảo Tanegashima của Nhật Bản. Antonio da Mota, Francisco Zeimoto và Antonio Peixoto, những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên đất Nhật, được người dân địa phương coi là "dân man rợ phương Nam" do hướng đi của họ và đặc điểm 'khác thường', 'không phải Nhật'. Người Nhật đang ở trong một cuộc nội chiến và cuối cùng bắt đầu buôn bán với người Bồ Đào Nha, nói chung là về súng đạn. Và do vậy mở đầu một điểm buôn bán với Bồ Đào Nha tại Nhật Bản, bắt đầu bằng buôn vũ khí và các mặt hàng khác như xà phòng, thuốc lá, len và thậm chí cả công thức nấu ăn.

Những người Bồ Đào Nha này ở Nhật cho đến năm 1639 thì họ bị trục xuất bởi tướng cầm quyền Iemitsu cho rằng Thiên Chúa giáo là mối đe dọa đối với xã hội Nhật Bản. Khi tàu của họ ra đi lần cuối, người Bồ Đào Nha đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa trên hòn đảo này: một công thức món đậu Hà Lan trộn bột rán, được gọi là peixinhos da horta. Ngày nay ở Nhật nó được gọi là tempura và là món ăn chính của ẩm thực đất nước này kể từ đó.

Không ai biết nguồn gốc chính xác của peixinhos da horta. "Chúng tôi biết chắc nó có từ năm 1543," ông Jose Avillez, một đầu bếp 3 sao Michelin, nói khi tôi gặp lại ông tại Cantinho de Avillez, một trong những nhà hàng nổi tiếng ở Lisbon của ông. "Còn trước đó thì mỗi người có cách giải thích của mình."

Hóa ra đậu Hà Lan đã làm thay đổi lịch sử thức ăn.

Năm 1543, ba thủy thủ Bồ Đào Nha là những người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên đất Nhật Bản

Tuy nhiên, peixinhos da horta chỉ là một trong nhiều món ăn mà người Bồ Đào Nha gây cảm hứng cho khắp thế giới. Trên thực tế, ẩm thực Bồ Đào Nha, tuy vẫn bị ẩm thực Ý, Tây Ban Nha và Pháp làm lu mờ, nhưng có thể nó là ẩm thực có ảnh hưởng nhất trên hành tinh này.

Khi người Bồ Đào Nha xuất hiện ở Goa, Ấn Độ, nơi họ ở lại cho đến năm 1961, họ nấu một món thịt lợn với rượu vang và tỏi, được gọi là carne de vinha d'alhos, được người địa phương chấp nhận sử dụng để trở thành món vindaloo, một trong những món ăn Ấn Độ ưa chuộng nhất ngày nay. Tại Malaysia, một số món chính, kể cả món thịt hầm ca ri debal, bắt nguồn từ thương nhân Bồ Đào Nha từ nhiều thế kỷ qua. Bánh nhân trứng ở Macao và nam Trung Quốc là xuất phát trực tiếp từ bành trứng ở các hiệu bánh ở Lisbon. Và món ăn quốc gia của Brazil, feijoada, thịt lợn hầm với đậu, bắt nguồn từ Minho phía bắc Bồ Đào Nha; ngày nay, bạn có thể tìm thấy các biến thể của nó ở tất cả mọi nơi mà người Bồ Đào Nha đã cập bến, kể cả Goa, Mozambique, Angola, Macau và Cape Verde.

Peixinhos da horta thường được ăn trong các tuần lễ Lent hoặc các ngày lễ Ember (từ 'tempura' đến từ chữ Latin tempora, một thuật ngữ đề cập đến thời gian các lễ ăn chay này), khi nhà thờ quy định người Công giáo không ăn thịt. "Vì vậy, cách thức trong thời gian này," Avillez nói, "là trộn bột và chiên một loại rau nào đó, chẳng hạn như đậu Hà Lan. Và chỉ thêm vào đó, chúng tôi gọi nó là peixinhos do horta, tức cá nhỏ trong vườn. Nếu bạn không thể ăn thịt trong thời gian đó, đây là món thay thế tốt."

Và nó cũng có các chức năng khác. "Khi người nghèo không có cá ăn, họ sẽ ăn những đậu Hà Lan chiên để thay thế," Avillez nói. Và thủy thủ sẽ chiên đậu Hà Lan để gìn giữ chúng trong những chuyến đi dài, giống như cách con người, trong nhiều thế kỷ, vẫn đang xử lý và muối thịt với mục đích bảo quản.

Có lẽ không bị truyền thống gò ép, người Nhật đã trộn ít bộ hơn và thay đổi các nhân bên trong. Ngày nay, tất cả mọi thứ từ tôm đến khoai lang, đến nấm, đều thành tempura.

"Người Nhật thừa hưởng món ăn này từ chúng tôi và họ làm tốt hơn," Avillez nói.

Avillez cho biết đôi khi người Nhật xuất hiện tại các nhà hàng của ông và nhìn thấy món đậu Hà Lan chiên và nói, "Này, ẩm thực Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Nhật Bản." Ông nói thêm, "Và khi tôi nói, 'Không, trong trường hợp này là ngược lại'," Một phó đầu bếp người Nhật ở nhà hàng Belcanto 2 sao Michelin ở Lisbon, thậm chí chọn đi thực tập ở Bồ Đào Nha thay vì ở Pháp, vì ông thừa nhận việc ảnh hưởng tới ẩm thực Nhật, đặc biệt là món peixinhos da horta.

Avillez nói rằng, nhìn chung, ông chỉ phàn nàn một điều ở món này là đậu Hà Lan thường được chiên vào buổi sáng do vậy nó bị nguội và ỉu khi đưa lên bàn ăn vào cuối ngày. Ông khắc phục điều này bằng cách không những chỉ chiên nó theo yêu cầu, mà còn thêm một loại tinh bột, gọi là nutrios, làm cho nó giòn. Sau khi đậu nhạt màu, nó được bọc trong lớp bột mì, trứng, sữa và nutrios, và sau đó chiên nhanh già lửa.

Người Bồ Đào Nha truyền cảm hứng cho ẩm thực trên khắp thế giới, bao gồm cả Ấn Độ, Goa (trong ảnh) và Malaysia.

Các đầu bếp khác mà tôi đã nói chuyện ở Bồ Đào Nha đều có công thức riêng cho món đậu chiên nấu ăn của mình, nhưng họ không đi chệch nhiều. "Đó là một món rất đơn giản," đầu bếp Olivier da Costa nói khi tôi gặp ông tại nhà hàng Olivier Avenida của ông ở Lisbon, nằm trong khách sạn Avani Avenida Liberdade. "Tôi dùng bột nhào bằng bột mì, sữa, trứng, muối, hạt tiêu và bia. "Bia?" tôi hỏi. "Vâng! Nó làm bột lên men và bọt bia tạo cho nó một hương vị ngon hơn. "Ông ấy không có món ăn trong thực đơn vào thời điểm đó nên tôi phải ghi nhận lời ông.

Một lý do vì sao người Bồ Đào Nha thích peixinhos da horta đến vậy, da Costa nói, đó là nỗi nhớ. "Tất cả chúng tôi khi là trẻ nhỏ đều ăn món này, vì vậy có những kỷ niệm trìu mến về nó. Những ngày này nó đã quay trở lại, không chỉ vì người ta ăn chay nhiều hơn, nhưng vì một thế hệ trẻ đang quan tâm hơn đến ẩm thực địa phương và họ muốn được đưa trở lại thời gian đơn giản đó."

Avillez đang đưa mối quan tâm mới phát hiện đối với những món ăn siêu truyền thống của Bồ Đào Nha sang một cấp độ mới. Cùng với người phó đầu bếp người Nhật, ông có kế hoạch tạm thời cung cấp một thực đơn nếm (gồm nhiều món nho nhỏ) gọi là '1543', là năm người Bồ Đào Nha lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản, gồm peixinhos da horta và các món ăn Bồ Đào Nha khác đã gây cảm hứng cho ẩm thực Nhật. Cùng với các món ăn của Bồ Đào Nha, ông dự định phục vụ các món phiên bản Nhật mà chúng đã tiến triển từ thời gian có sự hiện diện của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản cách đây 4,5 năm thế kỷ.

Trở lại với nhà hàng Cantinho de Avillez, một món gọi peixinhos da horta xuất hiện trước mặt tôi. Chúng cứng nhắc như những cây bút chì, có kết cấu bề mặt sần sùi màu vàng. Mỗi miếng cắn đều như miếng cắn đầu tiên: giòn, nhẹ và cực kỳ thơm ngon, vỏ giòn của bột bên ngoài bổ trợ cho cảm giác vững chắc của đậu Hà Lan. Món này là một trong những món ăn trước sau như một trong thực đơn của Cantinho de Avillez, được khai trương vào năm 2012.

Nguồn:  BBC Travel / David Farley / The truth about Japanese tempura



Bảng giá tiền đô

😊😊😊

Friday, November 2, 2018

Nhạc Tiền Chiến - Thanh Thúy 17 - Reel




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Người Pháp tạo ra tiêu chuẩn đo lường mét thế nào


Thanh chuẩn đo lường 1 mét, được xác định vào năm 1797, hiện gắn tại 36 rue de Vaugirard, Paris, Pháp

Ngoài mặt tiền trụ sở Bộ Tư pháp ở Paris, ở phía dưới một cửa sổ ở tầng trệt là một phiến đá cẩm thạch có khắc một đường kẻ ngang và chữ 'MÈTRE'.

Khó mà thấy được nó ở Quảng trường Vendôme hoành tráng: thật ra, trong số tất cả các du khách có mặt trên quảng trường, tôi là người duy nhất dừng lại và nghiền ngẫm nó.

Nhưng phiến đá này là một trong số 'mètre étalons' (thanh mét chuẩn) còn lại vốn đã từng được đặt ở khắp nơi trong thành phố hơn 200 năm trước đây trong nỗ lực cho ra đời một hệ thống đo lường mới và phổ quát.

Và đó chỉ là một trong số nhiều địa điểm ở Paris cho chúng ta thấy về lịch sử lâu đời và lý thú của hệ mét.

Mục tiêu của Cách mạng Pháp

"Đo lường là một trong những điều bình thường và tầm thường nhất, nhưng thật sự chính những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên lại là những câu chuyện hấp dẫn nhất và có lịch sử gây tranh cãi," Tiến sỹ Ken Alder, giáo sư lịch sử thuộc Đại học Northwestern và là tác giả của cuốn 'Đo lường Mọi thứ' - cuốn sách về sự ra đời của hệ mét, nói.

Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.

Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.

Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ.

Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.

Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.

Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành

Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả

Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Để thực hiện mục tiêu này, một trong những việc họ làm là đưa ra Bộ Lịch Cộng hòa vào năm 1793 với ngày dài 10 tiếng, mỗi tiếng có 100 phút và mỗi phút có 100 giây.

Bên cạnh loại trừ ảnh hưởng của tôn giáo trong bộ lịch khiến các tín đồ Công giáo khó mà theo dõi những ngày Chủ nhật và các ngày lễ thánh, điều này hợp với mục tiêu của chính quyền cách mạng là áp dụng hệ thống thập phân ở Pháp.

Mặc dù thời gian tính theo thập phân không tồn tại lâu, hệ thống đo lường thập phân mới, vốn là nền tảng của mét và kí lô, vẫn được chúng ta dùng cho đến ngày nay.

Kỳ công trong bảy năm

Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng.

Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương.
Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.

Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.

Đường này cắt ngang trung tâm của tòa nhà Đài Quan sát Thiên văn Paris ở quận 14 và được đánh dấu bằng một dải đồng đè lên nền cẩm thạch trắng của Phòng Kinh tuyến có trần cao hay còn được gọi là phòng Cassini.

Mặc dù Đài Quan sát Thiên văn Paris hiện tại không mở cửa cho công chúng, chúng ta có thể lần theo đường kinh tuyến trong thành phố bằng cách nhìn xung quanh xem có thấy những chiếc dĩa đồng nhỏ trên mặt đất có khắc chữ ARAGO, do nghệ sỹ Hà Lan Jan Dibbets đặt vào vào năm 1994 để tưởng nhớ nhà thiên văn Pháp François Arago, hay không.

Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris

Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792.

Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.

Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm.

Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.

Như Tiến sỹ Alder đã tả chi tiết trong cuốn sách của ông, đo lường vòm kinh tuyến này vào một thời điểm có biến động chính trị và xã hội lớn lao là một kỳ công.

Hai nhà thiên văn học thường xuyên đối mặt với sự nghi ngờ và thù địch; họ được lòng và mất lòng các chính quyền và thậm chí còn bị thương khi làm việc vốn đòi hỏi họ phải leo lên đến những điển cao như chóp nhà thờ.

Ép người dân sử dụng

Điện Pantheon, vốn do Vua Louis XV cho xây để làm nhà thờ, đã trở thành trạm đo đạc trung tâm ở Paris mà từ mái vòm ở đây Delambre đã đo khoảng cách tam giác tất cả các điểm trong thành phố.

Ngày nay, nó trở thành lăng mộ của vinh những anh hùng của nền cộng hòa, như Voltaire, René Descartes và Victor Hugo. Nhưng vào thời của Delambre, nó từng là một lăng mộ khác - một viện lưu trữ tất cả các đơn vị khối lượng và đo lường mà các thành thị trên khắp nước Pháp gửi đến trước khi một hệ thống mới ra đời.

Tuy nhiên bất chấp mọi trình độ kỹ thuật và công sức được vận dụng để xác định đơn vị đo lường mới, không ai muốn dùng nó cả.

Mọi người rất miễn cưỡng từ bỏ hệ thống đo lường cũ bởi vì chúng gắn kết chặt chẽ với những nghi thức, phong tục và kinh tế địa phương.

Chẳng hạn như ell, đơn vị đo vải, nhìn chung được tính bằng chiều rộng của khung cửi ở mỗi địa phương, trong khi đất trồng trọt thì được tính bằng ngày với ý nghĩa diện tích đất mà một nông dân có thể cày cấy được trong bao nhiêu ngày đó.

Chính quyền Paris đã trở nên bực tức trước thái độ không từ bỏ các đơn vị đo lường cũ của người dân đến nỗi họ phái thanh tra cảnh sát đến các khu chợ để thực thi hệ thống mới.


Điện Pantheon ở Parí từng là nơi lưu giữ các hệ đo lường khác nhau trên toàn nước Pháp

Cuối cùng, vào năm 1812, Hoàng đế Napoleon đã từ bỏ hệ mét. Mặc dù nó vẫn được dạy trong các trường học, nhìn chung ông để người dân tự do sử dụng bất cứ đơn vị đo lường nào họ muốn cho đến khi hệ mét được tái lập vào năm 1840.

Theo lời Tiến sỹ Alder, thì "mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng nó."

Cơ quan quốc tế lâu đời nhất

Điều này không phải là do sự kiên trì của nhà nước.

Nước Pháp lúc đó tiến nhanh chóng vào cuộc cách mạng công nghiệp; vẽ bản đồ cần phải chính xác hơn cho mục đích quân sự; và vào năm 1851, Đại Triển lãm Thế giới đã diễn ra để cho các nước giới thiệu và so sánh các kiến thức công nghiệp và khoa học.

Đương nhiên, đó là một công việc rắc rối trừ phi có hệ thống đo lường chuẩn mực, rõ ràng như là mét và kí lô.


Chẳng hạn như, Tháp Eiffel được xây vào 1889 nhân dịp Triển lãm Hoàn vũ ở Paris và, ở độ cao 324 mét, đó là công trình cao nhất do con người xây dựng vào thời điểm đó.

Tất cả những điều này đã giúp hình thành một trong những cơ quan quốc tế lâu đời nhất thế giới: Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) - The International Bureau of Weights and Measures (BIPM) was established to promote the uniformity of international units of measurement (Credit: Chronicle/Alamy)

Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, BIPM được bao quanh bởi các khu vườn được tạo cảnh quan và một công viên. Bề ngoài không có vẻ gì là hoành tráng của nó một lần nữa khiến tôi nhớ lại mètre étalon ở Quảng trường Place Vendôme; nó có nằm khuất ở đâu đó nhưng nó có vai trò thiết yếu đối với thế giới chúng ta sống ngày nay.


BIPM là nơi lưu giữ chuẩn gốc hệ mét và kilogram

BIPM Được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô.

Đây là nơi lưu giữ thanh mét chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.

Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.

Tòa nhà ở Sèvres cũng là nơi đặt kilogram nguyên thủy vốn được đặt trong ba cái chum hình chuông chụp xuống trong một hầm dưới lòng đất và chỉ có thể mở được bằng ba chiếc chìa khóa khác nhau do ba người khác nhau giữ.

Cũng giống như mét, kilogram gốc có kích thước nhỏ, hình trụ được chế tạo bằng hợp kim platinum-iridium này cũng sẽ được BIMP xác định lại theo tự nhiên vào tháng 11 này - cụ thể là số lượng cơ học lượng tử được gọi là hằng số Planck.

Cũng như dự án kinh tuyến vào thế kỷ 18, định nghĩa các đơn vị đo lường tiếp tục là một trong thách thức quan trọng nhất và khó khăn nhất của nhân loại.

Trong lúc tôi leo cao hơn nữa lên ngọn đồi của công viên bao quanh BIPM và nhìn ra quang cảnh Paris, tôi đã nghĩ đến cấu trúc đo lường làm nền tảng cho toàn bộ thành phố.

Những máy móc dùng trong xây dựng, giao thương và mua bán trong thành phố, lượng thuốc chính xác, hay lượng xạ trị chính xác trong chữa trị ung thư được điều phối ở các bệnh viện.

Điều bắt đầu với mét đã hình thành nền tảng của kinh tế hiện đại của chúng ta và dẫn đến toàn cầu hóa. Nó tạo điều kiện cho kỹ thuật chính xác cao và tiếp tục đóng vai trò thiết yếu cho khoa học và nghiên cứu, giúp phát triển hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Nguồn:  BBC Travel / Madhvi Ramani  How France created the metric system