Tuesday, November 29, 2022

Một Thời “Tự Sơ Nữ” Thuận Đức - Phạm Công Luận


Các “Tự sơ nữ” Thuận Đức trong một bức ảnh quý còn lưu lại.

Khoảng năm 2013, tôi được chú Lý Lược Tam, một nhà nghiên cứu văn hóa cổ người Triều Châu kể cho tôi nghe về những người phụ nữ Hoa tha hương có cách sống độc lập trên đất Sài Gòn – Chợ Lớn. Họ là một hiện tượng xã hội đáng yêu và độc đáo mà đến nay, không nhiều người biết hay còn nhớ về họ.

Chú Lý Lược Tam kể rằng ở Trung Quốc có một huyện gọi là Thuận Đức, thuộc tỉnh Quảng Đông có nhiều phụ nữ đều là những người không lập gia đình. Từ đầu thế kỷ 20, sau các biến động bên nước Trung Hoa, họ tìm đường di tản qua Sài Gòn – Chợ Lớn để kiếm sống. Nghề chính của cộng đồng nhỏ này là đi làm thuê giúp việc nhà và chăm sóc trẻ nít cho giới nhà giàu, nhiều nhất là cho nhà mấy ông Tây. Họ là những người giúp việc nhà chuyên nghiệp, sạch sẽ và trung thực, luôn mặc một kiểu trang phục giống nhau là áo xẩm dài gần đầu gối. Chỉ có những người giàu có ở Sài Gòn trước 1954 mới có thể mướn họ, ngoài dân Tây là những người Hoa hay người Việt giàu có. Trong đó, có gia đình Hui Bon Hoa (Chú Hoả) thuê nhiều người trong số họ.

Về già, các bà Thuận Đức không đi làm thuê nữa mà sắm một cái rương nhiều ngăn bằng thiếc mặt kiếng thủy tinh để đi bán dạo. Đây là gánh hàng xén mà họ gọi là “Bào phá quại xin” (Bào Hoa – kim chỉ). Họ lang thang khắp nơi đi bán vào buổi sáng, chiều nghỉ. Bên trong những ngăn tủ của họ là kem đánh răng, gương lược, kim, chỉ, vòng đá cẩm thạch… Khi đi bán, họ bận áo đen vải dài.


Hàng hóa của các” tự sơ nữ”, còn gọi là “Bào phá quài xị”.

Do cùng hoàn cảnh tha hương, cùng số phận phụ nữ không chồng tha hương kiếm sống nơi xứ người, họ gắn bó thương yêu nhau như người ruột thịt trong nhà. Họ hùn tiền với nhau mua một dãy phố trên lầu gần ngã tư Nguyễn Tri Phương – Trần Phú (Nguyễn Hoàng cũ), gần khu tẩm liệm Nhà thương Quảng Triệu (nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương) để cùng sống chung với nhau. Phía mặt tiền nhà, họ cho đúc hai chữ “Phát chân” như muốn thể hiện phương châm sống và làm việc cả đời của họ.

Ngoài nghề chính là bán tạp hóa lúc tuổi xế chiều, các bà Thuận Đức còn có nghề phụ là se lông mặt cho các phụ nữ thích làm đẹp quanh khu vực giáp giữa quận 1 và quận 5. Khi hành nghề, họ có một cục phấn dùng thoa lên mặt khách hàng cho nổi lông mặt, dùng sợi chỉ kéo căng ra và rà trên da mặt. Sợi chỉ khi kéo căng hay chùng sẽ tự xoắn lại và cuốn đi lông tơ trên mặt khách. Cứ thế, họ sống quanh quẩn trên đường phố giữa hai quận phồn thịnh nhất Sài Gòn cũ, cho đến lúc già yếu, qua đời trong sự chăm sóc của những người đàn bà Hoa đồng hương, không mơ gì có lần về lại cố quốc.

Trong cuốn hồi ký của bà Lý Vỹ Linh, con gái của nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu của Singapore có nhắc đến những phụ nữ ở Thuận Đức giúp việc nhà cho gia đình bà. Họ đến sống ở nhiều nước Đông Nam Á, theo bước chân của những người Hoa tha hương, không chỉ ở Việt Nam.

Trong cuốn “Sài Gòn chuyện đời của phố” tập 3, tôi có thuật lại câu chuyện được nghe kể liên quan đến phụ nữ Hoa làm nghề giúp việc cho người Pháp. Khoảng đầu thập niên 1950, khu Đa Kao xôn xao vì một vụ tự tử thương tâm. Người chết là một bà xẩm giúp việc nhà rất được ông chủ Tây tin cậy, trả lương cao, cho phép đánh đòn con nít Tây mà họ trông nom. Người phụ nữ bất hạnh trong câu chuyện này không có gì sai sót trong mắt ông chủ giàu có người Pháp, chủ hãng xe Rồng Xanh (Dragon vert). Tuy nhiên, một ngày kia ông phát hiện bị mất một số tiền lớn và bà bị nghi ngờ. Không biện minh được, bà thắt cổ tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình.

Bà xẩm nói trên có thuộc nhóm phụ nữ gốc Thuận Đức hay không? Có thể là không, vì bà đơn độc và thiếu sự chia sẻ đến nỗi thắt cổ tự tử vì bị chạm đến lòng tự trọng.

Một lần đến thăm “Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn” trên đường An Dương Vương, tôi được gặp anh Dương Rạch Sanh, người sáng lập nên phòng trưng bày này. Không phải từ lúc ban đầu tiếp nhận được các kỷ vật, anh đều hiểu về những câu chuyện chung quanh nó. Nhưng theo anh, nhờ có “duyên”, qua thời gian dài sưu tầm, anh nối kết được những kiến thức về nhiều món đồ vật, các loại văn bản với nhau để cuối cùng ráp lại được bức tranh toàn cảnh về một nhân vật hay một hoạt động xã hội khá thú vị, nói lên được nhiều điều khá sâu sắc về cộng đồng người Hoa tha hương sống nhiều đời trên đất Chợ Lớn này.

Anh Sanh kể: “Ý tưởng thành lập “Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn” được nảy sinh sau lần Tụ Quần Cư, một ngôi nhà cổ dọn dẹp đồ vật cũ vào năm 2015. Do từng viết báo về đời sống người Hoa ngày xưa, anh được đề nghị nên lưu giữ những món đồ đều là vật dụng lúc sinh thời của những người phụ nữ độc thân ở đây, nếu không chủ nhà đành phải đem bỏ. Thấy tiếc những đồ vật đã có một lịch sử gắn bó với một cộng đồng người Hoa xa xưa, anh Sanh mang về một số ít, dù chưa biết dùng để làm gì.

Sau đó, anh bắt đầu tìm hiểu về cộng đồng này sâu hơn và nhanh chóng nảy sinh ra ý tưởng lập ra một phòng trưng bày thể hiện đời sống người Hoa Chợ Lớn trăm năm qua. Anh cho biết, nhóm phụ nữ độc thân đặc biệt này từng được gọi là “Tự sơ nữ”, “chị má” hoặc “bà cô”, là nhóm phụ nữ “quyết tâm sống độc thân” của vùng tam giác sông Châu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc. Đại đa số trong nhóm này là những phụ nữ từ huyện Thuận Đức, từng theo nghề dệt tơ tằm ở quê nhà.

Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1942, hàng ngàn phụ nữ độc thân từ vùng tam giác sông Châu Giang tỏa đi đến các nước Đông Nam Á để làm nghề giúp việc, trong đó phần lớn đã đến vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn của Việt Nam. Khi về già, họ lần lượt lập nên các ngôi nhà được dân gian gọi là “Nhà bà cô” như Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường, Tụ Quần Cư… Những ngôi “Nhà bà cô” đó hiện nay chỉ còn sót lại Tụ Quần Cư ở số 150 đường Trần Quý, Phường 6, Quận 11, những ngôi nhà khác do nhiều nguyên nhân khách quan nay đã không còn tồn tại.

Còn sót lại một phụ nữ trong nhóm “Tự sơ nữ” là cụ Văn Mai, có tên là Văn Ngọc Phương, mọi người thường gọi cụ là “cô Húc”, sinh năm 1922. Cụ là người phụ nữ cuối cùng trong cộng đồng phụ nữ “Tự sơ nữ” nói trên. Lúc sinh thời, cụ chuyên bán các mặt hàng Bào Hoa – kim chỉ trước cửa chùa Bà Thiên Hậu và chùa Quan Âm ở Chợ Lớn. Năm 2012, sau khi cụ Văn Mai qua đời, một số di vật cùng với nghề “kinh doanh” của cụ do người chị em thân thiết là cụ Lý Liên (1937-2020) tiếp quản. Cụ Lý Liên sau đó đã quyên tặng di vật của cụ Văn Mai cho “Phòng trưng bày kỷ vật người Hoa Sài Gòn-Chợ Lớn”.


Cụ Văn Mai từng ngồi bán các mặt hàng Bào Hoa – kim chỉ trước cửa chùa ở Chợ Lớn.

Sau nhiều lần nghiên cứu và phục chế, nhóm của anh Sanh đã tái hiện lại khung cảnh bà Văn Mai đang bán các mặt hàng kim chỉ trước cửa chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn năm xưa, giờ chỉ là hình ảnh để hoài niệm một nghề truyền thống này của người Hoa ngày nay đã không còn.

Phạm Công Luận

Monday, November 28, 2022

Yêu Trong Cuộc Đời - Nhạc sĩ Doãn Bình thực hiện - Băng Nhạc Sống Reel




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Khúc Nhạc Mùa Noel - Hải Âu CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Giấc Mơ Hồi Hương - Anh Ngọc




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Một Thưở Một Đời ... Now and Then - Paolo CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Cát Bụi Tình Xa - Thanh Hà Ý Lan - Hải Âu CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Friday, November 25, 2022

Reflections Of Passion - Y@nn.i




Bản 1 - 7


Bản 8 - 15


(sưu tầm từ internet)

Thursday, November 24, 2022

Thành Phố Buồn - Chế Linh Tuấn Vũ - Làng Văn CD101




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Qua Lối Nhỏ - Hương Lan Nguyễn Sơn - Người Đẹp Bình Dương CD67




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Christmas Songs - Vô Thường Guitar CD 77




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12


(sưu tầm từ internet)

Hỡi Người Tình - Ý Lan - Làng Văn Cassette131




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Đ dân chủ của Mỹ: "Thối từ bên trong thối ra"

Êl0n tìm thấy vụ này trong chuồng chim dưới thời lão râu xồm. Hôm trước mình có nói vu vơ chữ "w0k3" này rồi, là cái đám rừng rú đang nắm quyền sinh sát xã hội, cảnh này y chang bên Việt Nam sau một chín bảy nhăm  😊

Đọc được lời viết của Anh ... nước Mỹ bây giờ thối từ bên trong thối ra... Rất đúng Anh ạ, họ mang mặt nạ dân chủ để đánh lừa dân nghèo dân lao động rất lâu rất lâu rồi, nhưng hồi đó cho đến thời ông 3, hầu hết ít ai thấy ai ngửi mùi thối nồng nặc của căn bệnh ung thư từ trung ương phát ra Anh ạ. Mãi cho tới thời TTT, Ông vạch mặt chỉ tên lũ tham nhũng, bán nước thì dân Mỹ mới bắt đầu tỉnh ngộ và lần lượt là dân trên thế giới cũng đang thức dậy mà đi tranh đấu cho tự do loài người. Thế mà cũng còn có rất nhiều người Việt vẫn còn ngủ mê man tàn tịch, có kẻ bảo... chỉ toàn là luận điệu xuyên tạc chế độ..., có kẻ bảo... tui thấy chiện chỉ bình thường thôi làm gì có đói khổ..., có kẻ bảo... người ta mất tự do thì mình có tự do để làm gì..., có kẻ bảo... họ chết mình chết họ sống mình sống, hơi đâu mà lo bò trắng răng...

Hmmmm, có quá muộn rồi chăng? Lũ quỷ đã âm thầm thực hiện kế hoạch nhuộm đỏ thế giới trong 100 năm dưới một cái tên khác trật tự thế giới mới xem ra... ít nhất 1/2 dân Mỹ vẫn tiếp tục who cares, và còn hơn thế nữa từ dân Việt
. Thôi thì mình chỉ nói chỉ viết vu vơ cho gió cho mây nghe mà thôi ! Sighhhh...



mình đồng ý với Êl0n 100% luôn

Tuesday, November 22, 2022

Đôi guốc Sài Gòn - Phạm Công Luận


Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. (ảnh: báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10)

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội.

Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”. Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là ‘guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”. Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu:“đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.


Các loại guốc của phụ nữ Gia Định thập niên 1930. Tranh vẽ trong cuốn sách tranh Chuyên khảo về Đông Dương do trường Mỹ nghệ Gia Định thực hiện 1935.

Tuy có loại guốc được ưa chuộng ở đô thị thanh lịch xứ Bắc, không phải hầu hết dân chúng miền Nam lúc đó đều có đôi guốc dưới chân. Đa số ở nông thôn họ đi chân không, trừ lúc đi tắm buổi chiều tối mang guốc cho sạch chân, chuẩn bị lên giường đi ngủ, hoặc có một đôi “làm vía” để dành đi xa hoặc dự tiệc tùng.

Tuy vậy đối với dân Sài Gòn – Gia Định, guốc đã phổ biến, được dùng cả ngày. Theo tác giả Vương Đằng, trước khi có kiểu guốc tân thời được ưa chuộng, trước năm 1910, ở miền Nam đã có guốc vông, làm bằng thân cây vông, đa số tự chế để dùng. Nhưng hồi xưa, ai làm nấy xài, vừa dầy vừa thô, mỗi bên hông có khoét lỗ hình chữ nhựt. Muốn gắn quai, người ta chêm mỗi bên một miếng nêm bằng cây, đi lâu hoặc bị vấp, miếng nêm lỏng hay văng ra thì người ta dừng lại và ngồi xuống gõ, vỗ, chêm lại cho cứng.

Các loại guốc của phụ nữ Gia Định thập niên 1930.
Tranh vẽ trong cuốn sách tranh Chuyên khảo về Đông Dương do trường Mỹ nghệ Gia Định thực hiện 1935.

Quai guốc thời ấy đơn giản, cái gì cũng có thể dùng làm quai nếu chắc chắc và dẻo, trong đó có vỏ dừa khô, thường được dùng làm quai khi chưa có kiểu da cao su, da quai nhung đóng vắt ngang như kiểu guốc tân thời. Vương Đằng xác định từ năm 1910, loại guốc một quai, đóng đinh hai đầu quai, vắt ngang năm đầu ngón chân được truyền bá bắt đầu từ Sài Gòn (nên gọi là “guốc Saigon”) lan khắp miền Nam và khắp nước Việt Nam. Ông cho biết lúc đầu, guốc nầy không sơn; rồi sơn màu đen hoặc nâu đen, (có lẽ là dùng sơn ta) nên được gọi là “guốc sơn” để phân biệt với “guốc vông” không sơn.

Thời đó ở Sài Gòn xuất hiện loại guốc ngù, xuất xứ từ loại guốc Ấn Độ có tên là Padukas. Nó có phần gỗ lót dưới bàn chân chạm trổ hoa lá rất đẹp. Người Ấn không chỉ dùng ngù bằng ngà, mà còn bằng sắt, bạc, gỗ. Từ Ấn Độ, guốc ngù theo tàu biển đi từ Ấn Độ dương, qua eo biển Malacca đến Mã Lai, Nam Dương vốn đông người Hoa. Từ đó, người Hoa đưa về Sài Gòn, có thể từ những người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa) nhập về cho vợ con mang, dần lan ra giới phụ nữ Việt có tiền, nghệ sĩ cải lương…

Loại guốc ngù này không có quai, chỉ có một miếng ngà hay xương hoặc gỗ (gọi là ngù) chêm đứng trên mặt guốc phía trước để kẹp ngón chân cái và ngón chân trỏ khi muốn đi. Guốc này có giá trị nhờ cái ngù, nhưng sau vì cái ngù ngà mà loại guốc này mau chóng tàn lụi. Chuyện kể lại là khi giá nó lên quá cao, tột bực là 20 đồng, các ông chồng cảm thấy khổ sở vì vợ đòi mua không chỉ một đôi mà vài đôi để tùy việc mà đi, bèn âm mưu nhờ một người làm báo, viết chuyện để hù dọa phụ nữ. Tờ báo tung ra chuyện đó là tờ Lục Tỉnh Tân Văn, người viết là ông Trần Văn Chim, người lập mưu là ông Trần Triều Vinh, làm việc ở bót Giếng Nước. Bài báo khẳng định nếu phụ nữ mang guốc ngù ngà sẽ bị đau tử cung, vì ngà có chất độc, hằng ngày da thịt cọ vào chất độc sẽ thấm vào người sinh bệnh.

Phụ nữ Sài gòn thập niên 1930 với đôi guốc ngù dưới chân.

Tin lan truyền nhanh, qua miệng phụ nữ với nhau càng nhanh, các bà sợ nên tránh xa guốc ngù ngà. Người Hoa mất mối lợi to, riêng các ông là mừng húm. Tuy nhiên, các bà được giải thoát đôi guốc mắc tiền nhưng bất tiện vì đi không nhanh, không vững, đi mau mỏi đầu ngón chân vì phải ráng sức kẹp mới không bị tuột. Đôi guốc này chỉ phổ biến tới miền Nam, thịnh hành một thời gian cho đến đầu thập niên 1920 rồi tàn lụi, không thấy ra được tới miền Bắc.

Cho đến thập niên 1930, mặt hàng guốc đã thịnh hành lắm rồi và có nhiều thương hiệu cạnh tranh với nhau. Giới chủ làm guốc đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu để sản xuất guốc. Đến năm 1933, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng đọc trên Nhật báo Sài Gòn (số 177, 5 Tháng Mười Hai) thấy tiệm Guốc Cầu Kiệu ở số 478 Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) là tiệm lâu năm, quảng cáo làm guốc bằng máy móc tinh xảo, được sơn loại tốt nhất và đang cần mua nhiều loại gỗ tốt để làm guốc. Tiệm có thợ người Nam, sơn mài theo lối Bắc, rất kỹ lưỡng, kiểu dáng nhã nhặn, lại rẻ tiền, nhiều màu sơn đẹp, bền chắc. Nếu cần có xe hơi giao hàng đi lục tỉnh, có địa chỉ bán ở Cần Thơ và Phnom Penh và có kho trữ hàng ở chợ Sài Gòn (Bến Thành).

Tuy guốc Sài Gòn có lúc vang danh ở xứ Bắc, nhiều thợ thủ công xứ Bắc, vốn giỏi nghề thủ công từ ngàn xưa đã Nam tiến vào Sài Gòn làm guốc cho tiệm guốc Phù Lưu của ông Phạm Văn Viên, ở số 111 đường Lagrandière (Lý Tự Trọng). Tiệm này tự hào quảng cáo trên báo Tân Văn (số 26 ngày 19 Tháng Giêng năm 1935): “Rất đẹp mà nhã, là guốc Phù Lưu”. Tiệm có trên 30 người thợ Bắc thiện nghệ chuyên pha màu sơn và chế kiểu guốc, vừa khéo vừa nhã. Lời giới thiệu của tiệm chú trọng sự thoải mái của người mang: “Guốc mang vừa lịch sự, tính theo khoa học không hại vệ sinh. Chơn đi được tự nhiên không phải chúi vào, xiêu lệch, được nở nang theo sức khỏe”. Như các tiệm guốc thời đó, tiệm này có gian hàng tại chợ Bến Thành (Sài Gòn).

Về nghề làm guốc, báo Khoa Học, (số 40, 15 Tháng Hai 1933) có bài của Thiện Dư Hoàng Mạnh Khánh khá chi tiết, cho rằng nghề này có lợi to, nhiều người làm. Người ngoài Bắc đem cả thợ vào Nam kỳ mở hiệu guốc. Nghề làm guốc ngày một phát đạt vì guốc tiện dụng cho cả mọi người, từ sang đến hèn dùng được, mùa mưa mùa nắng dùng được cả. Ở xứ Bắc, Tết về vừa mưa vừa rét, các hàng bán guốc đắt hàng. Gỗ để đẽo guốc thường dùng những thứ xấu như: Gỗ vành bè, gỗ trám chẩu, gỗ xoan, gỗ vạng.v.v… gỗ phải thẳng thớ mới làm được guốc. Guốc đẽo và bào xong phải để cho khô mới đem sơn.

Trước 1945, guốc dành cho phái nữ trở nên nhu cầu thiết yếu. Ông Nguyễn Cương Phú tại Úc, cư dân Sài Gòn sinh thập niên 1930 kể mẹ ông nhờ có cửa hàng guốc dép ở chợ Bến Thành mà gia đình sống sung túc, nuôi tới tám người giúp việc. Lúc đó, guốc dành cho phụ nữ đã có nhiều kiểu dáng đa dạng, nhiều màu sơn, đủ loại quai, có khi là hai quai, cao thấp đủ cả.

Guốc cao gót bằng gỗ, khoảng thập niên 1940.

Thập niên 1960, ở Sài Gòn vẫn thấy các cô các bà đi guốc, nhiều đôi vẽ hoa trong lòng guốc, quai bằng nhựa trắng trong hơi ngả vàng. Lúc đó không còn nghe tiếng khua guốc kêu lóc cóc nữa vì guốc đã được lót đế bằng cao su cho êm và lâu mòn. Giữa thập niên 1960, phụ nữ có nhiều chọn lựa cho đôi chân của mình. Họ thích đi lại đôi hài cườm diện với áo dài, sau đó là trào lưu guốc cao gót mũi nhọn, một biến thể của đôi guốc Việt nhưng xuất xứ từ phương Tây.

Cho đến sau 1975, vẫn thấy có người mang đôi guốc gỗ quai nhựa trong, sơn trắng và quang dầu bóng. Người phụ nữ này khoảng gần tứ tuần, đã có ba người con, làm dâu một gia đình giàu có là chủ đất khu chợ Ga Phú Nhuận. Vóc dáng bà còn cân đối, da trắng. Bà thường bận áo tay ngắn, quần lãnh Mỹ A đen. Dưới chân bà là đôi guốc trắng đó ôm sát đôi chân trắng thon nhỏ có cái gót hồng, nổi bật dưới màu đen bóng của lai quần. Đó là hình ảnh rất đẹp về đôi guốc dưới chân người phụ nữ Việt, khiến lúc đó, tôi đã tự hỏi đôi guốc đẹp vậy, mà sao ngày càng ít người mang?
(trích trong cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” do công ty sách Phan Book xuất bản 2021)

Phạm Công Luận

Tiền "rửa" qua f.+.x bị "cướp trắng" (p3)

Mời Quý khách xem sự thật đang mở ra trước mặt ... 👻👻👻









Mời Quý khách xem lại

👉 Tiền "rửa" qua f.+.x bị "cướp trắng" (p2) 👈
👉 Tiền "rửa" qua f.+.x bị "cướp trắng" (p1) 👈 

Monday, November 21, 2022

Ai Lên Xứ Hoa Đào - Thanh Lan CD




Bản 1 - 5


Bản 6 - 11


(sưu tầm từ internet)