Monday, April 30, 2018

"Vietnam City": Chặng dừng chân sang Anh của di dân Việt ở Angres, Pháp

Camp d'Angres, trại trung chuyển của người nhập cư Việt cách Calais khoảng 100 km. Ảnh chụp màn hình từ France 3 "Angres: Phá vỡ một mạng lưới đưa người Việt Nam, 14 người bị bắt", ngày 09/02/2018.© MAXPPP via France 3



« Camp d’Angres (Trại Angres). Tối đa 50 người. Cấm trẻ vị thành niên ». Hàng chữ được viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp trên tường ngôi nhà hoang, trước dành cho thợ mỏ, và được thị chính Angres cho di dân Việt Nam ở tạm từ năm 2010.

Dù tối đa chỉ được 50 người, nhưng lúc đỉnh điểm có đến hơn 200 người sinh sống tại đây. « Vietnam City », tên người Việt đặt cho Camp d’Angres, sẽ bị phá dỡ hoàn toàn vào trước mùa hè 2018 theo quyết định của Sở Cảnh sát Pas de Calais vì không muốn Camp d’Angres thành « một điểm cố định cho những kẻ buôn người, khu vực trở nên nguy hiểm với điều kiện sống tồi tệ ».

Tại sao người nhập cư Việt Nam chọn Angres, họ là ai và nguyên nhân nào khiến họ tìm đường sang Anh. RFI tiếng Việt đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp (1), nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Case), người đã tham gia soạn thảo báo cáo Đường đến nước Anh (En route vers le Royaume-Uni, 2017) của Hiệp hội France Terre d’Asile.

***

RFI : Thưa chị Nguyễn Thị Hiệp, chị và chị Danielle Tan là tác giả bản báo cáo về hành trình nhập cư của người Việt cho Hội France Terre d’Asile. Chị đã đến thành phố Angres, nằm cách biển Manche khoảng 100km, để tìm hiểu. Tại sao họ chọn địa điểm này? Và điều kiện sống của họ ra sao?

Nguyễn Thị Hiệp : Trước hết, tôi xin nói là khi Hiệp hội France Terre d’Asile liên lạc với tôi để làm về chủ đề này, họ liên lạc với tôi theo tư cách là dịch giả.

Khi đi vào công việc cụ thể, tôi có tham gia là tư cách nhà nghiên cứu (chercheuse), cùng với chị Danielle Tan, là một trong những chuyên gia về nhập cư ở châu Á. Trong chương trình này, chúng tôi đến thành phố Angres và Calais để làm nghiên cứu thực địa. Mục đích của Hội France Terre d’Asile là tìm hiểu nguyên nhân đến và điều kiện sống của người nhập cư để giúp đỡ họ trên phương diện từ thiện, chứ hoàn toàn không nằm trên phương diện chính trị.

Khi chúng tôi đến đó thì biết được rằng người ta chọn địa điểm này vì nó gần một bãi đậu xe tải để đi sang Anh và cũng nằm gần biên giới Pháp và Anh. Nó cũng có những điều kiện đủ và cần thiết để sang Anh dễ dàng hơn và khi mà có kiểm tra của cảnh sát thì họ bỏ chạy, bỏ trốn cũng dễ dàng hơn.

Không phải người Việt chỉ tập trung ở một nơi. Có một nơi đông nhất, nhưng mà ở những nơi khác, nhờ sự giúp đỡ của các hiệp hội, nên điều kiện sống của họ, tôi thấy cũng tương đối. Vì ra đi là lựa chọn của họ nên họ có sự chuẩn bị về mặt tài chính. Điều kiện sống nói chung không được như những người Pháp bình thường, không có những điều kiện tốt, nhưng cũng đầy đủ, chứ không đến mức đói rét.

RFI : Người dân địa phương và thành phố Angres, từ 10 năm nay đã giúp di dân Việt Nam rất nhiều. Hoạt động của họ là gì?

Nguyễn Thị Hiệp : Ở « Vietnam City », các hiệp hội giúp đỡ rất nhiều. Ví dụ vì không có nhà tắm nên họ đưa từng người, hoặc hai-ba người cùng lúc đi ra nhà dân, ra các hiệp hội, những nơi có nhà tắm để tắm rửa sạch sẽ. Họ đưa đi đá bóng, tập thể thao, rồi họ đưa những tổ chức nhân đạo vào khám bệnh. Tôi thấy điều kiện sống, tuy về vật chất không đầy đủ nhưng về mặt tinh thần hoặc là về mặt giúp đỡ của các hiệp hội từ thiện Pháp rất là chu đáo.

Còn trên trại, tập trung không chỉ có người Việt mà có các nước khác nữa, thì tôi thấy điều kiện sống, về ăn uống, cũng rất đầy đủ nhưng chỉ có điều là họ không có đồ Việt, nên khi đến, nhóm của chúng tôi đã ra chợ mua ít đồ Việt, mua gạo để họ có đồ ăn Việt cho đỡ nhớ thức ăn của Việt Nam. Nhất là, trong thời điểm đó, có một chị đang mang thai ở những tháng cuối, nên chị rất thèm một bát cơm nhưng không thể nào đi mua được. Cho nên, chúng tôi đã giúp đỡ họ trong khả năng có thể.

RFI : Trong quá trình tìm hiểu, chị đã tiếp xúc với nhiều người Việt chờ sang Anh. Họ là ai? Và lý do gì thúc đẩy họ muốn sang Anh?

Nguyễn Thị Hiệp  : Thực ra, những người sang bên Anh, theo tôi quan sát chung, là những người lao động, họ từng đi làm xây dựng ở các thành phố ở trong nước, tức là chủ yếu là người miền Trung, người Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ đi vì muốn thay đổi cuộc sống vì ở Việt Nam cứ đi làm, cứ tàng tàng thì nhiều khi không đủ sống.

Chúng tôi cũng biết điều kiện ở miền Trung rất khắc nghiệt. Đôi khi làm mùa màng rất vất vả thì mưa bão một cái là mất sạch hết, tức là làm rất vất vả quanh năm mà đều đói. Họ có một mong ước đổi đời, xây một ngôi nhà đẹp, cho con có điều kiện ăn học để sau này nó có cuộc sống khác mình. Con đường mà họ chọn là đi ra nước ngoài. Có những dịch vụ, tổ chức làm việc này vì có nhu cầu đó. Đa số những người chúng tôi gặp đều là những người có trình độ khá hạn chế, tức là học chưa tới cấp hai chẳng hạn, toàn là người dân lao động.

Anh được chọn, như chúng tôi viết trong báo cáo, là miền đất hứa để họ đổi đời. Không phải Pháp mà là Anh. Tại ở Pháp, công việc ít hơn và mức lương cũng ít hơn. Điểm thứ hai, điểm cơ bản nhất theo tôi, là ở Pháp không có giấy tờ thì rất khó tìm việc.

Trong chương trình này, chúng tôi có sang Anh và gặp nhiều người Việt ở Anh. Tình hình chung là mức lương của họ khá hơn và sự kiểm soát cũng không chặt chẽ bằng ở Pháp. Tức là ở Pháp, nếu không có giấy tờ thì rất khó làm việc, trừ làm những việc gọi là « không khai » nên lương rất thấp ; hoặc là cũng ít người dám sử dụng những lao động không có giấy tờ. Chính vì thế, mà ở Pháp khó tìm việc làm, khó kiếm tiền để trả nợ nhanh hơn. Vì khi họ đi, họ phải vay một món nợ rất lớn và họ muốn trả nhanh. Ở Anh, nhu cầu công việc cao hơn, dễ dàng hơn cho người Việt.

RFI : Trong báo cáo, Danielle Tan và chị nhắc đến ba cách thường được di dân người Việt sử dụng để vượt sang Anh. Đó là những cách nào? Họ được giúp đỡ hay không?

Nguyễn Thị Hiệp : Trên thực tế, khi gặp những người Việt ở đây thì họ rất ngại nói về điều này vì họ sợ. Thường chúng tôi gặp những người chưa đi được thì họ chưa có trải nghiệm về đi như thế nào, cách như thế nào, họ chỉ được hướng dẫn như vậy thôi.

Nói ba cách, nhưng thực ra chỉ cũng chỉ là một cách đi theo xe tải để sang Anh. Nhưng khi mà họ trả tiền nhiều hơn thì có sự tổ chức kĩ càng hơn nên họ đi nhanh hơn và điều kiện ở, ví dụ không phải ở trong trại, họ có thể ở khách sạn. Vì họ có nhiều tiền hơn nên việc đi dễ dàng hơn. Còn đi theo cách « nhẩy cỏ », rẻ hơn, thì phải chờ đợi, có khi phải mấy tháng mới đi được.

Tất nhiên là họ được sự hỗ trợ, nhưng mà hỗ trợ như thế nào và ai hỗ trợ thì chúng tôi không biết. Thực ra cảnh sát cũng tìm những người này. Điểm này chúng tôi chịu, không thể biết được. Như tôi nói lúc đầu, đó không phải là mục đích của bản báo cáo, nghiên cứu này. Mục đích trước hết là từ thiện và để giúp những người nhập cư này xem họ có bị đối xử tàn tệ hay không, họ có bị bóc lột sức lao động hay không. Đó là điều mà France Terre d’Asile hướng tới, chứ không phải là để biết người ta vượt biên như thế nào, để bắt họ. Đó không phải là mục đích của chúng tôi.

RFI : Thật sự cuộc sống của những người Việt sang được Anh bằng ngả Calais có được cải thiện và như những gì họ hình dung ra trước đó không?

Nguyễn Thị Hiệp : Trên thực tế, có nhiều trường hợp khác nhau. Trong chương trình này, tôi cũng may mắn đi Anh hai lần để gặp gỡ anh chị em người Việt ở bên đó. Những chuyện mà người ta vẫn nói về trại canabis (cần sa) hoặc gì đó, chúng tôi không thể nào gặp được và không có điều kiện gặp nên không biết trên thực tế là như thế nào.

Những anh chị em mà tôi có điều kiện gặp hoặc nghe những người này kể lại thì có hai trường hợp. Có những trường hợp sang, nếu có gia đình, có bà con, thì cuộc sống của họ khá ổn. Tức là, cũng rất vất vả, phải làm việc, phải có người hỗ trợ cho công ăn việc làm, nhưng mà họ phải làm việc rất nhiều trong vòng 3-4 năm chỉ để dành trả số nợ mà họ đã vay để trả để đi sang Anh. Tôi cho rằng cái giá phải trả khá là đắt bằng sự kham khổ, bằng nỗi vất vả hàng ngày để gửi tiền về cho gia đình và vợ con để sinh sống và trả nợ.

Một số người khác sang không kiếm được việc làm nên có những trường hợp bị bắt vào trại. Sau đó người ta thả ra, nhưng không tìm được việc làm, không có tiền để trả nợ ở nhà hối thúc nên có một số trường hợp là đã tự tử chết. Thì đó là những trường hợp rất bi kịch.

Trường hợp thứ ba là vào các trại, như người ta nói là canabis (cần sa), hoặc là những công việc mang tính phạm pháp. Có những người xác định làm 1-2 năm trả nợ, kiếm được một khoản tiền thì người ta ra khỏi chỗ đó, hoặc người ta đi về. Nhưng cũng có một số người bị bắt, bị phạt tù, đôi khi bị trục xuất về nước. Những trường hợp đó, sau này, chúng tôi không theo dõi được, nhưng đa số là không trả được nợ và nói chung là cuộc sống còn bi kịch hơn trước lúc đi. Đấy là một thực tế có ba trường hợp, theo tôi quan sát và nhận thấy như vậy.

***

(1) Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp cũng là đại diện tại châu Âu của tạp chí La Francophonie en Pacifique (Viện Pháp ngữ Quốc tế, đại học Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội và nhà xuất bản Presse Universitaire de Provence).

Nguồn: RFI / Thanh Hằng (đăng ngày 30/4/2018)

Ký Ức Tháng Tư : Chuyện của Hà Công Hồng


Quang Tri South Vietnam: people flee on foot, bike and truck April 72 (Courtesy images)



Lịch sử từ những câu chuyện kể từ ký ức không xóa nhòa của những người Việt - nạn nhân thời cuộc.

Họ kề lại những chuyện đã xảy ra đối họ trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, và không những vậy.

Vết thương kéo dài từ lúc người Việt mất nước ngay trên đất nước, đến chuyện nhìn người thân bị hải tặc bắt đi trên chuyến tàu vượt biển, những ngày bơ vơ nơi xứ người, chuyện tù cải tạo... hằn sâu trong lòng mỗi người.

Mỗi chuyện kể lại nhắc cho chúng ta nhớ về lịch sử đất nước, về sự thật đau thương của người Việt như một cách để tự vấn, để chống chọi lại một lịch sử dối trá đang muốn xóa nhòa dân tộc Việt, để đời sau không bị dối lừa.

Chuyện kể của anh Hà Công Hồng. Đó là khoảng ký ức nối dài từ tháng Tư năm 72 trên Đại Lộ Kinh Hoàng trên Quốc Lộ 1 từ Quảng Trị vào Huế, đến tháng Tư năm 75 - đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền miền Nam. Những câu chuyện kèm theo bài hát gắn liền ký ức của mỗi người

Cầu bắc qua Sông Thạch Hãn


Cầu Ga bắc ngang sông Thạch Hãn nơi chứng kiến "Người chết ba lần thịt da nát tan" về người sĩ quan QĐ VNCH Nguyễn Ngọc Bích trong trận La Vang.

Chạy giặc từ tháng Tư năm 72 đến tháng Tư năm 75 ký ức của anh Hà Công Hồng, một Nha Sĩ tại Sydney, về những ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen là một sự 'Tán Loạn".

Ngày 29/3 trên Quốc Lộ 1 từ Huế vào Non Nước, lẫn trong dân chúng đang tao tác chạy là những người lính giải giáp và buông bỏ vũ khí và trong lòng cậu thiếu niên 16 tuổi Hà Công Hồng biết rằng đất nước mình đã mất.

Nếu so với những hình ảnh chết chóc trên Đại Lộ Kinh Hoàng của năm 72 thì ký ức 75 buồn thảm hơn bao giờ hết dù máu không đổ và xác người không ngã rạp xuống nhưng hồn và khí phách người thì đã chết lịm.

Nếu ký ức của anh về những ngày cuối cùng của năm 75 là sự tán loạn và mất mát thì kỳ lạ thay ký ức tuổi thơ của anh ngay mảnh đất không đêm nào không nghe tiếng súng ở ngay bờ bên này của sông Bến Hải thì đó là sự bình yên.

Đối với anh Hồng, những ngày tháng ở quê nhà ngay bên bờ bên này bờ Bến Hải sát ngay Thành Cổ là thời gian thần tiên trong đời.

Tuổi thơ của anh, là ngày hè bắt dế ngày đông đi lội nước bắt cá bắt cua và kỳ lạ thay trong bom rơi đạn nổ nhưng chưa người dân nào tại nơi địa đầu chiến thuật Quảng Trị quê anh nghĩ đến chuyển bỏ xứ mà đi.

Chỉ đến khi Cộng Sản chiếm miền Nam, đất nước dù không còn tiếng súng nhưng dân chúng thì tứ tán bốn phương.

Theo anh Hồng, đó là "Tội ác" của nhà cầm quyền khi khiến người dân phải bứng gốc rễ mình bỏ xứ tha phương.

'Những ngày xưa thân ái' của cậu nhóc Hà Công Hồng (thứ nhì từ trái) dù sống ngay trên địa đầu Quảng Trị


Nguồn: SBS / Mai Hoa (phát thanh ngày 17/4/2018)

Thương Tặng - Thái Châu Tuyệt Phẩm - Thùy Dương 4 - Cassette




Trong Tay Anh Đêm Nay - Khánh Ly - Thanh Lan CD 73



Sunday, April 29, 2018

Trên từng cây số ở Nam Dương

Ký Ức Tháng Tư : Chuyện của nhà văn Trần Trung Đạo


Nhà văn Trần Trung Đạo tại Boston (1982)



Chuyện kể từ nhà văn Trần Trung Đạo về những tháng ngày hoang mang khi vừa mới đặt chân lên xứ sở mới, với tương lai thì mờ mịt mà quá khứ thì qúa bộn bề, đau nhói cho từng thân phận đồng bào bỏ xứ ra đi...

 Chuyện kể từ nhà văn Trần Trung Đạo về những ngày mới đặt chân tới Hoa kỳ tại thành phố Boston.



Vào những năm cuối thập niên 1970, những người Việt tị nạn ở Mỹ biểu tình vì đồng bào bị bức hại trong nước .


Tất cả những ký ức và cảm xúc của anh đã quyện vào trong những trang viết.

 "Tôi muốn ghi lại một cách trung thực những gì mình đã biết, mình đã nghe, mình đã thấy. Có thể những điều mình biết mình nghe nó không hoàn toàn chính xác, nhưng tôi ghi lại tối đa những gì mà tôi tin tưởng. Đó là niềm tin lớn trong lòng là viết lên sự thật, những gì sẽ để lại cho ngày sau. Có thể trong thời gian sau 5 năm 10 năm hay 100 năm sau, những cái chân thật của thế hệ mà chúng ta đang đi hôm nay sẽ được dò lại và bước lại bởi những thế hệ sau này. Những câu chuyện mà tôi vừa kể quý vị sẽ thấy đó là vết thương của một dân tộc trong một gia đoạn khắc nghiệt của lịch sử mình."

 Câu chuyện một em bé Việt Nam sống sót sau sáu tuần trôi dạt trên biển. Cả gia đình em đã chết cùng những người trên tàu. Chỉ còn một dúm người sống sót và không ai hiểu vì sao em có thể sống được.

 Câu chuyện của em và nhiều câu chuyện tương tự như vậy của người Việt vượt biên vượt biển đã ám ảnh tâm hồn chàng thanh niên tên Đạo, nhiều đến mức ký ức về họ trở thành ký ức của anh.


Bên bờ biển Palawan

 Có một em bé gái
 Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
 Như nói với xa xăm
– Em đến từ Việt Nam
 Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
 Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
 Chỉ hai tiếng này thôi
 Em nhớ kỹ trong lòng
 Em chỉ ra ngoài Đông Hải mênh mông
 Cho tất cả những câu hỏi khác

 Mẹ em đâu?
– Ngủ ngoài biển cả
Em của em đâu?
– Sóng cuốn đi rồi
 Chị của em đâu?
– Nghe chị thét trên mui
 Ba em đâu?
 Em lắc đầu không nói
– Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa
 Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
 Trên ghe sót lại chỉ dăm người

 Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Đã sống sót sau sáu tuần trên biển
 Họ kể lại em từ đâu không biết
 Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
 Chị của em hải tặc bắt đi đâu
 Sóng cuốn mất người em trai một tuổi
 Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Đã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
 Ôi những giọt máu Việt Nam
 Linh diệu vô cùng
 Nuôi sống em
 Một người con gái Việt

 Mai em lớn dù phương nào cách biệt
 Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
 Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
 Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại

– Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông này để lại cho Ba
 Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị
Viên kẹo lớn này để lại cho em
 Còn viên kẹo thật to này… là phần Bé đấy

 Suốt tuần nay em vẫn ngồi
 Một mình lẩm bẩm
 Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi
 Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
– Thật trễ làm sao
 Em tiếp tục thì thầm
 Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc
 Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
 Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi

 Mai này ai hỏi Bé yêu chi
 Em sẽ nói là em yêu biển
 Nơi cha chết không trống kèn đưa tiễn
 Nơi tiếng chị rên
 Nghe buốt cả thịt da
 Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
 Nơi em trai ở lại
 Với muôn trùng sóng vỗ

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
 Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

Đau buồn là vậy nhưng với Trần Trung Đạo, nếu có kiếp sau anh vẫn muốn làm người Việt Nam. Với anh, "không có dân tộc nào khác hơn về sự chịu đựng, và vươn lên như dân tộc Việt Nam."

 Nguồn: SBS / Phạm Mai Hoa (phát thanh 29/4/2018)


Saturday, April 28, 2018

Tình Yêu Vỗ Cánh - Tiếng hát Như Quỳnh - Thúy Nga CD 196



Nỗi Buồn Gác Trọ - Thúy Anh 2 - Cassette



Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím - Giao Linh Trường Thanh - Trường Thanh 15 - Cassette



Kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Thăng Long (30/3/2008 - 30/3/2018)

(   /   /1936 - 30/3/2008)

Nhạc sĩ Thăng Long – Số Phận và Niềm Đam Mê Âm Nhạc

Bây giờ là cuối tháng 3 năm 2018. Gần 43 năm kể từ sau ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc đời của người dân Việt đã trải qua nhiều biến đổi. Sau một thời gian dài phải nhảy múa với số phận, người ta dần dà đã ổn định và bắt đầu đi tìm lại mình, tìm lại cuộc đời đã bị bỏ quên từ sau ngày ngưng chiến. Nhờ vào mạng lưới toàn cầu mà những con ong bị vỡ tổ năm xưa biết đường tìm lại với nhau. Người yêu nhạc của miền nam cũng nhờ vậy mà tìm ra thần tượng của mình hay cập nhật thông tin về những nghệ sĩ đã thôi không còn sinh hoạt nữa. Nhạc sĩ Thăng Long thuộc trường hợp này.

Trước năm 1975 ông là nhạc sĩ sinh hoạt tại đài Tiếng Nói Quân Đội. Nhạc sĩ Thăng Long từng là trưởng ban nhạc “Hồ Gươm” phát thanh hàng tuần vào chiều thứ Sáu trên làn sóng của đài Quân Đội với sự cộng tác của các tên tuổi lớn như Minh Hiếu, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hà Thanh, Hoàng Oanh và Nhật Trường. Ông được nhắc đến như một người hiền lành, chân chấc nhưng lại là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng trong làng tân nhạc Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với ca khúc “Quen Nhau Trên Đường Về” mà ca sĩ Minh Hiếu đã giới thiệu đến công chúng từ thập niên 60s. Âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long không cầu kỳ, phức tạp. Ngữ nhạc cũng đơn giản. Ông có cách giới thiệu chủ đề trực tiếp rất tự nhiên nhưng không thô thiển trong các ca khúc của mình. Đó là một phong cách rất “Thăng Long” mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong các sáng tác của mình, nhạc sĩ Thăng Long thường sử dụng hình ảnh của những cơn mưa và màn đêm (Mưa Khuya, Giot Mưa Khuya, Mưa Về Sáng, Chờ Em Trong Đêm Tàn, Đêm Mưa Sài Gòn, Tàn Đêm Vũ Trường…) để khắc họa tâm trạng khoắc khoải của một người nhớ đến người mình yêu đang xa cách. “Mưa đêm” làm nhớ tới người yêu nơi xa. “Mưa ơi, có phải mưa đang khóc ai?...- Mưa Khuya). Tiếng mưa hay tiếng lòng của ai đó đang nức nở vì thương nhớ? Có thể đó là tâm sự của chính tác giả luôn mong nhớ về quê nhà nơi miền Bắc xa xôi mà số phận đã khiến ông phải xa cách. Nhạc sĩ Thăng Long cũng không giấu giếm xuất thân nghèo khó của mình. Ông cho biết đã phải lưu lạc từ Bắc vào Nam để kiếm sống từ khi còn rất nhỏ và chính niềm đam mê âm nhạc đã giúp ông có nhiều nghị lực để học văn hóa và thanh nhạc, rồi mang những đứa con tinh thần của mình cho giới thiệu đến công chúng. Đồng nghiệp khó tính có thể chau mày vì ngữ nhạc bị coi là “bình dân” của nhạc sĩ Thăng Long. Tuy vậy, đại chúng lại đón nhận ông hết sức nồng nhiệt. Không chỉ “Quen Nhau Trên Đường Về” mà nhạc sĩ Thăng Long còn có nhiều ca khúc khác cũng đã gắn bó với các tên tuổi lớn của sinh hoạt ca nhạc miền nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Người ta nhắc tới cô Nhật Thiên Lan khi nghe “Mưa Khuya”; giọng ca của Hà Thanh hay Hoàng Oanh qua ca khúc “Rượu Hồng Chị Bước Sang Ngang” hay đôi song ca Chế Linh và Thanh Tuyền khi nghe “Nói Với Người Tình”…

Người yêu nhạc cảm nhận được từ âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long tiếng lòng thổn thức của những cuộc tình đang xa cách. Đó không phải là những giai điệu ướt át, bi lụy mà đơn thuần là niềm thương nhớ da diết người mình yêu đang ở nơi xa. Có khi ông cũng lấy cảm hứng từ những chàng trai khoác áo lính đang bảo vệ quê hương nơi chốn xa trường, gửi niềm thương nhớ về người em gái hậu phương, nhìn ánh hỏa châu mà nhớ ánh điện Sài Gòn. Âm nhạc của ông còn là tâm tình của người của dân miền nam trong mùa chinh chiến, khao khát một ngày thanh bình về trên quê hương để cùng quên đi thù hận mà xây dựng lại Việt Nam.

Điều lý thú là mặc dù nhạc sĩ Thăng Long luôn tự nhận mình là người ít học và chỉ mới làm quen với lý thuyết thanh nhạc và kỹ thuật sáng tác sau khi đã được công chúng biết tới, âm nhạc của ông rất phong phú về tiết tấu và giai điệu. Không thể gọi ông nhạc sĩ chuyên Boléro vì ông còn có nhiều sáng tác rất hay với các thể điệu khác như Tango (Giọt Mưa Khuya, Mưa Về Sáng), Agogo (Nếu Biết Được Lòng Anh), Slow (Quen Nhau Trên Đường Về, Mưa Khuya, Nếu Biết Tình Yêu …). Và dĩ nhiên là làn điệu Bolero qua ca khúc tiêu biểu “Nói Với Người Tình” mà đôi song ca Chế Linh và Thanh Tuyền đã trình bày từ thập niên 60s và đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận cho đến ngày nay.

Không biết ông có nằm trong danh sách các văn nghệ sĩ miền nam bị người chủ mới cấm hành nghề hay không nhưng sau khi “thanh bình về trên quê hương” thì ông không còn sinh hoạt văn nghệ nữa. Ông làm nghề sửa Ô-Dù và bán vé số dạo để mưu sinh và lo cho mái ấm của mình. Rồi nhạc sĩ Thăng Long lưu lạc về Sóc Trăng. Mãi đến năm 2007 thì các trung tâm sản xuất âm nhạc lớn tại hải ngoại mới liên lạc được với ông và mang ông về trong vòng tay thương yêu của đại chúng.

Người ta không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến số phận đầy thử thách mà nhạc sĩ Thăng Long đã phải trải qua từ khi mới chào đời cho đến lúc lìa trần vào ngày 30 tháng 3 năm 2008. Đại chúng cũng nhận ra từ cuộc đời của ông một tấm gương ngời sáng về tinh thần bất khuất không đầu hàng số phận và một niềm đam mê sâu sắc dành cho âm nhạc. Cuộc đời của ông như cánh chim bay không biết mỏi, mang niềm vui đến cho cuộc đời bằng tất cả khả năng và bầu nhiệt huyết của mình. Sự cống hiến của ông chắc chắn đã góp phần làm phong phú sinh hoạt ca nhạc của miền nam trong thời cực thịnh.

Sau nhiều biến đổi của thời cuộc, công chúng vẫn nhận ra những giai điệu quen thuộc của nhạc sĩ Thăng Long. Người yêu nhạc tìm đến các ca khúc của nhạc sĩ Thăng Long như tìm về kỷ niệm, nơi chôn dấu kho tàng của tình yêu và nhân bản. Giới trẻ đến với âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long bằng sự ngưỡng mộ một tài năng âm nhạc và một tấm gương bất khuất trước nghịch cảnh. Nhạc sĩ Thăng Long xứng đáng có một vị trí trang trọng trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam.

Chu Văn Lễ (Vancouver ngày 24 tháng 3 năm 2018)

Xin mời nghe 15 Ca Khúc Của Nhạc Sĩ Thăng Long

Mưa Khuya - Nhật Thiên Lan
Nói Với Người Tình - Chế Linh Thanh Tuyền
Em Đã Quên Tôi - Vân Nga
Nếu Biết Được Lòng Anh - Elvis Phương
Mưa Về Sáng - Hương Lan
Giọt Mưa Khuya - Khánh Ly
Người Về Từ Đỉnh Núi - Phương Đại
Em Bước Sang Ngang - Hoàng Oanh
Nếu Biết Tình Yêu - Trúc Mai
Chờ Em Trong Đêm Tàn - Thanh Tuyền
Quen Nhau Trên Đường Về - Minh Hiếu
Hai Đứa - Thanh Phong Phương Đại
Lênh Đênh Một Con Thuyền - Phương Hoài Tâm
Giọt Mưa Khuya - Út Bạch Lan (cổ nhạc)


Chút Tình Xa Vắng - Thùy Dương Music - Cassette



Ký Ức Tháng Tư: Chuyện của Vân


Tất cả đã đến nơi, riêng Mẹ thì bị hải tặc bắt lại. Gia đình Vân trước khi đi vượt biên


Có những ký ức thật khó khi đối diện vì nó buộc người ta phải sống lại nỗi đau một lần nữa. Và cái điều khó khăn nhất khiến cho ký ức đau thương khó có thể được kể lại chính là nỗi sợ nhìn thấy sự thương cảm trong mắt người khác. Vì nó đóng đinh nạn nhân vào nỗi đau, và nhắc họ về biến cố buồn thảm đó. Đó là một trong những lý do khiến rất nhiều câu chuyện buồn thảm của người Việt - những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của cái gọi là thống nhất đất nước đã không được kể lại. Mỗi mẫu ký ức Việt của thế hệ nạn nhân cộng sản là một mẫu lịch sử thật. Ký Ức tháng Tư kỳ 2 của loạt bốn kỳ kỳ này: Chuyện của Vân - kể về chuyến đi định mệnh năm cô 6 tuổi chứng kiến mẹ và một người thân khác bị hải tặc bắt đi.
Đó là buổi sáng đầy gió.

Tôi tới nhà Vân sớm theo lời hẹn để nghe Vân kể chuyện mẹ cô bị hải tặc bắt đi trên chuyến vượt biên khi cô mới 6 tuổi.

Đúng ra là Bình-chồng Vân, hẹn tôi sau một tuần lặng tăm, “8 giờ tụi em đi nhà thờ. 9 giờ chị tới. Đến 10g tụi em lại có việc phải đi.”

Tôi đóán chắc một người anh quen trong nhóm có nhắc thì Bình mới gọi tôi cho cái hẹn. Cách hẹn cũng có phần cả nể và xí bùm bum cho xong việc.

Đây là lần thứ hai tôi gặp hai vợ chồng.

Lần đầu là đi nhờ xe Bình Vân chở tới nhà người anh bạn quen chung nọ, thấy hai người trẻ sống lâu ở Úc mà nói tiếng Việt sỏi tôi hỏi xã giao chắc trong nhà hay nói chuyện tiếng Việt với ba mẹ.

Bình nói “Tụi em gặp nhau lấy nhau lúc cà hai không có mẹ. Hai đứa em đi vượt biên. Em đi một mình còn mẹ Vân bị hải tặc bắt lúc 6 tuổi.”

Vân nghe chồng nói chỉ ngồi im. Tôi hỏi Vân khi nào tiện cho chị gặp hỏi chuyện Vân nói "Dạ được" nhưng một tuần sau khi tôi hẹn kiếm thì mãi mới gặp được Bình.

Vợ chồng Bình đồng ý cho tôi gặp nhưng chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ sáng Chủ Nhật.

Tôi muốn hẹn vào chiều tối nhưng Bình nói bận cả.

Buổi chiều thì lòng người có phần chùng xuống, dễ nói chuyện cũ hơn là sáng mới bảnh mắt.

Chẳng ai mới ngủ dậy bắt đầu một ngày mới mà nhớ ngay đế chuyện cũ trong xó xỉnh ký ức bao giờ.

Nhưng vì Bình nói không có giờ nào khác. Và vì tôi cũng chẳng biết ai hơn để hỏi, nhưng đĩều quan trọng hơn đó là một mẩu ký ức không dễ dàng, mà người ta chịu kể lại thì đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết cả.

Tôi tới nhà lúc Vân và Bình đang ăn sáng cùng cậu con trai. Quần áo hai vợ chồng chỉnh tề, tôi đoán họ đi nhà thờ về.

“Mọi khi tụi em bận lắm, nhưng sáng nay tụi em quyết định nghỉ ngơi. Vân cũng sẽ không đi ra shop sáng nay. Chị ngồi chơi chờ bọn em chút.” Bình ngượng ngịu nói.

Đứa con gái lớn của hai vợ chồng từ trên lầu đi xuống Bình đưa mắt nhìn con trông đợi.

Con bé không nhìn cha cất tiếng “Chào cô”, mặt Bình giãng ra nhẹ nhõm.

Căn nhà rộng đầy đủ tiện nghi như mọi gia đình có thu nhập ổn định nhưng rõ ràng đó là  tiện nghi theo cách phù hợp với người đi làm suốt ngày.

Bình mời tôi tới bàn phòng khách đặt cạnh cửa sổ để trò chuyện. Tấm sáo kéo hơi sụp xuống khiến cho ánh sáng trong phòng xam xám. Bên ngoài cửa sổ là bức tường cũng xam xám của nhà hàng xóm.

Vân ngôi xuống khi tôi lấy máy ghi âm ra, mặt tịnh không biểu hiện gì.

Tôi nói “Ngoài có sân vườn, mỉnh ra ngoài ngôi được không?"

Tôi không muốn nói là tôi không thích ngồi trong một cái hộp dù đó là một phòng khách đẹp.

Bức tường xám bên ngoài cửa sổ tịnh không một cái lá xanh khiến tôi thấy buổi nói chuyện chưa bắt đầu nhưng có mòi giống như một buổi cán bộ phường đi lấy lời khai nhân khẩu.

Bình hỏi đi hỏi lại “Ngồi ngoài gió lạnh chị chịu được không.”

Sydney vào đầu thu dù hai hôm nay trời đầy gió nhưng thời tiết khá dễ chịu.

Tôi nói tôi đi bộ tới trời này với tôi không sao. Nói vậy nhưng tôi cũng sợ lạnh. Nhưng chừng nào lạnh thì hay chứ tôi sẽ không hỏi chuyện ở trong căn phòng như là lấy lời khai nhân khẩu này.

Vân thấy tôi và chồng đứng lên thì cũng đứng lên nói yếu ớt “Nhưng ngoài sân đâu có ghế ngồi.”

Bình quay lại nhìn vợ có phần dàn hoà “Có cái salong mình ngồi được em.”

Tôi rời hẳn cái bàn lớn cầm theo ly trà của mình và cười với hai vợ chồng.

Ra đến sân có thể nhìn thấy hai cậy xoài trồng sát hàng rào bên cạnh cây nhãn xanh um, cả ba cây trồng rất gần.

Tôi để hai vợ chồng ngồi gần nhau nhìn ra cây xoài và cây nhãn. Những câu chuyện thế này không dễ dàng gì, và một mảng xanh trong mắt sẽ dẫn ký ức người ta đi xa hơn là bức tường xám trong nhà.

Tôi ngồi góc bên cạnh.Vân.

Mặt Vân vẫn bình thản không biểu lộ cảm xúc, nhẫn nạị cho sự viếng thăm của tôi dù câu chuyện chưa bắt đầu.

Tôi biết ký ức của cô bé 6 tuổi có thể sẽ rất nhạt nhoà, có thể tôi sẽ không biết được nhiều lắm nhưng dù gì tôi cũng không muốn câu chuyện kể là Vân thuật lại nhửng gì mà người lớn nói về chuyến đi định mệnh của gia đình cô, về việc mẹ cô bị hải tặc bắt đi mất tích.

Tôi muốn nghe cô nói về mẹ từ ký ức của cô. Ký ức nhỏ nhoi của khoản thời gian cô có mẹ. Ký ức của riêng cô về mẹ.

Chuyện của Vân

"Em không nhớ gì nhiều. Lúc đó em mới 6 tuổi, đứa em kế cách em một năm và đứa em út mới một tuổi. Ba bị đi tù vì vượt biên, mẹ phải đi làm, tụi em ở với nội. Em cũng không nhớ mình có được mẹ cột tóc hay không, em chỉ nhớ mẹ em hiền và đẹp lắm.

Mẹ của Vân- người bị hải tặc bắt đi cùng bốn phụ nữ khác trên chuyến tàu định mệnh năm 1981

Vào cái đêm đi vượt biên nội ôm em vào lòng, khóc và nói “Nội thương con lắm.” Nội cứ nói đi nói lại câu đó hoài mà em không hiểu vì sao hôm nay nội kỳ vậy. Tối đó cả nhà ngủ chung trong phòng trên một cái giuờng.

Nữa đêm mẹ đánh thức em dây và đi. Em chỉ nhớ lúc đó trời tối lắm, không nhìn thấy gì, rồi thì cả nhà lên tàu.

Ba em ở trên lái tàu. Tàu em đi bị hải tặc ba lần. Hai lần đầu tụi nó chỉ lục lấy vàng vòng rồi bỏ đi. Lần thứ ba nó bắt hết cả tàu lên tàu lớn của tụi nó, xong rồi nó cho đàn ông với con nít đi xuống chỉ giữ đàn bà lại.

Có tất thảy 5 người đàn bà trong đó có một chị có bầu 6 tháng nó cũng bắt nữa. Nó đếm đầu người thiếu người nào là không được. Bà thím vợ của ông chú ruột mới đám cưới dẫn nhau đi cũng bị bắt.

Thím đẹp lắm, đẹp như tiên vậy, da trắng muốt. Thím từ lúc xuống tàu đã lấy lọ nghẹ với dầu nhớt trét khắp mặt mũi tay chân làm cho dơ dáy xấu xí đi nhưng cũng bị tụi nó bắt.

Hai người phụ nữ trong tấm hình này đã bị hải tặc bắt đi: thím (cô dâu) và Mẹ Vân (áo nâu ngoài cùng bên trái)

Lúc nó thả đàn ông với con nít về lại tàu bà thím tìm cách lẫn vô đi xuống theo nhưng tụi nó đếm thấy thiếu một người nó bắt phải đưa cái người đó ra không thì nó đâm lủng thuyền. Vậy là nó bắt bà thím đi luôn, năm người hết thảy.

Tàu của tụi em chết máy trôi năm ngày trên biển thì được tàu Đức cứu. Chiếc tàu Đức này còn đi lòng vòng trên biển mấy ngày để cứu thêm những người đi vượt biên khác cũng sắp chết để đưa vào đảo tị nạn.

Lúc mẹ bị bắt đi em không biết gì nhiều, cứ nghĩ là mẹ đi một chút thì sẽ được trả về. Hoặc là mẹ sẽ được về lại nhưng mà chờ hoài chờ hoài không thấy mẹ. Không thấy mẹ.

Bốn cha con ở đảo hai năm. Không hiểu sao tui em lúc đó nhỏ nhưng cũng biết tránh không nói nhiều về mẹ với ba. Thấy ba im lặng không nhắc mẹ tui em cũng không hỏi hay nhắc.

Những ngày trên đảo ba đi làm tụi em tự chơi với nhau. Em cũng không nhớ tụi em đã qua những ngày đó như thế nào chỉ nhớ cực lắm. Không có gì nhiều để ăn, không có chổ ở.

Ba chị em Vân (ngoài cùng bên trái) lúc mới tới Úc

Hai năm sau thì nhà em được vào Úc. Năm đó em 8 tuổi vô trường đi học.  Ba mướn một cái nhà gần trường tụi em học.  Ban ngày trước khi đi làm ba nấu một nồi cơm, đồ ăn để đó. Tụi em dậy tự mặc uniform tư đi đến trường.

“Lunch?” Lunch… Có gì ăn nấy chị à. Không nhớ mình ăn cái gì. Cũng không như bây giờ là phải có một trái táo hay phải ăn rau. Thấy cái gì ăn cái nấy. Có khi là một bịch chip, mấy cái bánh biscuits.

Không ai tới hỏi thăm, chị à, hồi đó vắng lắm. Năm 1983 lúc đó chưa có nhiều người Việt. Sydney chưa nhiều người, đường phố còn vắng. Nhà có khi mở cửa bỏ ngỏ cũng không sao.

Ba đi làm suốt ngày. Có những chuyện ba biết ba nói ba chỉ cho, nhưng có những chuyện phải cần một người phụ nữ thì tự em lớn lên đến đâu biết đến đó. Em cũng không biết là mình có phải làm mẹ trẻ cho hai đứa em của em không.  Có lần trên đảo em ham chơi. Em chạy chơi con em út em chạy theo bị té lọi tay.

Chưa bao giờ ba đánh hay la em. Lần đó ba đánh em không coi con út để nó té lọi tay. Ba đánh em nhớ hoài là em phải lo cho em em.

Nhà em dơ và hôi lắm. Đâu có biết phải làm sao đâu. Em nhớ có lần em rủ đứa bạn về nhà chơi, bước vô nhà nó bịt mũi hỏi mùi gì hôi vậy. Em hỏi “Mùi gì? Tao đâu có nghe gì đâu.” Chị biết toilet là phải chùi rửa cho nó sạch nó mới không có mùi. Tụi em đâu có biết mà làm. Rồi mình ở trong nhà nghe quen không nhận ra cái mùi hôi nữa.

Hồi đó ông chú Út là người hay dẫn tụi em đi chơi. Ông chú Út đi vượt biên trước qua Úc, chính ông là người bảo lãnh mấy cha con em và chú em qua. Chú Út là người dẫn tụi em đi Easter Show. Ổng biết tụi em không có mẹ ổng thương tụi em như con.
Một thời gian sau thì bà Nội em qua. Nội gấp rút làm giấy tờ qua sớm để ở với tụi em. Chị biết không. Nội bay chuyến bay dài như vậy. Từ Sa Đéc lên Sài Gòn rồi qua Úc. Vừa xuống máy bay bước chân vô tới nhà là Nội đi liền xuống bếp lấy cái xong ra nấu cơm hỏi “Con ăn gì nội nấu.”

Lúc đó em nghĩ “Sao bà này kỳ vậy, sao tự nhiên vừa vô nhà người ta đòi nấu cơm” (Khóc).

Câu chuyện không chỉ một lần khóc.

Trong câu chuyện rất nhiều nước mắt mà lần đầu tiên Vân kể lại về những điều cô giấu kín không chỉ riêng mình mà cả các em và những người xung quanh câu chuyện này ngay cả với Bình chồng cô. Cô nói “Không muốn câu chuyện của mình là người khác buồn”.

Mỗi tuần các em về nhà cô như về nhà mẹ ăn uống, ba chị em rất thân thiết với nhau. Và họ đều tránh nhăc lại chuyện cũ.

Ba cô về sau lặp gia đình với một phụ nữ ông quen trên đảo sau này gặp lại ở Úc.

Bình, chông Vân nói, "Hồi em găp Vân lúc đang đi thư viện học chợt thấy một cô Châu Á tóc dài đẹp quá, thích luôn. Thích cô rồi khi về nhà gặp ba Vân với mấy ông chú thấy ai cũng hiền hết, rât tử tế dù mới gặp, vậy là tình cảm cứ thế mà tiến tới luôn.

"Ba Vân rất ít nói. Ngồi cả buổi nói chừng hai câu hà. Mà hồi gặp, em không hiểu sao ở ai cũng có vẻ buồn buồn thế nào đó đằng sau họ. Sau này rồi thì mới biết.

"Quen nhau hồi còn đi học high school , ngoài hai mươi là tụi em cưới nhau rồi. Vân ít nói. Em thì lí lắc. Khác với Vân em là con út được cưng chìu từ nhỏ. Đi vượt biên thì qua đây ở với anh, có chị dâu chăm sóc coi như lúc nào cũng có người lo cho mình.

Em thích Vân vì Vân đẹp, tthương Vân vì Vân chu đáo chăm lo gia đình. Có những lúc Vân ngồi im càng lặng hơn mọi khi. Cứ lặng đi như vậy. Em phải giả lả “Sao mặt hầm hầm vậy cười cái cho đẹp coi” cho bả vui lên. "

Vân chưa bào giờ thử đi tìm mẹ. Cô nói cô không biết bắt đầu từ đâu.

Trước đây cô vẫn hy vọng mẹ mình còn sống ở đâu đó và sẽ đi tìm chị em cô.

Nhưng hy vọng nhỏ dần dần và từ mười năn nay thì chị em cô quyết định lấy ngày Vu Lan làm ngày giỗ mẹ.

Cô nói chắc mẹ cô đã về trời và đang phù hộ cho cô.

“Có nhiều kỳ lạ xảy ra như có những lần em lái xe thấy đụng tới nơi nhưng có có gì đã đỡ cho và nó không xảy ra. Mẹ em ở trên trời đang dõi theo tụi em chị à,” cô nói.

Tôi hỏi Vân "Có bao giờ em ước giá như gia đình mình đừng có đi vượt biên không?"

"Dạ có," Vân nói ngay. "Cũng chưa ai hỏi em nhưng em cũng tự hỏi mình 'Em sẽ ra sao nếu như em ở Việt Nam?' Năm nào em cũng về Việt Nam nhất là lúc còn mẹ anh Bình. Lần đầu tiên em về lại Việt Nam là năm em 18 tuổi. Em về lại nhà mình em không nhận ra bất cứ cái gì nữa hết. Cái gì cũng xa lạ đối với em. Việt Nam đối với em như là một giấc mơ thôi chị."

"Nếu em cứ nghĩ mình không có mẹ, và so bì với những bạn bè có mẹ thì chắc là em sẽ khó khăn lắm. Em cứ nghĩ không có mẹ thì em sẽ biết nâu cơm sớm hơn. Biết làm nhiều thứ hơn và tự lập hơn so với các bạn đồng lứa. Em phải nghĩ khác đi mới được chị ạ."

Chuyện của Vân cũng có thể là chuyện của bất kỳ người nào đi bên cạnh chúng ta ngoài phố. Không ai biết người đi bên cạnh mình ăn mặc đẹp đẽ cười nói ngỗn ngang đang ẩn chứa tâm sự gì đằng sau đó.

Chia sẽ câu chuyện để người Việt nhân hoà với nhau hơn biết đâu cái người mà ta vừa đi đã từng trãi qua những biến cố kinh hoàng nào trong đời họ.

Và nếu có thể xin đừng nhìn Vân như chuỵện của Vân, mà là chuyện của đất nước mình: Việt Nam.

Mỗi mẫu ký ức Việt của thế hệ nạn nhân cộng sản là một mẫu lịch sử thật.

Nó cần phải được ghi lại như là cách góp phần khai chiều cho chính thời đại chúng ta ngày nay và cho đời sau để đối chọi lại cái lịch sử dối trá tạo dựng đang được xây đắp một cách có chủ ý và hệ thống.

Nếu không kể, những mẫu lịch sử thật đó của đất nước sẽ cùng chủ nhân của nó tan vào hư không.

Trong phần audio có sử dụng bài hát Quan Thế Âm của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư do Khánh Ly trình bày trong tập Đạo Ca.

Chị Vân có nhắc tới chiếc tàu Cap Anamur của Đức, Nora xin gửi quý khách đọc lại =>  Hình ảnh những chiếc tàu Cap Anamur cứu mạng thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975,  Tiến sĩ Rupert Neudeck 

===

Nếu có ai tình cờ biết thông tin ít nhiều gì về mẹ của Trần Tố Vân cùng bốn người phụ nữ trên chuyến đi định mệnh trong đó có Thím của Vân và một phụ nữ có bầu 6 tháng bị hải tặc Thái lan bắt đi vào năm 1981, xin vui lòng liên lạc SBS Vietnamese qua SBS Vietnamese Facebook.

Nguồn: SBS / Mai Hoa Pham (21/4/2018)

Friday, April 27, 2018

Chuyến tàu Hải Hồng vuợt biển tị nạn cộng sản làm nên lịch sử

21 Nov 1978, South China Sea --- The attempted to transport 2,500 Vietnamese refugees to Malaysia, but the Malaysian authorities refused them and, after supplying them with food and drugs, set them back adrift. --- Image by © Alain Dejean/Sygma/Corbis

Vào ngày 21 tháng 10 năm 1978, một chiếc tàu chở khoảng 2.500 người tị nạn đã thu hút được sự chú ý của dư luận trên toàn Canada và khắp thế giới. “Thuyền nhân” đã liên tục bỏ Việt Nam ra đi kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, nhưng biến cố tàu Hải Hồng (Hai Hong) đã làm thay đổi phản ứng của Canada trước phong trào tị nạn Đông Dương.

Chiếc tàu này không được phép cập bến ở Malaysia, trong khi máy hư, nên tàu đành thả neo đậu ngoài khơi bờ biển Port Klang, và lâm vào tình thế giằng co bế tắc với nhà chức trách Malaysia. Chỉ chở 2.500 người, tàu này không phải một vấn nạn quá lớn nếu xét trong phạm vi phong trào tị nạn Đông Dương, nhưng đó là một tình thế khẩn cấp đối với những người trên chiếc tàu quá chật chội; họ thiếu đồ ăn, nước uống, đồ dùng y tế, và chỗ ở đàng hoàng.

Tàu Hải Hồng đã thu hút được sự chú ý của báo chí và khiến xã hội ra tay cứu giúp nhiều hơn những tình huống tị nạn Đông Dương cho tới lúc đó. Tình huống tàu Hải Hồng đã khơi mào việc thực hiện trên diện rộng luật di trú mới vừa có hiệu lực chỉ mấy tháng trước, trong đó có một chính sách tị nạn nhân đạo nhất quán, sự tham gia của tỉnh bang vào quá trình chọn lựa di dân, và chương trình tư nhân bảo lãnh.












Biến cố Hải Hồng: Ảnh hưởng của một chiếc tàu đối với chính sách của Canada về người tị nạn Đông Dương - Dara Marcus



Dẫn nhập

Vào tháng 10 năm 1978, một chiếc tàu chở khoảng 2.500 người tị nạn đã thu hút được sự chú ý của dư luận trên toàn Canada và khắp thế giới. “Thuyền nhân” đã liên tục bỏ Việt Nam ra đi kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, nhưng biến cố tàu Hải Hồng (Hai Hong) đã làm thay đổi phản ứng của Canada trước phong trào tị nạn Đông Dương. Chiếc tàu này không được phép cập bến ở Malaysia, trong khi máy hư, nên tàu đành thả neo đậu ngoài khơi bờ biển Port Klang, và lâm vào tình thế giằng co bế tắc với nhà chức trách Malaysia. Chỉ chở 2.500 người, tàu này không phải một vấn nạn quá lớn nếu xét trong phạm vi phong trào tị nạn Đông Dương, nhưng đó là một tình thế khẩn cấp đối với những người trên chiếc tàu quá chật chội; họ thiếu đồ ăn, nước uống, đồ dùng y tế, và chỗ ở đàng hoàng. Tàu Hải Hồng đã thu hút được sự chú ý của báo chí và khiến xã hội ra tay cứu giúp nhiều hơn những tình huống tị nạn Đông Dương cho tới lúc đó. Tình huống tàu Hải Hồng đã khơi mào việc thực hiện trên diện rộng luật di trú mới vừa có hiệu lực chỉ mấy tháng trước, trong đó có một chính sách tị nạn nhân đạo nhất quán, sự tham gia của tỉnh bang vào quá trình chọn lựa di dân, và chương trình tư nhân bảo lãnh.

Trong bài này, tôi nghiên cứu phản ứng của Canada trước tình huống tàu Hải Hồng trong khuôn khổ lịch sử của Đạo luật Di trú 1976 và các luật liên quan. Tôi bắt đầu bằng câu chuyện thuật lại bối cảnh diễn ra sự kiện này, sau đó tôi điểm lại luật lệ về tị nạn của Canada vào lúc đó, và phản ứng của giới chính trị, báo chí và công chúng trước sự kiện Hải Hồng. Cuối cùng, tôi bàn đến ảnh hưởng của sự kiện này đối với phản ứng nói chung của Canada về vấn đề tị nạn Đông Dương.

Bối cảnh dẫn tới biến cố Hải Hồng

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn thất thủ trước Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Nam Việt bị Bắc Việt chiếm. Khi chế độ Cộng sản lên nắm quyền, nhiều người ở miền nam Việt Nam, đặc biệt những người có liên quan tới chính quyền, bị bỏ tù, bị buộc lao động khổ sai ở các trại cải tạo, hoặc bị đưa vào các vùng kinh tế mới. Giáo sư, công chức chính quyền cũ, văn nghệ sĩ, thương gia, và thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự thấy bức bách đến nỗi muốn bỏ xứ ra đi. Khoảng 130.000 người ra đi vào năm 1975, chủ yếu tái định cư ở Mỹ (Chan 21). Sau đợt di tản ban đầu, mỗi tháng đều đặn có khoảng 2.000-5.000 người đào thoát khỏi Việt Nam; tuy nhiên, bắt đầu từ sáu tháng cuối năm 1978, có tới hàng chục ngàn người bỏ trốn mỗi tháng, cao nhất là 21.505 người vào tháng 11 năm 1978 (sđd. 37). Tuy nhiều người bí mật đào thoát, cũng nhiều người đút lót cho cán bộ hàng chục ngàn đô-la Mỹ để được phép ra đi.

Đa số hành khách trên tàu Hải Hồng là người gốc Hoa ở miền nam Việt Nam; họ lâm vào tình cảnh tương tự người gốc Á ở Uganda khi họ bị trục xuất khỏi Uganda năm 1972. Người Hoa hội nhập tốt vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở miền nam, kiểm soát 70-80% hoạt động kinh tế, bao gồm nắm giữ 100% ngành bán sỉ và khoảng 50% ngành bán lẻ (Trần 56), và sở hữu 28 trong số 32 ngân hàng ở miền nam Việt Nam (sđd. 61).

Năm 1975, nhiều người bị tịch thu tài sản và doanh nghiệp, và năm 1976, các loại thuế đặc biệt được đánh vào lợi nhuận cao, khi nhà nước cố gắng, nhưng bất thành, chiếm quyền kiểm soát nền kinh tế ở miền nam. Để xử lý thất bại này, một chiến dịch đánh tư sản có mật danh “X2” được triển khai vào ngày 23 tháng 3 năm 1978. Chính quyền tịch thu hàng hóa từ hàng chục ngàn doanh nghiệp và buộc người dân rời khỏi thành phố để định cư ở các vùng kinh tế mới, nơi thường thiếu thốn thực phẩm, và gần như không có cách kiếm sống (Chan 41). Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc đã từ từ xấu đi kể từ khi Sài Gòn sụp đổ, và vào ngày 30 tháng 4 năm 1978, chủ nhiệm Văn phòng Vấn đề Hoa kiều thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc ở Bắc Kinh nói rằng “chính quyền Việt Nam đã tăng cường trục xuất ‘người Hoa’”; hơn 40.000 người đã bị trục xuất kể từ đầu tháng 4, và tới giữa tháng 7 con số này vượt quá 160.000 người (Chan 39). (2)  Những người sống ở miền nam Việt Nam không thể, và thường không muốn, trốn sang Trung Quốc, bằng đường bộ hoặc đường thủy, nên nhiều người đã sang Malaysia và Indonesia.

Ngày 24 tháng 8 năm 1978, một chiếc tàu cũ tên Southern Cross đáng lẽ phải nhận chở một lô hàng muối ở Bangkok, Thái Lan. Nhưng thay vì thế, tàu này cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, và đón 1.250 người đã trả tiền cho chính quyền để được tự do. Chiếc tàu này được cán bộ chính quyền hộ tống ra vùng biển khơi, ở đó tàu gọi radio cầu cứu, tuyên bố là vừa đón người tị nạn từ một con thuyền gặp nạn. Cả Singapore và Malaysia đều không tin, và không chịu cho tàu cập bến. Hành khách được thả xuống một đảo hoang của Indonesia, tại đó Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tiếp quản tình hình và thuyết phục Indonesia đưa thuyền nhân vào các trại tị nạn đã được lập cho người tị nạn Đông Dương.

Nhờ hốt bạc từ phi vụ Southern Cross, nhóm này quyết định mua một tàu khác để tổ chức vượt biên cho thêm nhiều người Việt sẵn sàng trả giá đắt để được tự do (Davies 99). Tàu Hải Hồng được đóng năm 1948 tại Panama, và được mua phế liệu năm 1978. Thay vì được đưa sang Hong Kong để phá lấy phế liệu, chiếc tàu hen gỉ này cập bến ở Việt Nam, nơi thuyền trưởng và thủy thủ đoàn dự định đón 1.200 hành khách. Tuy nhiên, chính quyền bắt buộc họ nhận thêm 1.300 người. Trong số những người ra đi có một số thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, nhưng đại đa số là người Hoa. Mỗi người tị nạn trả khoảng 3.200 đô-la Mỹ, tức 16 lượng vàng; 10 lượng cho cán bộ chính quyền Việt Nam, và 6 lượng cho nhóm chủ tàu. Tàu Hải Hồng rời Việt Nam vào ngày 24 tháng 10 năm 1978, với khoảng 2.500 người trên boong.

Từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, tàu đi Indonesia, nhưng bị Bão Rita đánh chệch hướng và làm hư hại. Trong tình trạng hư máy, gần như không còn đồ ăn hay nước uống, tàu Hải Hồng mất mấy ngày cố cập bến ở Indonesia nhưng bị xua đuổi, và cuối cùng thả neo gần Port Klang ở vùng biển Malaysia. Tuy nhiên, vì hành khách đã trả tiền cho chính quyền Việt Nam để được ra đi, Malaysia, giống như Indonesia, không chịu nhận họ là người tị nạn. Malaysia bày tỏ quan ngại chính đáng rằng nếu nhận các “thuyền nhân” này là người tị nạn thì xem như khuyến khích việc buôn lậu người tị nạn Việt Nam.

Monday, April 23, 2018

Vài món ăn đặc trưng ở Đài Loan




Alibaba, bộ mặt mới của tư bản Trung Quốc


Ông Mã Vân (T), người sáng lập Alibaba, đến thị trường chứng khoán New York, Mỹ, ngày 19/09/2014 REUTERS/Brendan McDermid 



Huy động được 25 tỷ đô la vốn trong đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên IPO, với giá trị vốn bằng của cả Amazon và eBay gộp lại, tập đoàn thương mại trực tuyến Trung Quốc Alibaba tạo nên cơn sốt trên sàn chứng khoán New York. Cổ đông của Alibaba bỗng chốc trông thấy tài sản được nhân lên gấp bội.

Đâu là những lá chủ bài để Alibaba thu hút cổ đông ? Liệu rằng Alibaba có giữ được vị trí thứ 11 của mình trong số những đại tập đoàn tham gia sàn chứng khoán NYSE ?

Alibaba với 226 tỷ đô la vốn hóa là một trong số 15 tập đoàn có trọng lượng lớn nhất của Wall Street. Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán New York hôm 19/09/2014, chỉ hai tiếng sau khi sàn giao dịch Mỹ bắt đầu hoạt động, cổ phiếu của Alibaba tăng giá hơn 36 %. Cổng mua bán trên mạng Alibaba có trụ sở tại Hàng Châu huy động được 25 tỷ đô la vốn trong đợt phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng. Như vậy Alibaba phá kỷ lục của ngân hàng AGBank cũng của Trung Quốc trong việc huy vốn khi tham gia thị trường tài chính Hoa Kỳ. Để so sánh, tháng 5/2012, khi tham gia chỉ số chứng khoán Nasdaq, mạng xã hội Facebook cũng đã tạo nên một cơn sốt, nhưng rồi chỉ thu về được có 16 tỷ đô la mà thôi.

Đâu là những lý do khiến Alibaba của sáng lập viên Mã Vân (Jack Ma) làm mê hoặc cổ đông trên thị trường New York ?

Alibaba và những hứa hẹn

Thành công vượt bực của Alibaba trên sàn chứng khoán New York đã đẩy tài sản của nhà tỷ phú Trung Quốc Mã Vân lên hơn 22 tỷ đô la, biến một ông thầy giáo Anh văn ở Hàng Châu thành người giàu có nhất nước. Hiện nay, ông Mã Vân đang kiểm soát 7,8 % vốn của Alibaba ; 4,8 % khác do các nhân viên của tập đoàn này nắm giữ. Hai chủ nhân khác của Alibaba là tập đoàn điện thoại viễn thông Softbank của Nhật và công cụ tìm kiếm Yahoo của Hoa Kỳ. Năm 2000, Softbank chi ra 20 triệu đô la để tham gia vào các hoạt động của Alibaba, kiểm soát 34 % vốn của ông vua tin học Trung Quốc này. Ngày nay, với giá trên 90 đô la/cổ phiếu, Softbank đang làm chủ đến 77 tỷ đô la nhờ làm ăn với ông trùm tin học họ Mã.

Một đối tác quan trọng khác của Alibaba chính là Yahoo : Năm 2005, công ty tin học Mỹ này mua vào 40 % vốn của Alibaba với giá 1 tỷ đô la. Cách nay hai năm, Yahoo chuyển nhượng lại một số cổ phiếu của mình, thu về trên 7 tỷ. Tuần trước, Yahoo lại bán bớt đi thêm một đợt cổ phiếu nữa của Alibaba, thu về hơn 8 tỷ đô la. Như vậy tới nay, Yahoo chỉ còn giữ trên 16 % vốn của Alibaba.

Nhận xét về thành công vượt bực của tập đoàn điện tử Trung Quốc trên thị trường tài chính Hoa Kỳ, giáo sư Vương Khánh thuộc trường Quản lý thương mại Warwick của Anh coi đây là một « cột mốc kết thúc thời kỳ mà các tập đoàn Mỹ » thống lĩnh ngành tin học của thế giới.

Doanh thu và mức lãi của Alibaba trong hơn một chục năm qua đã làm mê hoặc các nhà đầu tư : Trong quý một năm nay, Alibaba lãi gần 2 tỷ đô la, phần lớn nhờ tiền quảng cáo trên hai trang mạng bán lẻ cho tư nhân là Tmall và Taobao.com. Hiện tại, hiếm có tập đoàn nào có thể tự hào với tỷ lệ tăng trưởng hơn 30 % một năm như Alibaba.

Doanh số của tập đoàn ở Hàng Châu này trong năm 2014 dự phóng đạt 420 tỷ đô la. Để so sánh, Amazon của Mỹ năm ngoái chỉ thu vào có 74,4 tỷ đô la mà thôi. Trong lúc Amazon tuyển dụng 132.000 nhân viên, thì ông chủ của Alibaba chỉ phải trả lương cho 22.000 người. Xét về số người truy cập, Alibaba là một trong 10 địa chỉ có số lượng khách ra vào cao nhất trên thế giới.

Bí quyết thành công của người tự nhận mình là « con cá xấu của dòng sông Dương Tử » nằm ở chỗ ông đã tạo ra một công cụ tin học hay nói đúng hơn là một cái chợ ảo để cho tất cả mọi người cùng tham gia dù có ở cách xa nhau cách mấy.

Mã Vân và trang mạng Alibaba của ông đã thay đổi « toàn diện các hoạt động mua bán ở Trung Quốc », qua đó là đời sống của hàng triệu tiểu thương và 600 triệu người sử dụng internet Trung Quốc.

Alibaba thống lĩnh 70 % các dịch vụ mua bán trên mạng tại Trung Quốc. Trong lúc Rakuten của Nhật Bản chỉ kiểm soát 35 % thị phần trên xứ hoa anh đào và chỉ có 15 % các khoản mua bán trên internet ở Mỹ được thực hiện qua trung gian của ông khổng lồ Amazon.

Đương nhiên khi lao vào thị trường mua bán ảo, Ailibaba đã liên kết với các đối tác nặng ký trong lĩnh vực tin học đứng đầu là Yahoo của Hoa K.

Giới hạn của mô hinh Alibaba

Không thể phủ nhận Alibaba đang nắm trong tay nhiều lợi thế khi gia nhập thị trường tài chính New York. Nhưng bên cạnh đó, hào quang của tập đoàn này chỉ chiếu sáng trên thị trường nội địa. 95 % doanh thu được thực hiện trong nước. Bước ra ngoài biên giới Trung Quốc, cho tới tuần trước, Alibaba chưa từng được người tiêu dùng ở Mỹ nhắc đến tên. Với hơn 22.000 nhân viên, phục vụ hơn 500 triệu khách hàng qua cổng giao dịch Taobao, chuyển 16 triệu kiện hàng mỗi ngày đến tay khách hàng, kiểm soát 70 % các khoản mua bán trên mạng ở Trung Quốc, nhưng trên trường quốc tế, ở Mỹ và Châu Âu, không mấy ai biết tới các dịch vụ của Alibaba.

Một chuyên gia về thương mại trên mạng của Mỹ nhận xét : Alibaba thành công chói lọi ở Trung Quốc nhờ được chính quyền trung ương giúp đỡ bằng cách gạt hết tất cả các đối thủ của ông trùm họ Mã ra ngoài. Nói cách khác, thế thượng phong có được chỉ nhờ Alibaba được một mình một chợ mà thôi. Liệu rằng tập đoàn này có đủ sức cạnh tranh với những ông khổng lồ trong ngành phân phối trên mạng khác hay không khi phải trực diện với luật chơi của thị trường ?

Một câu hỏi khác đặt ra trong trường hợp của Alibaba là liệu rằng tập đoàn môi giới thương mại trên mạng này sẽ duy tì được tỷ lệ tăng trưởng ở hai con số được trong bao lâu. Bởi vì ngay trên thị trường Trung Quốc, Alibaba cũng bắt đầu bị cạnh tranh chủ yếu là do JD.com. Sau cùng, một số nhà phân tích nghi ngờ về tính xác thực của những thành tích quá sáng chói mà Alibaba đưa ra. Bởi vì các giới chức tài chính ở Bắc Kinh không đòi hỏi nhiều ở các tập đoàn và ít khi bị thanh tra về kế toán.

Trong quá khứ, một vài công ty Trung Quốc đã phải trả lời về mặt kế toán với các giới chức của Hoa Kỳ, nhưng sau đó đã bị tố cáo là gian lận sổ sách. Đành rằng chính một số các tập đoàn Mỹ cũng đã từng bị tai tiếng khai man, lường gạt khách hàng và các nhà đầu tư, nhưng những thành tích quá chói lọi, những số tiền lãi tính bằng bạc tỷ đô la dễ làm các nhà đầu tư chóng mặt. Phải chăng đó là một dấu hiệu để cổ đông nên tính lại trước khi mua cổ phiếu của Alibaba ?

Mã Vân, « con sói » của Wall Street

Có một điều chắc chắn, đó là sáng lập viên Alibaba, ông vua tin học Mã Vân (Jack Ma), đi từ kỷ lục này tới kỷ lục khác và trở thành người giàu nhất ở Đại lục.

Khởi đầu sự nghiệp với đồng lương tháng là 15 đô la, ít ai dám nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Nhưng đó là điều đã xảy tới với ông Mã Vân, chủ nhân tập đoàn kinh doanh trên mạng Alibaba. Với giá cổ mỗi cổ phiếu trên 90 đô la, tài sản của ông Mã lên tới 22 tỷ rưỡi đô la.

Thường xuyên được xem như một Steve Jobs hay một Bill Gates của Trung Quốc, nhà tỷ phú Mã Vân từng được báo Time của Mỹ bình chọn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Sinh ra và lớn lên ở Hàng Châu, bên cạnh nghề thầy giáo, sáng lập viên tương lai của Alibaba từng làm khá nhiều nghề để kiếm sống : Nào là hướng dẫn viên du lịch, rồi thông dịch viên.

Năm 1994, họ Mã mở văn phòng dịch thuật. Một lần tháp tùng phái đoàn Nhà nước sang Seattle để đàm phán về một dự án xây dựng đường xa lộ, ông giáo dậy tiếng Anh khám phá ra những điều kỳ diệu internet. Ông trở về Hàng Châu với một nỗi ám ảnh : Trung Quốc không thể lỡ hẹn với cuộc cách mạng tin học này.

Mã Vân cùng với các cộng tác viên trung thành nhất của mình lập ra dịch vụ danh bạ trên mạng, nhưng không thành công. Mãi đến năm 1999 sau khi đã công tác trong một thời gian dài ở Bắc Kinh, ông vua tin học Trung Quốc này lại quay về quê quán. Lần này, họ Mã quyết định thiết kế một công cụ tin học, như một nhịp cầu nối liền các doanh nghiệp với các nhà phân phối. Công cụ tin học đó là « cổng vào » mang tên Alibaba. Vốn đầu tư ban đầu là 60 ngàn đô la.

Mã Vân đã mở ra một cuộc cách mạng trong các hoạt động mua bán ở Trung Quốc và lập tức Alibaba được chiếu cố. Năm 2002, tức chỉ ba năm sau ngày được thành lập, Alibaba lãi 1 triệu đô la. Ông chủ của tập đoàn này thực ra đã gặp may : Đầu những năm 2000 là thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), tỷ lệ tăng trưởng của nước đông dân nhất địa cầu liên tục được duy trì ở mức trên 10 %/ năm.

Thành công đầu tiên này cho phép Mã Vân và 17 cộng tác viên tiến thêm một bước nữa khi tạo hẳn một dịch vụ riêng để phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc. Năm 2003 Alibaba mở thêm một dịch vụ mới với cổng vào Taobao.com, cạnh tranh cùng lúc với công ty cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến eBay và hãng bán lẻ Amazon của Mỹ. Gần như cùng lúc, ông Mã Vân lập luôn hệ thống thanh toán trực tuyến Alipay vào năm 2004 để bảo đảm các dịch vụ thanh toán trên mạng.

Một lần nữa thần tài lại đến gõ cửa nhà họ Mã. Năm 2005 Taobao.com chiếm lĩnh 70 % thị trường bán lẻ trên mạng tại Trung Quốc. Yahoo đã chi ra đến 1 tỷ đô la để làm chủ 40 % vốn của Alibaba. Chỉ ba năm sau ngày Taobao ra đời, eBay đã rút lui khỏi Trung Quốc. Dù đã đầu tư hàng triệu đô la, liên kết với đối thủ của Alibaba với tham vọng biến Trung Quốc thành thị trường ảo số 1 của mình, nhưng cuối cùng, eBay phải đầu hàng. Mã Vân, một ông thầy giáo gầy còm và đã hai lần thi rớt đại học đánh bật được eBay ra khỏi Đại lục. Đương nhiên, Alibaba đã hạ gục được đối thủ Mỹ một phần cũng nhờ có bàn tay của Bắc Kinh ở phía sau.

Bóng dáng của đảng Cộng sản Trung Quốc

Vài ngày trước khi Ailibaba chính thức được niêm yết trên thị trường tài chính Wall Street, báo New York Times tiết lộ những mối quan hệ khá chặt chẽ giữa ông hoàng tin học Trung Quốc với nhiều nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Alibaba được 4 quỹ đầu tư của Nhà nước Trung Quốc phò trợ. Cả bốn đều ít nhiều do các « Hoàng tử đỏ » điều khiển. Một trong bốn quỹ đó do chính con trai cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lập ra. Một nhà bình luận Pháp kết luận : Alibaba tuy là một tập đoàn tư nhân, nhưng vẫn phải gắn bó hữu cơ với đảng Cộng sản Trung Quốc.


Nguồn: RFI / Thanh Hà ( 23/9/2014)