Wednesday, May 31, 2023

Chiến Lũy Hoa - Quý Thể




Giọng đọc : Trần Phương
(Anh bấm lên nghe, vui lắm 😊)

Hơn một tháng nay chị Son không còn bắt chí nặn mụn cho anh Bốn Hòa. Anh biết chị không còn thương mình. Không còn yêu thì sống với nhau làm gì? Anh đã kí vào đơn thuận tình li hôn. Mấy năm gần đây vợ chồng Bốn Hòa không thuận. Anh chị thường hay gây gổ. Anh nghe chị nói hàng trăm lần câu, tôi chán anh, tôi ghét anh, tôi hận anh...Nói gì thì nói Bốn Hòa biết vợ còn yêu thương mình, anh nhất quyết không chịu kí đơn. Anh hi vọng một ngày nào đó vợ sẽ hồi tâm. Nhưng nay thì mọi việc theo anh đã thay đổi cả rồi. Từ hồi mới thương nhau chưa thành vợ chồng, Bốn Hòa biết Son có cái tật thể thiện tình yêu một cách mộc mạc, giống như con vá nhằn bọ chét cho con vện. Buổi trưa lúc gió hiu hiu từ sông Cái thổi lên, chị ta thường ghì đầu chồng xuống gối lên đùi mình, bắt chí nặn mụn cho chồng. Chị làm việc nầy một cách thích thú say sưa. Nay Son không còn thích thú việc nầy có nghĩa là trong tâm hồn cô ta đã có sự thay đổi, chuyển biến quan trọng. Nhiều khi Bốn Hòa còn đặt chút hi vọng. Hay đầu mình hết cả chí, mặt mình hết mụn? Không. Thỉnh thoảng anh còn nghe mấy con chí bò nhột nhột da đầu. Sờ tay lên mặt còn thấy sần sùi. Vậy thì hết cả rồi , chẳng còn hi vọng cứu vãn hạnh phúc gia đình.

Gần đây anh thấy vợ thay đổi rõ rệt. Son thường vắng nhà, anh có hỏi thì vợ gây sự, anh nhịn, Son làm tới. Anh nghe thiên hạ đồn vợ mình thường lui tới nhà con mụ Phấn. Mụ nầy cũng mới bị chồng bỏ. Phấn là chị Son. Hình như nơi ấy là điểm hẹn hò còn người đàn ông cụ thể nào thì anh chưa biết. Thực sự anh không dám biết. Bốn Hòa tin chắc mười mươi rằng vợ mình không còn bắt chí nặn mụn cho mình là đi làm cái việc đó với thằng khác rồi. Và thế là anh quyết định li hôn.

Anh còn nhớ buổi trưa hôm đó . Son ném tờ giấy học trò trên đầu có viết cái câu muôn thuở của đơn từ , dưới viết hàng chữ lớn nắn nót " Đơn thuận tình li hôn". Tờ giấy nầy chẳng lạ gì với Bốn Hòa. Đến nay nó đã nhàu và cũ vì cứ mỗi lần có gây nhau lại thấy Son lôi ra bắt anh kí. Trước đây anh từ chối nên chẳng quan tâm, chẳng đọc, nay anh kí. Anh trịnh trọng ngồi xuống , xắn tay áo , mở nắp chiếc bút máy, đọc tờ đơn , đọc chậm và kĩ , anh sửa mấy lỗi chính tả và mấy lỗi viết sai "nghiên cứu" Son viết thành " nguyên cứu". Và anh còn chậm rãi hơn nữa nắn nót kí một chữ thật đẹp. Son đứng một bên, tay chống nạnh, mặt tỏ thái độ khó chịu, nàng rủa thầm: "Bộ dạng quan cách giống như ngồi cơ quan kí đơn từ cho dân , ngó phát ghét!" Son cất tờ đơn , hôm sau đem đi nộp. Tòa án đòi án phí, Son nghĩ, làm cái thân nguyên đơn cũng khổ, chưa biết được thua thế nào đã tốn tiền.

Mấy lần tòa án huyện đòi tới hòa giải. Cô thẩm phán trẻ măng kiếm chồng không ra cũng vì nhan sắc quá tệ. Nói như mấy tay sồn sồn trong xã nầy thì cô nầy chưa nếm mùi đời , chưa biết hơi hám thằng đàn ông ra sao mà hay lên mặt dạy mấy ông già bà già phải sống với nhau thế nào cho phải đạo. Hai lần hòa giải bất thành , đưa ra tòa, tòa cho li hôn. Bây giờ trên mặt pháp luật hai người đã thành người dưng nước lã. Riêng về vấn đề tài sản , vì hai bên không nói nên tòa án áp dụng nguyên tắc: Chỉ xét xử khi có yêu cầu.Vì thế bản án chẳng đá động gì đến tài sản.

Cũng vì thế mà bản án để lại một hậu quả lạ đời, thế gian hi hữu. Bốn Hòa và Son vẫn còn sống chung dưới một mái nhà. Cái "tế bào xã hội" này không còn tồn tại trên pháp luật song trên thực tế còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trước tiên là cái giường. Trong nhà chỉ có mỗi một cái giường gỗ, chiếc giường nầy cũng có lai lịch của nó. Bốn Hòa nghĩ, không mê tín cũng phải xét lại. Rước làm chi cái thứ của nợ nầy về làm lễ hợp cẩn động phòng trên nó? Lúc trước cô Phấn đã cản , nói giường nầy của cô Thu vợ anh Đống, cặp nầy cũng đã gãy gánh giữa đường, xui lắm đừng có mua. Nhưng anh Bốn tiếc vì Thu kẹt tiền nên bán rất rẻ. Nó chắc chắn mà lại đẹp, làm toàn bằng gỗ sao dư ra trong đợt Hương Bảo đóng ghe bầu. Giường rộng thước hai, nằm một người thì rộng , hai thì chật. Lúc mới lấy nhau Son rất chăm chút cho chiếc giường. Sẵn có cặp áo gối thêu loan phượng người ta mừng đám cưới, Son cắn răng bỏ thêm trăm ngàn mua tấm nệm mút dày một tấc nằm cho êm. Son nói trong nhà nơi nào bê bối cũng được, riêng cái chỗ ngủ phải thoải mái đẹp đẽ. Nàng mua tấm vải bông làm màn cửa sổ. Và mua thêm mấy thước vải nữa làm khăn trải giường. Tấm vải có hình một hàng dây leo lá xanh hoa vàng trái đỏ cuốn quít uốn lượn bên nhau rất mỹ thuật. Khi trải ra ngay thẳng, hàng dây leo nằm chính giữa giường, nó chia mặt giường ra làm hai phần bằng nhau. Về sau hàng dây leo nầy hóa thành "Chiến Lũy Hoa". Cái biên cương bằng hoa xinh tươi nầy giữ vai trò hệ trọng trong cuộc sống của hai người.

Trong nhà chỉ có một cái giường. Li dị rồi vợ chồng ngủ đâu? Cả hai người không muốn mình là kẻ bại trận phải ôm chiếu trải xuống đất mà nằm. Đêm đầu tiên sau cái buổi sáng mà bà chánh án đọc bản án ê a như thầy chùa tụng kinh: " Chấp nhận li hôn. Hai người có mười lăm ngày để chống án..." thì vợ chồng Bốn Hòa thức thiệt khuya, người nầy đợi người kia hành động ra sao mà liệu. Anh Bốn lấy bản báo cáo của xã ra xem. Chị Son đem nồi niêu ra giếng kì cọ, chờ mãi không thấy Bốn Hòa xách chiếu đi nơi khác ngủ, Son ngồi lâu buồn ngủ quá rửa tay vô giường nằm trước. Chị nằm sát trong vách , phía sau "Chiến lũy hoa" Chị nằm suôn đuột, hai cổ chân gác lên nhau. Trước đây Son có thói quen nằm cong người như con tôm, bây giờ nằm cong không được vì nó vi phạm chiến lũy hoa. Nửa đêm có khi Son ngủ quên gác chân qua, nhưng khi giật mình tỉnh dậy rụt về phía bên nầy.

Khuya anh cũng vô nằm. Anh nằm thẳng , hai tay để trên bụng. Anh nằm theo cái kiểu mà thằng cha Tư Bắp Sú mỗi khi liệm người chết lấy rượu trắng phun , nắn tay chân rồi để nằm như thế, sau nầy cho vào áo quan không vướng.Về sau cách nằm nầy trở thành thói quen của cả hai người. Cũng nhờ nằm kiểu ấy mà mỗi bên chỉ sáu tấc , mà biên cương vẫn được tôn trọng. Đêm đầu tiên tuy hai người không bàn bạc song "Chiến lũy hoa" được mặc nhiên công nhận làm biên giới chung. Bản án li hôn , nhờ có nhân danh nhà nước cho nên vẫn có hiệu lực cả pháp luật lẫn luân lí. Nó làm cho hai bên sáng ra mắc cỡ không dám nhìn mặt nhau. Giống như trai gái bồ bịch không phải vợ chồng mà nằm chung giường !

Chuyện ngủ tạm yên, còn chuyện ăn? Cái ăn cũng vô cùng phức tạp nên không dễ gì giải quyết. Hai người còn có chung nửa bao gạo, bao than năm lít dầu hỏa, chai nước mắm , chục trứng vịt, cân nếp, thúng đậu đồ gia vị và chị còn giữ của chung lương tháng bảy...Trưa hôm sau , từ trụ sở , trên đường về , anh tưởng tượng ra cái cảnh thê thảm như sau: Nhà cửa vắng tanh , bếp núc lạnh ngắt, trên cái bàn ăn dính đầy lọ nồi chỉ có mấy con ruồi bu ... Anh cũng đã có "phương án" đối phó. Anh tính về nhà để cái cặp rồi qua Tám Bến Xe kêu tô phở bò , cho thật nhiều nước lèo, mua thêm ổ bánh mì, cũng lưng lửng bụng, sau đó chấm thêm bánh mì vào nước lèo, thứ nầy vô bụng nó nở trương ra no lâu lắm. Anh tính sau nầy sẽ lo việc ăn uống, ăn cơm tháng hay ăn cơm tập thể , tính sau. Bây giờ phải nhanh chóng chống lại "lệnh cấm vận cơm" của vợ trước mắt cái đã. Nhưng khi mới bước tới cửa anh đã nghe mùi cá chiên, cá ướp muối phơi nắng vài giờ, gọi là muối sươi rất quen thuộc và anh vốn ăn mặn, rất thích. Dưới bếp mùi và tiếng dầu mỡ sôi vọng lên. Anh tự hỏi, nó nấu thì ngon đó , nhưng biết nó có cho mình ăn không? Anh ra sau rửa mặt xong lên nhà trên đã thấy mâm cơm giống ngày thường. Anh còn chần chừ chưa dám ngồi vào đã thấy có hai cái chén hai đôi đũa, như thế mặc nhiên Son chấp nhận cho ông chồng cũ ăn. Anh yên tâm ngồi xuống xới hai chén cơm , lấy hết sức can đảm kêu:
- Lên ăn cơm nè!
- Ăn trước đi!

Anh đợi thêm lúc nữa không thấy chị lên mới chịu ăn . Son cũng đâm ra ngượng ngập với anh. Đã ăn với nhau bao nhiêu bữa sao hôm nay thấy hai người lên ngồi ăn chung nó chương chướng thế nào. Nàng không lên. Cái gì anh Bốn Hòa cũng gắp một nửa. Con cá chiên anh gắp một bên rồi lật úp lại. Đĩa rau muống xào anh chia đôi. Cái trứng luộc anh xắn hai. Tô canh nước rau muốn vắt chanh anh lấy chén chia đôi. Anh ăn uống khéo lắm nên ăn xong nhìn vào vẫn thấy như chưa có người ăn. Về sau cứ cách nầy làm mãi cũng giải quyết được cái ăn.

Còn chuyện ở tương đối đơn giản. Cái nhà nầy của xã cấp cho hai vợ chồng, anh cán bộ , chị cũng cán bộ, không phải của riêng ai nên đỡ tranh chấp. Trong nhà dần dần hình thành một lối sinh hoạt kì lạ. Anh ra cửa trước, chị về cửa sau. Anh ở ngoài sân , chị đứng trong nhà. Anh lên nhà trên , chị xuống nhà dưới. Ban đầu quần áo ai người ấy giặt. Sau chị thấy áo quần dơ anh bỏ bừa bãi chị cũng giặt giùm. Cơn mưa chiều đột ngột ập xuống anh cũng chạy ra quơ quần áo vợ vô nhà. Họ sống theo kiểu rất đặc biệt. Trong cái chung có cái riêng , và trong cái riêng cũng có cái chung.

Sáu tháng đầu tiên "chiến lũy hoa" vẫn tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn ngừa chiến tranh. Đêm đêm chị nằm sát trong xó, có nghiêng người cũng úp mặt vào vách. Còn anh thì suốt đêm nằm theo kiểu lão Tư Bắp Sú xếp đặt người chết nằm, anh ngủ không rục rịch. Lâu lâu chị cũng có đem tấm khăn trải giường đi giặt. Lúc trải lại, chị vốn là người công bằng vẫn để cho cái cột mốc rạch đôi sơn hà chia giường thành hai phần bằng nhau. Trước kia anh nghi chị ngoại tình nên đã đi bắt chí cho thằng khác. Song bây giờ anh biết đã nghi oan . Lâu lâu vẫn thấy tay chân chị ngứa ngáy vì chẳng biết dùng vào việc gì. Chị cũng không còn giận anh. Chị thấy không đến nỗi phát chán phát ghét , phát hận anh. Anh cũng chẳng còn cảm thấy sống với người đàn bà nầy là khổ sở "điên cái đầu" như anh đã từng nói trước đây. Kể từ khi sống chung nhưng không phải vợ chồng , chẳng có gì để gây lộn, để cái mà ông thầy Sáu Đậu nói vợ chồng tuổi tuất tuổi mão thường khắc khẩu như chó với mèo, gặp thì gây chớ chẳng bỏ nhau được. Bây giờ sống như hai người câm làm sao "khắc khẩu" Căn nhà trở nên êm đềm giống như thời mới cưới. Phòng ngủ nhuốm một thứ ánh sáng phản chiếu lá xanh. Buổi sáng anh vẫn giữ thói quen dậy sớm bưng cốc nước trà ra mấy chậu hoa, ngắm hoa, chăm sóc cho hoa. Tôi nghiệp , thời gian vợ chồng lục đục quên cả chăm hoa, chúng héo tàn cả. Bây giờ tạm yên anh mới bỏ công ra chăm sóc , nhổ mấy gốc hồng thay đất khác, cắt cành, tưới nước và đã ra lứa hoa đầu tiên. Chị tháo chiếc màn cửa đem giặt, treo lên lại. Phòng ngủ vợ chồng nhuốm một thứ ánh sáng huyền ảo , rất quyến rũ. Cái " chiến lũy hoa" cũng thành dịu dàng.

Hồi mới lấy nhau , vì anh và chị đều là cán bộ nên họ tự nguyện sinh đẻ có kế họach, chưa muốn có con. Chị là cán bộ phụ nữ hăng say vận động chị em đẻ ít đẻ thưa không lẽ mới lấy chồng đã ôm bầu còn đi vận động ai? Vài năm sau chị muốn tháo cái vòng ra để có đứa con cho vui cửa vui nhà gặp lúc vợ chồng bất hòa, chị không tháo nữa. Chị nói: "Để cho bõ ghét thằng chả! " Chị biết anh ham con lắm , nhưng ấy là cách trừng phạt chồng. Bây giờ là phụ nữ độc thân chị có quyền tháo vòng ra, chị lại nghĩ mình mới ba mươi hai , không lí ở góa? Giờ lấy chồng khác lại phải đặt lại thêm phiền , thành ra cái vòng vẫn còn ở trỏng.

Còn anh mỗi lần nhớ tới chuyện triệt sản thì mất hồn. Lấy vợ mới mấy tháng anh nghe vợ hôi cơm tanh cá, thèm chua, anh tưởng chị có bầu . Gặp lúc phong trào triệt sản nam đang lên, trong cơn hồ hỡi quá độ , phần vì muốn nêu gương phần vì số tiền thưởng, anh cũng xung phong ghi tên triệt sản. Anh đã thân hành leo lên cái bàn bằng y-nốc lạnh ngắt ở bệnh viện huyện. Y tá Lan , một cô gái mười tám đôi mươi xinh đẹp mà dạn hết chỗ nói, một tay cô dứt không biết bao nhiêu là sợi dây "oan nghiệt" của bọn thanh niên vùng nầy! Thấy anh còn chần chừ cô nắm lưng quần đùi kéo cái rẹt, xuống quá gối. Anh chẳng kịp phản ứng gì cả. Đang khi cô xoay lưng lại lục loại dụng cụ loảng xoảng lấy cái dụng cụ giống cây kềm mỏ két của bọn thợ điện. Cô Lan kẹp cục bông thuốc đỏ bôi, anh nghĩ , lúc nầy không hành động thì lúc nào, anh vội vàng kéo quần lên chạy ra ngòai, nói: " Thôi để bữa khác! "Cô Lan lại bàn , lấy danh sách bôi tên anh, Lầm bầm :"Làm rắc rối thêm cho người ta phải sửa sổ sách, thay đổi báo cáo..." Anh trở về, vợ hỏi sao? Anh nói chưa, đông người quá đợi không được. Anh hú hồn , còn tí nữa là mất cái khả năng truyền giống. Sau nầy không con mang tội bất hiếu "Bất hiếu hữu tam , vô hậu chi đại"

Thời gian sau cuộc sống cặp nầy mô phỏng giống như công ty trách nhiệm hữu hạn. Anh nghĩ không lẽ quanh năm suốt tháng cứ qua tiệm Tám Bến Xe ăn phở? Với lại kiểu ấy cũng chẳng "kinh tế" gì. Anh lãnh lương về đặt xuống dưới gối chị. Chị cũng có lương , trước đây chị thường tới nhà chị Phấn , mua nửa kí bún , cái tai heo chấm mắm nêm với ớt xiêm. Cho nên việc ăn uống tuy là hạ tầng song nó lại quyết định cho những vấn đề thượng tầng. Công ty TNHH ra đời trong hoàn cảnh ấy và cũng chính trong cảnh ấy tâm hồn hai người cũng có sự biến chuyển sâu sắc, Họ thấy cần có nhau trong đời. Không khí trở nên dễ thở hơn. Tuy thế vì tự ái thì ít vì mắc cỡ thì nhiều , cả hai vẫn chưa nới lỏng việc cấm vận tình cảm. Họ vẫn giữ bộ mặt lạnh lùng với nhau. Bởi thế , đêm đêm cái chiến lũy hoa vẫn phải làm nhiệm vụ của nó.

Cho đến một hôm , anh còn nhớ đó là lễ thôi nôi con chị Luận . Chị nầy là cán bộ phong trào, cũng vì làm gương nên 45 tuổi mới đẻ con so. Người ta uống rượu vào thì vui vẻ hoạt bát yêu đời riêng Bốn Hòa hễ rượu vào thì thấy cái gì cũng thương, cũng buồn, cũng tủi thân, cũng muốn khóc. Đang nhậu thì anh Đảo trúng gió. Anh Bốn thấy cái cảnh chị Thúy lấy cái muỗng nhôm cạo dọc sống lưng cho chồng, vừa cạo vừa than: "Trời ơi gió chi mà gió! Chỗ mô cũng có gió..." Chị vừa nói vừa thút thít khiến Bốn Hòa cám cảnh cũng muốn khóc theo, nước mắt lưng tròng. Rủi cho anh , không ai hỏi thì thôi, đàng nầy lão Bá nhìn anh hỏi: "Chú Bốn , sao mắt chú đỏ thế ?" Bốn Hòa òa lên như một đứa bé. Anh xấu hổ không nhậu nữa, ra sân dựng chiếc xe 67 lên đạp mấy cái xe nổ, leo lên chạy loạng choang một đọan mới lấy lại thăng bằng. Trên con đường làng trờ về nhà, hoàng hôn đã lấp đầy. Ngang qua nhà Tám Soan, nhìn vào thấy Tám Soan gối đầu lên đùi cho vợ bắt chí. Cảnh tượng âu yếm quen thuộc cũng làm cho anh tủi thân. Xe chạy một đoạn nữa thấy cặp chó kéo nhau ra bụi tre vắng vẻ dính nhau. Anh thương thân nghĩ, con chó con mèo chúng còn tình nghĩa vợ chồng, còn mình thì...Ai ngờ đúng lúc ấy cặp chó bị mấy con khác cắn đuổi cả hai kéo lê nhau băng qua đường khi chiếc 67 chạy tới, thế là ầm, tai nạn xảy ra!

Anh tỉnh dậy thấy đang nằm trên giường nhà mình. Lạ quá lần nầy chẳng biết ai đặt anh nằm chính giữa giường, chồng lên chiến lũy hoa. Son đang lấy vôi quẹt dưới hai bàn chân, chị sờ đầu chồng giống như mẹ sờ con, nói: "Cũng còn may, người với xe không hề hấn gì, chỉ bể cái nón cối với sút mất một chiếc dép râu. Uống chi mà uống!..." Giọng chị đầy sự âu yếm. Chị kê tô cháo đậu xanh lên miệng giúp chồng mau giã rượu. Anh thấy ê ẩm toàn thân nhưng lạ quá một chỗ nào đó trong ngực lại có cảm giác ấm áp dễ chịu lan tỏa ra khắp nơi...

Đêm đó mặt trận vỡ. Chiến lũy hoa bị quân của hai bên tràn sang chà đạp tan tành./.

Quý Thể

Thursday, May 25, 2023

Wednesday, May 24, 2023

Ước Mơ Của Nàng - FameCD4




Bản 1 - 6


Bản 7 - 11


(sưu tầm từ internet)

Tuesday, May 23, 2023

Nước Nam Của Người Việt Nam - Việt Khang




Bản 1 - 4


Bản 5 - 8


(sưu tầm từ internet)

Shotguns71 - Băng Vàng




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Công Thành & Lyn - Làng Văn CD62




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Monday, May 22, 2023

Mỹ: Sự thật gì đang đến?

Bạn cùng mình chờ xem...(nghe đâu mùa đông đá đang bao phủ ngân hàng). hổm rày, ở Tôn sin qua họp hạch tội liên tục







Ca sĩ Cao Thái sống với hiện tại




RFA Tường An cùng danh ca Cao Thái trò chuyện

Nói về những nghệ sĩ từng một thời vang bóng ở hải ngoại trong thập niên 50-60, có lẽ nhiều người còn nhớ đến ca sĩ Cao Thái ; một tên tuổi đã gắn liền với bản nhạc bất hủ Mexico.


Trích từ trong băng reel 👉 Nhạc Chủ Đề - Hiện Trong Khói Lửa do Trần Ngọc Đức phát hành trước 1975 👈

Ca được trên 10 thứ tiếng

Dù đã ở tuổi bát tuần, nhưng ông vẫn còn nhanh nhẹn, giọng ca vẫn khỏe. Giọng tenor đặc biệt với bản nhạc đã gắn liền với tên tuổi ông, hẳn giới thưởng ngoạn không thể nào quên một ca sĩ đã để lại nhiều ấn tượng qua phong cách trình diễn thoải mái, thái độ thân mật, gần gũi với thính giả và nhất là tính vui vẻ, yêu đời của ông : Cao Thái.

Sinh ngày 12 tháng 9 năm 1930 trong một gia đình khá giả, là con thứ sáu trong 9 người con của hai họ Cao-Bùi. Cao Thái Nghiệp Vincent thừa hưởng giọng hát từ người Mẹ là bà Bùi Kim Tiền, một thiếu nữ xinh đẹp, tài giỏi của sông nước Bến Tre.


Nhờ gia đình khá giả, ông đi du học ở Pháp năm 1950 về ngành kỹ sư công chánh, nhưng có lẽ tiếng đàn hát từ những hộp đêm trên đường phố Paris đã quyến rũ ông nhiều hơn lời thầy trên bục giảng nên ông đã lén gia đình bỏ học, đi hát trong những quán bar. Ông dự thi nhiều cuộc thi tuyển, cuộc thi nào ông cũng đứng nhất mà đỉnh điểm là giải nhất Casino de Deauville năm 1954, đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc đời : cậu sinh viên Cao Thái Nghiệp đã chính thức trở thành ca sĩ Cao Thái.

Được Huy chương Văn hóa Pháp năm 1987, với hơn 50 năm ca hát, ca sĩ Cao Thái nổi tiếng trên sân khấu quốc tế, nhưng ngược lại, giới trẻ VN lại ít biết đến ông. Có lẽ bởi ông thường trình diễn trên các sân khấu do người nước ngoài tổ chức. Ông thường hát nhạc ngoại quốc, loại nhạc vui, sôi động. Nhắc đến Cao Thái, người ta không thể không nhắc đến bản nhạc đã song hành với tên tuổi ông : bản Mexico mà ông đã tự luyến láy, giữ giọng ngân dài để tạo nên nét đặc thù riêng của Cao Thái trong bản nhạc này mà cho đến nay chưa ai thay thế được. Ở tuổi 82, Vẫn cung cách dí dỏm, thân mật, ông kể lại cơ hội tình cờ đã đưa ông và bản nhạc này gắn bó với nhau để trở thành biệt danh « Cao Thái Mexico » hi ông trở về Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959:

Đúng ra là vầy, hồi đó anh cũng không hát bài đó bên Tây nữa, anh hát mấy bài khác. Khi về Việt Nam, anh hát mấy bài như Mississippi. Bữa đầu anh hát cho ông dược sĩ gì đó tổ chức ở rạp Olympic, mới lần thứ nhất anh về thì có đứa con gái của ông đờn cho anh hát, anh ở bên Tây về, thì anh hát 1 cách tự nhiên, cười giỡn… đối với VN là lạ , anh hát kiểu bên Tây mà, rất “à laise” (thoải mái).

Nhiều người nói “anh Thái anh biết bài Mexico không ? ở đây có Đức Huỳnh hát người ta thích lắm.” A, bài Mexico hả ? được, muốn hát tôi hát, cái rồi anh hát……Mexiiiiiiiiicoooooooo….mình kéo đó ! Bữa đó anh thấy khán giả khoái nên anh kéo hơi dài một chút. Khán giả vỗ tay, anh biết rồi! khán giả thích kéo dài. Anh kéo thêm cái nữa…vỗ tay, vỗ tay….kéo 3,4 lần vẫn còn vỗ tay, từ đó anh nổi tiếng với bài đó luôn!

Ca sĩ Cao Thái đã thu hút giới trẻ VN lúc bấy giờ làm quen với nhạc ngoại quốc bằng phong cách trình diễn thoải mái, chọn những bản nhạc vui nhộn và nhất là biệt tài ca được trên 10 thứ tiếng của ông đã đem lại một sinh khí mới trong giới thưởng ngoạn âm nhạc thời đó. Đó cũng là cách để ông gây cảm tình với khán giả khi ông đi trình diễn ở một quốc gia nào đó. Ông nói: Cứ mỗi 1 xứ mình học 1 hoặc 2 bài thôi, mình đi tới đâu trình diễn thì mình ca bài của tiếng xứ đó, gây cảm tình liền, mình hát họ khoái quá xá…

Và rất tự nhiên, ông hát 2 đoạn nhạc bằng tiếng Thái và tiếng Nhật Bản.

Thừa hưởng sự nhân ái từ gia đình, ca sĩ Cao Thái - anh của sư cô Chân Không Cao Ngọc Phượng - trong thập niên 80 cũng đã đi khắp các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông để mang quà cho người tị nạn và giúp người tị nạn mang thư về cho thân nhân, ông kể lại một chuyện mà ông không thể nào quên trong giai đoạn này:

Người ta viết thơ xin cầu cứu, tụi nó chặn thơ lấy cò (tem) nó vất mấy cái thơ, nó gỡ cò nên không có thơ nào tới, nên có anh qua họ mừng quá, họ nhét thơ cho anh, vì có anh thì họ không cần gửi cò, thư mà nặng phải để cò nhiều lắm. Nó chận lại gỡ cò bán lấy tiền. Tội nghiệp dân tị nạn…

Và dĩ nhiên, ca sĩ Cao Thái cũng lại đem niềm vui đến cho người dân trên đảo bằng những ca khúc vui nhộn, dí dỏm để họ tạm quên nỗi buồn của đời tị nạn:

Chiều này trời sao đẹp thay, vậy mà sao tôi chẳng thấy có ai. Mặt thon, người xinh lại có nụ cười làm tôi si tình, làm ấm cho tinh thần tôi, làm mát cho tinh thần tôi, làm chói cho tinh thần tôi, làm sáng cho tinh thần tôi…Người đẹp ơi đừng nên cười tôi, và ngày nay nàng nên ngắm tôi, rồi chẳng may chẳng ai nhìn cô thì cô…..mà nên ngó tôi, làm ấm cho tinh thần tôi, làm mát cho tinh thần tôi, làm chói cho tinh thần tôi, làm sáng cho tinh thần tôi, làm ấm, ấm…làm mát mát, làm chói chói, làm sáng sáng….

Tài đoán ngày tháng

Ca hát là sự nghiệp chính, nhưng ca sĩ Cao Thái còn có một biệt tài đoán được ngày thứ mấy trong một thời gian kỷ lục. Chỉ cần nói ngày tháng năm, ông sẽ đoán được đó là ngày thứ mấy trong tích tắc. Năm 1976, ông đã phát minh là loại lịch vạn niên này, cách đoán ngày nhanh chóng một cách chính xác được ông dùng trong các buổi trình diễn hay gặp gỡ bạn bè như một trò chơi để giúp vui chứ không phải để kiếm tiền. Ngược lại, ông đã đưa ra giải thưởng “Cuộc hẹn thế kỷ” hứa tặng 1 vé du lịch vòng quanh thế giới cho bất cứ ai nếu ông đoán sai ngày mà người đó đưa ra. Giải thưởng này, cho tới nay chưa có ai nhận. Ca sĩ Cao Thái kể:

….Ngày mai kỷ niệm 10 năm tờ báo Viễn Đông, anh đến giúp dùm tụi em. Ca sĩ 1,2 người ca… Anh nói: Bây giờ tới phiên tôi thì…hôm nay tôi không được khỏe lắm, ca thì anh nhạc sĩ này không biết mấy bài của tôi đâu. Quý vị đừng lo, tôi có cách giúp vui quý vị, tôi có phát minh ra cách tính nhanh lắm. Tôi đưa quý vị hai cuốn sổ trăm năm, quý vị nói thử, tôi trả lời, thấy trả lời trúng hết, trúng hết. Họ lấy làm lạ. Anh mới hứng, nói là: Quý vị đừng cho tôi khoe, tại vì tôi phát minh nên tôi chắc chắn đến như vậy. Bây giờ tôi mời vài ba vị lại đây, nếu trật tôi mời đi vòng quanh thế giới chơi. Mấy người bạn nói: sao anh nói vậy, rủi trật thì sao ?

Mỗi lần tôi vô nghĩa địa tôi thấy uổng cuộc đời của mấy người đẹp, tôi nhìn thất, ủa? cô này sinh chúa nhật mà chết cũng chúa nhật ! còn cô này sinh thứ hai, chết cũng thứ hai ! cô này sinh thứ tư mà chết thứ bảy, mình thấy liền vậy đó. Một ngày cả mấy trăm năm, cả ngàn năm, tôi nhìn là tôi biết thứ mấy!”

Kể từ năm 2008, ông về VN, ở đó gần 5 năm, trong khoảng thời gian này, ông theo các nhóm xã hội đi đến các làng nghèo khổ, tật nguyền để giúp vui. Dùng tiếng ca và Thiền học để gửi gấm đến người dân nghèo phương pháp dùng chánh niệm để sống vui trong sự thiếu thốn về vật chất nhưng làm giàu đời sống tinh thần bằng sự ý thức từng giây phút trong hơi thở, trong bước đi. Theo ông, đừng bận tâm về quá khứ hay lo lắng về tương lai mà phải ý thức từng giây phút của hiện tại. Vì tương lai chỉ có thể tốt đẹp nếu biết đầu tư vào hiện tại.

Nghe chỗ nào nghèo quá thì họ đem bác sĩ, dược sĩ tới để trị bệnh, có quà nữa, 200 quà, 300 quà, 400 quà thì phát… Anh lại, anh nói, khoan phát quà… để tôi giúp vui một chút. Đức Phật có dạy, quá khứ đã qua rồi, còn tương lai chưa tới mà mình đừng có kẹt vô quá khứ hay bận tâm vô tương lai vì tương lai nào cũng làm bằng hiện tại. Hiện tại mà không làm việc làm sao có tương lai.

Hiện tại mà quý vị không trồng xoài, sầu riêng, thì làm sao quý vị có xoài, sầu riêng. Thì người ta cũng vậy, sống phải biết sống giờ phút hiện tại, sống cho xứng đáng. Nếu giờ phút hiện tại, mình không biết sống thì có khi suốt cuộc đời mình 80-90 tuổi mà cũng không biết sống 1 giây phút nào hết. Sống liền cho hiện tại, Sống ngày thẳng theo nhà Phật dạy là plein de consience (tỉnh thức) Cái đầu mình ở đây mình biết mình đang làm gì. Phần đông ở đây họ nghèo không hà! Thành ra anh đọc bài thơ của anh đặt:

Giận ai giận dữ làm chi,
Uống ly nước lạnh tức thì bớt ngay
Rồi đây mình thấy không sai,
Người mà mình giận, chẳng ai ngoài mình”
Nếu quý vị giận thì nhớ bài thơ của tôi, giận là lỗ chứ không lời


Tuy nhiên Cao Thái sẽ không là Cao Thái nếu chỉ tặng quà hay giảng về đạo mà không đem đến nụ cười cho mọi người. Lúc này, những bài hát vui của ông cũng đã mang âm hưởng Thiền học. Không thể giúp hết mọi người về vật chất, nhưng ông mang đến cho họ nụ cười và niềm tin vui sống:

Ha..ha…ha…sanh tử không làm gì ta..Ta không sanh, không chết, không bệnh không già…Ta thênh thang, ta là chân nhân giải thoát…hahaha…sanh tử không làm gì ta…hahaha…..Rồi…anh cười..nói: bây giờ tôi đếm 2,3 nha, quý vị cười với tôi nha…chổ này cười mà chỗ kia chưa cười thì không được. 2,3 phải cười một lượt mới được… Anh cười cái họ cười luôn. Quý vị mà cười như vậy, tử thần có đi ngang muốn bắt ai cũng nói, thôi đi chơi chỗ khác, mấy người này không ai sợ chết hết”

Khi được hỏi ở tuổi 82, Ca sĩ Cao Thái còn dự định gì không ? trong căn phòng nhỏ ngập tràn những hình ảnh một thời vang bóng, ông trầm ngâm:

Ở tuổi này thì anh không còn dự định gì, có điều anh muốn truyền lại cái lịch (vạn niên) đó . Anh mới dự định thôi, anh sẽ chỉ những người nào có tâm đạo. Bởi vì anh nghĩ đó cũng là 1 nghề tay trái. Khi nào giỏi có thể kiếm tiền dễ dàng. Nhưng anh dặn: nếu học tôi kiếm được tiền thì để một phần giúp đỡ những người nghèo, vậy thôi. Ý anh muốn vậy, mộng anh là vậy!

👉 RFA Tường An 👈
Mời bạn xem thêm youtube của Jimmy gần đây tháng tư 2023 👉 The Jimmy Show: Nghệ sĩ Cao Thái & Ca khúc Mexico 👈

Hoàng Trọng Hải Ngoại - Tiếng hát Thanh Lan - Hoàng Dung Cassette2




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

The Jimmy Show: Nghệ sĩ Cao Thái & Ca khúc Mexico






Mời bạn nghe thêm băng nhạc reel 👉 Nhạc Chủ Đề - Hiện Trong Khói Lửa do Trần Ngọc Đức phát hành trước 1975 👈
Mời bạn xem thêm 👉 Đài RFA Tường An trò chuyện cùng Ca sĩ Cao Thái khi Ông 82 tuổi (2012) 👈

The Jimmy Show: Ca sĩ Cải lương Lệ Thuỷ

Lệ Thủy, Cô Đào Ngoại Hạng

Phần 1


Sunday, May 21, 2023

Friday, May 19, 2023

Chiện cờ lục sắc 2023

Mời Quý khách bấm lên tweets để xem nhé


















👉 Hội chỉ nói mà không làm 👈
👉 Liên Hợp Quốc 👈
👉 Bộ ngoại giao 👈
👉 Ông bộ trưởng ngoại giao 👈