Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (17/9/1927 - 3/9/2000)
Lời tòa soạn: Ông Ngô Viết Thụ là nhà kiến trúc xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, và có lẽ là kiến trúc sư tài ba nhất của đất nước trong thế kỷ XX. Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam đưa ra đây câu chuyện về ông trên Internet để giới thiệu cho các sinh viên ngành xây dựng và kiến trúc một tấm gương để học hỏi.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926 tại tại làng Lang Xá, tỉnh Thừa Thiên – Huế, con của ông Ngô Viết Quang và bà Nguyễn Thị Trợ. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt.
Trong giai đoạn 1950-1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc, nội thất thường được gọi là khôi nguyên La mã. Sau đó ông nhận bằng tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.
Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.
Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư, danh tiếng cùng thời. Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Hạt nhân Đà Lạt (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), chợ Đà Lạt (1962), khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962)….
Trước khi rời Sài Gòn, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ căn dặn lại rằng: “Không được phát triển thành phố về hướng Nam & Đông Nam. Nếu muốn mở rộng thành phố thì hãy mở rộng về hướng Tây và Tây Bắc. Vì hướng Nam và Đông Nam là nơi duy nhất thoát nước cho thành phố Sài Gòn.”
Việc ngập lụt của Sài Gòn còn cần phải kể đến chuỗi thành tích bán đất thịt để đổi lấy xi-măng gạch đá của tư duy công nghiệp nặng mà những người cộng sản có niềm tin quyết thắng là sẽ thành công. Khi có các tòa nhà, các biệt thự…và vài ba đồng tiền trước mắt thì nước mưa không có chỗ đất thịt để trôi đến và ngấm vào. Nước đọng lại trong thành phố không chảy đi được, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sự xuẩn động của những kẻ cai trị thành phố qua các thời kỳ đã cho phát triển thành phố về hướng Nam và Đông nam nên ngày nay Sài Gòn ngập lụt, vô phương cứu chữa.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt giải khôi nguyên về kiến trúc do viện kiến trúc La Mã tổ chức, suốt 20 năm trước khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoat giải này chưa có ai trên thế giới được trao giải này cả.Hồi giữa thập niên 60 của thế kỷ trước báo chí Việt Nam Cộng Hòa đăng tải rộng rải thông tin này và các thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư, sinh viên, học sinh miền Nam Việt Nam đều biết điều này.
Việt Nam từng là một quốc gia có nền văn hiến, nơi có những nhân tài có óc công hữu- tức là hy sinh vì lợi ích của cộng đồng. Đạo mất trước, nước mất sau. Ngày nay, dưới ý thức hệ của Karl Marx, dân tộc Việt Nam có quan lại là những kẻ sẵn sàng bán đổi tài sản của công hữu, của dân tộc để lo vun vén cho cá nhân. Trong trường hợp này là đám quan chức thành phố Hồ Chí Minh- mà đứng đầu lúc đó là Trương Tấn Sang- bán đất phía nam Sài Gòn cho tư bản ngoại lai xây nhà, làm mất đi vũng thoát nước cho cả thành phố, chỉ đổi lấy vài đồng bạc lẻ.
Ở trường đại học Nông Lâm tại Sài Gòn, có khắc tên vinh danh kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người thiết kế nên cả nền kiến trúc trường này, nay đã bị “ai đó” cố tình dời đi.
Sau khi từ trần, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có truyền tử là kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn là một kiến trúc sư danh giá của Việt Nam, và tiếp nối tấm gương của người bố, ông Nam Sơn có nhiều đóng góp giá trị về học thuật cho nền kiến trúc nước nhà.
Triệu Hoài An (Tổng thư ký, Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam)
Nguồn: Nghiệp Đoàn Báo Chí
No comments:
Post a Comment