Ảnh chụp bà Hiệp tại Sài Gòn năm 1965
Bà là mẹ của người sau này được Vatican phong Hồng y, Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).
Lê Quỳnh (BBC) nói chuyện với ông Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A lifetime in the eye of the storm.
Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn bản lần hai năm 2015.
Ông Châu cho biết ông là người thân thuộc với gia đình bà Hiệp, còn cha của ông là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Diệm.
“Cho đến những ngày cuối đời, bà Hiệp vẫn tin tưởng vào vai trò của gia đình bà trong lịch sử Việt Nam.
Bà tin lịch sử sẽ minh chứng lòng ái quốc của gia đình bà. Tuy bà công nhận ông Diệm, ông Nhu và gia đình bà có nhiều khuyết điểm, ví dụ biết những người nịnh nọt sẽ phản bội mà vẫn dùng họ.”
Ông Châu kể rằng những người còn lại của gia đình họ Ngô thường “mổ xẻ những khuyết điểm” vào ngày giỗ ông Ngô Đình Khả, thân sinh của ông Ngô Đình Diệm và bà Hiệp.
Bà Ngô Đình Thị Hiệp (đứng), chồng (đứng) cùng bố mẹ chồng trong ngày cưới năm 1925
Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là người Việt Nam giữ cương vị cao nhất trong Toà thánh Vatican, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, cho tới lúc qua đời.
Ông có xuất thân đặc biệt khi mẹ của ông là em gái của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
Không lâu trước ngày Sài Gòn sụp đổ năm 1975, bà Hiệp sang Úc, nhưng con trai bà ở lại và bị chính quyền mới bắt giam trong 13 năm.
Ông Nguyễn Văn Châu, tác giả cuốn sách tiếng Anh về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc họ Ngô, A lifetime in the eye of the storm, nói bà Hiệp đau đớn khi nghe tin con bị tù.
“Nhưng bà nói với tôi chuyện đau đớn về con không bằng sự đau khi thấy thuyền nhân chết trên biển cả.”
Năm 1990, hai mẹ con lần đầu gặp nhau sau khi ông Thuận được thả.
Người con trai của bà Hiệp được Vatican phong Hồng y năm 2001, một năm trước ngày qua đời.
Nói về gia tộc họ Ngô, tác giả Nguyễn Văn Châu nói ông hy vọng lịch sử “một ngày cho thấy ông Diệm, ông Nhu là người yêu nước và gia đình bà Hiệp là gia đình đáng thương, đáng tiếc và đáng kính trọng”.
Mời quý vị nghe phần một cuộc phỏng vấn về cuộc đời bà Ngô Đình Thị Hiệp, xoay quanh bà nghĩ gì về những tranh cãi liên quan gia đình bà.
Nguồn: Đài BBC
Mời Quý khách xem thêm 👉 Người Mẹ chứng nhân thế kỷ - Bà Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp (1903-2005) 👈
No comments:
Post a Comment