Monday, December 5, 2022

Machu Pichu - Cảnh đẹp của Peru


Ảnh chụp kỷ niệm 100 năm tìm được tàn tích của thành cổ Machu Pichu trên đỉnh núi Andes cao 2350 mét so với mặt nước biển, nơi đây cách thành phố Cusco khoảng 130 km huớng Tây Bắc, cách thủ phủ Lima khoảng 500 km. (6/7/2011 )
Vào ngày 24 tháng 7 năm 1911, vị giáo sư Hiram Bingham tại trường đại học Yale Hoa Kỳ, ông cũng là nhà nghiên cứu khảo cổ. Ông cùng với một số người đi khám phá giải núi Andes Mountains tại Peru. Ông đã tìm ra lầu đài Machu Pichu của dân tộc Inca trên đỉnh núi cao 2400 mét so với mặt nước biển. Machu Pichu còn có biệt danh "The Lost City of the Incas", một thời huy hoàng của nhân loại. Machu Pichu được xếp loại 1 trong 7 kỳ quan trên thế giới mới. Theo sách sử Machu Pichu được xây vào khoảng năm 1450 sau Công Nguyên.

Thành cổ Machu Pichu cách thành phố Cusco khoảng 80 kilomet. Vào khoảng thế kỷ XVI(1500), Tây Ban Nha xâm chiếm Peru, họ thống trị cho đến 28/7/1821 thì dân Peru được trả độc lập. Tổng số dân Peru hiện nay khoảng 30 triệu, Peru có rất nhiều khoáng sản, nhưng lại thuộc vào khối các quốc gia nghèo, đang phát triển.

Mời bạn xem ảnh đẹp của núi rừng và người dân Peru mừng 100 năm nhân ngày khám phá Machu Pichu.


Người dân Peru đang xem ánh sáng nhiều màu chiếu trên Machu Pichu. Ảnh chụp 7/7/2011


Em bé thuộc thổ dân Andean tham gia mừng lễ hội 100 năm Machu Pichu


Machu Pichu về đêm


Chim cánh cụt thuộc đảo San Lorenzo Island, người dân nơi đây ăn thịt chim cánh cụt, giống chim này đang trên đà diệt chủng, hiện giờ chỉ còn khoảng 5000 con tại đảo này.



Thủ phủ Lima của Peru 11/6/2011


Đào vàng tại Huaypetue Madre de Dios. Nơi đây ngày xưa có rất nhiều khỉ, chim macaws, và trăn siêu lớn, nhưng từ ngày người ta phá rừng, thú vật không còn và thú dưới nước cũng biến mất bởi vì hàng năm, riêng nơi này họ thải ra 45 tấn khối thủy ngân


Một chiếc phà đang nạo giòng sông để đãi vàng. Giòng sông này gần thành phố Amazon của bang Puerto Maldonado. Hàng năm có khoảng 50 ngàn mẫu rừng nhiệt đới bị tàn phá và có khoảng 45 tấn khối thủy ngân đổ xuống giòng sông này.


Cậu bé chèo thuyền trên hồ thuộc vùng Pacaya Samiria National Reserve- Amazon, nơi đây có 85 hồ với khoảng 250 loại cá trong đó có cá heo sống nước ngọt (hồng và xám) . Co^ng viên quốc gia này lớn nhất Peru, nó rộng khoảng 5 triệu mẫu.



Cá heo hồng sống trong nước ngọt


Cá heo xám sống trong nước ngọt


Các cậu bé mới lớn tham dự Lễ Thánh "The Lord of the Miracles", tổ chức vào đầu tháng 9, tháng này còn được gọi là Tháng Tím (Purple Month).


Các cô bé tham dự Thánh Lễ


The Lord of the Miracles


Hàng năm có khoảng 250 cậu bé tuổi từ 9- 15 tham dự để khiêng tượng Chúa Giê Su. Thánh Lễ này được xem là lớn nhất thế giới.



Hóa trang guinea pig (loại chuột lớn thường dùng trong phòng thí nghiệm sinh học). Có một số dân Peru ăn thịt guinea pig.


Thổ dân Peru đi bầu



Tổng thống Ollanta Humala(2011- 2016). Peru ngày nay rất thiên tả, nói chung là chặng đường tiến vô xã hội chủ nghĩa rất sâu rồi.



Bãi tắm tại Agua Dulce Beach (nước ngọt), đây là một trong những bãi biển nổi tiếng tại miền duyên hải thủ đô Lima.


Tại thung lũng Sinakara tại tỉnh Cuzco, đây là vùng Thánh địa. Hàng năm người dân Peru, đặc biệt là giới nghệ sĩ ca nhạc tề tựu về đây cúng tế mừng Lễ Thần "Lord of Qoyllur Rit'i" hay còn gọi là "Lễ Sao Bạc"



Những người nhảy múa truyền thống để cúng tế mừng Lễ Sao Bạc https://tambotravel.com/blog/lord-of-the-miracles/


Trên núi tuyết tại Thánh Địa Sinakara với những người mang sứ mạng bảo vệ Thánh Thần họ có tên là Ukukus


Trên núi tuyết tại Thánh Địa Sinakara với những người mang sứ mạng bảo vệ Thánh Thần họ có tên là Ukukus


Bé quê tại vùng Leymebamba thuộc Chachapoyas giải núi vùng Andea. Nơi đây có giòng sông Utcubamba nông nghiệp nơi đây khá trù phú, người xưa về đây lập nghiệp vào những năm 800 sau Công Nguyên


Báo hoa mai mẹ(vàng) đùa giỡn với con(đen). Loại báo này có tên Otorongo(Peruvian) hay Panthera Onca (English). Giống báo này dài gần 3 mét, nặng khoảng 90- 115 ký, loại này sống ở miền Nam Mexico cho tới bắc Argentina . Ở Peru hiện nay còn khoảng 22 ngàn con



Một con báo baby hoa mai đen


Bức tường của một ngôi đền thờ từ thời cổ xưa tại Huaca de La Luna của tỉnh Trujillo. Những hình ảnh trên tường là tù nhân. Các nhà khảo cổ khám phá có nhiều xác người bị chôn nơi đây từ thời xa lắm


27 Xác khô của một đứa trẻ được tìm thấy tại làng chài Huanchaquito, xác này là một trong 42 xác trẻ nhỏ cùng với 74 con lạc đà bị chôn sống cách đây gần tám trăm năm. Các nhà khảo cổ tin rằng người Inca xưa theo phong tục Chimú, họ làm lễ tế sống con trẻ cùng lạc đà để cầu xin trời đất biển cả hòa hợp.


Các nhà khảo cổ tìm thấy xương lạc đà cùng với xương con trẻ tại làng Huanchaquito, chuyện này xảy ra gần 800 năm về trước


Đế chế Era (850- 1470) tạo ra tục lệ này cho đến khi Đến chế Inca thay thế. Nguoi+` ta tin rằng vào thời xưa Chimú là nơi dùng trẻ nhỏ tế thần nhiều nhất trên thế giới





Xác của báo hoa mai được bó kỹ để tế thần gần 800 năm về trước, phong tục Chimú bó con báo rất kỹ khi chôn.


Xác của con trẻ bị bó kỹ để tế thần gần 800 năm về trước của phong tục Chimú. Phong tục bó xác hay bó người sống để chôn này là xác lâu để da khô không bị rã (leather) (Ai Cập xưa cũng có phong tục bó xác là để giữ lâu)



Khu căn cứ quân sự xưa, Kuelap, được xây dựng bởi người Inca khoảng 800 năm về trước, nơi đây cao 3000 mét so với mặt nước biển, thành lũy này được xây tại Chachapollas nằm trong vùng núi Andean. Bên trong vòng đai của khu căn cứ quân sự này có khoảng 400(bốn trăm) tòa nhà với những bức tường cao 19 mét tương đương 62 feet. Một thời huy hoàng văn minh nhất nhân loại.



Ngày nay dân bản xứ sống tại Huaycan (Bạn có tin thời huy hoàng văn minh ngày xưa từng đã có mặt tại nơi này?)


Một người chèo thuyền trên hồ Titicaca thuỘc huyện Puno . Một chiếc thuyền được làm từ cỏ tranh nước có tên Totora, thuyền được gọi là Caballo de totora. Trên hồ Titicaca có những đảo nổi, Floating Uros Islands, vài căn nhà nổi trên cỏ ở đàng sau ông chèo đò. Đây là điểm thu hút rất nhiều du khách đến thưởng lãm



Bé gái đang chạy nhảy trên căn nhà cỏ nổi trên cỏ ở trên mặt hồ Titicaca

Tiểu sử về những chiếc thuyền bện bằng cỏ tranh nước, gần 4 ngàn năm về trước thổ dân Peru, Uros, đã có mặt trên hồ Titicaca tại vì người Incas đã xâm chiếm lãnh thổ Peru, thổ dân Uros không chịu cảnh nô lệ dưới đế chế Incas nên họ đã chạy về nơi hồ Titicaca này để sống và đương nhiên người Incas phải lùng bắt lại, vì thế người Uros đã nghĩ ra cách bện cỏ tranh thành thuyền để chèo ra giữa hồ để sô"ng và họ đã tạo thành làng nổi (floating city) để tránh sự bắt bớ giam cầm của người Incas, nhưng cuối cùng thì đa số thổ dân Uros cũng bị bắt làm nô lệ.


Làng nổi ngày nay có solar panels. Làng nổi Uros này là dựng lên từ cỏ tranh Totora, họ bện cỏ tranh vẫn còn sống trong hồ cùng với những cọc để tạo thành nền cho vững, độ dầy khoảng 2 mét. Ở những đảo cỏ tấp nập du khách thì cứ khoảng 3 tháng dân Uros phải thay thảm cỏ trên hồ, nếu họ biết giữ gìn thì một đảo cỏ nổi trên hồ người ta có thể sống được trên đó gần 30 (ba mươi) năm


Thổ dân Uros


Em bé Uros trên đò làm bằng cỏ tranh nước


Những người đàn bà Uros đón du khách để bán hàng lưu niệm




Thức ăn của dân Uros trên làng nổi này là gốc cỏ tranh, nó còn là một thảo dược trị đau nhức, là cá, là trứng của chim hạc Ibis, họ còn nuôi được súc vật trên những đảo khác để lấy thịt .


Đường ống dẫn dầu của hãng Pluspetrol (Argentina) bị phá nên dầu chảy ra vùng Amazon tại huyện Loreto, trong hình là những thùng phuy để hốt dầu chảy.


Những thổ dân Aymara đang chặn đường tại biên giới giữa Desaguadero (Peru) và nước Bolivia vì lý do công ty đào bạc của Canada (Canadian Santa Ana silver Mining) đến khai phá vùng đất cạnh giòng sông Desaguadero và Hồ Titicaca, người dân nơi đây biểu tình chống đối "chính" quyền và không muốn ngoại quốc vô làm hư hoại cuộc sống của họ.



Du khách đi trên cầu treo trong rừng Pacaya Samiria National Reserve thuộc khu rừng rậm Amazon. Khu rừng cấm này là lớn nhất của Peru, nơi đây có hơn 400 loài chim quý thuộc vùng nhiệt đới và 132 loại thú quý hiếm.



Ở Peru, Bộ Y Tế khuyến khích phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, nếu ai cho con bú liên tục lâu nhất thì sẽ được giải thưởng.



Tượng Chúa Giê-su tại thủ đô Lima


Một chiếc thuyền du lịch trên sông Maranon thuộc rừng Pacaya Samiria National Reserve


Một loại thức ăn của người Peru



Fashion


Tượng khủng long


Peru hiện nay rất nghèo, dân ở thôn quê miền núi họ trồng cây bạch phiến như dân Việt trồng cafe để kiếm lợi nhuận.

Một cảnh tang lễ của Quân Đội, trong hình là hai người lính bị tử thương trong khi làm nhiệm vụ bắt bạch phiến, nhưng người trong đảng cờ đỏ búa liềm đã bắn xuống. Quân đội Peru muốn dẹp dọn đường buôn bạch phiến nhưng hầu hết là thất bại . Ở Peru có đảng cờ đỏ búa liềm với danh hiệu "Sh1n1ng P@th" đại ý là Theo Cây Đuốc của đảng + sản là con đường duy nhất, đảng cs hiện đang khống chế tất cả các nguồn bạch phiến sản xuất từ Peru, và tất nhiên còn nhiều mặt khác cũng đang bị khống chế.



Lá cờ của đảng + sản"Sh1n1ng P@th" tại Peru , bạn tìm đọc thêm Tàu cộng đã đặt chân vô đất nước Peru từ khi nào nhé.


(Nora sưu tầm và lược dịch)

No comments:

Post a Comment