Monday, February 27, 2023

Chiến tranh thời tiết: Bàn tay xịa nhúng vào? (p4)

Mời Quý khách xem












👉 Chiến tranh thời tiết: Bàn tay xịa nhúng vào? (p4) 👈

Chiến tranh thời tiết: Hiệp ước nói một đàng làm một nẻo (p3)

Mời Quý khách xem







Xem lại 👇👇👇

Chiến tranh thời tiết: Hiệp ước giữa Gia Nã Đại và Hoa Kỳ (p2)



👉 Chiến tranh thời tiết: Hiệp ước giữa Gia Nã Đại và Hoa Kỳ 👈

Chiến tranh thời tiết: Xuất hiện từ thời chiến tranh Việt Nam (p1)


👉 Chiến tranh thời tiết xuất hiện từ thời chiến tranh Việt Nam (p1) 👈
👉 Chiến tranh thời tiết: Hiệp ước giữa Gia Nã Đại và Hoa Kỳ (p2) 👈

Trái pom của 7 đần

Mời Quý khách xem trái pom cưng của 7 đần phát bỉu ninh tinh. Chị này cũng là người viết nhật ký chiện nhà cũng rất rất hot








Chữ ký xưa


Chữ ký nay




Yahoo LifeStye

Sunday, February 26, 2023

Oan ông địa?

Bão tuyết ở Nam Cal, có thiệt không đó ? 😓

Hổm nay nghe tuyết rơi ở Nam Cali, đối với mình chẳng có gì lạ, vì tuyết rơi được ở sa mạc Sahara thì bên Cali gần biển tuyết rơi dễ như trở bàn tay ...





















Pure Movies - .J.T.




Bản 1 - 8


Bản 9 - 16


(sưu tầm từ internet)

Ga Chiều Phố Nhỏ - Như Mai CD9




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Gọi Tên Bốn Mùa - Dạ Lan Cassette21




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Saturday, February 25, 2023

Friday, February 24, 2023

Bức tranh The Last Supper được Pháp Selfie?

Tối nay mình có tí thời gian, ghé thăm Tạp Chí Văn Hóa của đài RFI, thấy mục Selfie - Nơi ta đang sống, mình bấm lên xem thử. Vừa mở ra, tấm hình dán ngay vào mắt, hmmmm sao nó từa tựa một tấm hình xưa, cũng dáng đứng dáng ngồi, ly đĩa ... Mình đếm số người trong hình có đủ 12 không. Ủa, chỉ có 10...

So sánh hai tấm hình, họ copied gần như nguyên bản của Leonardo da Vinci . Tại sao vậy nhỉ?


Mời bạn xem ... mình nói có ngoa không


Hạc cầm Camac, niềm tự hào của Pháp



Audio: RFI - Thanh Hà

40 năm để trở thành một biểu tượng của nước Pháp, để những cây đàn Camac trở thành một trong ba nhãn hiệu hạc cầm uy tín nhất thế giới. Đó là kỳ tích hai anh em gia đình Garnier xưa kia và Jakez François ngày nay đã hoàn thành. Với 8 triệu euro doanh thu một năm, chưa đầy 50 nhân viên, hãng Camac của Pháp là một trong ba nhà sản xuất hạc cầm hàng đầu thế giới. Sự tìm tòi và sáng tạo cộng với nỗi đam mê là bí quyết giúp một công ty gia đình sau hơn 40 năm hoạt động trở thành "một biểu tượng" của nước Pháp.

"Thánh địa" của giới chơi hạc cầm
Mouzeil, một ngôi làng hẻo lánh, cách xa kinh đô ánh sáng đến 360 cây số, thuộc vùng Pays d’Ancenis, gần sông Loire có gì để bất kỳ một nhạc sĩ chơi đàn harpe, tức hạc cầm, nào trên thế giới cũng muốn tham quan một lần trong đời ? Câu trả lời đơn giản, Mouzeil là nơi sản xuất ra 3.000 chiếc hạc cầm Celtic và 200 cây đàn với bàn đạp pédale mang nhãn hiệu Camac hàng năm. Ngoài hai thể loại truyền thống này, Camac còn có đến 6 kiểu đàn harpe điện và 3 kiểu hạc cầm của Nam Mỹ.

Camac là một trong ba nhãn hiệu được ưa chuộng nhất thế giới, cùng với Salvi của Ý và Lyon &Healy của Mỹ, hiện diện từ Singapore đến Brazil, từ Nga đến Israel. Mỗi chiếc đàn có logo Les Harpes Camac France là một tác phẩm nghệ thuật từ về hình dáng bề ngoài đến âm sắc.

Đằng sau thành công rực rỡ ấy là cả một quá trình tìm tòi và sáng tạo trong hơn 40 năm để đưa nhạc cụ cổ xưa nhất thế giới ấy thành một trong những biểu tượng của "French Touch". Năm 2007 Camac được công nhận là một "Công Ty Thuộc Di Sản Sống" (EPV) của Pháp, kết hợp tài tình bàn tay khéo léo của các nghệ nhân với những kỹ thuật hiện đại, là dấu ấn của nước Pháp cả trên địa hạt kinh tế lẫn văn hóa.

Nhân liên hoan quốc tế hạc cầm 2018 tổ chức tại thành phố Ancenis, cách không xa Mouzeil, mà Camac là một thành viên chính trong ban tổ chức, chủ nhân công ty này, Jakez François, đã mở cửa đón một số rất ít khách tham quan để giới thiệu những đôi tay giúp làm nên tên tuổi nhà sản xuất đàn harpe Camac sau chưa đầy nửa thế kỷ hoạt động.

RFI Việt ngữ xin cùng quý thính giả đến xưởng đàn Camac ở Mouzeil, Jakez François, chủ tịch tổng giám đốc công ty nhắc lại lịch sử của nhà sản xuất đàn hạc này từ khi được hai anh em Gérard và Joël Garnier lập ra năm 1972 :

"Vào những năm 1970 người ta bắt đầu quan tâm đến hạc cầm mà chủ yếu là nhờ công lao của nhạc sĩ Alan Stivell người vùng Bretagne. Nhu cầu chơi đàn harpe ngày càng lớn, do đó hai anh em ông Garnier mới có sáng kiến phát triển thêm trong lĩnh vực này.

Nhưng rồi người em là Gérard thiên về các hoạt động thương mại và đã mở hẳn một công ty phân phối nhạc cụ ở thành phố Nantes. Còn người anh là Joël thì tập trung vào sản xuất. Ông mở xưởng sản xuất tại Mouzeil. Tất cả các công đoạn để tạo ra được một cây đàn đều được thực hiện tại đây. Từ xẻ gỗ, chạm trổ, đánh vernis, chế tạo hộp đàn … đều được làm tại ở Mouzeil. Riêng khâu sản xuất ra dây đàn, do đây là hẳn một cái nghề khác và không thuộc chuyên môn của chúng tôi, nên chúng tôi phải mua.

Năm 2000 chẳng may Joël Garnier qua đời và đó cũng là lúc tôi lên thay ông. Trước đó, năm 1988, tôi bắt đầu cộng tác với hãng Camac. Đấy cũng là thời điểm mà những chiếc hạc cầm có pédale bắt đầu cất cánh".

Công nghệ mới và truyền thống âm nhạc cổ xưa
Camac là nhà sản xuất hạc cầm duy nhất trên đất Pháp. Cách nay 46 năm khi khai trương công ty, chắc chắn là hai sáng lập viên Gérard và Joël Garnier không thể hình dung ra là một ngày nào đó, Camac sẽ qua mặt nhà sản xuất Nhật Bản để thống lĩnh thị trường hạc cầm Celtic. Năm 1984 Camac trình làng cây hạc cầm Celtic điện tử đầu tiên trên thế giới ở liên hoan Edimbourg và nhất là ở hội thảo quốc tế về hạc cầm, tổ chức tại Israel.

Niềm đam mê vô bờ bến là động lực thúc đẩy Joël Garnier đi xa hơn nữa. Ông dùng dây carbon, kim loại nhẹ để đàn vững hơn nhưng lại nhẹ hơn. Camac sử dụng những cái máy khổng lồ tạo từng cái đinh ốc với kích cỡ chính xác nhất để có được ra những âm sắc độc đáo ...

Năm 1987 trên đất kinh kỳ của dòng nhạc cổ điển là Vienna- Áo, chiếc hạc cầm với bàn đạp đầu tiên của nhà sản xuất Camac được trình làng. Đấy cũng là điểm khởi đầu để Camac đứng ngang hàng với những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này.

Trước khi đưa khách tham quan vào bên trong nhà máy, Jakez François cho biết qua về thời gian cần thiết để làm ra mỗi cây đàn :

"Với dòng Harpe Celtic chẳng hạn và đương nhiên là thời lượng tùy thuộc vào mỗi kiểu đàn, nhưng trung bình chúng tôi cần khoảng từ 1 cho đến 3 và thậm chí là 6 tháng để hoàn tất một cây đàn Celtic. Còn với dòng Harpe có pédale thì mất từ 4 đến 12 tháng"

Sau những lời giải thích này Jakez François đưa khách tham quan vào xưởng cưa, nơi mà những tấm gỗ từ cây phong, cây tùng bách hay sồi rừng chờ được hóa thân thành cột sống của đàn (colonne), thành hộp cộng hưởng (table d’harmonie) …

"Gỗ phong nhập từ khu vực Trung Âu. Ba Lan hay Cộng Hòa Séc có khí hậu lạnh rất tốt để gỗ chắc thớ. Cây sồi rừng, thân hơi hồng, được nhập từ Áo. Riêng giống cây phong của Canada là một loại gỗ rất cứng dùng để làm cột sống cho loại hạc cầm Celtic. Thế nhưng, để tạo ra hộp cộng hưởng thì bắt buộc phải là gỗ nhập từ Salzburg".

Salzburg sát biên giới giữa Áo và Đức. Theo như giải thích của chủ tịch tổng giám đốc nhà sản xuất hạc cầm Camac, Jakez François, đó là một thứ gỗ với những chuẩn mực nhất định : cây phải trồng trên một diện tích rừng đặc biệt ở độ cao 1.000 mét, không nằm sát bìa rừng, để thân không bị gió uốn cong hay phát triển không đồng đều vì hướng ra ngoài bìa rừng tìm ánh sắng mặt trời. Đấy cũng phải là nơi mà cách biệt về nhiệt độ giữa hai mùa nóng và lạnh phải được ổn định để thớ gỗ đều nhau.

Âm sắc mang dấu ấn Pháp

Sau xưởng gỗ là không gian làm việc của các nghệ nhân có đôi tay vàng : người thì mài gỗ, kẻ thì dùng dùi, đục để khắc lên thân đàn những tiết họa mà phần lớn lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên… Gần hết các công việc này đều làm bằng tay.

Nhưng lá phổi của xưởng đàn Camac chắc chắn phải là gian mà người và máy cùng cộng tác để đục khoét từng lỗ nhỏ cho giây đàn xuyên qua và bộ phận cơ trong hộp nhạc. Ông chủ Camac nhấn mạnh, ở khâu này, sai một ly đi một dặm. Chính vì vậy mà ở đây, Camac phải sử dụng đến những máy đo và kính hiển vi hiện đại nhất, chính xác nhất.

Trên mỗi hộp cộng hưởng có khoảng 2.000 đinh, ốc, phụ tùng kim loại, mỗi chiếc đều được làm ra từ xưởng đàn Camac ở Mouzeil. Chúng được mạ vàng bóng loáng. Jakez François không khỏi tự hào khi giải thích : công việc lắp ráp ở đây tỉ mỉ và tinh vi không thua gì như ở một hãng làm đồng hồ.

Âm sắc có trong và thanh hay không là tùy thuộc vào khâu này. Chính âm sắc đó thôi thúc những nhạc sĩ hạc cầm tên tuổi nhất của thế giới đến tận Mouzeil đặt hàng. Jakez François nói về cái mà ông gọi là « nét đặc thù của Pháp -French Touch » từ những cây đàn Camac :

"Chúng tôi tự cho mình là thuộc trường phái cổ điển và truyền thống của Pháp về hạc cầm. Có nghĩa là âm sắc phải thật tốt, rõ ràng, thánh thót mà chính xác với độ ngân dài, sâu lắng. Dù vậy người nhạc sĩ nào thì cũng định nghĩa như vậy về cái mà họ gọi là âm thanh lý tưởng nhất. Nhưng mỗi nhạc cụ lại có sắc thái riêng của nó và người ta chọn đàn Camac là bởi vì tiếng đàn thoát ra từ nhạc cụ này phù hợp với suy nghĩ, với mức độ cảm nhận của người chơi đàn về âm sắc mà họ muốn được nghe thấy".

Camac hiện diện tại hơn 20 quốc gia, có 40 cửa hàng đại lý ngoài lãnh thổ Pháp. 30 % những cây đàn xuất khẩu ra nước ngoài đều hướng về Mỹ. Tại tất cả các đại hội của dòng hạc cầm, từ Hồng Kông đến Washington, đều có sự hiện diện của những cây đàn Camac và nhất là của Jakez François. Ngoài vai trò chủ tịch tổng giám đốc, ông còn là một nhạc sĩ hạc cầm tài hoa. Ông thường xuyên đi lưu diễn ở khắp nơi trên thế giới – đợt gần đây nhất là tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, để tiếng đàn của Camac bay cao mãi, xã mãi.


RFI - Thanh Hà