Monday, February 6, 2023

Sắc vàng trong tranh của họa sĩ Vincent Van Gogh




Họa sĩ Vincent Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 ở Hòa Lan (Zundert, Netherlands), mất ngày 29/7/1890 ở Pháp (Auvers-sur-Oise, France). Ông vẽ được 2100 tấm tranh, trong đó có 860 tấm là sơn dầu. Trong tranh của ông thường có màu vàng là chính. Người ta đồn ông tự cắt một vành tai sau khi gây gổ với họa sĩ Paul Gauguin tại ngôi nhà màu vàng Yellow House. Bức tranh ông tự vẽ cho ông sau khi cắt tai với miếng vải băng từ tai xuống cằm cũng là màu vàng. 😊

Tại sao ông yêu màu vàng đến thế? Mời bạn xem vài tấm ảnh để biết thêm

Câu chuyện bắt đầu từ 19 ngàn năm về trước. Màu vàng là một trong những màu xưa nhất được dùng để vẽ. Nó có sẵn ở trong đất cứng (dạng như đất sét) được mài thành bột sơn

Đây là bức họa trong hang từ 17 ngàn năm trước Công Nguyên tại Lascaux, Pháp

Nhìn lại những tấm tranh thật xưa trên thế giới,họ đều dùng sơn vàng được lấy từ đất

Điển hình là người Ai Cập cổ đại rất yêu màu vàng trong tranh của họ. Chắc có lẽ màu vàng gần giống với màu kim loại vàng tượng trưng cho phú quý. Và sau này người La Mã cũng chọn màu vàng trong tranh, trang trí, xây cất lầu đài

Suốt thời kỳ Trung Cổ từ thế kỷ V-XV (Middle Ages), màu vàng được dùng trong tranh cho nhân vật Judas mặc dù trong Kinh Thánh không hề nhắc đến (Judas là 1 trong 12 tông đồ của Chúa Jesus, nhưng Judas vì do lòng tham chỉ có 30 miếng bạc mà ông đã phản, bắt Chúa đóng đinh trên Thập Tự Giá). Nhân vật Judas trong tranh cổ lúc nào cũng được sơn bằng màu vàng ánh như kim loại, ví dụ như tranh The Arrest of Christ (Kiss of Judas) của họa sĩ Giotto di Bondone (1267-1337 người Ý Florence)



Đến thời kỳ Phục Hưng, Renaissance thế kỷ XIV-XVII, nghệ thuật hội họa phát triển đến điểm cao của nhân loại, rất là nhiều họa sĩ tài danh đều dùng màu vàng, gồm bậc kỳ tài Leonardo da Vinci (1452-1519 người Ý Florence). Ví dụ như bức tranh nổi tiếng School of Athens (1511) của danh tài họa sĩ Raffaello Santi (1483-1520 Người Ý Rome)

Hội họa trong thời kỳ Phục Hưng chia ra làm hai trường phái Florence/Rome và Venice, hai phái này thường không bằng lòng với nhau:
Trường phái Florence/Rome (Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Fra Angelico, Botticelli, Filippo Lippi, vv) là họ chú tâm đến cách phân chia và hình dạng trên tấm tranh ví dụ như Tỉ Lệ Vàng


Trong tấm tranh The Last Supper-Bữa Ăn Tối Cuối Cùng của Chúa Giê-su do Leonardo da Vinci vẽ, các cách phân chia của ông tấm tranh này đều được người xưa dùng khi xây cất

Trường phái Venice (Giovanni Bellini, Gentile Bellini, Giorgione, Titian, Paolo Veronese, Jacopo Tintoretto, Marietta Robusti, vv) thiên về màu sắc, ví dụ như tấm tranh Titian của họa sĩ Tiziano Vecelli (1489-1576 người Bồ Đào Nha)



Sang thế kỷ XVII-XVIII, sắc vàng là gam màu chính của tấm tranh, ví dụ như tranh của họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665 người Pháp Normandy), học trò từ trường Titian's Venetian School of Colour


Hay tấm tranh Calling of Saint Matthew (1600) của họa sĩ Caravaggio (1571- 1610 người Ý Milan), ông dùng màu vàng là chính để thỉnh cầu Thánh Matthew trong không gian căn phòng u tối

Có một điều bạn nên lưu ý màu sắc trên tranh vẽ trong thời kỳ Phục Hưng đều là những màu phản ánh rất thật với đời sống của dân thường ví dụ như tấm tranh Milkmaid (1658) của họa sĩ Johannes Vermeer (1632-1675 người Hòa Lan)

Bước sang đầu thế kỷ XIX sắc vàng thật sáng là gam chính của những thế kỷ trước thì nay bị pha nhạt, điển hình là tấm tranh của họa sĩ Joseph Mallord William Turner (23 April 1775 – 19 December 1851 người Anh)

Ngay cả trường hội họa nổi tiếng trên thế giới thời bấy giờ là Academy of Fine Arts in Paris có rất nhiều họa sĩ theo trường phái Phục Hưng của Leonardo da Vinci và Raphael là chú ý về sự chính xác kích thước của hình dạng và chiều sâu, ví dụ tấm tranh của họa sĩ William-Adolphe Bouguereau (1825 - 1905 người Pháp)

Không những thế trường phái Hậu Phục Hưng dùng người mẫu thật để vẽ, tranh của họ được phản ánh là khô khan và đơn điệu

Do sự đơn điệu của tranh khỏa thân nên một trường phái mới xuất hiện là Ấn Tượng - Impressionists của hai họa sĩ Edouard Manet (1832 - 1883 người Pháp)Claude Monet (1840 - 1926 người Pháp) . Họ cho rằng khi vẽ tranh thì phải phản ánh hoạt động màu sắc thật bên ngoài xã hội chứ không phải là vẽ người mẫu trong căn phòng với ánh sánh chỉnh sửa góc độ

Họa sĩ Monet dùng nhiều màu xanh trong tranh của ông


Thời bấy giờ tranh của Nhật dược giới thiệu đến phương Tây, người yêu chuộng nghệ thuật hội họa bắt đầu để ý đến. Vì thế trường phái Ấn Tượng Impressionists Manet & Monet lại càng phải chú ý thêm về tranh phải diễn đạt được cuộc sống đời thường

Sang đến thập niên 1880, những tấm tranh không có màu vàng của họa sĩ Paul Gauguin (1848- 1903 người Pháp) vào ban đầu



Những tấm tranh ban đầu của Paul Gaugin bị phản ảnh quá u tối và ông bắt đầu đi ngược lại trường phái Ấn Tượng Impressionists, điển hình qua bức họa Yellow Christ (1889)

Họa sĩ Paul Gaugin không tuân thủ luật Tỷ Lệ Vàng, chính xác hình dáng thật, độ sâu mà ông đi ngược lại tất cả chỉ vẽ trơn


Họa sĩ Vincent van Gogh gặp Paul Gaugin tại Paris, và sau đó họ về sống chung một thời gian trong căn nhà màu vàng Yellow House. Vincent van Gogh mới nhận thấy qua trường phái Ấn Tượng Paris và của Paul Gaugin, và đây là sản phẩm hòa hợp của các trường phái trong tranh của ông, The Red Vineyard (November 1888).

Xin nhắc lại một chút về loại sơn vàng. Với kỹ thuật về hóa học ngày càng tân tiến, họ phải trộn chrome, cadmium vào đất màu để tạo loại bột sơn vàng sáng và tươi hơn







Vào năm 1888, họa sĩ Vincent van Gogh có viết một câu tâm sự với người em gái của ông rằng, chúng ta thiếu mỹ từ để diễn tả một màu rất đẹp của mặt trời, mà chỉ có mỗi chữ 'vàng'. Tiếc quá! :

The sun, a light that for lack of a better word I can only call yellow, bright sulfur yellow, pale lemon gold. How beautiful yellow is!.

Và đó là tại sao ông rất yêu màu vàng

Mời bạn xem hậu sinh 2022 lấy lý do "biến đổi khí hậu" để phá hoại tấm tranh vàng "Sunflowers" của Van Gogh.






Nguồn: Nora blog / Nora sưu tầm & chú thích

No comments:

Post a Comment