Monday, October 1, 2018

Việt Nam Tuần qua (29/9/2018) - Hai ngày "không vua"




Mời bạn cuộc trò chuyện giữa phóng viên SBS Mai Hoa / Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng


Việt Nam, hai ngày "không vua" khi Bộ Chính Trị họp để xem xét việc phê chuẩn cho bà Phó chủ Tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lên nắm Quyền Chủ tịch nước. Ai trong số những gương mặt được giới quan sát xem như có xác xuất cao Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Tp Hồ Chí Minh, Trần Đức Vượng - thường trực Ban Bí Thư, hay Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng bộ Quốc phòng sẽ lên nắm chức Chủ tịch? Việt Nam sẽ như thế nào nếu áp dụng mô hình nhất thể hóa như cách Tập Cận Bình với Trung Quốc?

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh người đang đứng đầu nhà nước, với chức quyền Chủ Tịch Nước, đã phải chờ đến hai ngày mới có thể tiếp nhận chức vụ mà đã được Hiến định trong Hiến Pháp là khi khuyết chủ tịch nước thì phó chủ tịch lên nắm quyền điều hành quốc gia".

Trong danh sách đám tang ông Trần Đại Quang, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh xếp đứng hàng thứ 17, trong khi lẽ ra với quyền Chủ Tịch Nước, bà phải được xếp ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng.
Ở vị trí phó chủ tịch nước trong lúc ông Quang vắng mặt nhiều lần lặng lẽ đi chữa bệnh thì không ai thấy vai trò của bà.

Giới quan sát tin rằng, chức quyền chủ tịch nước của bà Thịnh chỉ là nhất thời, chờ có người thật sự thay thế ông Quang, vì lâu nay bà chỉ có vai trò rất mờ nhạt, với văn bằng cao nhất của bà được ghi nhận cũng chỉ là thạc sĩ ngành Xây Dựng Đảng do trường của đảng cấp cho, và các công việc trước kia của là là được làm tới cán bộ Liên Hiệp Phụ Nữ.

Hiện các ứng viên nặng ký nhất là Bí Thư Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, và Thường Trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng.

Hiến pháp Việt Nam - 2013 quy định
Điều 87.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Điều 92.
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 93.
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Liệu đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ là ứng cử viên sáng giá như cách ông được bầu lại làm Tổng bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016 với số phiếu bầu gần như tuyệt đối tán thành khiến ông "bất ngờ" ngạc nhiên một cách sung sướng?

Nguồn: SBS / Mai Hoa, TS Phạm Chí Dũng (đăng ngày 28/9/2018)

No comments:

Post a Comment