Tuesday, July 30, 2019

LU chống ngập nước ở thành phố Kuala Lumpur, Mã Lai


Đường hầm thông minh (SMART Tunnel) tại Kuala Lumpur


Sự ra đời của SMART TUNNEL

Thành phố Kuala Lumpur của Malaysia nằm ngay giao điểm của sông Klang và sông Gombak, vào mùa mưa những cơn bão nhiệt đới làm nước sông lên cao gây lũ lụt nghiêm trọng cho thành phố, gây thiệt hại nặng nề mỗi năm lên tới hàng triệu đô và gây trì truệ cho nền kinh tế Maylaysia trong nhiều tháng.

Thành phố Kuala Lumpur ngập trong nước mưa

Sau trận mưa lớn và dài, với lượng mưa hàng trăm mm/ngày xảy ra vào năm 2004, cả Thủ đô Kuala Lumpur từng lâm vào tình trạng ngập lụt nặng, giao thông đình trệ, thiệt hại lớn, tương tự như những trận mưa xảy ra ngập lụt ở Hà Nội và Tp HCM.

Trước tình hình này, chính quyền thành phố Kuala Lampur đã cho phép Tập đoàn Gamuda cùng Công ty MMC thực hiện dự án theo hình thức BOT, với tổng vốn khoảng 700 triệu USD, khai thác trong 40 năm, thông qua thu phí xe ôtô đi vào đường hầm, với giá 2 Ringgit (RM)/lượt (1RM tương đương khoảng 4.000 VND). Hệ thống đường hầm thông minh xây dựng trong vòng 4 năm và chi phí khoảng 700 triệu đô, được bắt đầu khởi công vào năm 2004 và hoàn thành vào cuối năm 2007 và khai thác trong 40 năm.

Mục đính chính của SMART là giải quyết vấn đề lũ lụt tại Kuala Lumpur giữa 2 con sông Sungai Klang và sông Kerayong, đồng thời làm giảm tình hình tắc nghẽn giao thông xảy ra hàng ngày tại khu vực này. Đường ôtô chỉ cho phép các loại xe ôtô con lưu thông lưu thông 1 chiều mỗi tầng.

Đường hầm “2 in 1” ở Malaysia

Mặt cắt ngang đường hầm

Đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel (SMART) là công trình thoát lũ kiêm đường bộ ở thủ đô Kua Lumpur, Malaysia, theo SMEC. Đường hầm dài 9,7 km, rộng 13 m này giúp dẫn nước lũ ra khỏi Kuala Lumpur, còn đoạn giữa dài 3 km đóng vai trò như đường cao tốc hai tầng.


Với chi phí xây dựng 500 triệu USD, SMART là hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới. Quá trình xây dựng đường hầm gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp của Kuala Lumpur. Hiện nay, SMART vẫn là đường hầm dài nhất Đông Nam Á và dài thứ nhì châu Á.

Khi trời không mưa, đường hầm vận hành bình thường cho phép xe cộ qua lại. Khi mưa nhẹ, đường hầm được đặt trong chế độ “mở bán phần” dẫn nước mưa chảy qua tầng dưới của phần đường cao tốc, các phương tiện vẫn có thể sử dụng tầng trên. Khi có bão lớn, đường hầm chuyển sang chế độ “mở toàn phần”. Những cửa ngăn nước tự động mở cho dòng nước chảy qua và xe cộ bị cấm qua lại đường hầm.

Xây hầm đường bộ và hầm thoát nước mưa ngay bên dưới thành phố, khi nước sông tràn bờ, hầm đường bộ có thể biến thành một kênh thoát nước lũ khổng lồ, thoát nước mua ngay bên dưới những tuyến đường, giúp cho nền kinh tế hàng tỉ đô bên trên luôn được khô ráo.

Vị trí

Đường hầm SMART bắt đầu từ hồ Kampung Berembang và kết thúc tại hồ Taman Desa. Đường hầm chuyển hướng nước lũ từ hợp lưu của 2 con sông lớn chảy qua khu vực trung tâm Kuala Lumpur. Nước lũ được tính toán với tần xuất xảy ra một lần trong 100 năm.

Dự án cũng dự trù các hồ chứa dự phòng tạm ở 2 đầu và hệ thống cống hộp đôi để chuyển hướng nước lũ tạm thời. Ngoài ra còn có các khu vực đặc biệt với các hầm dẫn chuyên dùng. Hệ thống thông gió với 4 giếng đường kính 15m, cũng là nơi khởi đầu của các máy khoan hầm.

Đối với lái xe, đường hầm đã làm giảm thời gian di chuyển giữa giao lộ Jalan Istana Interchange với Kampung Pandan từ 15 phút xuống còn 4 phút.

Nguyên tắc hoạt động




Hệ thống SMART hoạt động theo ba nguyên tắc dựa vào lưu lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ.

I. Khi trời không mưa
đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông.

II. Khi trời mưa ở mức trung bình

Hệ thống SMART được kích hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ này vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại.

III. Khi trời mưa bão

Các trạm giám sát sẽ theo dõi số lượng xe vô hầm, và tính đủ thời gian để chiếc xe cuối cùng ra khỏi đường hầm, đóng cửa xa lộ, cho các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa. Khi hết bão lũ, SMART mở cửa xa lộ lại trong vòng 48 giờ kể từ khi đóng cửa.

Hiện nay chế độ hoạt động được phân chi tiết hơn nữa thành 4 chế độ tùy theo lưu lượng nước.

SMART còn có những tính năng an toàn mà một đường hầm thông thông thường như: cổng kiểm soát nước lũ tự động; lối thoát hiểm; hệ thống thông khí.

Ông Wan Azhar Wan Yeop, Trợ lý Truyền thông, Tập đoàn Gamuda cho biết: theo tính toán khi thiết kế, SMART có tần suất sử dụng thoát lũ 2 lần/năm, nhưng trên thực tế, kể từ khi đưa vào sử dụng (tháng 7/2007) đến tháng 5/2008 đã có 7 lần SMART hoạt động ở chế độ thứ 2 và 2 lần hoạt động ở chế độ thứ ba.

Thay vì trước đây ô tô phải mất 30 phút để đi từ ngoại thành phía Nam vào trung tâm Kuala Lampur, nay nếu qua đường hầm chỉ mất 5 phút. Đặc biệt, từ khi SMART vào hoạt động, Thủ đô Kula Lampur đã thoát cảnh ngập lụt như trước đây.



Nguồn: Việt Star USA (Địa Ốc Thông Thái)

No comments:

Post a Comment