Cậu bé họ Churchill sém chết đuối trong ao , ảnh chụp khi 6 tuổi (1881) . (Wikipedia)
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua.
Ông ta nói: – Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp: – Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu. Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều.
Ông nhà giàu hỏi: – Đây là con trai anh phải không?
– "Vâng." Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé: – Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: – Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi: – Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: – Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: – Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: – Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London. Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.
(Ngài) Sir Alexander Fleming. (Wikipedia)
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Thủ tướng Winston Churchill và Ngài bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London.
Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang. Điều này chứng minh rằng:
“Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho ra đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”.
Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh.
(Ngài) Sir Alexander Fleming (6/8/1881 - 11/3/1955)
Giải Nobel Y học 1945:
Công trình nghiên cứu của nhà khoa học người Scotland Alexander Fleming được xem là một trong những nghiên cứu tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực y học. Năm 1928, Fleming đã khám phá ra kháng sinh tự nhiên đầu tiên, penicillin, chiết xuất từ cây nấm Penicillium.
Trong Thế chiến thứ hai, thương binh cần nhiều kháng sinh, lúc này penicillin trở nên cần thiết, và từ năm 1943 Anh và Mỹ đã sản xuất Penicillin với quy mô công nghiệp, để chữa trị các bệnh nhiễm trùng trên phạm vi rộng.
Đến năm 1945, Fleming mới được trao giải Nobel Y học cùng với nhà hóa sinh người Anh Ernst Boris Chain và nhà nghiên cứu bệnh học người Úc Howard Walter Florey vì khám phá ra thuốc kháng sinh và tác dụng chữa bệnh của kháng sinh đối với các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
(sưu tầm)
No comments:
Post a Comment