Friday, September 21, 2018

Đêm thu sang


Đêm nay là đêm đầu tiên giáng thu về gõ cửa , từng cơn gío lạnh từ phương bắc lay nhẹ rừng cây xào xạc .  Gió lén qua cửa sổ nhuốm lạnh đôi tay. Đọc vài câu "... nhớ da diết ..." , lòng tôi mềm như chiếc lá vàng trên cây , chỉ cần gió lay mạnh thì tôi sẽ cuốn về phương trời xa xôi ấy.

Chiều buồn ngồi một mình 
Nhìn mây trôi mênh mang 
Nhìn đôi chim lang thang, lang thang 

Trời buồn người càng buồn 
Trông mây nước thêm bâng khuâng 
Nhớ em từng phút mong từng giây em ơi ...



Cứ mỗi độ thu về là tôi nhận đuợc thư mừng ... tuổi  . Năm nay chắc phá lệ hay sao đó mới có 9/21 ngày thu sang, mà nguời ta đã hỏi đến ... tiền . Chắc có lẽ tôi  thiếu nợ từ kiếp truớc nên kiếp này tôi  ăn mỗi chiếc bánh kem sinh nhật 10 năm về truớc , tới nay tôi  cũng còn bị đòi nợ 😊 . Nói đùa thôi , chứ tôi vui lắm,  dù mỗi năm chỉ có một lần với một lời: "Happy Birth Day, Nora . Ăn nhiều chóng lớn ".


Hôm qua , tôi đang bận công việc , anh chàng cùng nhóm vô phòng tôi nói : Nora , có nghe tụi nó bắn ở Maryland không ?  Tôi chẳng có sự ngạc nhiên nào khi nghe tin bắn người như vậy nữa , chắc có lẽ tâm hồn tôi đang hoá đá .  Giọng anh vẫn rè rè bên tai "Tụi nó bắn nhau ở Hartford" .  Tôi chợt tỉnh vì vừa nghe cái tên lạ mà quen , Hartford, Maryland, một vùng đã để lại trong trí tôi những hình ảnh rất tồi

Số là anh chị muốn dẫn đứa con đi thăm vài trường đại học Ivy League, hôm đó anh chị chọn Johns Hopkins ở tiểu bang  Maryland .  Thật tình, hồi nào giờ tôi không biết Johns Hopkins thuộc Ivy League .  Tôi nghe anh chị mời là tôi ưng thuận ngay ,  đi theo xem cho biết với người ta .

Anh chị là dân ít rành đường xa lộ nên khi đi mang theo cái GPS dẫn đường. Cái GPS dẫn đi qua vài tiểu bang rồi bắt đầu vô biên giới Maryland . Hình như biên giới của Maryland về phía bắc là giòng sông Delaware, bên đây cầu là nhà máy hoá học DuPont , những toà nhà trải dài dọc theo bờ sông , những cột khói cao quá gần đuờng cầu , với tấm DuPont rất lâu đời , chắc cũng 200 năm rồi thì phải vì công ty chính của DuPont nằm dọc theo giòng sông Delaware, phong cảnh khá đẹp. Bên kia cầu là đang buớc vào mảnh đất của tiểu bang Maryland .

Cua xanh vùng Chesapeake, Maryland là ngon nhất trên nuớc Mỹ . Nếu ai đặt chân đến vùng Maryland thì nhớ ăn crabcake , hay tất cả những món gì có thịt cua , cũng giống như nếu bạn đến thăm Maine thì không thể bỏ qua món tôm hùm (lobster)

Nhìn lên GPS , từ cây cầu ấy dẫn lối ra  đến Johns Hopkins khoảng 45 phút - 1 giờ (tôi không nhớ chắc lắm).  Nhập vô khu "phố" đầu tiên trông cuộc sống sập xệ nhưng không đến nỗi tệ , nhưng càng đi vô sâu chúng tôi càng lo sợ ,  không biết mình có đang đi vào vùng cấm địa của dân "cà chớn" nơi đây không .  Sợ thế nhưng chúng tôi không có lối ra , vì mình cứ theo GPS mà đi.  Băng ngang qua một khu nghĩa địa buồn thiu dưới cái nắng gay gắt vậy mà tôi cũng lạnh người .

Tôi ngồi ghế sau với cháu, chồm tới hỏi :  Bộ GPS của anh chị nó có biết dẫn đường đi không đó ?  Sao mình bấm trường Johns Hopkins mà nó cứ dẫn đi vòng vòng trong nghĩa địa như vầy .

- Anh Ba chợt cười phá lên, còn bảo "Con ni , miệng hùm mà gan nhỏ xí"

- "OK , có thỏ có hùm thì anh xem cảnh chung quanh đây hẳn biết".  Tôi hờn lẫy trả lời.

Chúng tôi đi ra khỏi nghĩa địa , GPS bắt đầu dắt chúng tôi vào một khu phố rách nát tan hoang .  Tôi phàn nàn:

- Anh Ba, bộ anh giỡn chơi hay sao vậy , mình đi Johns Hopkins mà anh .

- Ai biết đâu ?

- Hay là cái GPS của anh, nó mát giây ở trỏng?

Xe chúng tôi vẫn tiếp tục đi trên những con đường đầy rác, bụi cây hoang dã mọc khắp nơi.  Khi vào khu phố Hartford ấy , xe đã chậm lai rất nhiều ,  vì những con người da đen nhìn lừ đừ , ốm yếu , dơ bẩn , rách rưới , họ nằm còng queo trên những lối đi , hay trên những bậc thềm của những căn nhà hoang ,  họ đi qua đi lại trên con đuờng mà không cần nhìn đèn xanh đèn đỏ , họ giống như những bóng ma trơi.

Những căn nhà gạch hai tầng, một tầng với những vách tường xây lót gạch trang trí rất mỹ thuật, rất đẹp giống như những tấm tranh ven tường .  Những căn nhà gạch trông có vẻ lâu năm , nơi ấy không có cửa ngõ, cửa sổ, mái nhà .  Tất tất đều hoang phế, như những bãi tha ma .  Chẳng có một giống dân nào khác lai vãng nơi đây . Không có tiệm ăn, tiệm thuốc , quán sá chi hết .  Những người da đen ngồi vất vuởng ở ngoài đuờng, ở những nguỡng cửa nhà trống hoác , còn có những người lóp ngóp mới vừa bò ra khỏi ngạch cửa , trông chừng họ mới vừa ngủ dậy  từ những ngôi nhà hoang ấy .

Những căn nhà ở những con đường tôi đi qua tại vùng Hartford Maryland là như thế này đây.   (Ảnh google)

Lâu lâu tôi mới gặp một tram xăng , trong tram xăng đó cũng toàn những người da đen vật vờ ,   quanh quẩn những cột xăng .  Họ nói lảm nhảm , họ nhảy múa giữa trời mà không có tiếng nhạc nào hết... Tôi muốn đưa máy lên chụp nhưng sợ họ phát hiện, lỡ họ ra đứng hay nằm giữa đường thì chúng tôi phải làm sao .  Hình ảnh của một khu phố Hartford nằm gần thủ đô Hoa Kỳ mà tôi ngỡ rằng hình như đây là không phải,   đặc biệt là chúng tôi đang tiến gần đến ngôi trường Ivy League Johns Hopkins

Tôi suy nghĩ vu vơ, hình như ông Joe B là dân bản xứ nơi đây , ổng từng là nghị viên dân chủ (senator) trong thời gian dài truớc khi làm phó tông tông 8 năm dưới thời ông Obama mà sao lại để vùng Hartford rách bương với vài người da đen sống vất vuởng lang thang như bóng ma  thế này .  Tiểu bang Maryland có diện tích nhỏ mà lại còn nhỏ hơn, khi chính quyền quyết định dời thủ đô từ Philadelphia sang vùng đất mới,  Maryland phải cắt đất để làm thủ đô Washington D.C. như ngày nay bạn thấy.

Anh Ba hình như đọc đuợc suy  nghĩ của tôi, anh đùa: Ngày xưa ông Joe B là Mayor ở đây , nhưng từ khi ổng làm PTT nên vùng này bỏ ngõ .

- Anh xạo vừa thôi.

Nói chuyện qua lại độ mươi phút là chúng tôi tới con đường giáp giới với vùng của trường đại học Johns Hopkins.  Chỉ cần buớc qua một con đường ranh giới , sự khác biệt thật lạ , một bên hoang tàn không có sự sống , thì một bên nhà thờ , nhà hàng, nhà thuốc tây , các tiệm nối vách nhau trên con phố,  người da trắng đẹp đẽ tươm tất đi đứng nói cười lịch sự, trang nhã ... .  Một sự tương phản rõ nét của cuộc sống con người, giàu nghèo, trắng đen ... chỉ qua một vạch lộ . Hay nhỉ.

Anh Ba tự dưng cười nói: Em thấy không , muốn vào thiên đàng thì phải buớc qua cửa địa ngục.

Chúng tôi vừa ra khỏi vùng ghost town - nơi ma ngự trị . Con đường biên giới hai vùng còn đang ở sau lưng chưa đầy 10 buớc chân , thì cảnh tượng khác hẳn.

Càng đi sâu vô vùng có trường đại học Johns Hopkins càng thấy các căn nhà gạch thật xưa , thật chắc và cũng thật lớn , tôi chưa bao giờ thấy nơi đâu có những kiểu nhà như thế này ,


Nhà vùng quanh trường Johns Hopkins và bên vùng Hartford "gosht town" toàn là nhà gạch từ trên xuống dưới . Thật tiếc khi người ta bỏ hoang những căn nhà gạch trông rất là antiques nhưng chắc chắn ở vùng Hartford. Có lẽ ngày xưa giới quý tộc, thượng lưu, giàu có ... thời ông George Washington họ đã đến đây xây nhà cửa chăng ? Nếu vậy thì vùng này nên xếp vào Historic place

Cuối cùng rồi chúng tôi cũng tới đuợc truờng đại học Johns Hopkins.

Nếu so sánh những nét đẹp cổ kính của các trường Ivy League mà tôi đuợc may mắn thăm qua như Princeton, Harvard, Yale, Stanford, UPenn, thì Johns Hopkins không bằng , thế thì người ta dùng tiêu chuẩn như thế nào để bầu chọn cho một truờng mang tên Ivy League , điều này tôi không biết bạn ạ .


Logo của trường Johns Hopkins


Trên trần nhà của một phòng ăn (dining hall)


Một trong những căn ký túc xá.  
Bạn có biết logo hình shield của ba trường UPenn, Princeton, và Johns Hopkins rất giống nhau

Khi nào có dịp tôi sẽ kế cho bạn nghe và đăng vài tấm hình của trường UPenn, rất đẹp và rất cổ kính mà tôi cứ ngỡ như mình đang thăm một nơi nào đó ở vùng đất châu Âu cổ kính.

Theo tôi nhận xét , ai muốn đi học về ngành chính trị thì nên xin vô Johns Hopkins , vì nơi đây rất gần với thủ đô Hoa Thịnh Đốn, sinh viên tới lui như ăn cơm bữa , đuợc nhận cho thực tập (internship) thường dễ dàng hơn. Ai muốn học kinh tế , buôn bán thì nên về Colombia, NYU của Nữu Uớc , nơi ấy có thị trường chứng khoán , thương mãi ... , rất dễ thực tập và kiếm nhiều tiền....

Hai ông bà đặt nền móng cho trường đại học Johns Hopkins. Và toà nhà này đuợc xây đầu tiên

No comments:

Post a Comment