Cấp cứu tâm thần nhằm giúp đỡ những người đang gặp khó khăn về mặt tinh thần vượt qua cơn khủng hoảng. Vậy những điều cơ bản khi cấp cứu và trợ giúp chữa trị tâm thần là gì? Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh và chăm sóc tốt sức khỏe tâm thần?
Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có nhiều khả năng gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tâm thần của chính mình hoặc của những người thân. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về cấp cứu tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần rất quan trọng.
Hiện nay không ít người vẫn còn thành kiến về các vấn đề tâm thần. Thành kiến này thường ngăn cản người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.
Có khi người bệnh không nhận biết được tình trạng bệnh của mình, hoặc không chấp nhận bản thân bị bệnh, hoặc gia đình không biết là người thân của mình đang bị bệnh để có giải pháp giúp đỡ trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Năm điều cơ bản để trợ giúp người bệnh tâm thần bao gồm:
ước định nguy cơ tự sát và gây hại của người bệnh,
lắng nghe nhưng không phán xét,
trấn an và cung cấp thông tin,
khuyến khích người bệnh đi tìm sự trợ giúp chuyên môn,
khích lệ sự tự trợ giúp của người bệnh.
Những khó khăn của gia đình bệnh nhân không chỉ là vượt qua những định kiến về bệnh tâm thần, mà còn là việc nắm vững các kiến thức để chăm sóc và giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.
Mời quý vị nghe Bác sĩ Châu Võ Thiếu Sơn trình bày chi tiết về cách chọn lựa một thủy tinh thể phù hợp.
Việc lựa chọn thủy tinh thể nhân tạo vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện thị lực cho người bệnh sau phẫu thuật. Giữa vô vàn loại thủy tinh thể khác nhau trên thị trường, đâu là loại phù hợp cho mỗi người chúng ta?
Đôi mắt là cơ quan giúp con người tiếp nhận hình ảnh, nhận biết sự vật xung quanh nhiều hơn bất cứ giác quan nào khác.
Mắt được ví như một dụng cụ quang học phức tạp, “chiếc ống kính” hiện đại nhất trên thế giới, trong đó giác mạc và thủy tinh thể tự nhiên chính là những thấu kính chất lượng cao giúp cho ánh sáng có thể khúc xạ vào mắt để chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh, sự vật rõ ràng và chân thật.
Khi một trong 2 “thấu kính tự nhiên” ấy có vấn đề thì tầm nhìn của con người sẽ bị ảnh hưởng.
Điển hình, bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời.
Khẩu hiệu Không có gì quý hơn độc lập tự do nghe quen quá. Một đất nước đang sống trong tự do thì lại vứt nó đi, còn một đất nước sống nô lệ dưới ách tàu cộng, không có tự do thì lại trên giấy tờ văn bản và khắp các hang cùng ngõ hẻm đều hô to Không có gì quý hơn độc lập tự do. Thật lạ đời.
Mời Quý khách xem một video ngắn 8 phút nhưng nó nói thật đầy đủ
Trên thế gian này, có lẽ không thứ tình cảm nào có thể so sánh được với tình mẹ. Mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chăm chút cho chúng ta từ khi còn con đỏ. Mẹ dành cả thanh xuân, dành cả sức khỏe, dùng cả cuộc đời để nuối nấng, dạy dỗ con lên người.
Con lớn lên, học hành thành tài, rời xa vòng tay của mẹ để tới một chân trời mới. Con sẽ lập gia đình, sinh con đẻ cái, rồi lại tiếp tục vòng tuần hoàn ấy, lặp đi lặp lại, muôn đời sau vẫn vậy.
Thế nhưng, con đi xa như thế, ngoài kia bao thú vui đôi khi lại khiến con quên mất mẹ già ở góc quê xa xôi nào đó. Thậm chí, người mẹ năm nào giờ đã già nua, trở nên lạc hậu, thành gánh nặng trong mắt con. Chỉ nghĩ thôi, đã thấy chua xót biết chừng nào.
''Về già ai sẽ nuôi bạn?" Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng đọc câu chuyện sau:
Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.
Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.
Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.
Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.
Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.
Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”
Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.
Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.
Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.
“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.
Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”
“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.
Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”
Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả.
4 việc cần chuẩn bị trước khi chúng ta già đi
Có câu nói rằng, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn: Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.
Có những việc, ngay khi còn trẻ chúng ta phải chuẩn bị, nếu không lúc về già sẽ không kịp nữa, vậy đó là những gì?
1) Sức khỏe
Để sống khỏe mà không phụ thuộc vào thuốc, cần lưu ý 3 việc đơn giản sau: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.
2) Chuẩn bị một nơi ở khi về già
Nếu cảm thấy sống cùng con cháu mà quá khác biệt về tư tưởng, cách sống, nếp sinh hoạt khiến bản thân phải chịu cam chịu, nhẫn nhịn thì tốt nhất nên chuyển ra ngoài sinh sống cho thanh thản. Không quan trọng thành phố hay nông thôn, hãy sống ở nơi bản thân thấy thoải mái, vui vẻ để dưỡng già.
3) Kiếm tiền dưỡng già
Đừng bao giờ dồn tất cả những đồng tiền cuối cùng cho con. Bởi con của bạn trưởng thành, sức dài vai rộng, chúng hoàn toàn có thể kiếm tiền lo cho cuộc sống của mình. Hãy giữ lại một chút, đủ để sống tuổi già, điều này là rất quan trọng.
Điều này cũng khiến con cái sẽ cảm thấy bớt gánh nặng, lo toan hơn, khi bản thân người con cũng phải lo cho gia đình nhỏ của mình. Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.
4) Tìm những người bạn già
Đừng ngại ngùng khi tìm một người bạn khi về già, hãy mở rộng tấm lòng và trái tim để kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Những người đơn thân vẫn biết hưởng thụ cuộc sống như vậy.
***
Nếu bạn từng có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn, hãy học cách chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.
Hãy ghi nhớ rằng, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng” vì thế hãy tận hưởng từng giây phút bạn còn có mặt trên thế gian này.
Người ta vẫn nói, đời người có hai lần là trẻ con. Khi còn thơ bé, chẳng phải lo lắng, truy cơ, phiền muộn. Vậy khi về già, được làm trẻ con một lần nữa, hãy cứ sống như thế, bạn sẽ thấy cuộc đời nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Kiếp người tưởng dài mà ngắn, làm việc rồi nghỉ ngơi, ngủ và thức dậy, bước bao nhiêu bước chân, chớp mắt bao nhiêu lần... thoáng chốc mái đầu đã bạc. Hãy sống sao để khi về già, bản thân thấy cuộc đời này đáng sống, nhẹ nhàng và an nhiên.
Tháng năm hoa nở, nắng ấm đang về, chim hót líu lo ngoài vườn, cỏ xanh hơn và trời cũng nhẹ cao hơn, vậy mà mình phải ủ rủ trên giường từ trước Ngày Lễ Mẹ. Ngày Lễ của Mẹ mình phải làm điều gì đó cho Mạ vui, nhưng năm nay mình làm sao giấu được khi mình phải nói trên phone, mình không muốn Ba Mạ buồn lo, vậy là mình im luôn. Ba Mạ Anh Chị đoán chắc là có chuyện gì rồi, gia đình gọi mãi, mình không muốn nhấc phone. Chắc có lẽ Ba Mạ trách mình nhiều lắm trong khi mình khóc rưng rức trong lòng ...
Cơn bịnh trở nên nặng hơn, mình quyết định đóng cửa blog noralangdu, nếu mình khỏe thì mình sẽ mở trở lại còn nếu mình có lỡ đi theo Ông Bà Tổ Tiên thì bao nhiêu thứ mình còn phải bỏ lại huống chi là cái vớ vẩn online. Nếu bạn có tình cờ ghé chân vào thời gian đóng cửa, chắc hẳn bạn không vui và suy tư một chút vì cớ làm sao phải login để xem hình xem phim, nghe nhạc, nghe radio ..., và cho dù bạn có logged vô nữa, bạn cũng không thấy gì. Bây giờ bạn đã hiểu nỗi lòng của mình rồi đó... Đêm hôm trước vừa khóa cửa blog thì nửa khuya hôm sau mình đã vào phòng cấp cứu ...
Trận bịnh kéo dài gần một tháng, mình mới biết trân quý sức khỏe. Mi`nh muốn có một hơi thở không đau đớn cũng rất khó khăn, muốn nghe một nốt nhạc cũng không nghe được, muốn nói với người thân một lời yêu thương cũng không nói được, muốn ngắm cánh chim trời cũng không ngước đầu được, muốn cười với một đóa hoa vừa mới nở nhưng môi mình xanh tím ... Mắt như mờ đi, tai như loãng xa, đi đứng liêu xiêu, hơi thở như cá mắc cạn, mở miệng đón lấy chút khí oxy cho cơ thể mà phổi phải vặn từng cơn đau buốt ... Vết thương lòng đau trở lại như sau ngày vừa mới mổ...
Tờ báo của thành phố Niu dọt gửi đến nhà mình hàng ngày cũng bị cắt, thương cho người mang báo trong thời buổi khó khăn lại càng khó khăn hơn, người ta đã bắt đầu ít mua và đọc báo từ lâu lắm rồi, mình chỉ còn tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ vẫn còn gửi đến, 4 tuần rồi mà mình vẫn chưa đọc. Tivi đã cắt gần 2 năm rưỡi mình cũng chẳng khôn hơn hay mụ mị hơn. Bớt nghe bớt thấy chuyện xã hội để cho tinh thần mình mạnh khỏe một chút, theo mấy tin đó hoài thì mình bị bịnh điên, điên thật chứ không đùa đâu. Họ đánh phủ đầu dân là vậy. Mình hiện thì bịnh ngặt nghèo, mấy chiện xã hội đã không còn là gì nữa, những ai theo triết sống lẽ phải ngày xưa thì nay có lẽ đã hết thời rồi, từng người một sẽ bị đưa vào tròng, ngoại trừ những người chịu bán linh hồn cho quỷ. Những cơn bão thời đại, xã hội, bịnh dịch tấn công tứ phía dồn dập lên người dân, hết đợt này đến đợt khác, từ em bé đến người già, từ nam đến nữ, từ người siêng năng cần cù nhất đến kẻ lười biếng nhất trong xã hội, tất tất đều bị cuốn vào vòng bão lửa để rồi chúng ta cũng không còn phân biệt được đâu chính, đâu tà, đâu thiện và đâu là ác... Ai bảo con người không có kiếp tự thiêu thân?
Anh boss hỏi thăm sức khỏe mình vì gần một tháng rồi anh không thấy mình vô... Anh lo lắng hỏi hoài ... Trong nhóm mình, người thân trong gia đình họ bắt đầu rơi rớt... Chúng ta đang sống trong một xã hội thế giới bệnh hoạn điên đảo, thôi thì giờ đây nếu bạn còn mạnh khỏe, bất kể tuổi tác, yêu người được thì hãy yêu, vui được thì hãy vui, viết văn thơ được thì hãy làm, đàn ca vu vơ cho nhẹ lòng thì hãy thực hiện, hãy vui cười với tha nhân, yêu thiên nhiên muông thú sẽ làm cho sự sống của ta có thêm ý nghĩa ...
Bạn có thấy vài ngày gần đây mình gửi vài cuốn nhạc đến bạn nghe giải buồn nhưng những albums này mình đưa lên là một tâm tư đau buồn hay thường nghĩ về thế giới bên kia, trong khi bạn xem và nghe chỉ là những albums nhạc đơn giản mà thôi... "Như Giấc Mộng Sầu", "Mộng Ước Ngày Xanh", "Mộng Ước", "Như Chiếc Que Diêm", "Đời Đá Vàng " ... Xuống tận cùng dưới đáy thấy mênh mông rộng cõi trời. Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng ... (Vũ Thành An)
Viết trong lúc vết thương lòng đau nhói, hơi thở như sắp cạn ...
Gần cuối tháng năm sụt 12 lbs ốm xanh như con nhái ...