Tuesday, October 1, 2019

Đồng hồ báo giờ bằng tiếng người im tiếng sau 65 năm hoạt động (ở Úc)






Đồng hồ báo giờ bằng tiếng người đầu tiên trên thế giới

Video - World's first talking clock Paris Observatory - Đồng hồ báo giờ bằnng tiếng người đầu tiên trên thế giới https://www.youtube.com/watch?v=a_uY8dmIZyc

Vào giữa đêm 30 tháng 9 đánh dấu việc chấm dứt một kỷ nguyên trong ngành viễn thông Úc lúc đồng hồ báo giờ bằng tiếng người sẽ im tiếng sau khi đã điểm những âm thanh sau cùng. Chiếc đồng hồ báo giờ bằng giọng người vốn được xem là một kỹ thuật kỳ diệu trong suốt thời gian đó.

“Bây giờ là 3 giờ 19 phút. Bây giờ là 3 giờ 19 phút. Bây giờ là 3 giờ 19 phút”.

Nay thật khó mà tin được, thế nhưng trước năm 1954 nhân viên điện thoại của Bưu Điện Úc, sẽ dành một phần thời gian để ngồi trước một máy vi âm để báo giờ.

Có lẽ đó là công việc chán ngắt nhất, trong một thế kỷ qua.

Vì vậy vào năm 1954, một hệ thống đồng hồ tự động đến nơi và được các điện thoại viên chào đón với nhiều nhẹ nhõm.

“Chiếc đồng hồ báo giờ đầu tiên tại Úc đến Melbourne trên tàu Arcadia, trong chuyến ra khơi đầu tiên đến nước Úc. Chiếc đồng hồ được đóng trong 37 thùng hàng, đã được mở ra cẩn thận dưới sự giám sát của các kỹ sư của Bưu Điện Úc”.

Ý tưởng về một chiếc đồng hồ tự động báo giờ không phải là điều mới, khi dịch vụ điện thoại của Bưu Điện Anh quốc bắt đầu vào năm 1936, thế nhưng thành phố đầu tiên trên thế giới được hưởng tiện nghi nầy là Paris, vốn bắt đầu vào ngày Valentine năm 1933.


FRANCE - MARCH 21: French Academy Of Sciences, Talking Clock In Paris On March 21St 1932


Đài Thiên văn Paris thiết lập một hệ thống như vậy và đường giây điện thoại luôn bận rộn, do những người Paris muốn biết chính xác giờ giấc.

Bà Noel Dimarcq hiện là giám đốc trung tâm nghiên cứu tại đài Thiên Văn Paris.

“Trước khi có chiếc đồng hồ báo giờ tự động, nhiều người gọi đến đài thiên văn Paris để hỏi giờ chính xác và đó là một khó khăn thực sự cho nhân viên và đường điện thoại luôn bận rộn".

Giám đốc Ernest Esclangon


"Vào năm 1929, giám đốc Ernest Esclangon quá mệt mõi khi đường giây điện thoại bị kẹt và quyết định phát minh ra hệ thống báo giờ tự động”, Noel Dimarcq.

Cho đến năm 1936, nước Anh có một nhân viên chuyên báo giờ qua điện thoại, nếu có người gọi đến và hỏi giờ.

Bưu Điện Anh quốc chấp nhận ý kiến của Pháp và một chương trình có tên là Movietone giải thích, khi tổ chức một cuộc thi để chọn giọng nói oanh vàng cho dịch vụ báo giờ.

“Ngâm thơ là một trong những cuộc thử nghiệm bó buộc cho các thí sinh, trong cuộc thi tuyển chọn giọng oanh vàng để báo giờ cho Bưu Điện".

"Chuyện nầy không thích hợp cho người được giải thưởng thi văn, vốn là một trong các giám khảo".

"Ngoài ra còn có ông Stuart Hibberd, xướng ngôn viên chính yếu của đài ABC, ngồi kế là bà Sybil Thorndyke”, Movietone.

Bà Ethel Jain Cain thắng giải trong cuộc thi đó.

Ethel Jane Cain (1 May 1909 – 19 September 1996)

Nghe giọng báo giờ của bà Ethel Jane Cain


“Tôi rùng mình, thực sự hết sức rộn ràng sung sướng khi thắng được cuộc thi nầy".

"Vì vậy nếu quí vị muốn biết giờ, không cần phải hỏi anh cảnh sát, chỉ gọi điện thoại đến cho tôi”, Ethel Jain Cain.

Gần 2 thập niên sau đó, trước khi các thiết bị dùng dĩa quang học C.D, để thay thế cho đồng hồ báo giờ đã được chuyển giao đến Úc, đầu tiên là Melbourne, rồi sau đó là Sydney vào năm 1954.

Bưu Điện Úc cho biết một vài ý kiến, về mức độ của công việc.

“Chuyện lắp đặt đồng hồ, mỗi cái nặng vài tấn, được thực hiện dưới sự giám sát của một kỹ sư thuộc Bưu Điện Anh".

"Người nầy hướng dẫn các kỹ thuật viên Úc qua việc lắp ráp, trong những gian phòng được chuẩn bị đặc biệt".

"Cơ chế đồng hồ gồm hai phần hoàn hảo, một cái hoạt động và một bộ phận kia để chờ đợi, mỗi bộ phận nối với nguồn cung cấp điện khác nhau, nhằm bảo vệ chống lại dịch vụ báo giờ bị hư hỏng bất ngờ”, Bưu Điện Úc.

Gordon Gow, the voice of 'George' the talking clock when it was mechanised in 1953. IMAGE CREDIT: TELSTRA


Tiếng nói đầu tiên trong loại đồng hồ báo giờ là ông Godon Gow, một nhà phê bình phim ảnh và phát thanh viên radio, với tiếng nói ấm áp đã mang đến cho dịch vụ trong hơn nửa thế kỷ qua, cho đến năm 1990.

“Vào tiếng chuông đồng hồ thứ ba, đó là 9 giờ 50 phút 10 giây, theo sau là 3 tiếng bíp”, Gordon Gow.

Đến năm 1990, hệ thống dĩa cũ được thay thế bằng một bộ phận kỹ thuật số và giọng nói của ông Gow được thay thế bằng tiếng nói của ông Richard Peach của đài ABC.

Richard Peach (1949–2008) của đài ABC.



“Vào tiếng chuông đồng hồ thứ ba, là đúng 12 giờ”, Richard Peach.

Telstra chuyển dịch vụ sang một nhà thầu tư nhân có tên là Informatel vào năm 2006, cho đến khi Telstra kết thúc dịch vụ báo giờ, vào đúng nửa đêm 30 tháng 9.

Telstra cho biết, dịch vụ không thể so sánh với hệ thống kỹ thuật mới và công chúng nay có nhiều phương tiện sẵn sàng, để báo giờ hết sức chính xác.

Anh quốc vẫn giữ dịch vụ nầy, với tiếng nói của bà Sara Mendes da Costa, từ năm 2007.

“Vào tiếng chuông báo giờ thứ ba giờ Anh quốc, sẽ là 8 giờ 32 phút 10 giây”, Sara Mendes da Costa.

Anh quốc là một trong số ít quốc gia, vẫn còn duy trì một hệ thống đồng hồ báo giờ.

Ông Adrian Hosford là giám đốc công ty chịu trách nhiệm với British Telecom, cho biết dịch vụ nầy vẫn nhận được hàng triệu cú gọi mỗi năm.

“Hôm nay chúng tôi vẫn nhận được 70 triệu cú gọi một năm đến đồng hồ báo giờ BT".

"Vào cao điểm, nó thường là 250 triệu cú gọi một năm, thế nhưng ngay cả hôm nay, nó vẫn là một dịch vụ rất thông dụng".

"Tôi nghĩ là dù cho người ta có các phương tiện khác, họ muốn kiểm tra các phương tiện đó có chính xác hay không”, Adrian Hosford.

Vì vậy tại Úc, chúng ta nay có loại đồng hồ riêng, đó là Siri trong điện thoại thông minh. ‘Ê Siri, mấy giờ rồi?’.

“Bây giờ là 9 giờ 10 phút sáng”, Siri.



Nguồn: SBS / Allan Lee, Phan Bách )đăng ngày 1/10/2019)

https://www.australiangeographic.com.au/topics/history-culture/2019/09/times-up-for-the-talking-clock/

No comments:

Post a Comment