I retweeted this yesterday & now again, so nobody misses it. One of those speeches that might get recorded in history as an important event on its own, because it captured the exact inflection when things started to turn around. 🥊pic.twitter.com/ixtRWGpz0l
Mình nghĩ, Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan là một trong những tác phẩm kinh điển trong nền văn học Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Từ đó đến nay đã gần 100 năm, chúng ta đang ở trong Bước Đường Cùng của xã hội đương thời. Đọc lại, nghe lại tác phẩm Bước Đường Cùng xưa, thật ngậm ngùi cho thân phận của chính mình.
Bạn nghe tập 1 nhé, vì lưu lượng chứa của mình ở OpenDrive có hạn nên mình đăng chỉ 1 tập cho bạn nghe liền, còn tất cả mình mang lên mediadire
Mỗi năm, cứ tới ngày ba mươi mốt tháng mười là thầy Thanh nhắc vợ mua dĩa trái cây về thắp nhang cúng Bà Áo Trắng để tạ ơn Bà đã phù hộ độ trì cho gia đình thầy nói riêng và cả nhóm người chung tàu nói chung được bình yên tới bến bờ trong chuyến vượt biên ba mươi năm về trước. Một ơn phước thiêng liêng tưởng như là bịa đặt nhưng kiểm chứng lại thì quả thật không thể nào phủ nhận.
Đây ngày kỷ niệm vượt biên
Tháng mười, ba (mươi) mốt vượt biên đường tàu
Xế chiều qua chợ Bãi Xàu
Rồi qua Bãi Giá núp vào chờ đêm…
Năm bảy mươi lăm, trong những ngày hấp hối dãy chết của miền nam, Thầy Thanh đã tận sức tìm cách đưa gia đình chạy cộng sản nhưng cuối cùng cuộc di tản bất thành, số mệnh đã cột chân thầy lại cho đến bốn năm sau. Khi về lại tỉnh nhà, trong một buổi họp nhân dân, thầy đã chứng kiến tận mắt một màn thị oai dằn mặt nhân dân rất ư là ghê rợn bạo tàn của chế độ mới. Trong buổi họp, bọn sắt máu đã tố tội hai sĩ quan “ngụy” và sau đó đã thẳng tay hành quyết vặn cổ nạn nhân ngay tại hiện trường không mảy may xúc động. Luật lệ nào mà xử người không có đối chứng, không quyền biện hộ phân bua lấy một lời. Lụật lệ nào mà muốn lục xét nhà, muốn bắt người ban đêm ban hôm lúc nào thì bắt, muốn đày ai đi vùng kinh tế mới lúc nào thì đày. Có chăng là luật rừng, luật của những kẻ không may sinh ra để làm công cụ cho một chế độ độc tài đảng trị, đã bị nhào nặn, đầu độc ngay từ trong trứng nước theo tôn chỉ của đảng và nhà nước, không có cái quyền lựa chọn đúng sai hay nói lý lẽ mà chỉ rặc một khuôn là bạo ngược, cường quyền vô thần vôn nhân tính. Nói theo truyện ngụ ngôn của La Fontaine là lý của kẻ mạnh luôn luôn là phải đúng . Con chó sói một khi đã muốn ăn thịt cừu con thì cứ lấy cớ bắt tội con cừu là tại sao mày dám uống nước trên dòng suối của tao. Tao phải ăn mày để trị tội…
Thọat đầu, vì phẩn uất và bất khuất, thầy Thanh tìm móc nối với một nhóm phục quốc và thường xuyên đi hội họp khiến gia đình thầy lúc nào cũng phập phồng lên ruột ăn ngủ không yên. Trong thời điểm cộng sản có phong trào tổ chức cho dân đi vượt biển mua bãi công khai bằng số vàng quy định, có vài ông xì thẩu cũng muốn mời gia đình thầy Thanh đi theo để lo chuyện đối ngọai nếu gặp tàu ngọai quốc nhưng lúc ấy thầy còn hăng máu phục quốc nên chưa chịu bỏ đi mặc dù ông già vợ của thầy rất muốn thầy đi cho rồi để trút hẳn mối lo. Về sau, càng ngày càng thấy rõ sự nguy hiểm khi người thủ lãnh bị xử tử hình, sự nguy hiểm không chỉ cho bản thân thầy mà còn liên lụy cho gia đình và thân nhân một cách oan uổng vô lý nên thầy mới nghĩ đến chuyện vượt biên đào thóat. Đất nước là đất nước chung, mệnh nước thì trong tay trời, cho dù thầy có lòng nhiệt huyết yêu nước thương dân nhưng rủi như thầy bị bắt bớ tù tội thì ai sẽ thương giùm gia đình thầy. Tề gia còn chưa xong, tâm tình đâu mà trị quốc, nói chi tới bình thiên hạ. Chí lớn này thôi đành cất lại nhường cho những bậc đại trượng phu, anh hùng cái thế, còn cái thân phận tầm thường nhỏ nhoi như con kiến con sâu này thì ba mươi sáu chước, “quậy” không được thì chạy là thượng sách.
Một buổi trưa trên đường từ trường quận đi dạy về, có một người trạc tuổi thầy đón thầy lại hỏi ngắn gọn một câu “Đi vượt biên không?” Thầy Thanh bỡ ngỡ nhìn anh ta như ngầm hỏi anh là ai. Anh ta nói là biết thầy từ lâu. Nhà vợ anh ta ở gần nhà vợ thầy, anh ta là lính cũ, hạ sĩ Trần Quý. Thế rồi chiều hôm đó anh ta tới nhà thầy bàn chuyện vượt biên như đã ăn ý quen đâu từ trước rồi. Anh ta nói có một chủ ghe ở Bãi Giá (cách tỉnh Sóc Trăng khỏang 12km) muốn cho vợ chồng thằng con lấy ghe đi (chiếc ghe đánh cá chỉ đủ nuôi gia đình nên rất nhỏ, bề dài khỏang mười một thước, bề ngang hai thước rưởi) nhưng với điều kiện để lại cho ông ta 25 cây vàng dưỡng già. Và bây giờ thằng con chủ ghe đang nhờ anh ta kiếm mối gom vàng. Chỉ đơn giản như vậy . Còn chuyện xăng dầu, nước nôi hải bàn, hay gì gì khác thì để anh ta lo.
Thầy Thanh trời sinh có cái tính lạc quan, dễ tin người, không hề biết dè dặt đề phòng ai cả, mà hình như những người như vậy thì luôn được quý nhân phù hộ hay sao không biết. Có nhiều chuyện xảy ra chung quanh thầy đều là điềm hung nhưng khi tới gần thầy thì tự nhiên đổi hướng, chuyển bại thành thắng. Trong trường hợp này, nếu như bị công an gài bẫy thì làm sao thầy chối tội cho được. Hơn thế nữa, khi mọi dự tính sắp đặt xong xuôi, thầy công khai phơi chanh đường và cơm nguội để làm lương khô cho chuyến đi sắp tới, hàng xóm chung quanh ai cũng biết thầy chuẩn bị vượt biên, càng đáng nói hơn nữa là nhà thầy lại nằm cạnh bên Ty công an, thằng công an nào đứng trên sân thượng nhìn qua cũng có thể chạy qua nắm đầu bắt quả tang chứng cớ rành rành. Vậy mà không hiểu cái gì đã che mắt bọn chúng làm cho bọn chúng phớt lờ như không biết không hay. Quả thật lạ lùng!
Cuối cùng ngày khởi hành cũng đến. Gia đình thầy gồm hai vợ chồng với đứa con gái mới lên 5 và thằng em vợ 12 tuổi cải trang như những người nhà quê lam lủ chồng chất lên một chiếc Honda dame chở nhau qua chợ quận Bãi Xàu vào một buổi xế chiều (tên quận xuất xứ từ người Miên). Từ Bãi Xàu muốn ra Bãi Giá phải đi thêm một chặng đường lồi lõm rất xấu khỏang 6km nữa mới tới nơi. Thầy Thanh đã sắp đặt với thằng em chú bác của vợ khi gần tới điểm hẹn sẽ giao chiếc xe cho thằng em mang về. Còn gia đình thầy thì có người trong nhóm tổ chức đưa tới nhà ông chủ tàu chờ đêm xuống mới dẫn ra bãi.
Mười ba khá sáng trăng đêm
Công an đâu nghĩ có màn vượt biên
Đêm ấy có đám diễn viên
Công an mê mẩn bỏ phiên canh phòng
Thời may đêm đó có một đám văn công về chợ quận hát hò trình diễn nên đám công an biên phòng mải mê vui chơi, lơ là việc canh gác rất thuận lợi cho việc băng đồng lội ruộng dẫn đường ra bãi hẹn. Thầy Thanh tay dắt vợ, lưng cỏng đứa con, thằng em chạy lúp xúp theo sau. Cô Thanh từ nhỏ tới lớn chưa từng biết thò chân xuống ruộng nên đi rất khó khăn, trợt lên trợt xuống một hồi rồi mất dép luôn, phải chạy chân không, vừa nhờm gớm, vừa bị gai đâm, miểng chai xóc nhức nhối vô cùng mà cũng không thể dừng lại, rán cà nhắc nhắm mắt chạy bừa theo cho kịp với những người trước, hơn một giờ sau mới ra tới bãi.
Đợi khi con nước hết ròng
Cho tàu vào bãi tài công rước người
Lương khô, nước uống, xăng dầu
Lôi từ bụi rậm chuyền vào khoang ghe
Thế rồi tách bến lui ghe
Nhổ neo xả máy hướng về biển đông
Từ đây thành kẻ lưu vong
Quê hương mờ khuất dần trong mắt nhìn
Đám người vượt biên khỏang vài chục người (không biết chính xác là bao nhiêu và cũng không ai biết ai, vì khách đi chỉ biết người trung gian mà thôi) khi ra tới bãi thì nhằm lúc con nước đang ròng, tàu không thể cặp vào rước người được cho nên cả đám phải ẩn mình vào trong các lùm cây bụi rậm (nơi mà người tổ chức đã dấu xăng dầu và nước uống từ mấy ngày trước) chờ nước lớn. Khỏang hai giờ sau thì nước mới dâng cao, lập tức anh tài công nổ máy chạy sát vào bờ. Mỗi người một tay phụ nhau chuyền những thùng dầu, nước và lương khô vào khoang tàu, tiếp theo là phụ nữ và em bé rồi cuối cùng là bọn đàn ông thanh niên. Xong xuôi anh tài công lui ghe rời bến xả hết tốc lực nhắm hướng đông trực chỉ.
Cuộc hải trình chỉ mới bắt đầu, chưa biết hung kiết thế nào nhưng mọi người trên tàu đã vội vui mừng nói cười ầm ĩ khiến một người trong đám phải la lên “Trời ơi!, đi vượt biên mà làm như đi du lịch vậy, đừng có mừng sớm cha nội, đợi ra tới hải phận quốc tế cho chắc ăn rồi hãy mừng”. Nhưng người nào cũng hừng chí phấn khởi, húyt gió um sùm. Hạ sĩ Trần Quý reo lên “Huy hòang rồi, huy hòang rồi anh em ơi! Thầy Thanh cất tiếng hát vang bài Ra khơi:
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra khơi
Anh em ơi! xin chớ đừng dừng tay bơi
Một ngày nào ra khơi
Một ngày nào anh em còn đang xông lướt bên trời
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra xa
Anh em ơi! sông núi kìa kìa bao la
Một ngày nào ra đi
Đừng buồn vì phân ly đòan ta xa vắng quê nhà…
Mấy anh em còn phụ họa theo “Khoan khoan hò khoan” nữa chớ. Thiệt đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Tàu chạy được một hồi lâu êm thắm, không thấy tàu công an nào rượt theo, mọi người càng yên chí. Các chị em phụ nữ không có phận sự gì thì dựa vào nhau nhắm mắt thiêm thiếp. Còn đàn ông trai tráng thay phiên nhau tốp thì ngủ, tốp thì thức nói chuyện tào lao cổ võ tinh thần anh tài công chánh cho anh ta tỉnh ngủ trong lúc anh tài công phụ đi kiếm chỗ nghỉ lưng nhắm mắt một hồi. Đến nửa đêm, chị Cẩm, vợ anh tài công chánh (đang mang thai bốn năm tháng gì đó) bỗng thức giấc bò dậy nói với chồng chị là chị vừa nằm mơ thấy một bà mặc tòan trắng hiện ra báo cho biết là trong tàu mình đi có hai mươi chín người, tính luôn hai đứa nhỏ. Bà bảo hãy đốt nhang cầu nguyện thì bà sẽ phù hộ cho đi tới bờ bình an. Chị lại nói rằng đêm qua lúc còn ở nhà, chị cũng đã chiêm bao y chang như vậy nhưng chưa có dịp kể với ai. Hạ sĩ Trần Quý nghe thế vội chui xuống khoang tàu đếm đầu người rồi trở lên báo cáo với thầy Thanh là đúng thật hai mươi bảy người lớn và hai đứa con nít, một là con của anh ta và một đứa là con gái thầy Thanh. Thầy vội nói với chị Cẩm đem nhang đèn ra đốt và khấn vái, cầu xin bà áo trắng cho được thuận buồm xuôi gió tới bờ.
Lâm râm khấn nguyện cầu xin
Ơn trên ban phúc an bình đến nơi
Lênh đênh giữa chốn biển khơi
Mênh mông trời nước biết nơi đâu bờ
Cầu xin sóng lặng như tờ
Thuận buồm xuôi gió đến bờ tự do
Cầu xin sẽ được ban cho
Giữa khuya linh ứng trong mơ gặp bà
Uy linh áo trắng ngọc ngà
Bà truyền bảo đốt cho bà nén hương
Bà sẽ phù hộ trên đường
Bình an cho kẻ hiền lương tới bờ
Tàu này hai đứa trẻ thơ
Vị chi tất cả hai mươi chín người
Không tin cứ đếm thử coi
Quả thật hai mươi chín người đúng bon
Vội vàng thắp nén nhang thơm
Hương trầm khói tỏa kính dâng lên bà
Bất cứ một ai, khi trong lòng đã có một niềm tin mãnh liệt ở đấng thiêng liêng thì hình như người ta không còn cảm thấy sợ hãi một điều gì nữa cả. Mặc dù đang lênh đênh giữa biển cả thăm thẳm bao la không thấy đâu là phương hướng bến bờ nhưng mọi người đều tin chắc rằng mình sẽ được bà áo trắng độ trì vượt qua mọi tai biến trên bước đường tị nạn. Luôn ba ngày liên tiếp, trời quang mây tạnh, nước xanh biêng biếc, sóng lặng gió êm, cá dolphin lội dọc theo hai bên thành tàu như hai đòan quân hộ vệ. Cô Thanh có cảm tưởng như đang ngồi trên du thuyền, thỉnh thỏang thọc tay xuống biển nghịch nước và nhúng cái khăn lau mặt cho con. Trưa ngày thứ ba thì đòan người vượt biển gặp giàn khoan dầu của Mã Lai. Anh tài công bỏ neo dừng lại, thầy Thanh đứng ở đầu tàu ngước lên kêu gọi cầu cứu , xin tiếp tế nước, lương thực và hỏi thăm đường tới Mã Lai còn bao xa nữa. Những người trên giàn khoan nhìn xuống chiếc tàu bé xíu trông giống như đồ chơi trẻ con đều lắc đầu thương hại cho những kẻ khốn cùng điếc không sợ súng, dù biết thập tử nhứt sanh nhưng vẫn cứ liều mạng đi tìm cái sống trong cái chết. Họ cho biết muốn đi Mã Lai thì đi về hướng bên phải khỏang một ngày một đêm nữa sẽ tới. Rồi họ thả xuống cho một mớ bánh ngọt, nước uống, sữa tươi và một ít trái cây cho đám thuyền nhân đủ cầm cự trong hai ngày . Con tàu bé nhỏ mong manh lại tiếp tục cuộc hải trình tiến về hướng Mã Lai với niềm phấn khởi hy vọng chứa chan.
Đến khỏang hai giờ chiều, bỗng đâu trời chuyển màu âm u, mây đen từ đâu kéo tới che kín mặt trời làm đen ngòm cả một vùng biển mênh mông. Mưa lác đác rồi giông gió nổi lên cuốn theo từng cơn sóng dữ. Lúc đầu sóng còn nhấp nhô như đùa giỡn với con tàu, dần dần bỗng nổi cơn thịnh nộ dâng cao, ngọn sóng bạc đầu chụp phủ lấy con tàu khiến nó quay mòng mòng trồi lên hụp xuống nhừ tử mấy lần súyt chìm. Tử thần như lảng vảng đâu đây. Anh tài công rán chịu trận, cầm cự tay lái thật chặt trong lúc mọi người lâm râm khấn nguyện với bà áo trắng, cầu xin bà che chở, xua tan đi bao hung hiểm trùng trùng. Trong phút giây thập tử nhứt sinh đó, cô Thanh chợt nghiệm ra rằng sinh mạng con người là do trời ban, thôi thì cứ giao phó xác hồn cho trời đất. Trời thương thì nhờ, không thương thì chịu. Con người không thể nào cãi được phần số một khi trời đã muốn lấy lại. Do đó cô không cảm thấy lo sợ bao nhiêu, dẫu sao khi quyết định ra đi thì ai cũng đã nghĩ đến trường hợp xấu nhứt và chấp nhận chết là cùng.
Gần hai tiếng đồng hồ sau, bão tố bắt đầu lắng dịu, con tàu mới lấy lại được thăng bằng tiếp tục chẻ sóng. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm thầm tạ ơn bà áo trắng linh thiêng. Đến lúc này mọi người mới cảm thấy đói cồn cào, giục nhau vét gạo nấu cơm chia nhau mỗi người một miếng lót dạ. Đêm ấy trời lại trong, vầng trăng an bình mười sáu tỏa sáng vằng vặc cho đại dương bao la một vẻ đẹp huyền ảo thần kỳ. Sáng hôm sau, đúng như câu “sau cơn mưa trời lại sáng” khi mặt trời lên cao khỏi mặt nước biển, đòan người tị nạn đã thấy bóng đất liền xa xa. Anh tài công cho mũi tàu tiến về hướng đó và khỏang nửa giờ sau thì tới một trại lính.
Trên bờ, hai chú lính thấy tàu lạ xuất hiện liền xua tay ra dấu đuổi đi và lăm le họng súng như đe dọa. Nhưng hạ sĩ Trần Quý và thầy Thanh đã lội đến sát bờ lên tiếng cho họ biết mình là thuyền nhân tị nạn, cần họ giúp đỡ. Lúc đầu họ nạt nộ, quyết liệt đuổi xô nhưng một lát sau, một ông tướng tá oai vệ có vẻ là người lãnh đạo nghe ồn ào giằng co bên ngòai đã bước ra dàn xếp. Ông ta tự giới thiệu là thiếu tá Yap, chỉ huy trưởng của đòan thủy quân lục chiến địa phận Kemaman này. Thầy Thanh trình bày hòan cảnh chung của anh em trong tàu và xin ông hướng dẫn gặp Cao ủy phụ trách vấn đề tị nạn. Thầy nói:
- Nếu chúng tôi không mất nước thì giờ này chúng tôi cũng như ông, an nhiên tự tại trên quê hương mình chớ đâu cần phải nổi trôi phiêu bạt, liều chết đi tìm tự do ở xứ người. Đất nước ông đã may mắn không bị chiến tranh thì xin ông rộng lòng chia sớt cái may mắn đó bằng cách cứu vớt những kẻ bất hạnh lỡ đường như chúng tôi. Đường dài trăm dặm, chúng tôi đã tận sức đi được chín mươi, mười dặm còn lại là tùy thuộc vào lòng tốt của ông. Xin hãy đưa giúp chúng tôi đi nốt chặng đường còn lại.
Ông thiếu tá suy nghĩ một chút rồi nói rằng:
- Từ bao tháng qua, đã có rất nhiều con tàu tị nạn trôi giạt vào đây nhưng lần nào tôi cũng buộc lòng cho lính kéo ra theo lệnh chính phủ, nếu không đi thì chúng tôi sẽ bắn, nhưng hôm nay không biết sao tôi lại thấy mình bị lay chuyển, thuyết phục, hình như có một sự vô hình nào đó thúc giục tôi phải tiếp nhận các anh. Thôi được, anh hãy gọi hết đồng bào của anh lên bờ nghỉ ngơi, tôi sẽ liên lạc với Hội Hồng Nguyệt Mã Lai (Red Crescent Society) đến đây giải quyết trường hợp của các anh.
Ông thiếu tá bảo lính đem mấy thùng mì gói và nước ra cho mọi người ăn trưa. Sau đó, ông về phòng làm việc gọi máy cho Hội Hồng Nguyệt. Sau bốn ngày ngồi bó gối dưới khoang tàu, hôm nay được thỏai mái đi đi lại lại trên bờ và ăn uống khoan thai, mọi người đều cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng từ thể xác đến tinh thần. Dù chưa biết bước kế tiếp sẽ như thế nào nhưng trước mắt là họ đã hòan tòan thóat khỏi xích xiềng cộng sản, hòan tòan cầm chắc sự tự do mà họ đã đổi lấy mạng sống đi tìm. Đến xế chiều, bên ngòai trại lính có một chiếc xe bus dài và to với huy hiệu Trăng lưỡi liềm đỏ đổ lại. Ông thiếu tá cho gọi đòan người tị nạn ra bàn giao họ cho nhân viên của hội và chúc họ may mắn trên đường định cư. Thầy Thanh thay mặt mọi người chấp tay cám ơn thiếu tá Yap nói rằng:
- Ơn đức của ông chúng tôi xin ghi nhớ mãi. Tiền rừng bạc biển ai rồi cũng sẽ hết, chỉ có thi ân bố đức, giúp người họan nạn mới là phương cách đầu tư, tích phước trường tồn. Nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho gia đình ông.
Khi lên xe bus, nhân viên của hội cho biết là bọn họ sẽ được đưa đến trại chuyển tiếp Marran ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau sẽ xuống tàu qua đảo tị nạn Pulau Bidong ở đó trong thời gian chờ Cao Ủy cứu xét cho đi định cư ở đệ tam quốc gia. Như vậy là mục đích của họ đến giai đọan này coi như đã thành công được hai phần ba. Những ngày sắp tới sẽ là những ngày “dưỡng quân” trước khi được chính thức định cư để làm lại cuộc đời.
Bà là Đức Mẹ Maria
Quan Âm Bồ Tát hay bà là ai?
Ơn thiêng liêng ấy muôn đời
Bà tiên áo trắng rạng ngời trong tim
Chuyến vượt biển của gia đình thầy Thanh quả là một chuyến đi suông sẻ an lành hiếm thấy từ lúc khởi đầu cho đến khi tới bến. Không bị đói khát , không bị chết máy bể tàu, không bị cướp biển, sóng gió cấp tám cũng lặng lẽ rút lui sau một hồi hòanh hành đe dọa. Không biết đó có phải là nhờ vào đức tin tuyệt đối ở đấng thiêng liêng hay không. Nhưng nếu nói nhờ vào đức tin thì những thuyền nhân khác cũng có thừa đức tin như vậy. Vậy thì tại sao có biết bao vạn người đã bỏ mình chết oan trên biển cả, nuốt hận ngàn thu? Hay là phước ai người đó nấy hưởng? Vấn đề thiêng liêng thì có lẽ chỉ có đấng thiêng liêng mới giải thích được mà thôi. Còn đối với người phàm như chúng ta thì chỉ biết cầu nguyện và xin vâng.
- về cái khung xương khung sườn của xã hội đang bị lung lay. Chỉ 3 ngày sau, 10/30/2021, đã thành sự thật, nếu thành phố New York không giải quyết chuyện tiêm cô vịt, thì nó sẽ sụp đổ rất chóng. Hiện nay, tình trạng đang đi đến chỗ rất căng, bạn nhớ đón tin xem thành phố NY ra sao vào ngày 1/11 nhé. Nếu đây không phải là trận "đại hồng thủy" nhấn chìm New York City, thì nó là họa gì?
- về công sở của mình, những ông sếp rất lớn đã bắt đầu phản pháo vụ ép buộc tiêm cô vịt. Mình đã nghĩ vu vơ trong sở sẽ rạn nứt và số người bỏ việc rất cao, thi` bây giờ vết nứt đó đã bắt đầu, họ chia hai phe, chích v.s. chống.
mình đăng điển hình 1 thư để bạn hiểu tình hình như thế nào tại sở mình
Mình làm ở sở này cũng đủ lâu để học người ta về tinh thần đoàn kết làm việc. Trong sở tuyệt đối cấm nhân viên không được lợi dụng chuyện chính trị rao tin đả phá nhau, chuyện này từ trước đến nay chưa bao giờ xảy ra. Vậy mà vụ cưỡng ép tiêm cô vịt cô viếc này, sở mình đã bắt đầu có rất nhiều người không ngại chưởi thẳng qua thư được gửi đến 6000 nhân viên "Ép du 7 đần. Ép du. Ép du." Có nhiều ông còn chu't lịch sự thì ghi "Lets g0 .b.r.an.d.0.n." Nếu nay mai bạn thấy mình chưởi ép du 7 đần, thì điều đó cũng bình thường thôi. Dân bị dồn đến Bước Đường Cùng rồi, mồi đã bắt lửa và nó sẽ lan ra rất nhanh.
Mời Quý khách bấm lên twitter để xem
New York City Workers Protesting Mandate...
'On November 1st Theres Gonna Be A Crisis In This City... A Manufactured Crisis'
Quang xuống xe rồi vào một cái nhà ở đầu phố để hỏi thăm đường đi Bản Lang và để thuê ngựa. Người cho thuê ngựa hỏi:
- Ông vào nhà ai trong đó?
- Vào nhà ông Vi Văn Hoài. Đường vào đấy có xa lắm không?
- Độ mười cây số thôi. Nhưng ông phải đi ngay kẻo trời tối mất. Để tôi lấy con ngựa thật khỏe ông đi cho chóng. Ông vào trong ông Hoài thì tôi không cần cho người đi theo dắt ngựa về, khi nào ra, ông đem ngựa lại trả tôi cũng được.
Rồi người cho thuê ngựa chỉ tay về phía một con đường lên dốc, bảo Quang:
- Ông cứ đi theo con đường đó. Đến một cái chùa đã đổ nát, thì ông rẽ sang bên tay phải, rồi đi thẳng, khi nào đến một cái cầu gỗ là đến Bản Lang.
Lên hết chỗ dốc, Quang cho ngựa chạy phóng để kịp đến trước khi tối trời.
° ° °
Đi vài cây số gặp một cái chùa đổ nát, chàng theo lời người cho thuê ngựa rẽ về bên tay phải, rồi lại cho ngựa phóng. Nhưng đi được ít lâu, chàng có cảm cái tưởng là lạ rằng con đường đương theo không phải là đường về Bản Lang, tuy chưa lần nào chàng về Bản Lang cả. Chàng tự cho mình nghĩ thế là vô lý, rồi cứ cắm đầu quất ngựa.
Đi đã lâu lắm, đáng lẽ phải tới nơi rồi, mà vẫn chưa thấy cái cầu gỗ. Chàng nhìn ra không có một cái nhà nào để có thể hỏi thăm được. Chung quanh chỉ toàn rừng già; những cây cao vót, ngọn nghiêng ngả, rào rào trước ngọn gió chiều vừa bắt đầu nổi lên. Chàng thấy rợn rợn, sợ hãi trước cảnh non cao rừng cả, nhưng vẫn quất ngựa cho phóng nước đại, tiến lên.
Đường thấy khó đi dần. Hai bên toàn một thứ cỏ cao, hoa trắng như bạc, lá nhọn và sắc. Sương chiều dần dần tỏa xuống, Quang phải cho ngựa đi từ từ, vì cách năm thước không nom thấy rõ đường.
Bỗng chàng ghì ngựa lại, lắng tai, mừng rỡ. Trong sương, chàng vừa nghe rõ có tiếng người, tiếng thanh thanh của một người con gái:
- Có ai cưỡi ngựa trắng đi trên đường. Quang cất tiếng hỏi:
- Ai đấy?
Thấy có tiếng động ở sau lưng, Quang quay nhìn lại. Một người con gái Thổ vai gánh hai cái giỏ, đi với một đứa bé con tiến đến phía chàng.
- Đến Bản Lang còn xa không, cô?
Quang vừa hỏi vừa nhìn cô gái Thổ và để ý đến nước da trắng và đôi mắt đen của cô bé. Chàng lấy làm lạ rằng cái sợ hãi lúc nãy đã biến đâu mất và tủi thẹn rằng mình được yên tâm như thế là nhờ ở một cô con gái yếu ớt.
Quang nhắc lại câu hỏi:
- Đến Bản Lang còn xa không, cô?
Người con gái thản nhiên đáp:
- Ông đi nhầm đường rồi.
Quang buột mồm kêu:
- Bây giờ làm thế nào?
Chàng toan quay ngựa thì cô gái Thổ như đoán được ý chàng, nói:
- Ông không quay về được nữa đâu.
- Nhưng mà đêm nay có trăng.
- Có trăng, nhưng nhiều sương không nom thấy rõ đường.
Thấy Quang lưỡng lự, cô gái Thổ nói tiếp:
- Vả lại ông phải đi qua một cái rừng có nhiều hổ.
Cô con gái quay lại vẫy đứa em:
- Chúng mình về đi thôi, kẻo ở nhà mong.
Quang không muốn quay lại nữa, hỏi cô bé:
- Nhà cô ở gần hay xa?
- Gần đây.
- Tôi muốn về nhà cô có được không?
Cô gái Thổ vừa đi vừa nói:
- Ông cứ về.
Quang nhảy xuống ngựa, rồi yên lặng rẽ cỏ đi theo hai chị em cô Thổ.
Chàng tưởng mình đi trong một thế giới huyền ảo vì chung quanh chàng chỉ có một màu sương trắng mờ dưới ánh trăng.
Đi khỏi mấy khóm cây, bỗng chàng nghe thấy một tiếng gì ở xa, ồn ào như tiếng họp chợ.
- Tiếng gì thế cô?
- Tiếng thác. Thác Linh Hai ở gần nhà em.
° ° °
Vì trời không lạnh lắm, nên Quang bảo cô gái Thổ cho mượn cái chiếu để chàng nằm ngủ ngoài sân sàn. Chàng vừa ăn cơm no, và uống ít rượu nên thấy trong người dễ chịu, khoan khoái. Bữa cơm chỉ có một đĩa chả trứng và một bát canh măng mai, nhưng chàng ăn rất ngon miệng; xưa nay chàng không thích rượu, mà bữa cơm ấy chàng cũng uống nổi hai chén, vì rượu đó chàng thấy có một hương riêng phảng phất như hương lan. Cha mẹ cô gái Thổ đối với chàng rất là ân cần. Chàng mừng rằng lỡ đường lại gặp được một gia đình tử tế như vậy, và nhất là được gặp một cô gái Thổ xinh đẹp. Chàng mỉm cười, sung sướng, đánh diêm châm thuốc lá hút và đợi cô gái Thổ mang chiếu ra để được nhìn lại nét mặt cô dưới bóng trăng. Giải chiếu xong, chàng nằm một lát rồi ngủ thiếp đi.
Lúc Quang sực tỉnh thì trăng đã lên cao, sương đã tan hết. Trời trong lắm, nên những ngọn núi trông như ở sát ngay cạnh nhà, mấy giải rừng đen trên ngọn núi in rõ nền trời đầy sao.
Nghe có tiếng dệt vải sau nhà, Quang tìm đến chỗ dệt vải định xin nước uống và nhất là để gặp mặt cô gái Thổ, vì chàng chắc rằng chính cô đương ngồi dệt vải.
Cô gái Thổ ngừng thoi, mỉm cười, nhìn Quang hỏi:
- Ông chưa đi ngủ?
Quang hỏi lại:
- Thế cô cũng chưa đi ngủ.
- Em còn dệt vải.
- Còn tôi thì khát nước, nên không ngủ được.
Cô gái Thổ lại cúi xuống bắt đầu dệt.
- Ông ra suối mà uống.
- Tôi sợ lắm, sợ hổ nó ăn thịt.
Cô gái Thổ bật cười. Quang thấy hết cả ngượng nghịu, chàng tiến lại đứng sát bên khung dệt, hỏi:
- Tên cô em là gì?
- Tên em là Sao.
Quang mỉm cười nói:
- Thảo nào mà cô đẹp như sao trên trời.
Cô Sao ngây thơ đáp:
- Em chẳng đẹp.
Nhưng câu đó cô ta nói bằng một thứ giọng cố làm ra nũng nịu, và vừa nói vừa đưa mắt nhìn Quang một cách tinh nghịch.
Bỗng Quang thấy thoảng qua một cơn gió thơm ngát mùi hoa, và ngay lúc đó Quang nhận thấy nét mặt cô gái Thổ tươi lên bội phần. Nàng nói:
- Nửa đêm rồi.
Quang lấy đồng hồ xem thì kim chỉ đúng mười hai giờ. Chàng ngạc nhiên hỏi:
- Sao cô biết đúng thế?
- Vì hoa lan nở. Ông không ngửi thấy mùi thơm à?
- Có, nhưng mà lan gì vậy?
- Hoa lan rừng, nở đúng nửa đêm.
Cô Sao đặt thoi xuống, rồi nhìn thẳng vào mặt Quang, nói:
- Ông có đi chơi rừng không... đi xem lan nở, và nhân tiện em đưa ông ra suối uống nước.
Quang thấy một cô gái rủ mình đi chơi rừng đêm, lấy làm ngạc nhiên vô cùng, song chàng nghĩ rằng người đường rừng có tính tự nhiên, chất phác, nên sự đó, họ cho là thường chăng.
Quang để cô Thổ đi trước mình một ít. Qua mấy thửa ruộng ngô non, hai người đến một cái khe suối, nước chảy lấp lánh như bạc sau những ngọn cỏ đen.
Quang hỏi:
- Nước này uống có sợ sốt rét không cô?
- Không sao. Ngày nào em cũng uống. Anh trông người em tươi tắn thế này thì đủ biết.
Quang bạo dạn tiến lên trước rồi quay lại cúi nhìn vào tận mặt cô Thổ, mỉm cười nói đùa:
- Thử xem mặt cô Sao có tươi tắn thật không nào.
Chàng đứng lặng nhìn không chớp mắt: mầu da cô Thổ dưới bóng trăng, chàng trông trắng mát như mầu một cành hoa phong lan và đôi mắt đen phảng phất như hai chấm đen trên cành hoa. Bỗng Quang thấy một thứ hương thơm thoảng qua, cũng một thứ hương thơm như ban nãy.
Cô Sao nói:
- ở bên suối đây có một cây lan. Cây này ít khi có hoa lắm. Nếu có thì chỉ nở một cái hoa là cùng. Ông muốn xem?
Quang lấy làm lạ; chàng vừa ví mặt cô Thổ với hoa lan thì cô ấy đột nhiên nói đến hoa lan như đã đọc được ý nghĩ của chàng.
Nhìn theo phía ngón tay trỏ của cô Thổ, Quang thấy một bông hoa trắng na ná như một bông huệ to, nhưng hai cành phía trên có hai chấm đen như mực. Thật là một thứ hoa lạ, chàng chưa được thấy bao giờ.
Quang tiến lên toan ngắt, thì cô Thổ vẻ mặt sợ hãi giơ hai tay giữ lấy tay Quang:
- Em xin ông. Chỉ có mỗi một cây này gần nhà, em quý lắm. Chốc nữa vào rừng vô số, ông tha hồ bẻ... Ông uống nước, rồi ta đi.
Quang cúi rạp xuống mặt suối uống nước và tưởng mình lúc đó như một con hổ đương uống bóng trăng.
Lúc ngửng lên, chàng để ý đến một vật gì trăng trắng ở giữa dòng suối. Nhìn kỹ thì là một hòn đá. Hòn đá ấy, kỳ dị thay, Quang thấy phảng phất giống hình một cái vai của một người con gái trắng trẻo nằm dưới làn nước. Chàng bảo cô Thổ:
- Trông hòn đá như vai người con gái, cô Sao ạ.
Cô Thổ cười bảo đùa Quang:
- Sao ông không đánh thức cô ta dậy để cùng vào rừng chơi... Nhưng mà cô ta còn mải tắm, chúng mình đi thôi.
Chữ "chúng mình" Quang thấy cô Thổ nói một cách thân mật, âu yếm. Lúc đó chàng cũng bắt đầu coi cô Thổ như một người tình nhân quen biết đã từ lâu. Chàng nắm lấy tay cô Thổ, nói:
- Chúng mình cùng nhẩy qua suối nào.
Lúc qua bên kia bờ suối, Quang hỏi cô bạn:
- Sao tay em lạnh thế em?
- Lúc nãy em vừa rửa tay ở nước suối.
Quang không để ý nên không biết là cô Thổ vừa nói dối chàng.
Hai người đi qua một bãi cỏ, rồi vào một cái rừng thưa. Bóng cành cây in trên đất, trên áo hai người lại càng tăng vẻ sáng của đêm trăng. Cô Thổ nói:
- Qua một cái rừng nữa thì đến chỗ lan nở.
Hai người đi vào bóng tối đen của rừng già. Quang có cảm tưởng như người vừa ở ngoài nắng vào trong rợp, chàng hơi sợ, nắm chặt lấy tay cô Thổ.
Đi khỏi một cái dốc, chàng thấy hiện ra ở trước mặt một mảng trắng xóa dưới bóng trăng.
- Rừng lan.
Cô Sao mừng rỡ vừa nói vừa kéo tay Quang chạy vào trong đám hoa. Hương thơm ngát, Quang thấy đầu óc choáng váng; chàng mơ màng thấy cô Thổ kéo mình ngồi xuống giữa rừng lan. Chàng lắc đầu dụi mắt để cố nhìn cho rõ, nhưng không thể được. Trong lúc bàng hoàng, chàng thấy hình như tất cả những bông hoa trong rừng đều ngả cả về phía chàng, những bông hoa mềm và mát rung rinh bên má chàng như mơn man, ve vuốt...
... Lúc chàng mở mắt ra chàng thấy mình nằm ở trên cỏ, chung quanh chỗ nằm, những bông lan đều ngả dẹp xuống đất. Chàng thấy có bóng đen che khuất ánh trăng, liền quay đầu nhìn lại: cô Thổ đứng bên cạnh chàng, tay cầm bó lá to, mỉm cười:
- Sao ông ngủ say thế. Em đánh thức mãi, ông mới tỉnh.
Quang ngạc nhiên:
- Tôi vừa ngủ? Thế mà tôi không biết đấy.
Ngẫm nghĩ một lát, chàng nói tiếp:
- Có lẽ không phải tôi ngủ đâu, vì say hương lan, nên thiếp đi một lúc đấy.
Quang nhìn cô Thổ một lúc rồi trong lòng sinh ra một mối nghi: hay cô con gái này không phải là người. Chàng vừa sợ vừa hỏi:
- Sao đầu tóc cô rối bời thế?
- Vì em phải chui qua bụi rậm để bẻ trộm ngô.
Cô Thổ vứt xuống bên cạnh Quang một bó ngô.
- Ông có diêm không để nướng ngô ăn?
- Không, tôi không mang diêm theo.
- Thế thì đi về đi, ông đi. Về nhà ăn ngô, em đói lắm.
Nghe tiếng cô Thổ nói, và trông điệu bộ, Quang lại thấy hết cả nghi ngờ.
Lạ nhất là đêm khuya ở giữa rừng có mỗi một mình mình với một cô con gái yếu ớt mà chàng không thấy có cái ham muốn của một người con trai khi gần người con gái. Chàng lại có cảm tưởng mà chàng cho là vô lý là người con gái ấy đã thuộc về chàng rồi.
Cô Thổ bảo Quang:
- Bây giờ ông muốn hái hoa thì tha hồ hái. Em không cấm nữa đâu.
Quang đứng dậy thấy trong người mỏi mệt lạ thường. Chàng không thiết hái hoa nữa; chàng chỉ muốn về ngay vì không chịu nổi hương lan thơm một cách hắc quá.
- Về đi, cô Sao.
° ° °
Sáng hôm sau thức dậy, Quang nhìn phong cảnh chung quanh không thấy có vẻ huyền ảo như đêm qua nữa. Cô Thổ bưng ra một bát cháo nóng mời chàng một cách thân mật:
- Ông xơi cháo.
Quang đăm đăm nhìn cô Thổ. Dưới ánh sáng mặt trời, chàng thấy cô Thổ có cái vẻ đẹp hồng hào của một người con gái khỏe mạnh.
Ăn cháo xong Quang xin đi một cách vội vàng. Chàng chỉ mong đến nhà ông Vi Văn Hoài thu xếp cho chóng xong công việc, khi về chàng sẽ rẽ qua đây.
Quang nhìn cô Thổ:
- Đến mai xong công việc, đi qua đây tôi sẽ rẽ vào thăm cô.
Cô Thổ gật:
- Để em tiễn ông ra khỏi rừng, sợ ông lạc đường.
Quang dắt ngựa đi theo cô Thổ. Đi qua một cái suối, Quang hỏi:
- Hòn đá trắng đêm qua đâu mất rồi.
Cô Thổ đáp:
- ở về phía sau nhà em cơ. Rừng lan cũng ở về phía ấy.
Bỗng Quang thấy trước mặt sương dày đặc như khói. Cô Thổ bảo:
- Đây là khe núi, sáng nào cũng có sương. Phải quen đường mới đi qua được... Vì thế em mới phải tiễn ông ra tận đây.
Ra khỏi chỗ sương, Quang nhẩy lên ngựa từ biệt cô Thổ.
Ngựa đi được mươi bước, Quang quay đầu nhìn lại vẫn thấy cô Thổ đứng trong sương mù nhìn theo. Quang giơ tay nói to.
- Đến mai...
Lúc lên tới đường cái, Quang để ý đến hai cây chò lên cao vút như hai cái cột quét vôi trắng.
° ° °
Hôm trước, Quang đã lầm đường vì người cho thuê ngựa quên không nói rõ cho chàng biết rằng: dọc đường, trước khi đến cái chùa đổ, có một cái miếu cũng đổ nát.
Quang mới đến cái miếu đã rẽ về bên tay phải. Chàng không trách gì người cho thuê ngựa, vì sự lầm đường ấy đã cho chàng được biết một cảnh thú vị.
Chiều hôm sau ở nhà ông Hoài ra, chàng cho ngựa phóng hết sức mau, vì chàng nóng lòng được gặp mặt cô Thổ. Đến cái miếu đổ nát, chàng rẽ về tay trái, rồi cứ đi mãi vào trong. Gặp hai cây chò, chàng cho ngựa đi rẽ xuống. Chàng lần theo vết cũ, rẽ cỏ đi được ít lâu thì đến cái thung lũng có nhà cô Thổ. Chàng cho ngựa nhẩy qua cái suối hôm nọ, nhưng lúc ngửng lên nhìn thì, bỗng chàng biến sắc mặt, nắm chặt lấy dây cương, mắt mở to nhìn thẳng về phía trước: ở chỗ đất mà chàng chắc là có cái nhà của cô Thổ, thì không có cái nhà nào cả. Đấy chỉ là một bãi cỏ.
Chàng nghĩ mình lầm đường và cho rằng tại cảnh đường rừng phần nhiều hay giống nhau. Chàng tiến ngựa lên trên bãi cỏ không thấy một dấu vết gì có thể chứng rằng ở chỗ ấy mới hôm qua đây còn có người ở, còn có nhà cửa.
Chàng lắng tai nghe: xa xa có tiếng thác chảy. Chàng lẩm bẩm:
- Rõ tiếng thác Linh Hai!
Chàng cho ngựa xuống và đi men theo dòng suối. Bỗng chàng ghì cương ngựa lại: sau đám cỏ chàng trông thoáng thấy một vật trăng trắng. Chàng nhẩy xuống ngựa đến gần xem thì đó là một hòn đá trắng; chàng kinh ngạc thấy hòn đá đó trông phảng phất giống hòn đá gần nhà cô Thổ, nghĩa là cũng giống hình như một cái vai của một người con gái trắng trẻo nằm dưới làn nước.
Quang lúc đó tưởng mình đang mê ngủ. Chàng muốn định thần trí lại để cố nghĩ cho hiểu sự lạ lùng ấy, nhưng không thể được. Hòn đá chàng thấy như có vẻ sống và dưới ánh sáng mặt trời chàng trông rõ một tia đỏ chạy ngang hòn đá như một tia máu.
Chàng cúi xuống giơ hai tay múc nước để rửa mặt cho tỉnh. Nước suối lạnh làm chàng rùng cả mình mẩy. Bỗng chàng thấy - rõ ràng chàng thấy - bên cạnh bóng mặt chàng in xuống đáy nước có bóng mặt một người khác nữa, mặt một người con gái Thổ chàng trông phảng phất giống cô Sao.
Chàng rợn người, đứng thẳng lên, nhìn quay lại thì không có ai cả. Chỉ có con ngựa của chàng đứng sau đang rứt cỏ ăn. Thoảng thấy hương lan, chàng nhìn quanh quẩn. Lúc ngửng lên, chàng thấy ở ngay trên đầu có một bông lan, hoa trắng nuột, cành điểm hai chấm đen... Bông lan rừng.
Quang toan giơ tay hái bông hoa, nhưng có một nỗi sợ vô cớ làm ngừng tay chàng lại. Văng vẳng bên tai chàng tưởng như nghe thấy tiếng cô Sao nói với chàng đêm hôm trước:
- Em xin ông, chỉ có mỗi một cây này gần nhà, em quý lắm.
° ° °
Lúc ra đến ngoài đường cái, Quang đợi mãi mới gặp được một người Thổ kiếm củi đi qua. Chàng gọi lại hỏi:
- ở trong kia có nhà ai ở không?
Người Thổ đáp:
- Quanh đây không có nhà ai cả. Ai dám ở đây. Nhiều hổ lắm.
Quang bảo người Thổ lắng tai nghe tiếng thác rồi hỏi:
- Có phải thác Linh Hai đó không?
Người Thổ ngạc nhiên không hiểu:
- Thác Linh Hai? Linh Hai?... Không phải, đấy là thác Na Panh. ở khắp châu nầy không có thác Linh Hai.
° ° °
Mấy hôm sau, người cho thuê ngựa thấy Quang sáng nào cũng đến thuê ngựa rồi cứ chiều tối mới đem ngựa về trả.
Bẵng đi mấy tháng, người cho thuê ngựa lại thấy Quang đến, nhưng lần này chiều không thấy đem ngựa về. Ngày hôm sau cũng không thấy bóng ông khách thuê ngựa đâu. Nửa đêm nghe tiếng động ở cửa, người cho thuê ngựa đem đèn ra soi thì thấy con ngựa của mình đứng bên giậu, hục hặc tìm lối vào.
Trên lưng ngựa, yên còn đóng nguyên, mà người thuê không thấy đâu cả.
Những chiếc ghế trống chung quanh 7 đần, nghĩa là gì? Last Call nghĩa là gì? Nhìn cảnh tuyết rơi sấm chớp như thế có phải báo hiệu "mùa đông đen tối" đang đến không, trong khi mấy ngày nay 7 đần đang ở châu Âu?
Mời Quý khách bấm lên 2 twitter clips để xem
NEW - TIME cover photo shows empty chairs next to Biden in front of a post-apocalyptic doomsday scene after yesterday's warning from a dinosaur at the UN.pic.twitter.com/AZjpwXJVEG
Câu hỏi này theo tôi phải được bình chọn là câu hỏi khó trả lời nhất trong năm cho những người nội trợ tài tử hay “sếp cúc” bất đắc dĩ, như tôi chẳng hạn.
Tôi là người ghét nấu ăn nhất. Ghét kinh khủng. Có lẽ ngày xưa mỗi lần tôi tò tò xuống bếp, lúc thì xem Má nấu cơm, khi thì lom lom nhìn Má làm bánh, nấu chè, thế nào cũng bị Má khua đũa bếp bảo “đi, đi ra chỗ khác. Nơi này là bếp núc dành cho đàn bà con gái. Bộ tính làm mọi cho vợ hay sao mà chui xuống đây.” Tôi cười he he, dợm bước tránh chiếc đũa, tay không quên nhón một món gì đó bỏ vào mồm, nhai nhóp nha nhóp nhép, bụng khoan khoái lắm. Từ đó tôi mặc nhiên xem chuyện nấu nướng là chuyện của đàn bà, cánh mày râu không nên xuống bếp.
Sau này mấy chị và em tôi thay Má lo chuyện cơm nước trong nhà. Nhiệm vụ của tôi phải chẻ củi, gánh nước đổ đầy mấy cái lu. Chỉ vậy thôi mà tôi cứ than trời trách đất hoài. Ðến giờ cơm tôi mới vác mặt về. Lua cho căng bụng, tôi buông đũa, co giò dọt đi chơi chỗ khác. Chén bát hình như tự nhiên sạch sẽ chờ cho tới bữa ăn sau, chứ tôi chẳng bao giờ quan tâm tới ai sẽ là người lau chùi, dọn dẹp sau mỗi bữa ăn.
Qua tới Mỹ tôi vẫn cứ giữ cái tật đó. Nghĩa là ai đi chợ thì đi, ai nấu gì nấu, miễn sao cứ tới bữa là có món cho tôi ních là được. Lúc này tôi có khá hơn một chút rồi, ăn xong còn biết phụ bưng chén đũa cho vào bồn, lau được cái bàn. Còn ai muốn rửa thì cứ việc rửa, nếu không hãy để cho người hành tinh xuống lo, tôi không hề thắc mắc mảy may.
Ngày vui lúc nào cũng qua mau. Ngày tôi lấy vợ bỗng dưng đến. Sau ngày cưới tụi tôi ra riêng. Tía Má cho vợ chồng tôi một bao gạo, một thùng nước và một hộp muối. Tôi hiểu ông bà mong chúng tôi lúc nào cũng đầy đủ lương thực chính yếu cho cuộc sống mới.
Nhưng tôi lại diễu với vợ tôi là ông bà hiểu tính thằng con, cứ việc cho nó ăn cơm với muối, sau đó uống nước là no, khỏi mất công nấu nướng chi cho nhiều món, mệt! Vợ tôi hừ một tiếng, “Bây giờ tới phiên tui dạy ông, để coi ông còn hư nữa không cho biết.”
Tôi thương vợ tôi lắm, nên đi chợ tôi dành đẩy xe trong lúc vợ tôi giảng giải là con cá này sẽ nấu gì, miếng thịt này sẽ làm món chi, bó rau như thế nào là ngon để nấu canh, vân vân và vân vân. Tôi giỏng tai ra nghe hòng cố nhớ để sau này có dịp thực hành. Về đến nhà là vợ tôi bày biện ra nấu. Tôi phụ vợ tôi lặt rau, lăng xăng này nọ. Bữa cơm của gia đình riêng cũng ngon lành lắm. Ăn xong tôi phụ vợ rửa chén. Tôi rửa đi vợ tôi rửa lại. Cái vụ rửa chén chung là do tôi “sáng tác” từ lúc chưa cưới nhau, bây giờ phải ráng mà đeo đuổi, bụng cứ ca cẩm tại sao ốc chưa lo thân ốc mà còn làm cọc cho rêu!
Nhiều lần vợ để tôi thử làm bếp chính, tôi mới cám cảnh nỗi cực nhọc của việc nấu nướng như thế nào. Nào mắm nào muối, nào thịt nào cá, nào rau nào củ, tất cả mọi thứ rối tung lên, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu để có được tô canh hay dĩa thịt xào như mình từng được ăn qua. Vợ tôi hướng dẫn từng tý một, tôi mới vỡ lẽ ra nấu ăn là một nghệ thuật, là cả sự đam mê, giống như họa sĩ pha màu khi vẽ tranh vậy. Nhìn vợ tôi dùng món ăn do tôi nấu, tôi cứ thẩm tha thấp thỏm vì chả biết mình nấu có giống ai không! Vợ tôi có tính rất lạ, ngon khen, dở phê bình tận tình lắm. Vạn sự khởi đầu nan, (nhưng vạn nan là tôi sẽ khởi đầu… nản à nha!) tôi gia giảm theo cách vợ chỉ, cuối cùng thì cũng đâu vào đó.
Mấy đứa con lần lượt ra đời. Rồi chúng nó lần lượt lớn. Thời gian lần lượt trôi, tôi thành đầu bếp chính hồi nào cũng không biết. Nhất là những năm sau này khi gia đình tôi chuyển về Florida sinh sống, vợ tôi đi làm nhiều giờ hơn trước, tôi tới hãng sớm hơn xưa. Chiều về đến nhà quá nhiều thời gian rảnh rỗi, vợ sợ tôi hư trở lại nên trước khi đi làm thường để cho tôi một cái “list,” trong đó có những việc cần phải làm ngay trước khi vợ về. Hãi hùng nhất là việc phải nấu ăn. Thiệt đúng là ghét của nào trời trao của đó.
Một tuần lễ là tôi phải vật lộn với ông táo ít nhất là năm lần. Nào là nấu canh, chiên cá, ướp thịt, trộn rau, làm gỏi… Bữa cơm gia đình của tôi thường có hai món, món mặn hay món xào, và canh. Món nào tôi cũng kham được hết, nấu ngon (?)và lẹ nữa là đằng khác. Nhưng không hiểu tại sao kho thịt hay cá, tôi nấu dở cực kỳ. Có lẽ tôi không thích món kho nên tôi không chú tâm lắm, thành ra tôi nhường cho vợ tôi trị món này. Chưa kể cuối tuần không bún thì phở, không cháo thì bánh canh… Nói chung với những món ăn thường nhật thì tôi có thể chu toàn tươm tất, còn nấu thịnh soạn kiểu nhà hàng thì “Buồn ơi! Ta chào mi” liền.
Vừa làm bếp tôi vừa hay miên man nghĩ đến ngày xưa khi tôi còn sống với gia đình. Ngày đó nhà không có tủ lạnh nên phải đi chợ hàng ngày chứ không có trữ thực phẩm như bây giờ. Nấu nướng gì cũng phải dùng củi. Nhóm được bếp lửa cũng là kỳ công rồi. Chưa nói đến nấu sao cho chín nồi cơm cũng qua hai ba giai đoạn chờ cơm sôi, chắt nước, vần xuống tro than… sao mà nhiêu khê quá!
Cầm chén cơm nóng hổi, thơm ngát tôi nào có hay biết đó chính là nỗi nhọc nhằn, là tình thương của Má, của người thân gửi gấm vào đó. Nhất là vào những ngày mưa bão, củi lửa ẩm ướt, Má tôi, chị em tôi đã phải xoay xở như thế nào để có những bữa cơm ấm áp tình gia đình.
Ðưa đũa gắp thức ăn, chưa khi nào tôi nhớ đến bàn tay lựa từng con cá, chọn từng bó rau để làm nên bữa ăn hàng ngày vừa miệng, vừa bổ dưỡng dường ấy năm, cho tới khi tôi khôn lớn.
Càng nghĩ nhiều chừng nào thì một nỗi ân hận càng dâng lên trong lòng tôi nhiều chừng ấy. Ân hận vì mình đã vô tình, không một lần biết ơn với những sự thương yêu chiều chuộng như vậy.
Từ những ăn năn, dằn vặt đó, tôi hay kể cho con nghe chuyện ngày xưa ở quê nhà Nội và các cô chúng nó đảm đang chuyện nội trợ ra sao. Mỗi lần nấu ăn là tôi kêu hai thằng con tới gần. Tôi sai đứa này lấy giùm cái rỗ, đứa kia vo gạo nấu cơm. Tôi vừa làm vừa chỉ dẫn cho con biết cách thức nấu nướng, nêm nếm. Bếp núc xứ Mỹ này hầu hết nhà nào cũng đều tiện nghi, thực phẩm đầy đủ nên giúp ích cho người nội trợ rất nhiều. Nhưng nấu được một món ăn ngon miệng cần phải có một tấm lòng. Tôi muốn chúng nó hiểu được nỗi vất vả của người làm ra thức ăn. Ðồng thời tôi cũng mong sao con hiểu điều tôi truyền đạt, chuyện bếp núc không chỉ dành riêng cho phụ nữ, đàn ông vẫn phải gánh vác như thường. Vợ chồng trong nhà phải biết đỡ đần cho nhau, và biết nấu ăn là một trong những cách giữ gìn hạnh phúc.
Hạnh phúc ngời lên từ ánh mắt của vợ sau một này làm việc mệt nhọc, về đến nhà có cơm nóng canh sốt sẵn sàng.
Hạnh phúc từ những khuôn mặt rạng rỡ của con khi chúng giành nhau những món ăn mà chúng thích.
Hạnh phúc dâng lên trong tôi khi thấy gia đình quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Tôi thấy tôi là loài dây chùm gởi, leo lên cây hạnh phúc của chính gia đình tôi.
Số là tui có một cô bạn gái người gốc Bắc kỳ 9 nút, cô ta được Cha Mẹ đặt cho một cái tên cúng cơm rất đẹp, Đái thị Xinh Xinh, (bên nội của cô ta chính là họ hàng của nhà thơ Đái Đức Tuấn).
Ấy thế mà cô ta có được yên thân với lũ quỷ bạn học cùng lớp đâu.
Cô ta rất đau khổ vì cái tên Đái thị Xinh Xinh của mình trong suốt những năm tiểu học. Ngày nào cũng bị các bạn đem cái tên của cô ta ra trêu cợt để làm trò đùa, như là con Đái nầy, con Đái nọ, Đái mà xinh cái gì, con nhỏ nầy khai quá!...v.v...
Bẳng đi một thời gian, sau năm 1975, đám nhóc tì tụi tui năm xưa tình cờ gặp lại nhau tại Ca li ở tuổi thất tuần, trong số nầy cũng có mặt vợ chồng cô bạn học cũ, họ Đái tên Xinh Xinh năm xưa.
Hôm gặp nhau, bạn bè ai cũng vui vẻ giành nhau nhắc lại chuyện cũ, và đương nhiên phải có câu chuyện cô bạn họ Đái năm xưa....
Thiệt là “chạy Trời không khỏi nắng”, cô ta vừa cười, vừa thở, vừa than, rằng....
Cái số của Xinh nó không xinh chút nào, các bạn có biết không, sau khi được chồng bảo lãnh sang Mỹ đoàn tụ, sau đó mình thi đậu vô Quốc tịch, họ cho mình được đổi tên, Mình tính không đổi, nhưng tên của mình người Mỹ họ không phát âm nghe không rõ, cho nên mình quyết định thay tên Xinh Xinh thành một tên Mỹ, tên Cindy, và từ đó mình bắt đầu có tên mới, tên Cindy Đái .
Có một lần ngồi chờ nhận va li bị lạc tại phi trường, họ kêu tên mình mãi mà nào mình có hay biết chi!!!
- Có ai Xin Đi Đái không ? Ai là Xin Đi Đái ???
Thiệt là quỷ tha ma bắt cho mình, ở trong xứ đã khổ vì cái họ Đái, cho đến nửa thể kỷ sau, ra nước ngoài ngỡ rằng sau khi đổi tên sẽ được yên thân, ai dè lại phải gặp thêm cái nạn tên họ lần nữa... Cindy Đái, người Mỹ gốc Mít, một “nạn nhơn“ của cái vụ đặt tên.
Ông trong video so sánh Netherlands với Canada, nhưng xe đạp ở quê mình tại Hoa Kỳ cũng rất khó tìm loại xe đạp cổ đứng, thời cô vịt, cổ đứng cổ nằm gì tìm cũng không ra
Tại một số vùng của Hoa Kỳ, người ta đang chứng kiến một “Cuộc cách mạng năng lượng xanh”. Nhiều người so sánh “Cuộc cách mạng năng lượng xanh” này với cuộc “Đại nhảy vọt” ở Trung Quốc Đại Lục cách đây 60 năm. Cuộc “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã khiến hàng chục triệu người chết đói. Còn cuộc “Đại nhảy vọt” ở Hoa Kỳ liệu có để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy hay không, có lẽ không một ai có thể lường trước.
Ngày 20/7/1939 Đức Giáo hoàng đã chính thức tiếp kiến Nam phương Hoàng hậu, cùng vào bệ kiến Ngài với ông sứ thần Pháp, bà Charles Roux và các phu nhân khác, tại điện Vatican, thành La Mã.
Đức cha Nardone thư ký ban lễ nghi trong thánh thất ra tận sân đón mời Hoàng hậu. Có đội lính của thánh thất bồng súng chào.
Giáo hoàng tiếp kiến Nam Phương Hoàng hậu và các quan chức trong thư viện riêng của Ngài.
Cuộc hội đàm lâu trong nửa tiếng đồng hồ. Hoàng hậu khi vào bệ kiến Giáo hoàng mặc đại trào phục Hoàng hậu nước Nam
Hoàng hậu đã dâng Giá hoàng môt cây thánh giá bằng ngà nạm vàng và tấm ảnh chụp Thái tử và hai Công chúa.
Giáo hoàng có đặc tứ Hoàng hậu một chuỗi tràng hạt, hạt có nạm vàng
Sau khi giới thiệu các quan chức và các phu nhân tùy tòng với Giáo hoàng, Hoàng hậu từ biệt Giáo hoàng ra thăm Hồng Y giáo chủ Maglione, tổng thư ký tòa thánh.
Rồi Hoàng hậu đi thăm nhà thờ thánh thất.
Đức Hồng Y giáo chủ Maglione sau có đến tận nhà tu kín Saint Augustin, đáp lễ Hoàng hậu Nam Phương.
Sau hôm 20 Juillet, Đức Bảo Đại đã từ biệt Paris đi Cannes bằng ôto
Hoàng hậu Nam Phương còn lưu lại La Mã. Có lẽ thứ hai nầy thì ngài trở về Paris
Nguồn:
Tràng An báo, Số 439, 28 Tháng Bảy 1939
Vatican - The Empress of Annam received at Vatican - July 20, 1939
Papal Guest: Cardinal Maglione walking w/ Empress of Annam - S.M. Nam Phuong, dignitaries & others, escorted in hallway by Swiss Guards.