Wednesday, November 30, 2016

Mừng Giáng Sinh - Tình Yêu và Thanh Bình 1972 - Sơn Ca 3 - Reel




Mặt A


Mặt B



(sưu tầm từ internet)


Hà Nội Cổ Xưa - Phố Hàng Buồm


Từ lâu đời tại kinh đô Thăng Long, triều đình phong kiến đã qui định luật lệ cư trú và địa điểm cư trú cho người nước ngoài, chủ yếu là Hoa kiều, nơi đó là phường Diên Hưng. Phố người Hoa kiều này, sách Dư địa chí của  Nguyễn Trãi gọi là phường Đường Nhân (phố người Tàu) bán áo diệp. Đại Nam nhất thống chí gọi là phố Việt Đông. Như vậy Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của Hoa kiều; họ ở phố Việt Đông (nay là Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (Lãn Ông) rồi đến Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán mà Hà Khẩu - tên cũ là Giang Khẩu -  lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các địa phương, nên đã trở thành khu vực  cư trú chính của họ.

Phố Hàng Buồm, nơi sống tập trung của người Hoa tại Hà Nội, với cờ Quốc gia Việt Nam, cờ Pháp và cờ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Ảnh chụp khoảng sau năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập từng phần cho Quốc gia VN nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

Chắc chắn sự có mặt của Hoa thương ở Hàng Buồm rất sớm  và phố này bắt đầu thành một phố Tàu có lẽ từ thế kỷ thứ 19.

Phường Hà Khẩu khởi thuỷ là thôn xã Việt Nam, cư dân ở đây sát bên sông Nhị và trên bờ sông Tô Lịch hầu hết sống bằng nghề liên quan đến sông nước; người phố Hàng Buồm mua nhiều nguyên liệu cói của thuyền buôn Sơn Nam Hạ,  họ có nghề làm và bán các hàng cói đan như bị, giỏ, chiếu, buồm và một thứ mành mành buồm cũng đan bằng cói, có nẹp tre, những nhà có người mắc bệnh đậu mùa mua về che vào cửa.

Khi người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ (năm 1872), tên lái buôn Jean Dupuis đem lính thổ phỉ Cờ Vàng và lính Tàu Vân Nam ngang ngược vào Hà Nội làm việc buôn bán trái phép, thì Hàng Buồm đã đông nhà buôn Hoa Kiều, họ buôn bán lớn, đã có nhà Hội Quản. Nhiều tên lái buôn người Hoa bất chấp luật pháp của triều đình, lén lút cung cấp hàng hoá, lương thực cho Jean Dupuis;
rồi từ giao dịch trái phép  đến giúp đỡ làm gián điệp tiếp tay cho quân xâm lược. Đã thế quan lại Hà Nội lại dùng đám hoa thương làm chung gian để thương lượng với địch. Hội Quản Hàng Buồm là nơi gặp mặt của đại biểu hai bên.

Vì thế mà những năm biến động - 1873 và 1882 - Hà Nội trải mấy phen binh hoả, quân Pháp hai lần hạ thành trì, chúng đánh nhau với quân Cờ đen ngay trong thành phố Hà Nội sau vụ Cầu Giấy tháng 5/1882, các phố của người Việt Nam ít nhiều đều bị đốt phá cướp bóc, riêng chỉ có mấy phố của người Hoa Kiều vẫn được an toàn nguyên vẹn. Hoa kiều được quan Pháp bảo vệ để làm chỗ dựa, Hoa kiều được quân cơ đen nể nang vì cùng giống người Tàu; bọn giặc đứa nào muốn phá nhà cướp của cũng nhằm vào phố xá Việt Nam, ở đó dân chúng đã chạy loạn bỏ nhà về quê. Khu người Tàu ở Hàng Ngang - Hàng Buồm, vẫn giữ được cái cảnh đông vui ồn ào. Họ có cổng dựng chắc chắn ở đầu phố, có người canh gác ban đêm.

Những năm đầu thời kỳ tây mới đến Hà Nội, họ chưa xây dựng được gì, thì nhà Hội Quản Hàng Buồm thường được bọn quan chức Pháp mượn làm chỗ hội họp, tiếp tân khi có đại lễ;

Hoa thương lợi dụng tình hình chính trị và xã hội, làm giàu nhanh chóng; họ ở chật cả Hàng Buồm; họ biến Hàng Buồm thành một “phố khách”. Người Việt Nam gốc trong phố phải dọn nhà dần sang phố khác ở, nhượng lại cho Hoa kiều có nhiều điều kiện kinh tế hơn.


Phố Hàng Buồm có thể chia làm hai đoạn: đoạn đầu phía đông từ ngã tư Đào Duy Từ đến phố Tạ Hiện; đoạn sau ở đầu phía tây từ ngã ba Geraud đến Hàng Đường.

Đoạn đầu Hàng Buồm đa số  là nhà để ở hoặc đặt bàn giấy giao dịch của những hãng xuất nhập khẩu hàng Hương Cảng - Thượng Hải, hoặc kho chứa hàng, không có mấy nhà mở cửa hàng bán lẻ.

Tại đoạn phố Hàng Buồm này có nhà Hội Quản(Quảng Đông hội quán) số 22. Nhà đó làm từ đầu Gia Long 1830, kiến trúc Trung Hoa: gạch ngói màu, tường nóc trang trí hoa lá và tượng nhỏ. Trong hội quán có bàn thờ Quan Đế và Thiên Hậu, biểu thị tinh thần Hán tộc của những người bỏ nước đi ra ngoài kiếm ăn (Quan công tượng trưng cho lòng trung nghĩa và Thiên Hậu là một hoàng hậu cuối đời Tống chạy trốn giặc Mông)

Nói chung Hàng Buồm có rất ít gia đình Việt Nam mở cửa hiệu giao dịch và đại lý.

Đoạn Hàng Buồm từ nga ba Geraud(Tạ Hiện) trở xuống đến hết phố, giáp với Hàng  Đường - Hàng Ngang, thì dân phố gần như chỉ có Hoa kiều, người Việt Nam rất hiếm gia đình len được vào khu này. Đó là một đoạn phố buôn bán sầm uất, nhà nào cũng mở cửa hàng không to thì nhỏ.

Đoạn đầu phố phía Tây giáp Hàng Ngang có nhiều cửa hiệu Tàu chuyên bán thực phẩm và thuốc bào chế đông y; có những cửa hàng bán thịt quay và  có các cửa hàng bán hàng khô Trung Quốc.

Hàng Buồm có những hàng lớn nhập khẩu thuốc Bắc.

Ngoài các cửa hành ăn lớn bán đủ các loại món, phố Hàng Buồm còn có các hiệu cao lâu nhỏ làm ít món, nhưng đó lại là món ăn đặc biệt riêng nhà đó làm mới ngon.

Hàng Buồm còn có hai cửa hàng ăn của ngưiơì Việt xuất hiện  khoảng những năm cuối thập niên 30, bán cơm tám giò chả lòng lợn của người gốc làng ước Lễ (Hà Đông). Đó là cửa hàng nhỏ gần cuối phố; nhà Hanh Lợi (số 118) chỉ có hai, ba mét bề ngang cũng lát tường men trắng sạch sẽ không để mất vệ sinh như cao lâu Tàu.
Người Tàu sang ngụ cư ở nước ta nói chung - ở Hà Nội nói riêng - luôn luôn giữ đầy đủ đặc tính tập quán của họ, ít hoà lẫn với người bản xứ chung quanh. Họ sống trong vòng kép kín. Họ không kết hôn với người Việt Nam (phụ nữ Hoa không lấy chồng người Việt). Đa số khởi thuỷ là những anhTàu nghèo khó bỏ quê hương tha phương cầu thực sang nước ta; mới đầu đi làm công ít lương, rồi dành dụm có ít vốn và được đồng hương giúp đỡ, anh ta thành chủ hiệu nhỏ; anh ta có thể lấy một chị vợ Việt Nam - nói chung quá khứ không lấy gì làm đẹp lắm - vừa làm vợ vừa làm người làm công không lương cho anh ta. Có con thì con anh ta sẽ là người Tàu, vợ là ‘thím khách”. Con lớn lên nhiều khi bị đưa về Trung Quốc.

Chỗ nào có người Tàu  thì họ không bỏ một hoạt động sinh lợi nào. Riêng về Hàng Buồm ở Hà Nội, những năm quân Pháp mới đánh chiếm ổn định trật tự trong thành phố, khách trú ở đây đã thầu được ở chính quyền Pháp độc quyền nấu thuốc phiện. Hoa kiều Hàng Buồm còn thầu được cả việc mở sòng bạc công khai nộp thuế.

Hàng Buồm là phố người Tàu nên không thiếu gì tiệm hút thuốc phiện: tiệm sang ở trên gác nhà trông ra mặt phố, còn tiệm xoàng thì ở trong các phố nhỏ, các ngõ chung quanh. Hàng Buồm còn là nơi hành nghề của con hát Tàu kiếm ăn ở các đám tiệc lớn đặt ở cao lâu.

Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 không làm đổ vỡ cửa phố Hàng Buồm, vì đây là chỗ cư trú của người nước ngoài, ta không làm chiến hào mà Pháp cũng không đánh vào.


Phố Hàng Buồm ngày nay


Nguồn: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn

Hà Nội Cổ Xưa - Phố Bát Sứ




Phố Bát Sứ dài 192m, đi từ phố Hàng Vải đến phố Bát Đàn. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thanh, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.

Phố này trước đây chuyên bán các thứ bát, đĩa, ấm, chén bằng sứ nên lấy tên mặt hàng mà đặt có phố. Có một thời phố này còn bán các bát, đĩa, đồ sứ nhập từ Trung Quốc nên được gọi là phố Bát ngô. Thời thuộc Pháp đoạn đường đó cùng với phố Hàng Đồng bây giờ là một phố với cái tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Phố Hàng Đồng thuộc địa phận thôn Yên Phú, còn phố Bát Sứ thuộc đất thôn Đông Thành.


Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, người của những họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm.

Những cửa hàng trông sang chợ Đông Thành ở đoạn phố này có nghề buôn đồ sứ từ lâu đời. Hàng đồ sứ buôn lại của người Tàu ở Hàng Bồ, Hàng Buồm, có những thứ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất ở bên Trung Quốc.


Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những cửa hàng khác ở các phố buôn bán chung quanh; cánh cửa lùa hạ xuống kê trên bậu cửa làm sạp bày hàng, trên xếp từng chồng bát đĩa, bày ấm chén làm mẫu, hàng còn xếp ở dưới đất trong gian ngoài, người bán hàng ngôi trên bục, bục này thường xây bằng gạch, bên trong bục cũng chứa hàng. Cạnh bục là chiếc hòm gỗ to đựng tiền đồng tiền kẽm. Tên cửa hiệu viết bằng chữ nho trên tấm bảng gỗ treo dọc bên cạnh tường ngoài cửa. Trước kia có những tấm phên đan bằng tre để che nắng bên ngoài cửa; đến sau phố xá được sửa sang lại, nhà hàng phải bỏ phên đi thay bằng màn vải dày kaki. Nhà nào cũng có mái hiên hẹp.


Những năm sau 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt. Hàng sắt thì buôn lại của mấy hiệu Tây phố Tràng Tiền và buôn đồ do bên phố Lò Rèn làm ra như dao kéo, lưỡi cày bừa.

Cho tới trước năm 1945, phố Bát Sứ cùng với phố Hàng Đồng bây giờ đều có tên chung là phố Bát Sứ mà Pháp dịch là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Ngày đó phố Hàng Đồng chính là phố Hàng Mã bây giờ. Còn đoạn đầu phố Bát Sứ vì một số cửa hàng bán đồ đồng và đồ sắt ở lan sang mà sau này chính quyền lâm thời tạm chiếm ngắt ra đặt tên là Hàng Đồng!

Cả phố Bát Sứ cũng có chừng ba mươi nhà có cửa hàng. Cũng như ở những phố buôn bán chung quanh đó, các bà, các cô bán hàng, còn các ông là " đồ nho" không làm gì chỉ vui với ấm trà cây cảnh trong nhà. Con cái đi học trường Tây ngay từ đầu thế kỷ khi mới mở trường Pháp- Việt, sau ra làm công chức.

Về sau một số gia đình gốc người phố này vì buôn bán sa sút đã bán nhà cho người khác, chuyển ra ở khu cư dân mới xây dựng ở phía bắc và phía nam thành phố, giá rẻ hơn, kiến trúc lại mới, những nhà nào còn giữ nghề buôn bán đĩa thì một số vào trong chợ Đồng Xuân đặt sạp bán hàng



Nguồn: 1000 Thăng Long - Hà Nội

Dư Âm Mùa Giáng Sinh - Thanh Lan CD53




Bản 1 - 5


Bản 6 - 10


(sưu tầm từ internet)

Giáng Sinh Quê Hương Còn Đó Nỗi Buồn (1976) - Cassette




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Christmas Songs - Nhạc Giáng Sinh - Vô Thường Guitar 77 - CD




Bản 1 - 6


Bản 7 - 12



(sưu tầm từ internet)

Tuesday, November 29, 2016

Nhạc sĩ Manuel Pareja Obregón: Cantinero de Cuba, ruợu sầu hoang vắng hương cà phê đắng




Nhạc sĩ Manuel Pareja Obregón (04/05/1933- 24/07/1995)


Video - Cantinero de Cuba


Audio


Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.




Nhạc phẩm Cantinero de Cuba (tạm dịch là Điệu sầu quán vắng) đã ra đời vào năm 1964, tức cách đây gần đúng nửa thế kỷ, dưới ngòi bút của nhà soạn nhạc Manuel Pareja Obregón (1933- 1995). Ông sinh trưởng tại vùng Andalucia, trong một gia đình quý tộc, thuộc dòng dõi bá tước Tây Ban Nha.

Gia đình ông Manuel Pareja Obregón còn có dòng máu nghệ sĩ, thừa hưởng năng khiếu từ song thân và nhờ được sống trong môi trường nghệ thuật thuận lợi. Ngoài âm nhạc, ông còn học hội họa và điêu khắc, bắt đầu sáng tác từ năm lên mười. Đến khi qua đời ở độ tuổi ngoài 60, ông để lại một di sản đồ sộ, với gần ba ngàn tác phẩm đủ loại.

Sở trường của ông Manuel Pareja Obregón là nhạc dân tộc, ông chuyên sáng tác theo thể điệu sevillana tiêu biểu của vùng Andalucia và nhất là điệu fandango, biến thể từ điệu flamenco. Những công trình nghiên cứu của ông sẽ giúp quảng bá các ca khúc flamenco theo cả hai hướng : Điệu flamenco hát chậm, còn được gọi là cante jondo mang nhiều tính chất tự sự, kể lể nỗi niềm, nội dung uyên bác thâm thúy thường nói về cái chết và số phận. Còn điệu flamenco hát nhanh gọi là cante chico thì bình dân và ít triết lý hơn, thích hợp với các điệu vũ cho nên dễ phổ biến trong dân gian.

Từ cuối những năm 1950 trở đi, ông bắt đầu sáng tác nhạc nhẹ, hợp tác với các tác giả như Rafael de León và Manuel Quiroga để viết ca khúc cho rất nhiều ca sĩ (Enrique Montoya, Sergio y Estíbaliz, Paloma San Basilio, Rocío Jurado, Marisol, Los Amigos de Gines …). Trong số các bản nhạc ăn khách của ông, nổi tiếng nhất vẫn là bài Cantinero de Cuba, mà hầu như nghệ sĩ nào ở châu Mỹ La Tinh cũng biết tới, và bài này thường được phối theo điệu bolero.

Video - Cantinero de Cuba


Tuy nổi tiếng là một bản bolero, nhưng trong nguyên tác, bài Cantinero de Cuba ban đầu được viết cho thể điệu changuí. Đây là một điệu nhạc truyền thống của Cuba, còn được gọi là dân ca miền đông (Oriente) và là tiền thân của thể điệu ‘‘son cubano’’ gồm bốn nhịp chắc, và thường đánh với nhạc cụ dân tộc vùng cao nguyên.

Một dàn nhạc changuí chỉ gồm có ba nhạc khí : Đầu tiên là đàn hộp marimbula, kế đến là đàn dây ba cặp gọi là tres, giống như ghi ta nhưng kích cỡ nhỏ hơn và sáu dây đàn được chia thành ba bộ riêng biệt, cuối cùng là bộ trống đôi bongo, một cặp gồm hai chiếc gắn liền với nhau.






Âm thanh mượt trầm của cặp trống bongo rất tiêu biểu cho changuí. Các nghệ sĩ sau này chuyển thể điệu changuí thành điệu ''son cubano'' khi sử dụng thêm kèn đồng và trống thiết. Khi đánh theo điệu rumba hay bolero, các nhạc sĩ sử dụng trống đơn quinto nhiều hơn là trống đôi bongo.

Theo nhà dân tộc học Fernando Ortiz (1881-1969), tác giả của quyển Africania de la musica folklorica de Cuba, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của các nhạc cụ châu Phi do người nô lệ da đen đem vào Cuba, về mặt ngữ vựng, changuí xuất phát từ chữ "quissangüi" có nghĩa là ca múa, nhưng trong thổ ngữ của người du mục, changuí đồng nghĩa với bội ước, bội tình. Một bài ca theo điệu changuí là khúc sầu tuyệt vọng, chứ không thể nào mà trẻ trung yêu đời như điệu calypso hay tươi thắm lạc quan như điệu salsa.

Bả nhạc Cantinero de Cuba được viết theo ý tứ này, tác giả dựng lên bối cảnh của một quán vắng, nơi mà người đàn ông uống rượu giải sầu, nhưng càng uống bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu. Cách đặt ca từ trong bài này rất khéo vì bài hát không một lần dùng nghịch dụ mà vẫn nói lên được nghịch lý tình yêu.

Nhân vật trong bài hát cố tình uống cho say, nhưng người hầu rượu (cantinero) càng rót, thì người uống càng chua xót. Uống để làm tê đi cơn đau nhức nhối, uống để quên hết những mất mát trong đời. Nhưng tất cả đều phản tác dụng : Say cũng không xong, uống cũng bằng thừa.

Video - Moliendo Cafe 


Có người cho là khi sáng tác bài Cantinero de Cuba, nhà soạn nhạc Manuel Pareja Obregón đã vay mượn thủ pháp của bài Moliendo Café, do tác giả Hugo Blanco người Venezuala sáng tác vào năm 1958. Bài này sau đó chiếm hạng đầu thị trường Nam Mỹ và Nhật Bản vào năm 1961.

Ở đây, hình tượng cà phê xay nhuyễn thay thế cho rượu mạnh (aguardiente). Người đàn ông thất tình chán nản, dù không uống cà phê nhưng vẫn không sao tìm được giấc ngủ, cả đêm thức trắng nên phải ngồi dậy làm việc (xay cà phê) quần quật, dùng công việc chân tay để cho tâm trí không còn tưởng nhớ đến bóng hình người yêu.

Nhưng làm sao để quên những gì ta không quên được. Trí óc đi một đằng, con tim đi một nẻo. Bài Moliendo Café trở nên tiêu biểu cho nghịch lý tình yêu. Hai tác giả dù ở hai phương trời khác nhau nhưng vẫn có cùng ngẫu hứng đồng cảm trong cách đi tìm hình tượng. Rượu ru điệu sầu hoang vắng, cà phê say đêm thức trắng. Đằng sau nụ hôn tình nồng thường nấp bóng đam mê vết cắn. Thuốc độc dưới cái vỏ bọc ngọt ngào còn đáng sợ hơn cả mật đắng.

Video - Moliendo Cafe (Hoà tấu)



Nguồn : RFI / Tuấn Thảo

Mời bạn xem & nghe thêm những tác giả, tác phẩm nổi tiếng khác 👉 Góc Vườn Âm Nhạc RFI của Tuấn Thảo 👈

Giáng Sinh và Truyện Ca - Nguồn Sống - Shotguns 10 - Reel




Mặt A - Nhạc Giáng Sinh


Mặt B - Truyện ca



(sưu tầm từ internet)

Monday, November 28, 2016

Nhạc sĩ thiên tài Tchaikovski: Đỉnh nhạc lung linh mùa Lễ Giáng Sinh

Tchaikovski (7/5/1840  Votkinsk, Russia - 6/11/1893 Petersburg, Russia)


Video: The Nutcracker: "Arabian dance"


Audio



Ba vở múa ba-lê trên nền nhạc của Tchaikovski luôn trở lại sân khấu vào những dịp lễ Giáng sinh. « Hồ thiên nga », « Công chúa ngủ trong rừng » hay « Kẹp hạt dẻ » là những kiệt tác đưa khán giả nhẹ bước vào cõi thần tiên, lạc chân giữa chốn kỳ diệu.

« The Nutcracker » có tên gọi trong tiếng Pháp là « Casse-Noisette » là món quà Noel của cô bé Clara. Phép lạ của đêm Thánh gieo mầm sống vào mỗi món đồ chơi của cô gái. Riêng chú lính « Kẹp hạt dẻ » hóa thân thành một chàng hoàng tử, đưa Clara lạc vào vương quốc nơi bà tiên Hạnh Nhân ngự trị. Cô bé quay cuồng với những vũ điệu mang âm hưởng của Tây Ban Nha hay của xứ Nghìn lẻ một đêm …

Lấy nguồn cảm hứng từ chuyện thần thoại của nhà văn người Đức Hoffman và đã được văn sĩ Pháp, Alexandre Dumas biên soạn lại, hợp tác chặt chẽ với nhà biên đạo múa bậc thầy của trường phái ba-lê Nga thời đó là vũ sư Marius Petipa, năm 1892 Tchaikovski cho ra mắt khán giả Saint Petersbourg vũ kịch « Casse Noisiette ». Từ đó trở đi, vở múa « Kẹp hạt dẻ » trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất.

Cặp bài trùng Tchaikovski - Petipa thành công ở chỗ đưa người xem trở về với tuổi thơ, thôi miên khán giả với những giai điệu của xứ Nghìn lẻ một đêm. Tchaikovski đã mượn nhiều giai điệu từ một vài bản dân ca của Pháp, của Nga để đem lại những sắc màu mới lạ. Bản « Điệu valse muôn hoa –La valse des Fleurs » được xem là một trong những chương đẹp nhất của bộ sách âm nhạc cổ điển.
Nhà soạn nhạc Tchaikovski thổi nhựa sống vào tác phẩm của mình, khi tuổi đã về chiều. Đâu đó, « Casse-Noisette » còn là ngõ thoát, đưa tác giả ra khỏi sự cô đơn của tuổi già. Tchaikovski qua đời năm 1893.

Công chúa ngủ trong rừng

Đành rằng « Kẹp hạt dẻ » được coi là biểu tượng của sự kết hợp tài tình giữa hai thể loại nghệ thuật : âm nhạc và ba-lê của Nga, nhưng Tchaikovski lại không tâm đắc với vở múa này bằng vở vũ kịch « Công chú ngủ trong rừng ».

Đây là lần đầu tiên Tchaikovski cộng tác với nhà biên đạo múa Petipa. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nghệ sĩ tài hoa này đã đưa nghệ thuật lên đến đỉnh cao. « Công chúa ngủ trong rừng » được hoàn tất và cho ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 1890 cũng tại nhà hát Mariinsky tại Saint Petersbourg. Trong phiên bản nguyên thủy, vở múa này kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ và được xếp vào hạng « di sản ba- lê và kho tàng âm nhạc quốc gia ».

Video


Tác phẩm này là một lời tỏ tình của nhạc sĩ người Nga với nước Pháp - đừng quên rằng vũ sư Petipa là một người Pháp đến Matxcơva lập nghiệp - Tchaikovski sáng tác từ chuyện cổ tích của Charles Perrault. Trên sân khấu, Tchaikovski và Petipa đã làm sống lại những ngày tháng huy hoàng của các triều đại vua chúa Pháp, của cung điện Versailles lộng lẫy.

Được diễn lần đầu tiên năm 1890 nhưng mãi đến năm 1921 tác phẩm này mới được đưa ra nước ngoài sau rất nhiều lần được chỉnh sửa. Đến nay có cả trăm phiên bản « Công chúa ngủ trong rừng » khác nhau. Theo rất nhiều nhà phê bình, đến nay vẫn chưa ai qua mặt được cố vũ sư Rudolf Noureev, người thủ vai hoàng tử Desiré giải cứu cho cô công chúa Aurore khỏi giấc ngủ trăm năm.

Rudolf Noureev (1938-1993) được xem là ngôi sao của làng múa ba-lê trong suốt thế kỷ XX đã mang lại một làn gió mới cho nhân vật được Tchaikovski và Petipa tạo dựng ở vào cuối thế kỷ thứ XIX. Theo đánh giá của Noureev, « Công chúa ngủ trong rừng » là đỉnh cao của nghệ thuật kịch múa ba-lê cổ điển, là một bản giao hưởng giữa hai nền nghệ thuật. Sau tác phẩm này, nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác trên thế giới không còn ngần ngại hợp tác với các nhà biên đạo múa.

Hồ Thiên Nga, nỗi niềm của Tchaikovski

Quý thính giả và các bạn đã nhận ra giai điệu quen thuộc mở màn cho vở múa ba-lê « Hồ thiên nga » của nhạc sĩ Tchaikovski. Ngày nay « Swan Lake- Lac des Cygnes » được xem là một trong những vở múa kinh điển nhất, tiêu biểu cho trường phái ba-lê cổ điển của Nga và là bước đột phá nghệ thuật quan trọng. Nhưng « Hồ thiên nga » chỉ thực sự « tỏa sáng » sau khi Tchaikovski qua đời và một lần nữa tên tuổi nhạc sĩ người Nga lại gắn liền với nhà biên đạo múa đến từ xứ Pháp : Marius Petipa

Video: Swan Lake (1966) Act III / Лебединое озеро / Le Lac des cygnes


« Hồ thiên nga » được sáng tác từ một chuyện cổ tích dân gian của Đức. Hoàng tử Siegfried bị ép cưới vợ. Nơi một bìa rừng, một đàn thiên nga soải cánh trên mặt hồ. Con chim đầu đàn hiện nguyên hình là một nàng công chúa xinh đẹp. Vì lời nguyền của tên phù thủy ác độc, chỉ được hiện nguyên hình khi tắt ánh mặt trời. Chỉ có tình yêu chân thật mới giải thoát cho Odette. Sự phản bội dù không cố ý của chàng trai làm tiêu tan mọi hy vọng được trở lại kiếp người của nàng công chúa.

« Hồ thiên nga », là vở vũ kịch đầu tiên củaTchaikovski, được sáng tác từ khoảng năm1875 đến năm 1877. Thực ra tất cả đã bắt đầu vào dịp hè năm 1871 khi ông về lại Ukraina, thăm người em gái. Khi rảnh rỗi, thay vì kể chuyện cổ tích, ông soạn nhạc để mua vui cho hai đứa cháu nhỏ gọi ông là bác ruột. Bốn năm sau do một sự tình cờ, Tchaikovski nhận được « đơn đặt hàng » từ phía nhà hát Matxcơva. Tchaikovski soạn nhạc, nhà biên đạo múa Julius Reisinger đảm nhiệm phần biên đạo múa và dàn dựng vở kịch trên sân khấu.

Buổi ra mắt đầu tiên năm 1877 là một sự « thất bại ê chề, rời rạc, vụng về ». Phải đợi đến năm 1894, một năm sau ngày Tchaikovski qua đời, « Hồ thiên nga » mới được hồi sinh. Ông tổ của trường phái ba- lê Nga trong gần suốt thế kỷ XIX là Marius Petipa đã biên đạo và dàn dựng lại toàn bộ vở múa trên nền nhạc của Tchaikovski : từng bước nhảy, mỗi cử chỉ của các diễn viên như quyện chặt vào từng nốt nhạc. Nhạc của Tchaikovski trong vũ điệu thiên nga khi là những giọt nước lung linh trên mặt hồ, khi chắp cánh thiên nga bay bổng lên trời cao.

Sẽ không lộng ngôn khi khẳng định rằng chỉ có Petipa mới hiểu được thế giới âm nhạc của Tchaikovski và Tchaikovski dường như bước vào thế giới của thể loại vũ kịch cũng chỉ để những vũ khúc của Petipa đọng lại mãi ngàn sau.

Trong văn hóa dân gian của Nga, Thiên nga là biểu tượng của lòng chung thủy nhưng đối với Tchaikovski thì vở nhạc « Swan Lake » trước hết là một là một chuỗi dài cay đắng. Phải mất gần hai mươi năm, « Hồ thiên nga » mới được nhìn nhận là một tác phẩm lớn.

Vở múa này lại thiếu may mắn trong buổi ra mắt đầu tiên : Ngoài ý muốn của tác giả, nữ diễn viên múa thủ vai nàng công chúa Odette chỉ là một « con thiên nga nhạt mờ », ông nhạc trưởng thì « không chuyên nghiệp » hay ít ra là chẳng hiểu gì về phong cách nhạc của Tchaikovski.

Hai yêu tố đó khiến « Lac des Cygnes » không thể thăng hoa, không tạo được sự huyền diệu, không đem lại rung động trong lòng người xem. Đó là một thất bại lớn đối với Tchaikovski. Mãi đến gần hai thập niên sau, Petipa mới làm sống lại vở múa công phu nhất của Tchaikovski.

Về ý nghĩa của tác phẩm, Tchaikovski đã sáng tác Hồ Thiên Nga khi chia tay với người vợ trẻ sau hai tháng chung sống. Tựa như hoàng tử Siegfried, Tchaikovski đã phải chọn cho mình một người vợ mà ông không hề yêu. Tchaikovski cũng chưa bao giờ bị phái đẹp quyến rũ. Tchaikovski chia sẻ với Siegfried cùng một nỗi niềm : họ luôn hướng về tình yêu nhưng nó tựa như một ảo ảnh trong sa mạc, một miền đất hứa mà cả hai không bao giờ đến được.

Odette dưới hình hài của nữ chúa thiên nga là hiện thân của một thứ tình yêu tinh khiết, hoàn hảo và tuyệt vời, chỉ tìm thấy trong mơ. Vũ điệu thiên nga trên mặt hồ tĩnh mịch là ngõ thoát cho cả Siegfried lẫn Tchaikovski trong một thế giới huyền ảo.

Năm 1893, Piotr Ilitch Tchaikovski từ trần. Ông ra đi, để lại cho đời mười vở opéra, gần một chục bản trường thiên giao hưởng symphonie, năm bản concerto và ba vở múa ba-lê cùng hàng trăm đoản khúc viết cho piano và violon. Tchaikovski tới nay được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của thế giới và là gương mặt tiêu biểu nhất cho trường phái lãng mạn của dòng nhạc Nga trong thế kỷ XIX.

Nguồn: RFI / Thanh Hà


Hà Nội Cổ Xưa - Phố Hàng Đào

Phố Hàng Đào (duới thời Pháp thuộc đuợc gọi là Rue de la Soie)  bởi xưa kia, phố chuyên bán các loại vải nhuộm đỏ, nhuộm hồng và rất nhiều màu khác nữa. Từ thế kỉ thứ 15, 16, người dân từ nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là từ Hải Dương, đã đến đây lập nên phường Đại Lợi chuyên làm nghề nhuộm tơ lụa, khiến cho Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và nhiễu sầm uất nhất Hà Nội thời bấy giờ. Những phiên chợ vải của phố thu hút mọi làng dệt tứ xứ đến mua bán như the từ La Cả, La Khê; lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây; gấm, vóc của Vạn Phúc…

Hiện nay vẫn còn tấm bia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm là người của phường và là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi…


Phố Hàng Đào, đầu phía Nam, chụp từ bến xe điện Bờ Hồ.


Quảng truờng Đông King Nghĩa Thục thời Pháp thuộc có tên là Quảng trường Negrier

Hệ thống đường ray tàu điện bánh sắt do người Pháp xây dựng chạy dọc phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Tuyến theo phố Hàng Gai nối trung tâm với phần Tây Nam thành phố.


Trên phố rất nhiều cột điện


Đó là hệ thống đường dây điện dân dụng và đường dây điện cho tầu


Phần lớn nhà trên phố là nhà hai tầng với kiểu kiến trúc rát đặc trưng của phố cổ Hà Nội.


Ngoài cửa đi, phần còn lại của mặt tiền là shopping window cuối ngày được đóng lại bằng các tấm gỗ ghép vào nhau.

Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước kháng Pháp. Năm 1907 tại ngôi nhà số 10, cụ Lương Văn Can cùng các sĩ phu yêu nước đã lập nên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Mục đích của phong trào là khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng. Tuy nhiên sau đó, phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp, cụ Lương Văn Can đã bị đày đi Côn Đảo, và con cụ là Lương Ngọc Quyến cũng hi sinh anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Người chụp ảnh đứng ở góc phố Hàng Bạc và Hàng Đào, ống kính hướng về phía dãy nhà số chẵn. Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh là nhà số 4, nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Cách đó hai nhà , ngôi nhà 2 tầng mầu trắng, có lan can là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Cùng một góc chụp tạo cảm giác chúng được chụp cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhìn kĩ sẽ thấy đường phố thay đổi. Ngôi nhà mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục giờ là một tiệm buôn mang tên Phan Quảng Thành

Vẫn ngã tư trên, ở một thời gian muộn hơn. Vị trí của người chụp lúc này ở góc phố Hàng Bồ và Hàng Đào. Ống kính hướng về dãy nhà số lẻ. Trên biển hiệu ngôi nhà đầu tiên thấy rõ dòng chữ No 1 Rue de la soie. Có vẻ ngôi nhà này đã đổi chủ, vì nó đã từng treo biên Shun Ky (Bấm vào đây)



Đường phố Hà Nội xưa vẫn bắt gặp những đám rước như thế này Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), phố Hàng Đào (Rue de la Soie) bắt đầu mang dáng dấp của một con phố hiện đại. Một số người Ấn ở các thành phố nhượng địa của Pháp trên đất Ấn Độ đã đến đây mở cửa hàng vải cát bá trắng, ka ki… Khoảng năm 1925, vải Tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải Tây, khiến hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần, phố không còn bán vải nhuộm màu nữa mà thay vào đó là các mặt hàng cao cấp, xa xỉ. Đến năm 1930, hàng loạt các cửa hàng tạp hóa bán đồ hiệu sang trọng của Pháp bắt đầu xuất hiện khắp các con phố như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ, mùi xoa, phu-la... Không gian cây xanh đằng sau bức ảnh là Quảng trường Negrier (ngày nay gọi là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) và Hồ Gươm. Tư duy theo cách đánh số nhà thì đây là đoạn cuối phố. Một không khí đa sắc tộc. Dubonnet có vẻ mạnh tay quảng bá thương hiệu. Người Hà Nội đổ đến con phố này không chỉ để mua sắm, mà còn để hoà mình vào không khí tấp nập phồn hoa của con phố giầu nhất Việt Nam thời đó. Đã có một Hàng Đào như thế: sầm uất, tấp nập ở thời kì hoàng kim trước khi chìm vào quên lãng. Đổi thay của thành phố thể hiện trên chính con đường này: từ kiến trúc những ngôi nhà, phương tiện giao thông trên phố, chiếc nón phụ nữ đội đầu, mầu sắc và kiểu dáng trang phục...và tất nhiên, cả lối sống của người dân.


Cảnh Phố Hàng Đào buồn tênh, sau ngày Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Tháng 10-1954


Phần mở bài  trích từ Thăng Long Hà Nội webstie  
Ảnh sưu tầm

Hà Nội Cổ Xưa - Phố Hàng Đồng

Phố Hàng Đồng trước kia thuộc thôn Yên Phú, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương. Đây là nơi ngụ cư của người dân làng nghề gò chạm đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và người dân buôn bán đồ đồng làng Cầu Nôm, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) cùng số ít người dân vùng khác. Phố Hàng Đồng là con phố có chiều dài 128m, từ chợ Đồng Xuân đi xuôi xuống ngã tư Lò Rèn - Hàng Mã, đến phố Hàng Đồng, rồi đến ngã tư Bát Sứ - Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.


Thời Pháp thuộc, hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ hợp lại một, có tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén).

Thuở xưa phố Hàng Đồng làm nghề sản xuất và buôn bán đồ đồng rất sầm uất, vì đây gần như là nơi cung cấp duy nhất mâm, soong, nồi, chảo đồng cho cả kinh thành Thăng Long.

Ban đầu chỉ là những vật dụng thông thường, sau này những người thợ gò đồng trong phố cải tiến, làm cả những mâm giả cổ bằng đồng, quả cầu đồng, đĩa mỹ nghệ dùng để trang trí rồi tới cả cồng, chiêng…

Người ta còn lấy hàng đồng đúc như hạc, đỉnh, lư hương, bát hương, lọ hoa từ các làng nghề Hè Nôm (Bắc Ninh), Ngũ Xá (Hà Nội) về kinh doanh. Bức bưu thiếp miêu tả khâu làm khuôn đúc đồng.



Góc chợ trên phố Hàng Đồng

Không chỉ là người của Kinh thành Thăng Long sử dụng đồ đồng ở phố, dân các nơi khác cũng tìm đến phố Hàng Đồng để sắm sửa và có thời gian sau này, người phố Hàng Đồng còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước.

Phố Hàng Đồng gắn với việc kinh doanh mặt hàng đồng và lác đác một số gia đình còn làm nghề gò đồng, đó là một phố nghề hiếm hoi còn lưu giữ lại đặc trưng của đất Kẻ Chợ xưa kia.

Tuy nhiên, thời gian đã khiến nghề gò đồng mai một dần và người dân trong phố lựa chọn hình thức kinh doanh đồ đồng do các làng nghề lân cận cung cấp là chủ yếu. Nhưng cũng còn nhiều gia đình, vốn gắn bó với nghề gò đồng từ thủa nghề mới bén rễ ở đất Kẻ Chợ, Vẫn còn lưu luyến cho dù nghề này “ráo mồ hôi là hết tiền”. Phố Hàng Đồng ngày nay không chỉ có đồ đồng. Bà con tiểu thương còn khai thác triệt để tay nghề của người thợ, giúp họ có công ăn việc làm trong sản xuất, tăng thêm thu nhập. Cạnh các cửa hàng sản xuất, buôn bán đồ đồng, có các cơ sở sản xuất cơ khí đồ đồng, đồ sắt, chiếm lĩnh thị trường và khẳng định thương hiệu của mình. Hầu hết các nhà ở phố Hàng Đồng đều mở cửa hàng bán đồ đồng như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ

(sưu tầm)

Carol Of The Bells ( đèn "nhảy" theo nhạc)



Sunday, November 27, 2016