Thursday, August 30, 2018

Vết tích Đông Dương trong Vườn Nông học Nhiệt đới Paris





Bước qua Cổng An Nam (Porte d’Annam), để vào Vườn Nông học Nhiệt đới Paris René-Dumont (Jardin de l’Agronomie tropicale René-Dumont), người ta có cảm giác lạc vào xứ Đông Dương xưa, từ ba miền của Việt Nam đến Lào và Cam Bốt. Khu vườn thực nghiệm rộng 7 ha có từ năm 1899 từng được cải tạo để tổ chức Triển lãm Thuộc địa 1907 nhằm giới thiệu cho công chúng Pháp sự đa dạng văn hóa và sản vật của các xứ thuộc địa lúc bấy giờ.


Cổng An Nam được dựng ngay đầu lối vào chính, chia khu vườn thành hai phần tách biệt : phía tay phải là Đông Dương, phía tay trái là những khu thuộc địa khác trước kia của Pháp. Trước khi được dựng ở Vườn Nông học Nhiệt đới từ năm 1907, cổng An Nam đã xuất hiện tại Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906 và Triển lãm Hoàn cầu Paris ở Grand Palais (Đại Điện) được tổ chức cùng năm.


Cổng An Nam được làm theo phiên bản thu nhỏ của cổng tam quan đặc trưng cho kiến trúc truyền thống Việt Nam, thường thấy ở chùa chiền, đình miếu hoặc dinh thự. Cổng có ba lối đi, phía trên lợp mái, với cửa giữa lớn hơn và cao hơn hai cửa bên, và được làm hoàn toàn bằng gỗ sơn son. Các họa tiết trang trí truyền thống được khắc trang trí trên cổng : từ những loài linh vật trong văn hóa Việt Nam như đôi rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng… đến hoạt động đời thường của người dân như rước kiệu, thu hoạch, ca hát…


Đến khoảng năm 1921, cổng An Nam xuống cấp nghiêm trọng và được trùng tu lại để chuẩn bị đón hoàng đế Việt Nam Khải Định sang thăm Pháp năm 1922. Cổng An Nam lại bị hư hỏng nặng sau cơn bão Lothar tháng 12/1999. Năm 2011, mái của cổng được làm lại và đến năm 2018, các nhân vật và họa tiết trang trí trên cổng được tháo xuống tu sửa.


Cổng An Nam nằm trong số các công trình được giám đốc Vườn Nông học Nhiệt đới lúc đó, ông Jean-Thaddée Dybowski, thương lượng xin và mua lại sau Triển lãm Marseille 1906, như Nhà Congo, Nhà Nam Kỳ, Tháp An Nam… để trưng bày trong vườn và chuẩn bị cho Triển lãm Thuộc địa 1907 do chính Vườn Nhiệt đới tổ chức. Một số công trình khác, kiên cố hơn, cũng được xây cố định nhân dịp này, như Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine), Nhà Tunisia, Nhà Maroc…


Trong những năm 1899-1939, đây là điểm nổi tiếng về môi trường nhiệt đới và quảng bá giá trị nông nghiệp của các thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy, để thu hút khách tham quan, giám đốc Jean-Thaddée Dybowski đã cho dựng những ngôi làng nhỏ của người bản địa, tổ chức nhiều hoạt động giải trí (cưỡi voi, cắm trại như ở sa mạc Sahara…), tái hiện các ngành nghề thủ công của mỗi vùng.


Làng Đông Dương giữa Kinh đô Ánh sáng Từ lối chính, rẽ sang phải là một lối mòn ẩn dưới những tán cây dẫn đến một cây cầu cong cong đậm chất Bắc Kỳ, có hai trụ đầu cầu, được xây bằng xi-măng năm 1907, bắc qua con lạch nhỏ róc rách ngay sát lũy tre xào xạc đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây mở ra cả một không gian lớn với những công trình kiến trúc đặc trưng của ba miền Việt Nam.

Ngôi nhà một gian sơn son rực rỡ, trên nền móng cao có bẩy bậc thang dẫn lên, là điểm nhấn chính, nổi bật với chữ Thọ mầu vàng trên cửa và bốn góc mái (tàu đao) cong dài, hơi hếch lên. Thực ra, đây là phiên bản thu nhỏ của ngôi đình Việt Nam, được dựng năm 1992, để thay thế ngôi đình ba gian có từ năm 1906 nhưng bị trộm và bị cháy rụi ngày 21/04/1984. Ngôi nhà ba gian này, còn gọi là Đình Nam Kỳ, được chính quyền Đông Dương tặng lại cho Vườn Nông học Nhiệt đới Paris sau khi tham gia Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906.

Hình ảnh về Đình Nam Kỳ được J. Charles-Roux miêu tả trong Báo cáo về Triển lãm Thuộc địa Marseille (Rapport Général de Exposition Coloniale nationale de Marseille, 1907) :
« Ngôi nhà là một phần của đình làng Phú Cường, thủ phủ của tỉnh Thủ Dầu Một. Đây là nơi nghỉ của các thân hào để bàn việc chung của làng. Ngôi nhà được đóng ở Thủ Dầu Một, dựa trên thiết kế của một chánh tổng (chef de canton) và nằm dưới sự quản lý của thư ký Vo Van Kuang, người phụ trách lắp rắp ở Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906. Trong suốt hơn 7 tháng, 85 thợ khắc nổi tiếng nhất Nam Kỳ đã đục đẽo và lắp ráp ngôi nhà. Bên trong được chia thành ba khu vực : phòng khách, phòng thờ và một phòng lớn khác, nơi bàn bạc kín đáo hơn ».

Hình bóng kinh thành Huế nổi bật qua lan can cầu thang được đắp rồng dẫn lên thềm ngôi nhà, tiếp theo là chiếc lư đồng ba chân, ở chính giữa khoảng sân rộng trước nhà, được làm theo đúng lư hương ở thành Huế. Bình phong, « sản phẩm đặc trưng » của đất Thừa Thiên, cũng được tái hiện trong khuôn viên « làng Đông Dương » nhằm ngăn tà khí và các yếu tố bất lợi cho gia chủ. Vì vậy, phía trước ngôi nhà là bình phong kiên cố được trang trí họa tiết khá cầu kỳ, nổi bật chính giữa là biểu tượng của Đạo giáo và hai bên là gạch hoa chữ Thọ đỏ rực rỡ.

Tại Triển lãm Thuộc địa Paris 1907 ở Vườn Nông học Nhiệt đới, khách tham quan còn có thể vừa thưởng thức trà trong ngôi nhà ba gian, vừa ngắm hoa súng, hoa sen mọc ở con lạch uốn quanh. Đến năm 1919, ngôi nhà trở thành nơi thờ tổ tiên theo phong tục người Việt và từ năm 1920 chính thức trở thành Đền tưởng niệm Tử sĩ Việt Nam vì nước Pháp. Hàng năm, hội người Đông Dương và bạn hữu vẫn thường đến đặt hoa tưởng niệm.


Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine) là công trình kiên cố, được xây năm 1907, để trưng bày các bộ sưu tập động-thực vật, khoáng sản và sản phẩm công nghiệp, thủ công của Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Cam Bốt. Sau một thời gian (từ 1914-1918) được dùng làm nơi ở cho nhân viên Viện Quân Y, Nhà Đông Dương trở thành nơi làm việc của Trung tâm Kỹ thuật Rừng nhiệt đới (từ 1960-2011) và cuối cùng được thành phố Paris trùng tu lại và trở thành nơi tổ chức triển lãm, sự kiện văn hóa.

Vườn thực nghiệm nông học nhiệt đới đầu tiên

Năm 1860, hoàng đế Napoléon III nhượng rừng Vincennes cho thành phố Paris để biến cánh rừng rộng gần 1.000 ha thành khu vực dạo bộ, vui chơi giải trí cho người lao động ở phía Đông Paris. Dự án được giao cho Jean-Charles-Adolphe Alphand (1817-1891), người từng nổi tiếng với việc quy hoạch rừng Boulogne ở phía Tây Paris vào năm 1858.


Khoảng 16 ha đất bên rìa phía đông của rừng Vincennes, giáp với Nogent-sur-Marne, được giao cho Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia Paris để lập chi nhánh. Năm 1899, bảo tàng đồng ý giao 3 ha cho Vườn Thuộc địa, lúc đó trực thuộc bộ Thuộc Địa Pháp. Năm 1899, vườn thực nghiệm được hình thành và nhận những mẫu thực vật đầu tiên để nghiên cứu.

Ông Vincent Villette, giám đốc phụ trách Văn hóa thành phố Nogent-sur-Marne, giới thiệu về Vườn Nông học Nhiệt đới với nhà báo Nicole Salez thuộc Hội Nhà báo Di sản (AJP) :

« Vườn Nông học nhiệt đới có ba giai đoạn lịch sử. Được thành lập vào cuối thế kỷ XIX ở giữa rừng Vincennes, khu vườn là nơi nghiên cứu các giống nông nghiệp mang từ các nước khác hoặc các thuộc địa của Pháp vào thế kỷ XIX. Ở đây có rất nhiều kĩ sư nông học làm việc. Sau khi được thử nghiệm, các mẫu đó được gửi sang nơi khác.

Song song với hoạt động nghiên cứu, Vườn Nông học Nhiệt đới còn tổ chức các cuộc triển lãm thuộc địa, những năm 1905, 1907 và sau đó. Họ cho xây những ngôi nhà giống với những ngôi nhà ở các nước thuộc địa, như Maroc, Tunisia, Dahomey… và giới thiệu về người dân bản xứ. Đó là một tấm gương phản chiếu về giai đoạn thuộc địa của Pháp thời kỳ đó.

Giai đoạn thứ ba, rất quan trọng, của Vườn Nông học Nhiệt đới là Thế Chiến thứ nhất, từ năm 1914. Ở đây, người ta dựng một bệnh viện phụ, chủ yếu dành chăm sóc quân nhân từ thuộc địa Pháp. Đây là nơi mà thói quen, tập quán, tôn giáo của người dân các xứ thuộc địa Pháp được tôn trọng. Chính tại đây, đền thờ Hồi Giáo tạm thời đầu tiên được dựng lên tại Pháp, trước khi Ngôi đền lớn Hồi Giáo (La Grande Mosquée de Paris)được xây dựng ».


Sau Thế Chiến II, Vườn Thuộc địa hoạt động trở lại và dần trở thành trụ sở của nhiều Viện nghiên cứu Nông nghiệp Pháp. Năm 2003, thành phố Paris sở hữu 4,5 ha Vườn để mở cửa đón công chúng. Phần còn lại thuộc sở hữu của các Viện. Năm 2007, Vườn Thuộc địa được đổi tên thành Vườn Nông học Nhiệt đới René-Dumont, lấy tên của một nhà nông học Pháp dấn thân vì sinh thái.

Nguồn: RFI / Thanh Hằng (24/8/2018)

Jakarta thành phố bị lún nhanh nhất trên thế giới


Thủ đô Jakarta của Indonesia (Nam Dương) với dân số 10 triệu bị lún 25cm mỗi năm do dân chúng sử dụng quá nhiều các mạch nước ngầm. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này xảy ra tương tự tại những thành phố như Sài Gòn.

Indonesia là thành phố bị lún nhanh nhất trên thế giới và nếu tình trạng này tiếp diễn đến năm 2050 nhiều nơi sẽ hoàn toàn bị nhấn chìm, các chuyên gia cảnh báo.

Nguyên nhân chính là do người ta khai thác nước ngầm quá nhiều làm cho đất trên bề mặt bắt đầu lún xuống. 60% dân Jakarta dùng nước giếng cho sinh hoạt.

Tình trạng này làm ảnh hưởng đến nền móng của nhà cửa cao ốc.

Thành phố này khi xưa là một vùng đầm lầy, một bên là biển Java, một bên là 13 con sông chảy ngang qua. 
Đất thấp, lũ lụt xảy ra thường xuyên và cũng nặng hơn vì nước mưa không thể chảy ra biển.

Chuyên gia nghiên cứu đất lún trong 20 năm qua, ông Heri Andreas thuộc Bandung Institute of Technology nói đây không phải là chuyện đùa.

"Nếu căn cứ trên các mô hình tiên liệu của chúng tôi, từ nay đến năm 2050 khoảng 95% miền bắc của Jakarta sẽ chìm dưới làn nước."

Tình trạng này khiến ví dụ như trong quận Muara Baru, nhiều tòa nhà phải bỏ trống vì quá nguy hiểm để tiếp tục ở.

Nhưng có quá muộn không khi mà nhiều khu vực của Jakarta hiện thấp hơn so với năm 1970 đến 4 mét! Câu trả lời là không dễ tí nào.

Tuy nhiên mặc cho các chuyên gia lên tiếng báo động những cao ốc mới vẫn mọc lên trong thị trấn có cảng Tanjung Priok  này miễn là nhà thầu vẫn bán được những căn hộ đẹp đẽ của họ.

Tình trạng đáng báo động nhất được ghi nhận ở Bắc Jakarta, với cảng biển, chợ cá, khu ổ chuột, nhà máy điện, trung tâm mua sắm khổng lồ và tàn tích của khu định cư thuộc địa Hà Lan cùng những kho hàng đổ nát và các bảo tàng bụi bặm. Một số kênh và sông ô nhiễm nhất thế giới dệt thành một mạng lưới chảy xuyên qua Bắc Jakarta. Đó là nơi đang chìm nhanh nhất trong thành phố.

Công nhân sửa chữa một bức tường biển đã bị sập. Đây chỉ là một rào cản tạm thời để giữ cho thành phố khỏi bị nước ăn sâu thêm. Với sự hỗ trợ từ Hà Lan, Jakarta nuôi mộng một trong những dự án đê biển lớn nhất lịch sử. 

Các nhà thủy văn học nói rằng thành phố chỉ còn một thập kỷ để ngăn mình bị chìm. Viễn cảnh xấu nhất là phía bắc của Jakarta, với hàng triệu cư dân, sẽ chìm xuống dưới nước cùng phần lớn nền kinh tế Indonesia. Nếu không có một cuộc cách mạng về cơ sở hạ tầng, Jakarta sẽ không thể xây những bức tường đủ cao để giữ thành phố đứng vững trước sông, kênh rạch và biển Java đang ngày một dâng cao.   

Các tầng nước ngầm không được bổ sung nước, bất chấp lượng mưa lớn và số lượng sông ngòi phong phú, bởi hơn 97% của Jakarta hiện tại bị bóp nghẹt trong bê tông và nhựa đường. Ảnh hưởng đối với vùng nông thôn trở nên thảm khốc, với việc đốt rừng mưa để nhường chỗ cho các nhà máy sản xuất dầu cọ và nhà máy dệt, gây ô nhiễm không khí khủng khiếp. 

Sài Gòn cũng bị lún nhanh chóng từ khi bùng nổ khu chung cư

Theo số liệu công bố trên báo chí Việt Nam, 20 năm trước đất lún xuất hiện lần đầu tại một vùng nhỏ thuộc quận 6 và Bình Thạnh.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã đặt các thiết bị quan trắc lún tại 17 vị trí. Kết quả quan trắc cho thấy tốc độ lún thấp nhất là 1 cm mỗi năm và cao nhất là 40 cm trong 10 năm.

Vài năm sau lan ra các quận 7, 8, 9, 11, 12, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.

Trong khoảng từ 2002-2010, không có thêm nhiều vùng lún mới nhưng độ lún tăng nhanh tại quận 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh với nhiều nhất lên đến 309 mm.

Từ năm 2011 đến nay, khu vực trung tâm thành phố tương đối ổn định, vùng lún chủ yếu xuất hiện tại Nhà Bè, Bình Chánh.

Với dân số hiện nay khoảng 6,6 triệu người hệ thống nước sạch của Sài Gòn không đáp ứng kịp, lâu nay người ta dùng nước giếng khoang, trong khi theo luật là phải xin phép. Khắp nơi đều có những toán chuyên khoang giếng ở bất kỳ đâu có nhu cầu.

Thậm chí mùa hè nóng nực, người dân còn dùng nước giếng để xịt nước lên mái nhà, trên sân, ngoài đường cho ít bụi và mát, khiến cho nhiều giếng nước tự nhiên cũng khô cạn luôn.

  Các nghiên cứu gia của trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia đề nghị qui định vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước ngầm.

Ngoài ra, để hạn chế việc hình thành các phễu hạ thấp mực nước ngầm, phải cung cấp nước mặt đủ cho nhu cầu sử dụng các khu đô thị mới và khu công nghiệp.



Nguồn: SBS / (đăng ngày 14/8/2018)

Tuesday, August 28, 2018

Em muốn làm đẹp

😊😊😊

Môi cao su
Face Slimmer của Nhật có lẽ là giải pháp dành cho các quý bà quý cô mong muốn cải thiện làn da, giúp da mặt căng ra mà chẳng cần phải đụng dao kéo. Chỉ cần ngậm vào miệng mỗi ngày 3 phút, và tập phát âm ra các nguyên âm (theo kiểu nhật sẽ là A - I - U - E - O) là da sẽ căng ra ở xung quanh mắt và môi. Da mặt sẽ căng láng hơn và bờ môi cũng trông quyến rũ hơn

Mặt nạ làm thon gọn mặt và tạo cằm V-line
Chiếc mặt nạ ôm sát toàn bộ gương mặt này được tin là giúp người sử dụng toát mồ hôi mặt thật nhiều, từ đó giúp làm tan mỡ mặt, gương mặt trông sẽ thon gọn hơn mà chẳng tốn công đi gọt cằm, tỉa má gì cả. Sản phẩm có cả cho nam và cho nữ, rất được ưa chuộng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bơm môi
một bờ môi căng mọng, chúm chím. Sản phẩm Lip Plumpers được tạo ra từ mong muốn đó, các chị em chỉ cần 'hút môi' mỗi ngày là bờ môi sẽ...sưng lên trông như vừa bị dị ứng.

Nâng mí mắt


Nâng mũi cao
Dụng cụ nâng mũi này có vẻ là phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Mỗi ngày chỉ cần chăm chỉ kẹp mũi từ 15- 20 phút là quý vị sẽ có được 'chiều cao' như ý mà không cần phải chịu đau

Tạo gò má cao

Vài tấm bảng đậu xe khỏi bị phạt

😊😊😊
Los Angeles, US


California, US


New York, US


Sydney, Australia

Monday, August 27, 2018

Dance With The Wind - Mary Youngblood




Bản 1 - 6


Bản 7 - 13

(sưu tầm từ internet)

Saturday, August 25, 2018

I Dzì không dễ

Thường những chuyến du ngoạn hàng năm tôi chuẩn bị vào tháng 12 năm truớc, trễ lắm là tháng 2 cho mùa hè năm đó .  Năm nay 2018, tôi không muốn đi xa , nên chẳng có thời khoá biểu làm gì cho mùa hè .  Mãi đến tháng 4 anh Năm hỏi "Sao không nghe em nói đi chơi gì hết ?"  Tôi trả lời: "Em mệt rồi, dạo này em thấy chóng mặt nhức đầu luôn, hông muốn đi đâu xa. "  Vậy là anh nói này nói kia , rốt cuộc tôi đổi ý .   

Anh Năm dở về planning nên bao nhiêu chuyện anh phó cho tôi làm .  Cuối tháng 4 tôi bắt đầu lên kế hoạch , đi thăm những đâu , bao nhiêu ngày cho mỗi nơi , tuyến đường đi sao cho phù hợp không phí thời gian , etc … rồi mới xem đến nơi ăn chốn ở , rồi cuối cùng xem những tuyến bay .  Nói nghe thấy đơn giản vậy chứ mất thời gian nhiều lắm , anh Năm sợ mất … đủ thứ nên đôi khi tôi cũng bực mình , đúng là dân Bắc kỳ tính toán chi li lắm .  Thấy ghét .

Tôi xem các tuyến bay từ Đông bắc nối San Francisco , nối Salt Lake City , nối Wyoming, nối South Dakota, nối Colorado , rồi về Đông bắc ,  tính khá nhiều tiền .  Ngồi xem chuyến từ Đông Bắc sang San Francisco bay thẳng 6 giờ mà người ta tính chỉ có $230 , còn chuyến từ San Francisco sang Wyoming sân bay gần Yellowstone thì họ tính $500 chỉ bay trong vòng 1giờ mà bị cho ngồi nghỉ xơi nuớc trà ở sân bay nào đó .  Tương tự như chuyến San Francisco sang Mount Rushmore , chỉ có 2 giờ mà họ lại cho khách xuống ở Dallas, Texas nghỉ lưng để chuyển tiếp đi lên .... mà giá cũng $550 cho mỗi vé one-way.

Cuối cùng tôi lên lịch trình :

  • Đông bắc -> San Francisco
  • San Francisco -> Salt Lake City -> nhận xe rồi lái đi luôn đến Yellowstone (5 giờ) 
  • Lái xe về Salt Lake City ở vài ngày
  • Salt Lake City -> Denver -> Lái xe đến Mount Rushmore, South Dakota (7 giờ)
  • Lái xe về Denver ở vài ngày
  • Denver -> Đông bắc
Lịch trình của tôi đơn giản vậy,  nhưng tôi mất vài đêm mỗi tuần trong một tháng để mua vé máy bay, muớn xe , đăng ký nhà trọ ,  lái xe đến nơi ở sao cho truớc 4 giờ chiều, khi trả xe không lẻ 1 phút sang "ngày hôm sau ", ... để tận dụng thời gian và tiết kiệm tiền tối đa.



Đoạn đầu chuyến đi diễn biến tốt đẹp , đến ngày rời Salt Lake City tôi bị khổ .  Vì tính lái xe ngay sau khi xuống phi truờng nên tôi mua vé đến nơi phải vào lúc truớc 5 giờ sáng , nghĩa là tôi phải ra phi truờng khi 3 giờ sáng .  Tại Salt Lake tôi muớn xe ở EZ Rental,  nhưng ỷ lại họ cũng như những nơi muớn xe khác .  Ngày tôi mang xe đi trả lúc 2:30 sáng, họ đóng cửa im lìm , thôi thì cũng đuợc đi vì mình chỉ bỏ chìa khoá xe vô hộp người ta là mình đi thôi ,  vấn đề là người ta có shuttle để đón mình đi thì phải đưa mình về phi trường .  Tôi gọi ba số trên giấy hợp đồng, chẳng có ai bắt phone .  Cuối cùng nhờ cô bạn có iPhone internet đi tìm số , tôi mới gọi đuợc .

Giọng bên kia đầu dây còn đang ngủ ,  "Só dzì , chúng tôi mở cửa 5 giờ sáng ."

Tôi bắt đầu lo lắng và người nóng rang trong khi khí trời ban mai ở Salt Lake City khá lạnh : "Vậy ông làm ơn gọi ai đưa giùm tôi ra phi trường, chuyến bay của tôi vào lúc 5:03 am"

- Só dzì

- Vây ông làm ơn gọi giùm taxi cho tôi đuợc không, tôi sẽ trả tiền .


- Só dzì, tôi hổng biết .  Chúc cô thượng lộ bình an .


Tôi đứng lớ ngớ nhìn lên trời than vắn thở dài , nhìn xuống đồng hồ trên tay chiếc kim dài tích tắc nhích đều đăn . 4 giờ sáng, chỉ còn 1 tiếng nữa thôi làm sao tôi ra kịp phi trường .  Hỏi cô bạn, lên internet tìm taxi , tôi gọi hai ba nơi, nơi nào cũng còn đang … ngủ .  Ngán thiệt  .  Cuối cùng cũng có một nơi bắt phone. 

- Tôi cần ra phi truờng gấp , nơi tôi đang đứng là EZ Rental 


- Uhm,  cô chờ 5 phút , tôi sẽ có mặt ngay .


Năm phút sau, anh có mặt .  Chàng da trắng trông đẹp trai hiền từ khoảng 35, 37 gì đó .  Chàng vội vã nhấc những chiếc vali cho vô cốp xe , rồi dzọt nhanh.  Trên đường đi chàng hỏi: "Cô bay hãng nào?" 

- Dạ, hãng Frontier 


- Ok, tôi sẽ đưa cô đến cửa Frontier 

Dạ, cảm ơn 

Trong lòng tôi lo lắng khi nghĩ đến hãng hàng không Frontier , vì ngày hôm truớc, tôi check-in, nó không cho  .  Tôi nghĩ bụng , thôi thì mình lấy vé tại phi trường cũng không sao .

Chàng tài xế taxi thả chúng tôi tại cửa Frontier rồi mỉm cuời hiền từ chúc thượng lộ bình an .  Chàng xin $20 , tôi cho thêm tiền tips .  Bấy giờ là 4:45 sáng

Chúng tôi hộc tốc kéo vali vô lối Frontier ,  ba bà đứng sau quầy nói vọng ra "Chuyến bay về Denver 5:03 sáng bị huỷ "

Tôi lo lắng hỏi:  "Thế chuyến kế là mấy giờ ? "

- Ngày mai mới có.

- Thưa bà, tại sao chuyến bay bị huỷ ?

- Vì đêm qua  nó từ Ohio bay về đây , nủa đường máy bay bị hư, nên giờ không có cho hành khách sang Denver .  Nói đoạn, bà mang một sấp giấy , phát mỗi người một tờ ,  viết đại khái "... sẽ bồi thường số tiền ..., và cho thêm voucher … "

Chúng tôi nhìn nhau với những đôi mắt cay xè thiếu ngủ .  Giờ phải làm sao , xe đã trả rồi, phòng trọ đã trả rồi . Hông lẽ phải nằm nhà ga , í lộn, sân bay một ngày một đêm sao ,  mà nếu thì cũng đuợc đi , còn đàng này tôi phải đến Denver để còn lâ"y xe về South Dakota ,  tính trật một ngày là đi đong cả phần còn lại của chuyến du ngoạn.

Vậy là tôi nhìn trái nhìn phải , trái có United, phải có Alaska , tôi hông muốn kéo vali đi vòng vòng trong sân bay nữa , vậy là tôi chọn United , giá nào cũng phải đi về Denver trong sáng hôm ấy .  Đôi mươi người từ lô'i Frontier chuyển sang xếp hàngn bên Untied ,  chúng tôi cũng sang lane luôn ,  chuyến đó bay vào 5:35 sáng.  Tôi vội nói cô bạn, dùngn phone vô United xem chuyê'n bay còn chỗ không, mua liền, chứ đứng trên hàng chờ tới luợt thì sẽ không còn vé .  Cô vội vô thì chuyến 5:35 sáng không còn vé nữa.  Xem thêmn chuyê'n tiếp 8:35 am còn 8 chỗ ,  chúng tôi mua liền , không cần rebook qua Frontier , vụ này để về nhà rồi tính chuyện với người ta sau .

Vé đã mua xong trên internet ,  chúng tôi đến quay gặp bà tiếp tân , bà nói vé vẫn chưa có .

- "Sao thế bà ?"  Tôi hỏi

-  Uhm , phải mất 15 - 20 phút thì database mới update đuợc .


Chúng tôi bớt lo, kéo nhau ra khỏi hàng ngồi chờ .  20 phút sau, bà mang vé đến cho chúng tôi .  Tôi cảm ơn rối rít .  Có vé trong tay , chúng tôi thong thả quả cửa khám xét thủ tục .  

Đến cửa bay tôi thấm mệt , nhức đầu chóng mặt , xiêu xiêu như người mất hồn .  Tôi muốn tìm môt nơi nào đó , nền nhà cũng đuợc, nằm ngủ một giấc cho lại sức , vậy mà cũng hông còn chỗ , những nguời nằm dọc theo bờ tường nằm kéo hơi phì phò phì phò lên xuống đều đặn như nằm ở phòng ngủ của họ .  Trông thật buồn cười .  Anh Năm cũng nhanh chân kéo vali đến bờ tường kiê'm một chỗ .  Riêng tôi ngồi chờ mệt lử... 

Hôm ấy chúng tôi bay đến Denver, nhận xe rồi lái thẳng đến Rapid City của South Dakota vào lúc 9 giờ đêm.

EZ mà chẳng í dzì,  "Đắt cắt nên miếng - Rẻ chẻ không nên hanh", người xưa nói không sai tí nào.


Friday, August 24, 2018

Nguyệt hạ

Từ hôm ở Yellowstone cho đến nay đã gần 10 ngày rồi .  Lang thang trên đường nắng gió đầy bụi từ Wyoming sang đến Utah , rồi đến South Dakota , và đêm nay tôi đang ở Colorado

Những ngày lang bạt kỳ hồ ở nhà người ta có internet nhưng khi vô thì cực quá ,đi chơi về có nhiều điều tôi muốn ghi chép vu vơ , nhưng thời gian ngồi chờ để vô nét đuợc thì cái lưng muốn còng, đôi mắt muốn sụp .

Cái nóng ở Denver khủng khiếp thật , không thua gì ở Wyoming .  Ừa mà người ta là hàngn xóm với nhau ,  kẻ Nam người Bắc, Bắc nóng mà Nam không nóng mới là chiện lạ. 

Ngày tôi cuốn gói đi khỏi nhà khi trăng phương Đông vừa khuyết, vậy mà đêm nay trăng phương Tây đã tròn rồi .  Tôi bắt đầu nhớ nhà mà cũng thấm mệt , chẳng còn hứng thú để đi nữa .  Lúc chiều mấy  người bảo xuống phố Denver , thân xác tôi đi nhưng hồn tôi lơ lửng tận nơi đâu , chắc có lẽ tôi nhớ ngày xưa .

Quá khứ đã trôi qua gần 15 năm rồi , tưởng chừng như quên hẳn vậy mà chiều nay 8/24 , tôi lại lơ đãng nhớ phương trời xa xôi . 

Ngày ấy tôi còn thơ dại lắm , học xong ra truờng , chưa được hai tuần, người ta tuyển tôi vô làm cho họ liền .  Đợt tuyển lúc ấy là 24 đứa , người ta huấn luyện ba tháng cho ăn luơng , sau đó rồi thi ,  thi đậu thì  mới thực thụ làm việc cho người ta .   Đợt ấy chỉ có 8 đứa đuợc nhận chính thức .   Lương người ta trả tôi rất hậu .  Mới vừa ra trường nghèo rớt mồng tơi, thình lình nhận cái check thiệt lớn, tôi mừng hết lớn luôn ,  chưa kể những phần tiền thưởng hậu hĩnh khác.

Cuối tháng 9 năm ấy , người ta gửi tôi đến Denver Colorado để dạy lại và trông coi một số việc trong thời gian khoảng 1 đến 3 tháng .  Ngày vừa nhận việc cũng là ngày người ta giới thiệu anh cho tôi nói chuyện đỡ buồn.  Khi tôi báo với anh tôi đi vài tháng , anh bảo cho anh đi theo với chỉ muốn tới đất Denver xem ra sao trong đôi ba ngày rồi anh về .  Tô nhất định không cho anh đi cùng vì sợ người ta dị nghị … gái độc thân mà đi chung với trai nơi đường xa vạn dặm là gái hư …

Anh xin phép Má anh chở tôi ra phi trường .  Tôi đến Denver vào một buổi hoàng hôn , trời tháng 9 gió lành lạnh .  Người ta tại phi trường giơ bảng có tên tôi để đón về khách sạn.  Người ta trao phòng cho tôi trên tầng 13 .    Buớc vào căn phòng rộng mênh mông .  Tôi sợ ma .  9 giờ tối hôm ấy tôi gọi cho anh .  Anh bảo , anh sẽ mua vé bay qua liền , nhưng tôi nhất định không cho .  Lần đầu tiên trong đời tôi đơn thân độc mã đi công tác xa nhà .  một kinh nghiệm khó phai

Ngày ấy buớc xuống phi trường về thành phố, xa xa tôi ngắm đính núi Rocky trắng xoá , ngày nay chẳng thấy tuyết đâu nữa và hình như ngọn núi cũng thấp đi , khói xám mờ mờ giăng tận chân trời ấy .  Hông lẽ đã hơn một tháng rồi cháy rừngn bên Cali vẫn còn sao ?

Ngoài sân nhà người ta trăng tròn và sáng quá, hinh như là Lễ Vu Lan đến rồi.

Thursday, August 16, 2018

Khoảng trời lửa khói

Vài tuần truớc ngày tôi khởi hành đi phơi nắng gió ,  trên tivi người ta nói ở Cali cháy rừng , bắt đầu là thằng ôn dịch nào đó ghét giới nhà giàu ở trong rừng vừa tốt, vừa cao sang , vừa tránh xa cái đám dân nghèo lúc nhúc lố nhố dơ bẩn , nên thằng ấy ghét quá đốt rừng cho chết hết cái đám nhà giàu  .  Tôi xem tin … tức mình lắm ,  người gì đâu sô"ng ở Mỹ mà họ ý thức thật tệ .    Anh muốn sống những nơi tốt lành vắng vẻ thì anh phải làm việc ,  có tiền rồi thì anh cũng sẽ như ai , hà chi mà để cái ghét cái nghèo  biến thành hận thù thấm đến tận xương tuỷ như vây .

Hinh như hai tuần sau đó đám cháy rừng đuợc dập tắt , thì đám cháy khác lại nổi lên, rồi lan sang những khu rừng khác, đám cháy lan nhanh theo gió, những người cứu hoả không kịp trở tay. Cali bị cháy rừng quá đỗi ,  tôi xem truyền hình thấy các đám cháy người chết nhà cửa tan hoang mà tôi xót xa trong lòng . 

Ngày tôi sửa soạn ra đi vì bận công việc sở , việc nhà thêm vài việc linh tinh cuối tuần  nào tôi cũng đi xa , nên chẳng xem đuợc tivi nên chẳng biết đám cháy dập chưa hay vẫn còn, đến phút cuối tôi mới vơ vội vài bộ áo đầm đi chơi xa.  Tôi cứ nghĩ xứ Cali nóng lắm nên chọn hai ngày đi thăm Yosemite National Park với khu rừng Muir Wood Park (loại thông đỏ sống hàng ngàn năm )   mà trên thế giới chỉ có miền Bắc Cali Hoa Kỳ mới có .

***

Người chủ căn nhà tôi trọ ở San Francisco hình như họ là Do Tháii hay sao đó mà trong nhà không có tivi .  Phút đầu tiên tôi nhận chìa khoá từ nơi hòn đá bí ẩn ngoài khoảnh vườn nhỏ truớc nhà, mở cửa vô nhà quyển sách đầu tiên dán vào mắt tôi nằm ngay bên kệ cửa là nhà bác học vật lý Julius Robert Oppenheimer , người điều khiển chương trình bom nguyên tử Mã Nhật Tân trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai (Mahattan Project).  Chiếc vali của tôi còn nằm ngang ngay cửa , tôi vội nhặt quyển sách lên để xem mặt ông ấy cho khỏi lầm .   Whoahhhh, tôi thầm nghĩ chủ nhân nhà này quả là tay có kiến thức rộng

Mang vali vô phòng khách, mới biết toàn là những kệ sách , trang trí trong nhà đơn giản nhưng rất mỹ thuật .  Sang tới dining room cũng toàn là sách , trên hallway cũng sách , vô tới phòng ngủ cũng thật nhiều sách .  Nằm trên giường chỉ cần với tay là có ngay quyển sách để đọc .  Sang phòng baby , chắc có lẽ 2 - 3 tuổi gì đó , vì tôi thấy bình sữa đuợc đặt ngăn nắp trong hộc tủ ở nhà bếp ,  phòng của bé cũng toàn là sách đuợc đặt trên kệ cao thấp rất mỹ thuật ,  chỉ cần hé cửa chút xíu là hình ảnh những quyển sách gián vào mắt ngay .  Khám phá chút xíu trong nhà của ông, tôi mới biết thêm vợ ông là một nhà văn có nhiều sách xuất bản .  Chiều tối hôm ấy tôi để lại vài lời nhận xét ,  ông chủ nhà bảo tôi "Cháu trai của ông Oppenheimer  là bạn thân của tôi . Còn sách trong nhà xin cô cứ tự nhiên đọc,  những quyển do vợ tôi viết thì cứ tự nhiên mang đi vài quyển tôi không tính tiền cô đâu ".  Tôi cảm thấy that may mắn và hãnh diện đuợc biết một người chưa từng gặp mặt

Chính vì trong nhà nhiều sách, nên tôi nghĩ ngay đến ông chủ nhà là người Do Tháii .  Ngày truớc tôi đọc đuợc một tin của người Việt viết từ xứ Israel , ông bảo "Người Do Tháii cho con đọc sách từ thuở còn thơ , họ dặt để sách trong tầm với của con nít, cho bé dễ lấy đọc .  Những tủ trong phòng khách của Người Do Tháii chỉ có sách , những tủ trong phòng khách của Người Việt chỉ có rượu"  (một bên trau dồi kiến thức - một bên thì huỷ hoại trí nhớ. )  

Ah, tôi đang vu vơ chuyện không tivi lại lạc đề sang chuyện sách rồi .  

Phone của tôi không có internet, lại không xem đuợc tivi, đi chơi cả ngày về tới nhà nửa đêm thì mệt lắm rồi, đâu còn phút nào để dùng laptop login vô internet nên tôi chẳng biết gì về tin tức cháy rừng của Cali .  Ngày tôi muốn thăm Yosemite , vô xem internet đuờng đi nuớc buớc từ San Francisco , mới biết Yosemte đóng cửa vô hạn kỳ vì khói do cháy rừng từ Nam Cali thổi lên.   Whoahhh, tiểu bang California rộng lớn từ Nam đến Bắc xa lắc xa lơ , vậy mà Yosemite cũng bị ảnh hưởng .  Vậy là mộng đi thăm khu rung thông Sequoia cổ thụ hàng ngàn năm đành phải nán lại , chẳng biết khi nào tôi có dịp đến thăm miềnn Bắc Cali này nữa.

Ở Yellowstone National Park thuộc Wyoming , cách xa Nam Cali biết bao nhiêu , vậy mà hôm qua (8/15) tôi đi thăm phía Tây của khu rừng  , mùi khói cháy rừng nồng đến nỗi tôi cảm thấy ngạt , tôi phóng mắt nhìn xa xăm về những dãy núi chập chùng mờ mịt khói tôi tự dối lòng mình chắc chỉ là ảo giác khi trời hoàng hôn mà thôi .  

Wednesday, August 15, 2018

Bảy ngày ở xứ mây phủ

Đêm nay (15/8) có tí thời gian ngồi viết vu vơ về chuyến thăm San Francisco

Hè năm 2018 tôi chuẩn bị áo quần đi chơi chẳng hợp tông tí nào . Ngày đầu tiên máy bay chuẩn bị đáp xuống phi trường San Francisco, ông pilot thông báo:  Nhiệt độ tại thành phố San Francisco hiện đang là 61 độ , lúc ấy là  11 giờ sa'ng .  Tôi nghe mà lạnh trong lòng ,  ngỡ mình đi nghỉ hè là tới xứ nóng ai dè nơi mình tới lạnh như mùa thu quê mình.

Buớc xuống phi trường đi muớn xe ,  trời , người ta đâu mà đông quá vậy không biết nữa ,  đứng muợn đuợc chiếc xe mất 2 tiếng đồng hồ .  Tôi mỏi mệt quá bảo anh Năm sắp hàng giữ chỗ cho tôi .  Tôi ra ngồi bệt trên hành lang rồi nằm trên đuờng đi , gác dầu lên vali mơ màng , chẳng biết lúc nào tôi đã ngủ say như ở nhà trên nệm ấm gối êm .  Anh Năm đánh thức tôi dậy .  Lục tục đi lấy xe .  Buớc ra ngoài parking lot mới thấy lạnh ,  gió đâu lùa về mà lạnh buốt . Lái xe từ phi truờng về nhà  phong cảnh ban đầu của thành phố San Francisco chẳng có gì đặc biệt so với thành phố New York . Vậy mà sao nghe ai cũng nói nhà nơi đây đắt đỏ , một căn studio là vài triệu .  Tôi ghé vô chợ mua ít thức ăn ,  tôi cứ nghĩ chắc cuộc sống đắt thì thức ăn vật dụng hàng ngày cũng đắt ., nhưng hoá ra , giá cả cũng không đắt mấy .  Vậy thì người ta làm sao sống đuợc nhỉ .

Mang thức ăn vô nhà ,  whoahh một căn apartment rất sạch sẽ , rất rộng, rất dài , phòng ăn, phòng khách, phòng nấu , … riêng rẽ .  Vào ngày cuối mà tôi vẫn đi lộn phòng hoài .  Căn nhà tôi trọ nằm trên đỉnh dốc , gần Golden State Park, mây luợn lờ quấn quanh người tôi .  Whoahhh,  lạnh và nhiều gió khủng khiếp .  Gió thổi rất mạnh cùng với hơi nuớc "tạt" vào người .  Ôi lạnh thật, vậy mà tôi chẳng có mang theo cái áo jacket mùa đông nào hết, whoahhhh unexpected summer weather .

Vừa mệt vừa lạnh thôi thì mình đi kiếm quán cơm Việt Nam lót bụng truớc , vòng vòng một chút tìm đuợc quán cơm .  Tôi ghé vô, vừa dùng bữa vừa hỏi chuyện:
- Sao khí hậu nơi đây lạnh quá vậy chị ?


- Oh, San Francisco là vậy, nơi đây con gái không ai mặc đuợc áo đầm mỏng vào mùa hè để diện vì lạnh, chỉ sang mùa thu thì nhiệt độ ấm hơn chút xíu 


Ban đầu tôi tưởng  chị nói ngoa cho vui , nhưng mà suốt thời gian trọ tại San Francisco tôi mới biết chung quanh ngôi nhà tôi trú mây phủ từ sáng đến trưa mới tan , rồi 2 giờ chiều mây tiếp tục phủ .  Hmmm,  thành phố San Francisco chắc có lẽ theo tiếng Việt nên gọi là Thành Phố Mây mới đúng nghĩa

Bảy ngày trôi đi nhanh quá .  Tôi rời xa San Francisco, đi tiếp đến nơi cần thăm, tôi ngỡ nơi sắp tới sẽ lạnh như   SF  , hoá ra hông phải .  Vừa buớc ra khỏi phi truờng , ôi , nóng như thiêu như đốt , một cái áo len, một cái jacket mùa đông, hai cái quần jeans dài , chiếc mũ len ,chiếc khan choàng cổ mua ở SF choáng chỗ quá nhiều trong vali.  Phi truờng Utah tấp nập khách.


Ghé Utah muợn xe, tiếp tục hành trình , băng ngang qua những nơi tựa như sa mạc .  Tôi đâu ngờ vùng đất Idaho nhiều đất khô cằn , vậy mà hồi nào tới giờ tôi thường ăn khoai tây Idaho cứ ngỡ vùng đất nơi ấy xanh muớt lắm .  Tôi lầm đoạn đầu , sang đoạn giữa của tuyến đuờng tôi đi hình như là highway 15 hay 20 gì đó ,  bắt đầu xuất hiện những cánh đồng xanh bát ngát mát mắt dưới cái nắng khô cháy , những chiếc máy tưới nuớc làm việc cật lực .  Whoahh, đây chắc là nơi người ta trồng khoai tây cung cấp tứ xứ, trong đó có tiểu bang của tôi


Xe tiếp tục rong ruổi trên đuờng xa, băng qua tiểu bang Idaho tới Motana , và cuối cùng tôi đã đến điểm hẹn là trailer tại biên giới Montana & Yellowstone National Park của Wyoming vào lúc 6 giờ chiều.

Nhớ truớc ngày tôi đi, tôi có phỏng vấn người ta sớm vì nhóm cần người vào giữa tháng tám .  Cuối buổi, tôi báo với ban phỏng vấn là tôi đi chơi xa phải ở trailer ,  mấy ông trong bàn nhìn tôi bỡ ngỡ lắm .  Một ông chợt nói "Nora , trông cô không có gì là bụi đời cả mà sao dám ở trailer " ..  Tôi mỉm cười "Vâng,  vì tôi đi chơi không hẹn và sắp xếp truớc , đến khi gọi vô khách sạn trong Yellowstone  thì nguời ta bảo không còn chỗ , muốn đặt phòng thì phải đặt truớc 1 năm ,  nên tôi đành phải muớn RV ngủ bên ngoài park vậy." .  Căn nhà vàng RV đuợc chuyển sang cabin, trông nó nhỏ nhắn dễ thương , vừa với túi tiền của mình vừa gần cổng vô park vậy là may mắn lắm rồi.

Đêm đã khuya , bây giờ là 10:30 , đi ngủ để 4:30 sáng đi đón trời hừnng đông ở Yellowstone Park ra sao .  Đi chơi mà cũng cực ghê

Thursday, August 9, 2018

Đêm phương xa

Mạ lo lắm khi con gái lớn mà chưa có bạn trai, về sau ai sẽ lo cho nó , ai sẽ nhắc bảo nó khi nó bắt đầu quên …  Còn riêng nó thì không lo , ngày ngày đi làm về vẫn vui vẻ , ở sở nó có bạn của nó , về nhà nó có bạn online … ông già  lâu lắm mới viết đôi ba chữ cho … buồn thêm , nhưng nó vẫn không lo , răn Mạ nó lo rứa

 Thế rồi có một hôm Mạ nó biểu nó về nhà có chuyện cần gấp.  Linh tính nó biết là ở nhà có  ai đó muốn gặp mặt  .  Nó hông về mà nó cũng chẳng ở nhà nó.  Nó trốn ra ở trong một cái chòi vắng mà ngày còn thơ dại nó thường đến nơi đây hái hoa nô đùa trên đồng cỏ .

Nó ở đó hai hôm ,  sang thứ ba bỗng đâu có anh chàng xuất hiện trong căn chòi của nó ,  chàng trông sạm nắng, thật thà,  dễ mến hình như anh vừa mới từ Việt Nam qua .  Linh tính nó mách bảo đó là người mong gặp nó hôm truớc.   Nó quay đầu chạy, chạy thật xa, chạy không còn biết phương hướng , những buớc chân hoảng hốt đã đưa nó đến giữa giòng nuớc chảy siết,  những ngọn cây hai bên bờ đang vùng vẫy chết đuối trong nuớc .  Nuớc dâng cao nhanh quá , nó cố bơi sang bờ bên kia , nó với tay chụp những ngọn cây chuyền cành như những con khỉ điệu nghệ để nuóc khỏi cuốn trôi nó.  Rồi nó đến đuợc căn chòi của ai đó trong biển nuớc , nó đu đưa trên mái cầu cứu.  Đôi phút sau chân trụ chòi đã bị bẻ gãy , giòng nước duới chân  hung dữ chỉ chờ có thế .  Thôi vĩnh biệt tất cả .  Nó mê man , vài khuôn mặt lờ mờ đảo qua lại truớc mắt nó , nó chợt nhận ra trong đó có khuôn mặt chàng.

Nó lảo đảo đứng dậy trông xa xa trên biển nuớc mênh mông , hình như Mạ nó đang lội ra giữa giòng ,  nó hốt hoảng gọi "Mạ Mạ" , tiếng kêu cứu của nó chim theo giòng nuớc …  Chợt thức giấc . 3:30 sáng , đêm tháng tám San Francisco thật lạnh và nhiều gió như trời đang vào cuối thu nơi quê ,  muốn gọi Mạ hỏi thăm nhưng còn sớm quá , muốn gọi anh hỏi thăm nhưng thôi hãy để anh nồng say trong giấc ngủ

Saturday, August 4, 2018

Giọng ca u hoài



Đàn Trong Đêm Vắng (Huỳnh Anh) - Thanh Thúy



Nửa Đêm Ngoài Phố (Trúc Phương) - Thanh Thúy



Tình Đời (Lê Minh Bằng) - Thanh Thúy


Nửa Đêm Thức Giấc (Lê Mộng Bảo) - Thanh Thúy

 


Cho Người Vào Cuộc Chiến (Phan Trần) - Thanh Thúy



Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) - Thanh Thúy



Hình Bóng Cũ (Trúc Phương) - Thanh Thúy


Men Rươu Ly Bôi (Huỳnh Anh) - Thanh Thúy



Tình Mẹ (Lam Phương) - Thanh Thúy



Thursday, August 2, 2018

Ước Hẹn - Thanh Hà - Doremi 24 - Cassette




Mặt A


Mặt B

(sưu tầm từ internet)

Wednesday, August 1, 2018

"Việt Nam, Việt Nam", giấc mơ ngậm ngùi





Ban hợp xướng Ngàn Khơi (hòa âm Lê Văn Khoa, nhạc trưởng Trần Chúc)

Bôi nhọ trên facebook





Nguồn: SBS / Mai Hoa, Luật sư Andie Lam (đăng ngày 31/7/2018)