Monday, April 13, 2020

WHO ủng hộ Trung Quốc mở lại các chợ bán thịt sống của động vật hoang dã - "nơi bắt nguồn đại dịch Coronavirus"





SBS Audio

Trung Quốc vừa báo cáo mở lại 'khu chợ thịt sống', nơi được nghi ngờ bắt nguồn cơn đại dịch coronavirus, đã gây lo ngại về sức khỏe cộng đồng và quyền động vật. Nhưng tương lai của những khu chợ này sẽ như thế nào khi có mối liên kết tiềm năng với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe?

Vào năm 2003, sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay còn được gọi là dịch SARS, được cho là xuất hiện từ các khu chợ thịt sống buôn bán hải sản và động vật hoang dã ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Các ngôi chợ này là nơi buôn bán các loại thịt sống để làm thực phẩm, chẳng hạn như gà, hải sản hoặc động vật hoang dã.


Tổ chức Y tế Thế giới cho biết SARS ban đầu có thể là một loại virus trên động vật và một số ít trường hợp có thể đã xảy ra do truyền từ động vật sang người.

Các khu chợ thịt sống ở Trung Quốc cũng được cho là nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus nhưng WHO nói rằng họ không biết chính xác việc con người đã bị nhiễm COVID-19 bằng cách nào.

WHO đã nói với SBS rằng họ không ủng hộ việc cấm các khu chợ vì chúng là nguồn sinh kế của nhiều người và cung cấp an ninh lương thực.

Bà Nicola Beynon của Tổ chức Nhân đạo Quốc tế đang lo ngại thị trường thịt sống trong tương lai có thể gây ra nhiều đại dịch trên toàn cầu trừ phi chính phủ hành động.


Chúng ta đã biết từ lâu rằng thị trường thịt động vật hoang dã gây hại cho các loại động vật nhưng chúng còn gây hại cho con người nữa. Chúng ta không thể làm điều này bằng một biện pháp nửa vời. Nếu chúng ta muốn ngăn chặn một đại dịch trong tương lai, chúng ta cần kiểm soát buôn bán động vật hoang dã và kiểm soát việc đó một cách toàn diện.

Một con chó ở Hồng Kông bị nhiễm coronavirus và một con hổ ở New York cũng đã được xét nghiệm dương tính.

Nhưng WHO nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy căn bệnh này có thể lây nhiễm từ vật nuôi trong nhà.

Tuần trước, Thủ tướng Scott Morrison cho biết tương lai của thị trường thịt sống có thể bị xem xét.

"Chúng ta có thể thấy nhìn rõ những rủi ro lớn đối với sức khỏe và cuộc sống của của thế giới do những nơi này. Bây giờ, tôi không đưa ra bất kỳ lời chỉ trích của bất cứ ai. Tôi không ám chỉ văn hoá hay bất cứ điều gì tương tự. Có nhiều quốc gia khác nhau và chúng ta có cách sống khác nhau. Nhưng điều quan trọng là khi quý vị xử lý các nguồn thực phẩm này, cách chúng được xử lý và cung cấp cho cộng đồng, những điều đó rất nguy hiểm."


Ông Morrison đang kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới hướng sự chú ý đến nguy cơ  của các khu chợ này.

"Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy những loại vi-rút xuất hiện từ những khu chợ này. Chúng ta không có các khu chợ này ở đây và điều đó là có lý do. Tôi nghĩ rằng đây là một thách thức lớn cho thế giới trong tương lai."

Nghị sĩ tự do Jason Wood đang ca ngợi Thủ tướng vì đã thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ về vấn đề này.

Ông Wood, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đa văn hóa, cũng muốn tất cả các thị trường buôn bán động vật hoang dã phải đóng cửa vì chúng có thể gây ra đại dịch như SARS, và ông nói rằng người Úc gốc Hoa là nạn nhân.

Ông đã chỉ trích Lao động vì cố biến cuộc tranh luận về thị trường bán thịt hoang dã thành vấn đề phân biệt chủng tộc.

Nhưng bà Beynon nói rằng thị trường động vật hoang dã không chỉ có ở châu Á, mà cả châu Phi và Nam Mỹ.

"Buôn bán động vật hoang dã là một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la và các chợ động vật sống không may lại phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới."

Tiến sĩ Siobhan O'Sullivan là một nhà nghiên cứu xã hội từ Đại học New South Wales.

Bà nói thậm chí Úc đã từng có chợ này.

"Tại các nước như Úc, theo thời gian các chợ  bán động vật hoang dã bị đóng cửa, lò mổ được tập trung hoá,  sau đó các nơi này rời khỏi thành phố và chúng ta chuyển sang thứ gọi là buôn bán thịt hộp, nơi mọi người mua động vật đã bị giết mổ và sơ chế và chỉ cần chế biến. Nhưng tất nhiên không phải nước nào cũng vậy. Vẫn còn những nơi người bán giết mổ động vật tại chỗ  khi chúng được bán hoặc cho người mua mang về nhà."

WHO đã nói với SBS rằng họ không ủng hộ việc cấm các khu chợ vì chúng là nguồn sinh kế của nhiều người và cung cấp an ninh lương thực.

Tổ chức này cho biết trong một tuyên bố, cần có quy định để giảm nguy cơ truyền bệnh.

Nhưng Tiến sĩ O'Sullivan nói rằng việc thay đổi những thói quen lớn mang tính văn hóa có thể mất một thời gian.

"Tất cả chúng ta đều có những điều cấm kỵ về thực phẩm và loại thực phẩm có ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với chúng ta, vì vậy việc mọi nơi trên thế giới thay đổi thói quen văn hóa xung quanh thực phẩm là rất khó khăn, cần một thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ việc tuân thủ theo cũng là thách thức."

WHO cho biết với vệ sinh tốt và cơ sở vật chất đầy đủ, thực phẩm an toàn có thể được bán tại các chợ thịt sống.

Họ cũng cho biết chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh mạnh mẽ hơn tại các chợ hồi tháng Hai.

Tổ chức này cũng đề nghị việc bán động vật sống được tổ chức trong một không gian riêng.

Một kiến ​​nghị trên trang web Change.org gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các khu chợ ở Trung Quốc đóng cửa đến nay đã thu hút gần 4.000 chữ ký.

Một kiến ​​nghị khác gửi đến Liên Hợp Quốc cũng đạt gần mục tiêu 50,000 chữ ký.

Nguồn: SBS / STEPHANIE CORSETTI, KHÁNH UYÊN  (8/4/2020)

No comments:

Post a Comment