Monday, October 31, 2022

Brazil : Một nhiệm kỳ đầy chông gai chờ đợi Lula


Lula đang viết nên một trong những trang thú vị nhất trong lịch sử chính trị quốc tế.
Từ một thằng bé đánh giầy, một công nhân, ông trở thành lãnh đạo của quốc gia lớn nhất châu Mỹ Latinh.

Hmmm, câu trên nghe quen quá. Việt Nam Cộng Hòa có Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông, có Quân Đội hùng hậu nhất Đông Nam Á, và có thằng bé Nguyễn Tất Thành trốn xuống tàu Tây phụ bếp, đánh giầy, rồi mang đảng cộng sản về khai hóa cho dân Việt. Kết quả là anh em TT Ngô Đình Diệm bị ám sát, VNCH bị mất, trí thức nhân sĩ bị vùi dập, hàng triệu người chết... và sau này TT Hoa Kỹ Ri gân nói: "Dân tộc Việt Nam sẽ bị đô hộ cả 1000 năm tăm tối." Đúng thật!

Nhìn sang nước Vê-nê-du-êla cũng tương tự, từ một nước có thu nhập GĐP cao nhất thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến lại có một Hủ gô chai ve đi phò Phi đen cát trô, vận hành đất nước, kinh tế lụn bại, báo hại dân đói mốc đói meo. Những tưởng Hủ gô chai ve thành phế liệu rồi thì dân mừng, ai dè hắn lại trao ngôi cho một thằng công nhân, lái xe buýt, chủ công đoàn...

Và bây giờ một nước lân cận Vê-nê-du-êla, có diện tích lớn nhất châu Mỹ La Tinh lại rơi vào tay một thằng già xì ke thuốc phiện vào tù ra khám mà thời thiếu niên là thằng bé đánh giầy, rồi làm công nhân, rồi lái xe buýt, rồi chủ công đoàn...

Bạn có thấy ba cảnh trên có giống nhau không? Please Don't Tell me "NO" nhé.


***
Cho đến tận trưa nay, đối thủ của ông là tổng thống mãn nhiệm Jair Bolsonaro vẫn chưa thừa nhận thua cuộc. Trong bốn năm vừa qua, dưới chính quyền Bolsonaro, những thành tựu về xóa đói giảm nghèo dưới hai tổng thống tiền nhiệm cánh tả Lula và Dilma Rousseff đã tiêu tan.

Gần 1/3 dân Brazil hiện sống dưới ngưỡng nghèo khó, 15 % dân số Brazil bị nạn đói đe dọa, cao gần gấp 4 lần so với thời kỳ Lula lãnh đạo đất nước. Cũng do chính quyền Bolsonaro cương quyết chối bỏ tác động của virus corona chủng mới, hơn 700.000 người đã chết vì dịch Covid-19, khiến Brazil là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới tính theo tỷ lệ 215 triệu dân.

Về môi trường, trong bốn năm qua, 34.000 km vuông diện tích rừng Amazon đã bị khai tử vì lợi ích của các tập đoàn khai thác tài nguyên. Về mặt xã hội, dưới thời Bolsonaro, nạn tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng giữa các cộng đồng người Brazil da trắng và da màu dâng cao hơn bao giờ hết.

Với một nhiệm kỳ tai hại như vậy, tại sao vẫn có 49,1 % cử tri Brazil tín nhiệm muốn thêm một nhiệm kỳ cho Jair Bolsonaro ? Đó là câu hỏi mà tổng thống tân cử và Đảng Lao Động cánh tả phải gấp rút tìm ra giải đáp.

Ý thức được điều này trong phát biểu đầu tiên ngay sau khi kết quả được công bố tối 30/10/2022, Lula tuyên bố ông là tổng thống đại diện cho 215 triệu người Brazil, bảo vệ quyền lợi của tất cả, chứ không riêng gì cho những người đã bỏ phiếu cho ông. Ông tuyên bố: « Brazil cần được sống trong hòa bình và đoàn kết (...) Brazil là một quốc gia, một dân tộc ».

Không thể phủ nhận ứng cử viên Lula đang viết nên một trong những trang thú vị nhất trong lịch sử chính trị quốc tế. Từ một thằng bé đánh giầy, một công nhân, ông trở thành lãnh đạo của quốc gia lớn nhất châu Mỹ Latinh. Rồi sau hai nhiệm kỳ tổng thống, nhà đấu tranh công đoàn Luis Inacio Lula da Silva trải qua 580 ngày trong ngục tù, trước khi quay trở lại dinh tổng thống sau đúng một chu kỳ 12 năm.

Nổi tiếng là một chính trị gia gần gũi với quần chúng, ông rất được lòng dân, nhất là tại các tỉnh nghèo ở khu vực đông bắc Brazil, cứ địa chính trị của nhà đấu tranh này. Công luận Brazil không quên rằng dưới hai nhiệm kỳ tổng thống của ông (2003-2011), 30 triệu dân đã thoát khỏi cảnh bần cùng. Cũng Lula là người vận động để Brazil được tổ chức hai sự kiện thể thao trọng đại nhất là Cúp Bóng Đá Thế Giới 2014 và Olympic 2016.

Nhưng Lula được lòng dân bao nhiêu trong thành phần nghèo khó của Brazil, thì trong mắt phe ủng hộ Bolsonaro, tên tuổi của Lula gắn liền với hai chữ « tham nhũng ». Ông là hình ảnh của một phạm nhân đã bị ngồi tù vì tội danh này. Chẳng vậy mà chính tổng thống mãn nhiệm Jair Bolsonaro trong các cuộc tranh luận tay đôi với Lula trên đài truyền hình đã trực tiếp gọi đối thủ là một thằng « trộm cắp », là một « cựu tù nhân » và còn rất nhiều từ ngữ tệ hơn thế nữa.

Trước ngày bầu cử tổng thống Brazil vòng 2 hôm 30/10/2022, giới phân tích đã quả quyết, cho dù kết quả chung cuộc có ra sao đi nữa thì ứng viên bảo thủ Jair Bolsonaro cũng đã « thắng to » : Trước hết, khoảng cách giữa tổng thống mãn nhiệm với ứng viên cánh tả Lula ở vòng một đã « hẹp » hơn rất nhiều so với mong đợi và kịch bản ông Bolsonaro tái đắc cử đã được nêu lên. Chỉ nội điều đó đã là một thành tích của phe Bolsonaro.

Kế tới, hôm 02/10/2022 cánh bảo thủ của Bolsonaro đã dẫn đầu trong nhiều cuộc bầu cử ở Hạ Viện và Thượng viện. Điều đó có nghĩa là trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới, tổng thống cánh tả Lula sẽ liên tục bị cánh cựu hữu thọc gậy bánh xe. Nói cách khác, tổng thống tân cử Luis Inacio Lula da Silva khó có thể áp dụng chính sách cải tổ kinh tế, các chương trình xã hội như ông mong muốn.

Đó là chưa kể phe Bolsonaro còn có một đòn lợi hại khác, đó là khai các chiến dịch tuyên truyền và phao tin thất thiệt nhắm vào cá nhân ông Lula để kiếm phiếu cho đảng cực hữu: Nào là Lula chỉ là một tay nghiện ngập, nào là ông muốn đóng cửa các nhà thờ vì đã « ký giao kèo với Quỷ Satan ».

Một yếu tố khác giải thích vì sao Bolsonaro vẫn được gần 50 % cử tri tín nhiệm, đó là vì ứng viên bảo thủ này chủ trương một mô hình xã hội « khác » so với chính sách của ông Lula. 

Giáo hội Tin Lành cũng là điểm tựa mạnh mẽ giúp ông Bolsonaro kiếm phiếu : 30 % cử tri Brazil tin rằng chỉ có ứng viên này mới là lá chắn bảo vệ những giá trị truyền thống cho đất nước: « Thượng Đế, Gia Đình và Tổ Quốc ».
Trong khi đó, Lula chủ trương một xã hội hài hòa và đa dạng, mà trong có người đồng tính, người da màu… các cộng đồng thiểu số đều phải có một chỗ đứng.

Về kinh tế, Bolsonaro theo chủ nghĩa tự do, đã được giới doanh nhân trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, giới khai thác tài nguyên … ủng hộ.

Trong bối cảnh đó tổng thống tân cử Luis Inacio Lula da Silva khó có thể áp dụng trở lại những biện pháp được triển khai trong hai nhiệm kỳ đầu và đã tạo nên « phép lạ » cả về kinh tế lẫn xã hội cho Brazil.

RFI - Thanh Hà

No comments:

Post a Comment