Sunday, November 27, 2016

Hà Nội Cổ Xưa - Phố Hàng Chiếu

Phố Hàng Chiếu (Rue Jean Dupuis) dài 275m, nằm trong khu vực phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Phố nối từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân. Tính từ phía ô Quan Chưởng có 3 phố rẽ vào Hàng Chiếu là Ô Quan Chưởng, Thanh Hà và Đào Duy Từ. Đầu kia có 3 phố là Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã. Phố cắt và dẫn qua các phố Nguyễn Thiện Thuật và Hàng Giầy. Trên phố còn có lối rẽ vào ngõ Đồng Xuân, thông sang với phố Cầu Đông.

Tấm hình trên được vẽ lại từ bức ảnh được coi là cổ nhất về phố Hàng Chiếu. Nó phù hợp với những miêu tả của những người Pháp đặt chân tới Hà Nội cuối thể kỉ XIX: “Không những người ta làm mặt tiền kín mít mà còn che đậy nó bằng một chái, chìa cái mái tranh ra đường; thành thử phố xá chỉ còn như những con đường hào chật chội chen chúc những người và đôi khi khó có thể cưỡi ngựa đi qua." (Paul Bourde, De Paris au Tonkin, 1884)

Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, rất đông người Pháp đã chọn khu vực phố Hàng Chiếu làm chỗ lập những cơ sở kinh doanh vì tiện đường từ bờ sông lên. Thời đó, phía đầu phố là nơi chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp.

Năm 1903. Cổng ô chia con phố thành hai đoạn. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Tuy cũng có hệ thống chiếu sáng công cộng, nhưng đoạn phố này (phố Ô Quan Chưởng ngày nay) có nhiều ngôi nhà lụp xụp, trước kia được coi như đất ngoại thành

Nếu ảnh trước ta bắt gặp bóng dáng những thương gia Pháp đứng trước nhà, thì trong dòng người tấp nập này dễ dàng nhận ra cái đuôi sam tóc của Hoa kiều.


Cụ già bán chiếu


Đuờng Phố Hàng Chiếu ngày hôm nay
Phố Hàng Chiếu đầu thế kỉ XX. Cửa Ô Đông Hà dẫn ra sông Hồng. Khoảng không gian bờ sông thoáng đãng hiện vòm cửa, chưa xuất hiện hệ thống cột đèn chiếu sáng


Cửa ô Quan Chưởng ở đầu Phố Hàng Chiếu


Đường Jean Dupuis, nay là Phố Hàng Chiếu


Đường Jean Dupuis, nay là Phố Hàng Chiếu


Năm 1906. Đường Jean Dupuis bắt đầu có những cột điện


Năm 1906. Đường Jean Dupuis Hàng cây bàng hai bên đuờng đang cao


Phố Hàng Chiếu năm 1906.


Phố Hàng Chiếu năm 1906.


Một nguời chở chiếu đi bán


Phố Hàng Chiếu năm 1925 ?


Phu xe Cửa ô Quan Chưởng trên đuờng Phố Hàng Chiếu



Dãy nhà tranh vách đất


Dãy nhà tranh vách đất đã được thay thế bằng nhà xây hai tầng. Chợ họp ngay trên đường


Trang phục nguời Việt có phần sáng và sang hơn




Ngôi nhà đầu phố Ô Quan Chưởng với kiến trúc đẹp


Duới thời cộng sản Phố Hàng Chiếu đã biến thành những quán bia bẩn thỉu lem luốc


Hoài niệm phố Hàng Chiếu xưa (Nguyễn Văn Uẩn)

Phố Mới có ba địa điểm đánh dấu đặc tính của đường phố này là: nhà máy dệt của Bourgouin Me FEire, hai hãng buôn xuất nhập khẩu Magnabar và Daurelle, nhà Vạn Bảo và chợ “đưa người”.

Nhà máy dệt Bắc Qua: Sau chợ Đồng Xuân có một bãi rộng và một cái hồ lớn, hồ này sau được lấp liền với bãi. Năm 1884, công ty xuất nhập vải sợi xây một nhà máy dệt khá lớn, người ta thường gọi là nhà máy Bắc Qua. Nhà máy có ống khói cao, bể chứa nước lớn, máy nước suốt ngày đổ xuống rào rào, có xưởng lợp tôn, nhà kho, có máy phát điện riêng, điện chạy máy và điện thắp đèn. Nhà máy Bắc Qua dùng tới 200 công nhân hầu hết là nữ. Văn phòng nhà máy Bắc Qua đặt ở một ngôi nhà lớn cửa trước quay ra Phố Mới (số 72 – 74 – 76 Hàng Chiếu). Năm 1918 hãng Bourgouin Me FEire sát nhập nhà máy sợi Bắc Qua với nhà máy sợi Nam Định, xưởng và nhà kho Bắc Qua bị phá hủy, chỗ này trở thành một bãi đất trống, sau dùng làm một bãi bóng tròn của Racing Club gọi là bãi Bắc Qua.

Hãng Magnabar cũng là một công ty xuất nhập khẩu mua lại ngôi nhà ở Phố Mới của nhà máy dệt để làm cửa hàng và xưởng may. Hãng này nhập vải sợi, xuất các hàng mây tre và ren mua của các làng nghề thủ công Hà Đông bán sang Pháp. Lại buôn bị cói, đồ hàng bằng mây, chiếu, nhận thầu may quần áo cho lính khố xanh, nhà này thuê hàng trăm công nhân nữ, vừa đạp máy, vừa khâu tay. Hãng Daurelle ở số nhà 60 – 62 – 64 Phố Mới, chuyên xuất nhập khẩu hàng vải sợi, nhà máy cũng thầu may quần áo cho lính khố đỏ bằng ka-ki, nên người ta quen gọi là “Nhà áo vàng”.

Hai nhà thầu may quần áo nói trên sử dụng nhân công nữ, làm việc không giờ giấc mà công sá đàn bà chẳng được bao nhiêu. Đã vậy, tổ chức của họ theo lối chia công nhân thành kíp, có cai đàn bà trông coi. Làm cai thì dễ giàu có vì có thế lực, được tuyển người vào làm để ăn lễ, ăn bớt vải, chỉ khâu; ăn chặn, ăn gian tiền công của thợ. Có người làm cai có dăm năm mà tậu được ba nhà gạch ở Hàng Chiếu. còn điều kiện làm việc của thợ thì khá vất vả, dễ bị cúp phạt tùy sở thích của bọn cai được chủ tin cậy.

Nhà Vạn Bảo: ở giữa phố có một khu nhà lớn ở góc Hàng Giầy – Hàng Chiếu bên số lẻ, một khối nhà rộng liền ba gian về mặt phố, bên trong sâu thông sang đến Ngõ Gạch.

Nhà Vạn Bảo do Hoa kiều thầu với một nhóm người Pháp được nhà nước cấp phép quản lý nghề cho vay cầm đồ lấy lãi. Nhà cầm đồ này có liên quan mật thiết với đời sống nhân dân ta. Một số người Hà Nội và cả người ở các tỉnh, nhà quê, kẻ chợ, túng tiền mang mọi thứ đến cầm và chuộc, ồn ào suốt ngày. Họ cầm cố từ quần áo, nồi xanh, mâm, thau, đồ thợ đến đồ nữ trang vàng bạc, số lượng giao dịch cộng lại rất lớn, nhất là vào vụ thu thuế, tháng cuối năm giáp Tết.

Đồ đạc đem cầm ở nhà Vạn Bảo hạn trong 10 tháng chịu lãi 2 phần trăm (tức là lãi 24 phân một năm) để quá hạn thì bị mất. Hàng tháng, tên chủ nhà Tầm Tầm Hàng Trống (nhà thầu bán đồ cũ) đến bán đấu giá các đồ dùng đem cầm để quá hạn.

Chợ đưa người: Quãng cuối Phố Mới, bên số chẵn có một ngõ nhỏ đi vào sau chợ Đồng Xuân, chỗ đầu ngõ là nơi đưa người đi ở. Những người đi ở từ trong làng ra tìm việc làm, nhà hàng cơm rủ rê vào nhà sẽ có người giới thiệu với chủ. Trong khi chờ việc, có tiền thì trả, không có tiền thì ký quần áo thế vào, vẫn được trọ, có cơm ăn. Trọ lâu không có tiền trả thì lên góc chỗ sân sau mà nằm. Có ai thuê sẽ tính nợ và tiền hoa hồng coi như một thứ hàng hóa, nhiều người ăn cháo trừ bữa để chờ việc làm.

Nghề giới thiệu môi giới thuê người chỉ có từ sau năm 1930. nhà hàng cơm chứa trọ đầu tiên cho bọn “cơm thầy cơm cô” là số 81 Hàng Chiếu, năm 1936 trở đi có đến hàng chục người sống về nghề này.

Đầu phố, gần chỗ cửa ô, có một nhà treo lá cờ vàng mộ phu đi Tân thế giới, đấy là nơi chờ đón những kẻ bất hạnh cùng đường đến đăng ký.

Nguồn: Nguời Hà Nội

No comments:

Post a Comment