Sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Thân phụ Đỗ Đình Phương là một nhạc sĩ và cũng là nhạc trưởng cho vài ban nhạc tài tử ở Hà Nội. Đỗ Đình Phương theo học tây ban cầm tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn và khi ra trường lại dạy âm nhạc tại đây cho đến tháng 4, 1975. Trong thời gian ở Sài Gòn, ông đã trình diễn ở các đài truyền thanh, truyền hình, cùng nhiều trung tâm văn hóa như Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Trung Tâm Văn Hóa Đức, Hội Việt Mỹ.
Năm 1966, ông được dịp qua Phi Luật Tân trong chương trình trao đổi văn hóa và đã lưu diễn nhiều thành phố trong vòng 3 tháng. Lúc ấy, Đỗ Đình Phương được gọi là "Đệ nhất cầm thủ guitar" của Đông Nam Á.
Danh cầm Đỗ Đình Phương kể lại quãng đời theo học và trình diễn của ông như sau:
-Hồi tôi mới học, tại vì có một cái guitar do ông bố để lại, năm đó tôi khoảng 14 hay 15 tuổi gì đó. Ông già cũng là nhạc trưởng tức cũng chơi nhiều nhạc cụ khác nhau, để lại cái guitar tôi nghe trên radio họ phát thanh tôi thấy quá hay nên tự học mấy năm trời rồi tôi tự học. sau đó xin vào trường âm nhạc học ba năm. Năm 60 tôi là người dầu tiên đỗ thủ khoa ra trường về môn guitar.
Sau khi tốt nghiệp ra trường tôi dạy tại trường tư thục âm nhạc và gần như tôi sống về nghề nhạc luôn. Trong lúc dạy tôi cũng trình diễn nữa tại các trung tâm văn hóa. Có thể nói tôi là người đầu tiên trình diễn recital có nghĩa là độc tấu mỗi chương trình từ 1 tiếng rưỡi đến hai tiếng.
Được biết ông là một danh cầm bậc nhất Đông Nam Á trong thập niên 60, Chính phủ Philippines đã chính thức mời ông sang Manila nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nứơc. Trong lần đi này có rất nhiều kỷ niệm đối với ông khi ấy chỉ là một cậu thanh niên ngoài 20 tuổi nhưng tiếng đàn đã sớm chinh phục lòng người dân Phi.
Văn hóa Philippines bị ảnh hưởng rõ rệt chất Nam Mỹ, nơi tiếng đàn Tây ban cầm classic hay flamenco đã đi sâu vào tâm hồn của người dân tại đây, nhạc sĩ Đỗ Đình Phương kể lại chuyến đi thú vị này:
-Đây là chương trình trao đổi văn hóa chính phủ Việt nam gửi tôi đi không có phái đaòn nào chỉ có mỗi mình tôi đơn thân độc mã đi Philippines. Trong chuyến đi này tôi trình diễn ở nhiều đảo Manila, Pacolop, Iloilo…trình diễn tại các đại học cũng như các discotheque hay lên TV …khán giả rất là hâm mộ, nói thì hơi quá nhưng họ cho tôi danh hiệu danh cầm thủ nổi tiếng Đông Nam Á…
Buổi trình diễn kỷ niệm 50 năm âm nhạc tại California
Được biết mới đây ông có trình diễn một chương trình độc tấu Tây ban cầm kỷ niệm 50 năm âm nhạc của ông tại California, ông có thể cho thính giả đang nghe đài biết diễn tiến một phần nào buổi trình diễn này hay không?
-Buổi trình diễn này là buổi trình diễn rất đặc biệt của một chương trình Guitar recital mà tôi đã chuẩn bị trong vòng hai năm. Và thể theo yêu cầu của đa số khác giả thì chương trình này gồm nhiều nhạc phẩm Việt Nam mà tôi soạn cho đàn guitar. Chỉ có ít nhạc tây phương thôi, và để kỷ niệm nửa thế kỷ trong nghề của tôi..
-Buổi trình diễn này là buổi trình diễn rất đặc biệt của một chương trình Guitar recital mà tôi đã chuẩn bị trong vòng hai năm. Và thể theo yêu cầu của đa số khác giả thì chương trình này gồm nhiều nhạc phẩm Việt Nam mà tôi soạn cho đàn guitar. Chỉ có ít nhạc tây phương thôi, và để kỷ niệm nửa thế kỷ trong nghề của tôi..
Nhạc sĩ Đỗ Đình Phương đã soạn riêng cho tây ban cầm nhạc phẩm Nguyệt Cầm của Cung Tiếng. Thưa nhạc sĩ ông có thể cho biết tại sao ông chọn Nguyệt Cầm để trình diễn có phải vì giai điệu khá tây phương của nó hay còn một ý nghĩa nào khác?
-Đây là bản nhạc nó có sắc thái rất độc đáo và nhiều màu sắc thành ra tôi mới cố gắng để soạn bài này. Tôi soạn bài này theo lối nhạc cổ điển tây phương và có lồng vào một chút âm hưởng ngũ cung để cho nó hợp với khán giả Việt Nam. Đồng thời tôi dùng kỹ thuật reo giây 6 note để bản nhạc nghe nó dìu dặt và uyển chuyển hơn, Bản này thật đặc biệt nên tôi bỏ ra rất nhiều công lao để soạn bài này và khác giả cũng rất tán thưởng. Cái bài này Cung Tiến cũng là bạn thân của ông anh ruột tôi là tác giả bài này. Anh ấy dựa theo một câu ngắn của đàn vĩ cầm của nhạc sĩ Beethoven. Bên cạnh đó chắc cũng được gợi hứng từ thơ Xuân Diệu thành ra ông ấy có viết mấy câu thơ của Xuân Diệu trên bản nhạc đó là
Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần
Đàn buồn đàn chậm ôi đàn lặng
Mỗi giọt rơi đàn như lệ ngân…
-Nguyệt Cầm mang đậm chất tây phương bao nhiêu thì Diễm Xưa ngược lại thấm đẫm chất Huế bấy nhiêu. Đỗ Đình phương cho người nghe thưởng thức một giai điệu có thể nói là mượt mà và gợi nhớ đến những kỷ vật mà nhiều người đã đánh mất. Mưa rơi, gió bay, lá rụng và hoàng hôn trĩu xuống khiến người nghe nhạc của anh rạo rực nỗi nhớ nhà, nhớ nước đến nao lòng.
Diễm xưa đã khắc được vết nhớ trong lòng lữ khách khi nghe người nhạc sĩ tài hoa này độc tấu trên chiếc đàn tây ban cầm nhỏ bé. Sáu sợi dây đồng khi réo rắt, lúc u uẩn và đôi khi dồn dập nỗi chờ mong…
Có lẽ sự thành công nhất của nhạc sĩ Đỗ Đình Phương là đem cái thi vị nhẹ nhàng của nhạc tình Việt Nam lồng vào từng giai điệu của Flamenco hay Classic qua tiếng đàn tây ban cầm mà anh trau chuốt bao nhiêu năm qua.
-Cái bài Diễm Xưa thì tôi cũng soạn lâu lắm rồi, cả đến mấy chục năm về trứơc. Lúc trứơc tôi không hài lòng vì âm điệu nó rất là đơn giản. Tôi suy nghĩ mãi và sau này rút tỉa những kinh nghiệm về tây ban cầm trong mấy chục năm qua thì tôi thấy có thể áp dụng cái kỹ thuật Ategio thì người nghe có thể mường tuợng rằng đang chờ đợi người yêu dưới một cơn mưa phùn và mưa bụi bay lất phất ở đâu đây khi nghe kỹ thuật đó. Tôi cũng dùng kỹ thuật Raquedo reo ba giây cùng một lúc diễn tả một cơn mưa nặng hột hơn. Đây là bản nhạc tình như là kỷ niệm của một người chờ đợi người yêu dưới mưa phùn…
Có lẽ sự thành công nhất của nhạc sĩ Đỗ Đình Phương là đem cái thi vị nhẹ nhàng của nhạc tình Việt Nam lồng vào từng giai điệu của Flamenco hay Classic qua tiếng đàn tây ban cầm mà anh trau chuốt bao nhiêu năm qua.
Trong khi dòng nhạc tây ban cầm trình tấu theo giai điệu tây phương sẽ mang đến cho người nghe chất xúc tác mãnh liệt của những cơn nóng bức vùng sa mạc, hay réo rắt âm hưởng của những làng mạc đậm chất du mục thì các note nhạc mà Đỗ Đình Phương mang vào tác phẩm Việt Nam lại lắng đọng hẳn lại trong trạng thái lãng mạn của một miền đất vừa buồn bã u hoài, vừa tĩnh lặng và đậm đặc nhớ nhung của những ai xa nó.
Nguồn: RFA / Mặc Lâm
No comments:
Post a Comment