91 năm sau khám phá Pénicilline, sự phát triển nhanh của sự đề kháng kháng sinh buộc phải đẩy nhanh trở lại những nghiên cứu về những thuốc cần thiết này.
BACTERIOLOGIE. Đã không phải chờ đợi lâu để các vi khuẩn phản công. Vừa mới 5 năm sau sự thương mãi hóa pénicilline (1942), tụ cầu khuẩn vàng đã đề kháng với thuốc kháng sinh đầu tiên này. Và trong khi sự đại thắng của các kháng sinh lên các bệnh nhiễm trùng chỉ vừa bắt đầu, sự đề kháng kháng sinh đã đe dọa gây tàn phá.
Nhưng vào thời kỳ đó, hiện tượng này không gây quan ngại. Công tác nghiên cứu dồi dào và sản xuất những thuốc càng ngày càng hiệu quả. ” Từ những năm 1940 đến những năm 1960, đó là thời kỳ vàng son của sự khám phá những kháng sinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng chục và hàng chục loại nấm, và chiết xuất những phân tử chống vi trùng khác nhau. Họ đã làm phát sinh hầu như tất cả các họ kháng sinh mà ta biết hôm nay “, GS Olivier Epaulard, thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng của CHU de Grenoble đã kể lại như vậy.
Những thuốc mạnh này làm biến mất những bệnh nhiễm trùng gây chết người, và tác thành hình nền y khoa hiện đại. Tin tưởng vào những thuốc đáng sợ này, các thầy thuốc đánh thẳng tay và không luôn luôn sử dụng chúng một cách có ý thức, nhưng các bệnh nhân lại thường đòi hỏi. Thế mà cứ mỗi lần các vi khuẩn tiếp xúc với một kháng sinh, chúng học đề kháng nó. Một cơ chế sống còn mà chúng làm chủ một cách hoàn hảo từ bao ngàn năm. ” Những kháng sinh là những vũ khí, với chúng các loại nấm tiến hành một cuộc chiến vi trùng chống lại các vi khuẩn từ hàng triệu năm. Vậy những vũ khí hóa học này không là mới đối với chúng. Vậy đối với các vi khuẩn, học tự vệ và đề kháng lại các kháng sinh là điều dễ dàng.”
Khi hiện tượng đề kháng kháng sinh bùng nổ trong những năm 1990, y khoa trong tình trạng bất lực. Những kháng sinh được thương mãi hóa từ một nửa thế kỷ nay không thể thắng những vi khuẩn đa đề kháng (bactéries multirésistantes). Ở Pháp, người ta ước tính rằng mỗi năm 150.000 người mắc phải một nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng, và 12.500 người chết vì điều đó. Nhưng các phòng bào chế dần dần bỏ sự phát triển những kháng sinh mới. ” Các firme quay sang hướng khác vì lý do kinh tế, GS Antoine Andremont, cựu truởng khoa vi khuẩn học của bệnh viện Bichat-Claude-Bernard đã mô tả như vậy. Các kháng sinh là những thuốc ít sinh lợi : phí tổn sản xuất chúng đắc, nhưng được bán với giá thấp. Ngoài ra, thời gian điều trị thì ngắn, và ta hạn chế sự sử dụng chúng, điều này đúng đắn, để làm chậm sự xuất hiện của những đề kháng. Vậy sự đáp lại trên đầu tư là yếu.”
Nhưng hôm nay, sự đe dọa của một sự trở lại kỷ nguyên trước kháng sinh tạo những nhu cầu mới. Để hướng dẫn nghiên cứu, OMS đã xác lập một danh sách 12 vi khuẩn, để chống lại chúng khẩn cấp phải có những kháng sinh mới. Song hành, nhiều quốc gia đã gia tăng ngân sách dành cho sự nghiên cứu này. Nước Pháp đã giải tỏa thêm 40 triệu euro năm qua.
70 năm sau khi các kháng sinh được khám phá, một cuộc chạy đua đã khởi động. Nhưng tìm ra những kháng sinh mới có khả năng lẩn tránh những đề kháng là một việc hóc búa. Và khi những kháng sinh mới được khám phá, những thất bại đôi khi vang lừng. ” Trong những năm qua, nhiều laboratoire và start-up de biotechnologie đã bị phá sản sau khi thương mại hóa sản phẩm của mình “, GS Andremont đã chỉ rõ như vậy.
Nhưng, ngay cả từ lời thú nhận của các chuyên gia, sự đến của các thuốc kháng sinh mới sẽ không kéo chúng ta khỏi những khó khăn. Vậy sự tìm kiếm những giải pháp thay thế là một hướng cần phải thăm dò. Những kíp nghiên cứu phát triển những thuốc chống vi khuẩn không phải kháng sinh, thăm dò những viễn cảnh của các phage (những virus nhiễm các vi khuẩn), hiệu chính những sản phẩm có khá năng bảo vệ khuẩn chí ruột để phòng ngừa sự xuất hiện của những đề kháng hay nghiên cứu lợi ích của sự ghép phân (transplantation fécale).
Tuy nhiên, kết quả của tất cả những dự án này còn không chắc chắn. Vậy phải gìn giữ điều đã hiện hữu. ” Nếu rất rõ rằng rằng phải khuyến khích sự tìm kiếm những kháng sinh mới và sự cải tiến, việc duy trì arsenal thérapeutique là thiết yếu để chống lại sự đề kháng kháng sinh “, GS Céline Pulcini, thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng ở CHRU de Nancy và chef de projet national à l’antibiorésistance trong bộ y tế, đã đảm bảo như vậy. Những thuốc cũ có những năm đẹp trước mắt, với điều kiện chúng được sử dụng một cách dè sẻn trong y khoa người, nhưng cũng trong thú y. Bởi vì khi những vi khuẩn không tiếp xúc nữa với các kháng sinh, chúng lại trở nên nhạy cảm !
Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh (Le Figaro 4/11/2019)
No comments:
Post a Comment