Wednesday, March 7, 2018

Viện bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội Việt Nam

Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême Orient – gọi tắt là E.F.E.O) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên đất nuớc thuộc địa. Ngoài cơ sở chính ở phố Lý Thường Kiệt, Viện Viễn Đông Bác cổ còn xây một bảo tàng nhằm mục đích lưu giữ và trưng bày hiện vật lịch sử của Viện. 

Bảo tàng Louis Finot được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp cho xây dựng với tên gọi đầu tiên là Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp nằm trên phố Concession (nay là phố Phạm Ngũ Lão) nhằm bảo quản và lưu giữ tài liệu, hiện vật thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành vào năm 1932 với diện tích 1.835m2.

Năm 1932, Bảo tàng này được đổi tên thành Bảo tàng Louis Finot – tên vị Giám đốc đầu tiên của Viện và nay đổi thành Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

 Bảo tàng Louis Finot do kiến trúc sư Charles Batteur và Ernest Hébrard thiết kế. Năm 1925, thiết kế được phê duyệt với cấu trúc gồm 2 tầng: tầng 1 và tầng 2 dùng để trưng bày hiện vật, tầng hầm dùng làm phòng làm việc và kho bảo quản.

Bảo tàng Louis Finot là một trong những công trình văn hóa được xếp vào loại tiêu biểu nhất, đại diện cho phong cách kiến trúc Đông Dương, kết hợp tinh tế các giá trị của kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa.

Trước khi xây Bảo tàng Lịch sử hiện nay, Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ sử dụng hai ngôi nhà của Phủ Toàn quyền Đông Dương là: Dinh thự của Toàn quyền (Hotel du Gouverneur général) và Văn phòng của Toàn quyền (Bureaux du Gouverneur général).

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ này, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã có ý định xây dựng một bảo tàng mới. Đến ngày 28/02/1925, Toàn quyền Đông Dương đồng ý về mặt nguyên tắc cho nghiên cứu và xây dựng Bảo tàng. Ngày 21/10/1925, Toàn quyền chính thức duyệt y đề án xây dựng bảo tàng với tổng chi phí là 210.000 đồng, gồm: một thân chính phía sau, thân phụ phía trước, hai cánh hai bên; tất cả nối liền với nhau bằng một nhà tròn. Tầng 1 và tầng 2 dùng để trưng bày hiện vật, tầng hầm dùng làm phòng làm việc và kho chứa tạm thời. Diện tích toàn ngôi nhà là 1.835m2 .

Khi bắt đầu thi công, người ta đã phải tiến hành phá dỡ hai ngôi nhà cũ. Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ tạm thời sử dụng hai ngôi nhà của Công ty đường sắt Vân Nam, số 39 và 41 phố Carreau (phố Lý Thường Kiệt hiện nay).

Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ do các kiến trúc sư Charles Batteur và Ernest Hébrard thiết kế năm 1925, khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành năm 1932.

Chủ thầu xây dựng là ông Aviat, nhưng do quá trình thi công gặp nhiều khó khăn nên ngày 1/3/1928, Aviat xin huỷ hợp đồng

Ngày 15/5/1928, đề nghị của Aviat được Toàn quyền chấp nhận.

Ngày 11/6/1929, Khu Công chính Bắc Kì tiến hành mở cuộc đấu thầu lần thứ 2, kết quả ông Trịnh Quy Khang là người trúng thầu, với giá thành xây dựng là 187.580 đồng. Đợt thi công lần thứ hai tiến hành khá nhanh.

Ngày 06/4/1932, công trình đã được nghiệm thu. Cũng trong năm này, Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ được đổi tên thành Bảo tàng Louis Finot, tên của cựu Giám đốc Viện thời kỳ đó.


Bảo tàng được xây dựng trên khu đất phía sau Nhà hát Lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quai Guillemoto (phố Trần Quang Khải), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho tuyến đường ven đê.

Khu vực trưng bày chính của Bảo tàng hình chữ nhật kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng, cùng với không gian trưng bày chuyên đề nằm ở hai bên tạo thành một tổng thể không gian trưng bày khoáng đạt.

Phía dưới tầng trưng bày là một tầng trệt cao 2,5m – dùng làm nơi phục chế và kho, được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, cách nhiệt, cách âm khá tốt và có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Bảo tàng Louis Finot là một trong những công trình văn hóa được xếp vào loại tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Đông Dương bởi sự kết hợp tinh tế các giá trị của kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa. Hiện nay, công trình này đang được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam quản lý và sử dụng.

Bảo tàng Louis Finot chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 20 tháng 3 năm 1932, vào các ngày thứ 5 và chủ nhật, từ 8g-11g và 14g-17g.

Nguồn: Lưu Trữ Quốc Gia

No comments:

Post a Comment