Thursday, September 27, 2018

Khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giải thích về phát minh giành được giải thưởng MacArthur



Mời bạn nghe cuộc trò chuyện giữa Gia Minh (RFA) và nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng


Phát minh giúp cho của nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giành được giải thưởng với số tiền nửa triệu đô la từ Sáng hội MacArthur như thế nào?

Mời quí thính giả và các bạn cùng nghe chính nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng giải thích về phát minh mà cô đã nghiên cứu thành công qua câu chuyện trao đổi cùng Gia Minh trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này.

Bởi bản thân chúng tôi và đa số quí thính giả cùng nhiều bạn trẻ nghe đài không rành gì về lĩnh vực vật liệu chất nổ trong phát minh của khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, do vậy chúng tôi có yêu cầu tác giả giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Trước hết nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng cho biết:

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Hồi 400 năm về trước người ta dùng thuỷ ngân và chì để chế taọ chất nổ, nhưng khi tôi làm việc với chất nổ thì tôi thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng vì khi chất nổ làm bằng thuỷ ngân và chì mà nổ thì nó phóng ra chất chì và chất thuỷ ngân rất có hại cho con người và cả thiên nhiên.

Tôi không theo quan điểm của những người chế tạo chất nổ cho nên khi nhận thức được như vậy tôi nghĩ là cần phải tìm chất khác thay thể, mà theo tôi thì đó là sắt và đồng.

Lúc còn đi học thì tôi học nghề khác. Tôi thấy việc thay thế các chất kim loại như vậy không phải là phức tạp lắm, nhưng tôi không biết tại sao người ta lại không thấy.

Gia Minh : Rồi sau này chị có tìm hiểu thêm là vì sao người ta lại không sử dụng chất khác để thay thế chì và thuỷ ngân không?

Mình làm việc cho hãng và mình khám phá ra như vậy, nhưng bản quyền đó không phải của mình. Tôi làm việc cho người ta và do đó bản quyền thuộc về người ta.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Điều quan trọng mà tôi nhìn thấy trong khi người ta không nhìn thấy là tại vì lúc tôi đi học thì tôi học ngành vô cơ (inorganic), còn các nhà chế tạo chất nổ thì họ về ngành hữu cơ (organic). Đó là điểm khác biệt quan trọng khiến tôi nhìn thấy mà người ta lại không nhìn thấy. Các nhà hữu cơ ban đầu không tin lắm, nhưng sau này khi tôi chứng minh cho họ thấy thì nay họ tin rồi.

Gia Minh : Chị có thể cho biết ý tưởng trên đây của chị phát sinh từ lúc nào?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Khởi phát vào tháng 3 năm 2003 khi tôi bắt đầu công việc.

Gia Minh : Đến khi nào thì hoàn thành ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi hoàn thành hồi tháng 5-2005.

Gia Minh : Trong quá trình nghiên cứu đó có điều gì khó khăn, trở ngại nhất không, thưa chị?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Điều khó khăn mà tôi cảm thấy là tại nơi làm việc không có ai hiểu về chất vô cơ hoá học. Chỉ có mối mình tôi là nghiên cứu chất vô cơ hoá học mà thôi, cho nên người ta không hiểu. Bởi vậy mà tôi phải chứng minh bằng đủ mọi cách cho các nhà hữu cơ hiểu ra vấn đề. Trong thế giới chất nổ không có ai tin là có thể chế t ạo chất nổ bằng kim loại sắt và đồng.

Gia Minh : Chị thực hiện các cuộc chứng minh ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Sau khi đã thành công, tôi lấy một chút xíu chất nổ mới chế khoảng chừng 1-2 miligam đặt trên nền cứng rồi dùng búa đập lên thì nó phát nổ. Tôi lấy khoảng 20 miligam cho vào một ống nhôm (alluminium) rôi kích nổ.

Gia Minh : Khi nghe chị kể như vậy tôi nhớ lại hồi nhỏ vào mỗi dịp Tết thấy người ta bán các dây pháo mà nếu dùng búa đập lên thì nó nổ.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Cũng giống như vậy đó, nhưng chất nổ do tôi phát minh thì nó nổ thật là lớn.

Gia Minh : Sau khi đã chứng minh được sự thành công thì chất nổ này được ứng dụng ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Lúc chế ra chất nổ đó rồi và khi thử xem nó có hiệu quả hay không thì tôi lấy chất đó so với chì và thuỷ ngân để so sánh cường độ của hai loại chất nổ này và xem chất nổ mới này có thể thay thế cho chất nổ cũ kia được không. Mỗi loại vũ khí có kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn đối với loại bom cỡ lớn thì mình phải dùng lượng chất nổ nhiều hơn so với loại bom cỡ nhỏ, hoặc trong các loại đạn thì cũng vậy. Dĩ nhiên công việc này thì cũng tương tự như mình dùng chất nổ thuỷ ngân và chì, nhưng điều quan trọng là mình có thể thấy được là mình có thể loại bỏ được hai chất độc đó vì chất chì rất là hại cho trẻ con, rất độc trong nước uống, v.v.

Ông Nobel giúp người ta biết làm sao xài chất nideglycerin mà không nguy hiểm, không bị chết. Thật sự ông ấy giúp người chớ không hại người. Nhưng người ta nghĩ lầm rằng ông ấy giàu là nhờ làm ra chất nổ đó. Ý định của ông Nobel là giúp cho những người làm cầu cống đường sá, hay những người phá núi để lấy đá không bị nguy hiểm. Thực sự ý của ông ấy là ý tốt. Nhưng về sau người ta ứng dụng phát minh của ông ấy để đi chiếm nước này nước nọ, sử dụng phát minh của ông trong chiến tranh, cho nên ông ấy bị hàm oan.

Gia Minh : Như chị Hằng có nói là từ tháng 3-2003 cho tới tháng 5-2005 là thời gian khởi sự nghiên cứu cho tới thành công.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : À, còn thời gian thử nghiệm (testing) nữa chứ ?

Gia Minh : Thử nghiệm trong bao lâu ạ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Thời gian thử nghiệm kéo dài từ 2005 cho tới gần cuối năm 2006.

Gia Minh : Ai chứng nhận cho sự thành công này?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi gửi cho mấy cơ quan chính phủ chuyên sử dụng các chất chì và thuỷ ngân để họ làm công việc thử nghiệm và đánh giá.

Gia Minh : Các cơ quan chức năng về chất nổ của Mỹ đã trả lời ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Dựa vào các cơ sở (base) mà tôi có, họ sẽ so sánh với cơ sở của họ và họ thấy các chỉ số đều tương tự như nhau. Do đó họ công nhận kết quả này. Và từ nay hãng nơi tôi làm việc có thể cho mướn bản quyền phát minh này.

Gia Minh : Bản quyền đó là của chị ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Không đâu! Mình làm việc cho hãng và mình khám phá ra như vậy, nhưng bản quyền đó không phải của mình. Tôi làm việc cho người ta và do đó bản quyền thuộc về người ta.

Gia Minh : Về giá cả thì như thế nào ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Thực sự ta không thể nào so sánh được. Lúc người ta làm chất nổ bằng chì thì tốn kém rất là nhiều, cho nên so với chất nổ mới này thì giá của chất nổ mới này rẻ hơn rất nhiều. Không thể nào so sánh chất đó với chất chì. Lúc làm chất nổ bằng chỉ thì tốn rất nhiều tiền để loại bỏ các chất thừa thải ra. Vã lại ở nước Mỹ ai cũng sợ các chất chì và thuỷ ngân, vì hai chất này rất dễ bị nổ và rất là độc hại. Cho nên ở Hoa Kỳ đa số người ta không chịu làm nghề này.

Lâu lắm rồi, dễ có cả trăm năm nay nước Mỹ không có sản xuất nữa mà đi mua lại từ Trung Quốc (China) hay từ các nước khác trên thế giới, tức là từ những nước nghèo mà ở đó người dân chịu làm nghề này.

Nhưng tổn phí về chuyên chở từ các nước đó về Hoa Kỳ cũng rất là đắt vì trên đường di chuyển người ta có thể bị tử nạn khi chất nổ bị phát nổ. Một hạt chất nổ được chế tạo từ chì và thuỷ ngân có kích thước cở 1 milimet thì tự động nó có thể nổ, cho nên việc chế tạo chất này vừa nguy hiểm và vừa đắt tiền. Và luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ cũng không cho phép làm như vậỵ, vì chi phí cho bảo vệ môi trường và cho sự an toàn của dân Mỹ rất là đắt.

Anh nghĩ coi chiến tranh trên thế giới này có ai chịu như vậy không? Nếu tôi có làm ra thì cũng không ai chịu dùng đâu. Nếu không giết được đối phương thì ngưòi ta đâu có chịu xài. Nói đúng ra có nhiều khi con người rất là tàn ác. Đi xâm chiếm nước này nước nọ mà không giết được bên kia thì đâu có ai chịu. Đó là số phận của con người. Cái huyền bí của con người là có nhiều tình cảm nhưng cũng có lúc rất là độc ác. Con người là một động vật thông minh nhất nhưng cũng thật là một động vật tàn ác nhất.

Gia Minh : Quỹ Mac Arthur (MacArthur Foundation) làm sao biết được phát minh này mà có giải trao tặng cho chị Hằng?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Nói thiệt với anh là tôi không biết giải này. Tôi chưa bao giờ nghe đến giải này trước khi tôi đựơc trao tặng giải này. Tôi cũng không biết ai đã đề nghị tôi nữa. Lúc tôi làm bài xong thì tôi gửi bài ra ngoài, như là viết bài xong nộp cho hội đồng vậy đó.

Gia Minh : Họ gọi và thông báo cho chị vào thời điểm nào vậy?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Họ gọi cho tôi hồi đầu tháng 9, khoảng 10 tháng 9. Ông Giám Đốc của Mac Arthur Foundation gọi cho tôi và báo tin là tôi được lãnh giải đó. Thực tình tôi không biết đó là giải gì. Tôi mới hỏi ông này và ông ta giải nghĩa cho tôi hiểu rằng giải đó mình không có nộp đơn xin mà được.

Chính những người khác trên thế giới hay chính những người trong nước Mỹ họ biết phát minh của tôi, họ biết sự quan trọng của phát minh này và chính họ đề nghị chứ tôi không biết thực sự là ai.
Họ cho biết trong năm nay (2007) tôi là một trong 24 người được đề nghị, nhưng giải đó không bắt đầu cho đến tháng 1-2008.

Gia Minh : Chị thấy việc làm ra chất nổ thì có ông Nobel là người đã đặt ra giải thưởng hàng năm đó. Khi ông Nobel làm ra rồi thì ông ấy lại hối hận. Việc làm ra chất nổ và được ứng dụng trong việc chế tạo vũ khí giết người bị dư luận cho là có hại cho con người thì chị có suy nghĩ gì ?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : Tôi rất hâm mộ câu hỏi của anh. Ông Nobel thật sự bị hàm oan. Không phải ông cố tình tạo chất nổ hại người. Trước ông Nobel ngưòi ta đã chế tạo chất nổ để phá các núi đá đặng lấy đá làm đường, làm cầu cống, v.v. Lúc đó chất nổ rất là nguy hiểm tại vì lúc đó họ xài nideglycerin mà chất này rất là nguy hiểm và đã làm cho rất nhiều người thiệt mạng.

Ông Nebel mới khám phá ra chất mới không giết người. Ông Nobel giứp người ta biết làm sao xài chất nideglycerin mà không nguy hiểm, không bị chết. Thật sự ông ấy giúp người chớ không hại người. Nhưng người ta nghĩ lầm rằng ông ấy giàu là nhờ làm ra chất nổ đó.

Ý định của ông Nobel là giúp cho những người làm cầu cống đường sá, hay những người phá núi để lấy đá không bị nguy hiểm. Thực sự ý của ông ấy là ý tốt. Nhưng về sau người ta ứng dụng phát minh của ông ấy để đi chiếm nước này nước nọ, sử dụng phát minh của ông trong chiến tranh, cho nên ông ấy bị hàm oan.

Tôi nói như vậy không có ý là để bào chữa cho tôi. Mọi người đều nhận thấy chì và thuỷ ngân đều độc hại, nếu tôi không khám phá ra việc sử dụng sắt và đồng trong việc chế tạo chất nổ thì người ta cũng vẫn tiếp tục sản xuất chất nổ bằng chì và thuỷ ngân vậy thôi. Trên thế giới này có bao giờ người ta từ bỏ súng đạn đâu!

Cũng có người trước đây hỏi tôi tại sao đi làm công việc chế tạo chất nổ như vậy. Nhưng nếu tôi không sáng chế ra chất nổ mới này thì người ta cũng vẫn tiếp tục dùng chất chì chớ người ta đâu có ngừng công cuộc chế tạo vũ khí!

Gia Minh : Có bao giờ chị nghĩ làm ra một chất vô hại, chỉ làm cho đối phương bị tê liệt chớ không giết đối phương?

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng : (Cười) Anh nghĩ coi chiến tranh trên thế giới này có ai chịu như vậy không? Nếu tôi có làm ra thì cũng không ai chịu dùng đâu. Nếu không giết được đối phương thì ngưòi ta đâu có chịu xài. Nói đúng ra có nhiều khi con người rất là tàn ác.

Đi xâm chiếm nước này nước nọ mà không giết được bên kia thì đâu có ai chịu. Đó là số phận của con người. Cái huyền bí của con người là có nhiều tình cảm nhưng cũng có lúc rất là độc ác. Con người là một động vật thông minh nhất nhưng cũng thật là một động vật tàn ác nhất.

Mục Sáng kiến & Đời Sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nguồn: 2007 Radio Free Asia / Gia Minh, phóng viên đài RFA

Mời bạn nghe/ đọc thêm =>  Huỳnh Mỹ Hằng, nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài MacArthur Foundation

No comments:

Post a Comment