Giọng đọc: Vạn Võ - Bình Nguyên
Wednesday, February 28, 2018
Gả Con Cho Giặc - Nguyễn Thị Thanh Dương
Giọng đọc: Thy Lan
Cô Lạc báo tin cho cha mẹ là sẽ về thăm Việt Nam cả tháng nay thì cả tháng nay anh chị Siêu mừng vui đến mất ăn mất ngủ. Phen này thì cả làng An Bình sẽ lên cơn sốt như cách đây 3 năm họ đã lên cơn khi biết cô Lạc nhà quê nhà mùa, trình độ văn hóa lớp 6 kết hôn với một ông kỹ sư người Mỹ.
Nhà anh Siêu nghèo, mấy sào ruộng nhà nước chia theo tiêu chuẩn đầu người không đủ cho hai vợ chồng cầy cấy nuôi 3 đứa con, anh đi bộ đội về cảnh nhà eo hẹp nên lấy vợ trễ, con còn nhỏ. Cô Lạc lớn nhất nhà đã được bố mẹ gởi gấm theo vài người anh em họ vào thành phố Sài Gòn làm ăn. Trong làng, nhà nào cũng có người vào Nam kiếm sống nên đồng hương cũng giúp đỡ nhau nói chi là họ hàng
Bà Ngô Đình Nhu : Từ thời trẻ sôi động đến những tháng năm ẩn dật
Audio
Tin bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu, người từng được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây từ trần tại Roma cách đây đúng một tuần, ngày chủ nhật 24/4, đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.
Sau cuộc đảo chính năm 1963, hầu như không ai biết gì về bà, vì bà sống ẩn dật, hầu như không có một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ biết là bà đang viết một cuốn hồi ký.
Giầy thổ cẩm của người Thái (Việt Nam) và mục tiêu xây trường vùng cao
Audio
An Bình, Cô Tô, Ba Bể, Mũi Né, Hội An, Phú Quốc, Sơn Đoòng… những địa danh của Việt Nam được công ty khởi nghiệp N’Go (Pháp) đặt tên cho sản phẩm giầy độc đáo bán trên thị trường Pháp. Toàn bộ khâu sản xuất đều được làm ở Việt Nam dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người dân tộc Thái trắng ở hai hợp tác xã tỉnh Nghệ An và tỉnh Hòa Bình, còn khâu đóng gói thành phẩm được làm ở Hà Nội.
Với hai nhà sáng lập start-up N’Go, Kévin Gougeon và Ronan Collin, mục tiêu chính là khích lệ, hỗ trợ nghề dệt thổ cẩm địa phương và một phần nhỏ sẽ được đầu tư vào Quỹ Sao Biển để xây trường học cho trẻ em vùng núi.
RFI tiếng Việt đã có dịp phỏng vấn anh Kévin Gougeon, một trong hai sáng lập viên, về dự án của N’Go.
***
RFI : N’Go là một công ty Pháp bán sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam, anh có thể cho biết công ty ra đời như thế nào? Và ý nghĩa của thương hiệu N’Go?
Kévin Gougeon : N’Go ra đời từ đầu năm 2016. Cùng với Ronan, một người bạn từ nhỏ, chúng tôi đi du lịch rất nhiều và mỗi chuyến đi, chúng tôi luôn bị ấn tượng về ngành nghề thủ công ở mỗi nước, và đặc biệt là những họa tiết dân tộc.
Vào đầu năm 2016, sau khi đi du lịch Mêhicô về, tôi muốn kinh doanh một mặt hàng gì đó liên quan đến nghề thủ công. Vì chỉ du lịch ở Mêhicô nên tôi không biết rõ ràng về nước này, tôi nói chuyện với Ronan. Cậu ấy vừa từ Việt Nam trở về sau hai năm sinh sống và làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở miền bắc Việt Nam.
Ronan kể lại những gì cậu ấy biết về đất nước, ngôn ngữ và ý định quay lại Việt Nam sinh sống. Thế là chúng tôi cùng đến Việt Nam, tìm những người thợ thủ công, nhà cung cấp và các đối tác xã hội… Và chúng tôi khởi động chương trình vào đầu năm 2017. Chúng tôi muốn làm một việc gì đó để đề cao kỹ năng thủ công và thử thách mình với một mặt hàng đậm chất dân tộc “Made in Vietnam”.
Chúng tôi chọn tên “N’Go” vì từ này, viết theo tiếng Việt, có rất nhiều nghĩa, tùy theo dấu, như có thể là họ Ngô, cũng có thể là (bắp) “ngô” hoặc là “ngõ”. Và từ này được chúng tôi viết lại theo tiếng Anh là “N’Go for social sneakers”. Về mầu xanh lá cây của logo, chúng tôi muốn gợi đến mầu xanh của vùng núi ở miền bắc Việt Nam, mầu xanh của những cánh đồng. Với chúng tôi, mầu xanh này tượng trưng cho mầu sắc của phong cảnh miền bắc Việt Nam. Và chữ viết logo cũng mang hình tựa như chiếc dây giầy.
RFI : Những đôi giầy N’Go đề cao hai giá trị “thủ công” và “đoàn kết”. Xin anh giải thích thêm?
Kévin Gougeon Đúng là thương hiệu của chúng tôi nhấn mạnh đến hai giá trị. Thứ nhất là “thủ công”. Chúng tôi làm việc với hai hợp tác xã thủ công, một ở tỉnh Hòa Bình nằm ở miền bắc Việt Nam, và một ở tỉnh Nghệ An ở miền trung. Thành viên của cả hai hợp tác xã phần lớn là phụ nữ và họ dệt vải thủ công truyền thống. Họ làm ra các họa tiết đặc trưng của Việt Nam mà chúng tôi thấy tuyệt vời và muốn đưa lên sản phẩm giầy của mình, vừa đáp ứng được thị hiếu phương Tây, vừa mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam.
Một phụ nữ Thái trắng, thành viên hợp tác xã dệt thổ cẩm, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. N'Go
Mục đích chính là để những người thợ này sống được bằng tay nghề và sản phẩm của họ với thù lao công bằng, đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ với họ. Ví dụ, khi bắt đầu vẽ họa tiết cho sản phẩm và bàn với những người dệt vải về ý tưởng của mình, chúng tôi ở lại ăn ngủ tại làng trong vòng nhiều ngày, thậm chí vài tháng. Và với chúng tôi, đây là trải nghiệm có một không hai.
Hiện tại chưa thể đánh giá được cuộc sống của những người phụ nữ này được cải thiện như thế nào vì chúng tôi mới hoạt động được chừng một năm. Nhưng một điều chắc chắn là họ tỏ ra hài lòng, cũng như chúng tôi. Chắc hẳn việc này đã giúp được phần nào trong cuộc sống hàng ngày của họ. Và đây cũng chính là mục đích của chúng tôi.
Về mặt “đoàn kết”, chúng tôi kết hợp với một tổ chức phi chính phủ mang tên Sao Biển. Họ xây trường học ở miền bắc Việt Nam và chúng tôi giúp họ xây trường mới bằng cách chuyển một số tiền của mỗi đôi giầy bán ra vào quỹ.
Học sinh một trường học được Quỹ Sao Biển và N'Go đồng tài trợ xây dựng ở tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
RFI : Cứ mỗi đôi giầy bán ra, N’Go chuyển 2 euro vào Quỹ Sao Biển để xây trường học, vậy kết quả hiện nay như thế nào?
Kévin Gougeon : Sao Biển là một tổ chức phi chính phủ của Áo. Nhà quản lý là Thomas, chúng tôi gặp ông ấy vào đầu năm 2016 khi tìm một đối tác xã hội ở Việt Nam. Cứ mỗi đôi giầy bán ra, chúng tôi chuyển 2 euro cho quỹ. Sở dĩ chúng tôi chọn Sao Biển vì họ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đây là chủ đề chúng tôi rất chú trọng vì trong quá trình phát triển kinh tế của một nước, giáo dục luôn là lĩnh vực hàng đầu. Quỹ Sao Biển giúp những ngôi làng ở miền bắc Việt Nam, thường rất hẻo lánh, bị bỏ quên, không có hoặc có rất ít cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng những ngôi trường vững chắc để đón các em từ 6 đến 11 tuổi.
Chúng tôi mới hoàn thiện ngôi trường đầu tiên của mình với Quỹ Sao Biển vào tháng 12/2017 ở tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới với Trung Quốc. Ngôi trường có thể đón 60 học sinh, từ 6 đến 11 tuổi. Đây là một dự án mà chúng tôi tâm huyết và cũng rất tự hào được đóng góp vào việc xây những ngôi trường mới.
Học sinh một trường học được Quỹ Sao Biển và N'Go đồng tài trợ xây dựng ở tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Đến cuối năm 2017, Quỹ Sao Biển đã xây được 7 ngôi trường ở miền bắc Việt Nam. Chúng tôi không phải là nhà tài trợ duy nhất cho dự án xây trường mới. Quỹ Sao Biển còn có các nguồn tài trợ khác, trong đó có cả kinh phí từ nhà nước Áo. Về ngôi trường đầu tiên chúng tôi tham gia tài trợ xây dựng, chúng tôi góp được 20% vì công ty mới hoạt động được vài tháng.
Mong muốn của chúng tôi là việc kinh doanh càng phát triển thì chúng tôi càng đóng góp được nhiều hơn vào số lượng trường mới, cũng như đóng góp nhiều hơn vào mỗi dự án xây trường. Tương tự, chúng tôi cũng sẽ hợp tác được nhiều hơn với các hợp tác xã và giúp nhiều phụ nữ dân tộc sống được nhờ vào tay nghề của họ.
RFI : Công ty có 10 mẫu giầy được đặt theo 10 địa danh của Việt Nam? Ý tưởng này đến như thế nào?
Kévin Gougeon : Khi các mẫu mã giầy được thiết kế xong, chúng tôi nghĩ đến đặt tên cho mỗi mẫu giầy. Và chúng tôi muốn theo đuổi mục tiêu ban đầu là kể tiếp câu chuyện về Việt Nam, về nghề thủ công của nước Việt, vì thế chúng tôi nghĩ đến việc lấy tên mỗi địa danh nổi tiếng của Việt Nam đặt cho mỗi mẫu giầy mà mỗi mầu sắc hay họa tiết khiến người ta nghĩ ngay đến địa danh đó. Qua mỗi chuyến xuyên Việt bằng xe máy, chúng tôi ghi lại những địa điểm gây ấn tượng với mình.
Ví dụ chúng tôi đặt tên “Mũi Né” cho một mẫu giầy mầu trắng và vàng nhằm gợi đến nhưng cồn cát ở nơi này. Hay đôi giầy “Ba Đình” được đặt tên theo nơi ở đầu tiên của Ronan khi đến Hà Nội vì đó là nơi bắt đầu dự án của chúng tôi. Vì thế, chúng tôi muốn nơi này ghi dấu hành trình của chúng tôi.
Bộ sưu tập giầy thổ cẩm Việt Nam của N'Go.
Kévin Gougeon : Miền bắc Việt Nam là một trong số những địa điểm gây ấn tượng với chúng tôi sau hành trình phượt bằng xe máy. Các vùng ở tít miền bắc, sát biên giới với Trung Quốc, có cảnh đẹp tuyệt vời, như chốn thần tiên với những con đường núi ngoằn ngoèo tuyệt đẹp và người nông dân hiền hòa.
Ronan thì rất mê món bò bún và có thể ăn nhiều lần trong tuần mà không chán. Đó là những điều mà chúng tôi rất trân trọng. Về phần mình, tôi cố đến Việt Nam hai lần một năm và mỗi lần đến, Ronan luôn giúp tôi có những khám phá mới. Ví dụ như lần gần đây nhất tôi đến Hà Nội, Ronan đã cho tôi thử ăn thịt rắn, một đặc sản ở Việt Nam nhưng ở Pháp thì người ta không ăn. Vì thế, chúng tôi rất hứng thú khám phá món thịt rắn Việt Nam.
***
Sau lời kêu gọi các “nhà đầu tư” trên internet vào đầu năm 2016 để đặt hàng trước nhằm có kinh phí hoạt động, N’Go nhận được hơn 300 đơn đặt hàng cho 5 mẫu giầy khác nhau. Tính đến đầu năm 2018, N’Go đã bán ra hơn 1.000 đôi giầy. Sau 10 mẫu giầy trong bộ sưu tập Xuân-Hè, công ty đang thiết kế khoảng 3 đến 5 mẫu giầy mùa đông dành cho thị trường Pháp.
Nguồn: RFI / Thu Hằng Phát Thứ Hai, ngày 26 tháng 2 năm 2018
Tuesday, February 27, 2018
Chuyện nhà cụ Vương Hồng Sển
Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển
Giọng đọc: Trái Táo
Gian chính của ngôi nhà cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Kèo của ngôi nhà bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều - Ảnh: HỮU THUẬN
Khu giếng trời phía sau ngôi nhà có một bể cá của cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN
Những thanh gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN
Song gỗ cánh cửa phía sau ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần trước ngôi nhà bây giờ được dùng để làm hàng quán - Ảnh: HỮU THUẬN
Những ô tròn lấy ánh sáng bên sườn ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Lỗ thông khí trên tường nhà được làm từ những viên gạch màu xanh ngọc bích - Ảnh: HỮU THUẬN
Hoa văn cổ điển trên mái ngói.
Vách nhà, cửa cùng với mái ngói âm dương cổ kính - Ảnh: HỮU THUẬN
Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất - Ảnh: HỮU THUẬN
Những hoa văn được chạm trổ công phu trên vách nhà - Ảnh: HỮU THUẬN
Kèo ở mái hiên được chạm trổ tinh xảo - Ảnh: HỮU THUẬN
Thanh kèo giữa nhà được chạm khắc họa tiết hoa lá tinh tế - Ảnh: HỮU THUẬN
“Tôi lấy anh Bảo năm 1979, có 3 đứa con. Chúng là tài sản lớn nhất của tôi”. Chị Liên con dâu cụ Vương Hồng Sển mở đầu câu chuyện kể về đời làm dâu gian truân của mình như thế. Ngoảnh lại, thấy bố chồng, chồng mình đều đã ở nơi chín suối. Cuộc đời vàng son như giấc mộng dưới gốc hòe.
Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng
Vương Hồng Bảo, chồng chị, mất năm 1998, trong tù. Các con chị Liên đã lớn. “Ngày trước tôi sợ chết, vì lo con mồ côi cha, mồ côi mẹ. Giờ tôi nhắm mắt cũng được rồi. Các con tôi đều đã lớn. Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, đại quý tộc trâm anh, mà đời tôi chẳng nhận một cái gì. Hộ khẩu tôi cũng chẳng có ở nhà này. Nhưng tôi thực lòng không tiếc”.
Chị Liên và anh Bảo cùng học trường Tây, quen nhau từ thủa ấu thơ. Lớn lên, chị lập gia đình với một bác sĩ người Pháp, có một đứa con, rồi ông ấy mất. Còn anh Bảo, chính chị đã làm mai mối anh Bảo cho người bạn gái Ấn Độ. Họ có 2 cháu, mất một cháu. Năm 1978, cô ta đưa đứa con gái đi khỏi Việt Nam. Chị Liên và anh Bảo về sống với nhau.
Chị Liên, con dâu của cụ Vương Hồng Sển
Khi đó họ cùng làm ở Hãng phim Giải phóng. Anh làm kế toán, chị làm hóa trang. Chị về làm dâu cụ Vương Hồng Sển, bước vào tòa nhà cổ lừng lẫy xứ Sài Gòn với hàng ngàn món đồ cổ quý giá. Nhưng chị không có hộ khẩu trong gia đình, dù đã sinh cho cụ Vương Hồng Sển 3 đứa cháu nội.
Lúc đó cây cối um tùm. Nhà cửa thâm u. Chị nhớ lại: “Khi tôi sinh cháu nội cho ông, ông nói với mẹ tôi: Liên nó trúng số độc đắc. Ông mang những đồ cổ quý giá, đến cho tôi xem. Ông nói: con ơi, món này 30 cây, món kia 200 cây. Ông sợ rằng khi mình chết, tài sản tiêu tán đi, nên dặn dò như thế. Cụ lấy ba đời vợ, nửa đời mới có được đứa con là chồng tôi. Giờ có cháu nội, cụ mừng vui lạ thường”.
Làm dâu nhà cụ Vương Hồng Sển, nhà sử học tiếng tăm, một nhà văn hóa, người chơi đồ cổ lâu năm, một biểu tượng của văn hóa Nam Bộ, quả không phải chuyện dễ dàng. Khách đến chơi, đứng ở ngoài cửa nói chuyện. Khách cỡ nào được đến bàn trà giao lưu. Khách cỡ nào mới lên ngồi dưới bàn thờ. Khách cỡ nào được cho lên nhà trên. Tất cả việc ấy, cụ quy ước cả.
“Tôi là một chứng nhân sống trong ngôi nhà tiếng tăm này – Chị Liên nói - Ông cụ sống rất giản dị. Bà mẹ chồng tôi góp phần xây dựng nên sự nghiệp, nhưng thực sự cụ chưa hưởng được gì.
Tiếng làm dâu, nhưng chị chẳng có gì: “Cái xe riêng tôi còn chưa có. Đi học lái xe, ông sợ xe đụng. Học bơi thì sợ chìm. Học đàn thì ông bảo: mày đàn như đứa mù vậy”.
Chị về làm dâu, từ năm 1979-1989, đi làm việc ở hãng phim, lương bỏ tiền túi tiêu riêng. Mỗi tháng ông cụ phát tiền chợ, tiền mua 100 kí lô gạo, phát tiền đóng học phí của 3 cháu nội, phát tiền đổ rác, tiền người làm, quản gia, phát tiền cho bà cụ ăn sáng, phát tiền cho hai vợ chồng ăn sáng.
Chị Liên nói: “Vì cuộc sống quá an bình, nên tôi chẳng lo lắng gì. Tôi chẳng có thủ đoạn giành giật với ai. Khi chồng tôi có nhân tình, tôi bèn bỏ về nhà ngoại ở chợ Bến Thành”. Chị ra đi, buồn bã lắm, để 3 đứa con ở lại ngôi nhà cổ. Chị hỏi chồng: Giữa hai người đàn bà, anh phải chọn một. Nhưng chồng chị không chọn được, bởi vướng nợ nần với người đàn bà kia.
Người chồng cả tin
Khi gặp lại nhau, họ làm cơ quan nhà nước. Cuộc sống rất yên bình. Rồi anh Bảo chuyển sang công ty vàng bạc, gặp bạn bè, bỏ công ty đi mở hiệu vàng riêng! Đó là những ngày tháng vô cùng quan trọng, đã quyết định cuộc đời của anh và của cả gia đình. Bảo không biết đi buôn. Sau một thời gian làm ăn, anh bị lừa hết tiền.
Chị Liên nhớ lại: “Chồng tôi cầm 300 cây vàng đi mở cửa hiệu, khi trở về, chỉ còn 20 cây. Chồng tôi bảo: Em đi sang Trung Quốc đòi tiền đi. Tôi mới bảo: Em là thân con gái, sao đi xa vậy được. Người ta đã cố tình lừa, em đi, người ta giết em đó. Tôi thấy chồng tôi thực là ngây thơ”.
Những khó khăn trong chuyện làm ăn, khiến anh Bảo rất buồn. Anh cố gắng khẳng định mình, làm ăn và kết bạn với một người phụ nữ khác.
Đó là năm chị 37 tuổi. Giờ chị 60 tuổi rồi.
“Tôi đã mất tất cả – Chị nói - Chồng tôi cùng nhân tình vào tù với án chung thân. Chồng tôi chết trong tù, có người nói chồng tôi buồn quá nên tự tử mà chết. Bố chồng tôi cũng chết cùng năm ấy. Gia đình bỗng chốc tan nát. Của cải tiêu tan. Đời tôi không thể ngờ có ngày như vậy. Tôi trở lại ngôi nhà này sau khi chồng tôi mất, để chăm sóc 3 đứa con thơ, lần hồi kiếm sống, chạy ăn từng bữa với khối nợ nần mà chồng tôi để lại đè lên gia đình này”.
Ngôi nhà cổ điêu linh
“Giờ tôi cứ đi nhà thờ mỗi ngày. Con tôi cứ 5 giờ chiều về mở cửa hàng bán ốc. Ban ngày, chúng tôi cho thuê mặt bằng nấu cơm bụi, ngày thu 60 ngàn, lấy tiền mua gạo”. Chị Liên trò chuyện với tôi, sau ngôi nhà cổ danh tiếng, đã bị chia năm xẻ bảy, cơi nới lung tung.
Sân sau ngôi nhà, được cho thuê để nấu cơm bình dân.
Theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, ngôi nhà cổ được hiến cho nhà nước làm nơi trưng bày cổ vật của cụ, xây dựng một cái quỹ văn hóa mang tên Vương Hồng Sển. Cổ vật đã được đưa vào bảo tàng cất giữ. Nhưng chuyện bàn giao ngôi nhà cho nhà nước để tôn tạo làm di tích thì không hề đơn giản.
Chị Liên xót xa: “Căn nhà này danh tiếng bao nhiêu, đau khổ bấy nhiêu. Một ngôi nhà bình thường, không chừng lại sướng” .
Cháu nội cụ Vương Hồng Sển, con của chị Liên, cháu lớn tên là Vương Hồng Liên Hương (1983), ở nhà bán ốc. Các em là Vương Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh đang đi làm ở các công ty với đồng lương ít ỏi.
Việc giải quyết nhà cửa cho con cháu của cụ Vương Hồng Sển vẫn chưa đến đâu. Các cơ quan chức năng muốn đền bù, đưa gia đình ra khỏi di tích, để tu sửa, tôn tạo. Nhưng qua thời gian dài, chưa thống nhất được phương án nào.
Ngôi nhà cổ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng. Nhiều người chung sống trong căn nhà, “trời mưa, trong nhà dột chẳng kém ngoài trời”. Phần nhà cơi nới cũng hư hỏng nhiều.
Vương Hồng Liên Hương nói với tôi: “Chúng tôi muốn bình yên. Tôi muốn sống ở đây. Giờ biết sống ở chỗ nào. Các em của tôi cũng đã lớn.Tôi muốn bình yên bán ốc để sống. Tôi cũng ba mươi tuổi rồi. Tôi đã có chồng, có con rồi. Nhà này giờ không còn gì hết, nhà này chỉ còn cái xác thôi. Lại không được xây dựng sửa chữa gì cả”.
Ngôi nhà cổ đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2003. Đến giờ, nom nó chẳng khác gì một phế tích, mà người sinh sống trong đó đang chật vật dưới nắng mưa.
Anh Nam, Phòng Di sản văn hóa, Sở VHTTDL TPHCM cho biết: “Thành phố đã theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di tích, nhưng chưa thực hiện được việc quản lý, do người nhà của cụ vẫn còn sống ở đó”. Anh Nam cho biết: “Nhiều lần nhà nước đã cấp nhà cho chị Hương và các em, nhưng gia đình chưa đồng ý với phương án đưa ra, kể cả lúc cấp nhà mặt tiền ở đường Vạn Kiếp với giá 8 tỷ đồng”.
Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, thì tòa yêu cầu bồi thường cho người bị hại là 5,350 tỷ đồng, 1.001,5 chỉ vàng, 46.700 USD.
Anh Nam cho biết: “Năm 2005 chị Vương Hồng Liên Hương đã khởi kiện đòi thành phố chia di sản, nhưng năm 2010 tòa đã bác yêu cầu của chị Hương đòi chia tài sản thừa kế đối với nhà di tích. Chúng tôi phải chờ phúc thẩm rồi mới thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích được”.
Vụ án của người chồng, chưa thi hành án, lại đến vụ án của người con gái. Chị Liên cảm thấy mình như trong mớ bòng bong. Chị nói: “Chúng tôi muốn có nghề nghiệp ổn định, chẳng hạn mở một trung tâm ngoại ngữ mang tên Vương Hồng Sển. Bán ốc hoài thế này, cực các cháu quá”.
Tôi chia tay gia đình khi quán ốc đêm được dọn ra, ngay sau ngôi nhà cổ đang mục ruỗng theo thời gian.
Nguồn: Tiền Phong / Trần Nguyên Anh
Vài bóng hồng nổi tiếng trong giới ca nhạc cải lương truớc 1975
Mộng Tuyền "Hoa khôi cải lương" là giọng ca tân cổ giao duyên ăn khách bậc nhất của làng đĩa nhựa Sài Gòn năm 1967-1968, trở thành ngôi sao điện ảnh ở giai đoạn đầu thập niên 1970.
Ngọc Bích trong đoàn Hương Dạ Thảo, sinh năm 1947, nổi tiếng với vở "Bạo chúa Tần Thủy Hoàng" và là con gái nuôi của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn. Bà đoạt giải Thanh Tâm năm 1967, cùng năm với nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Diệu Nga là bông hoa tài sắc vẹn toàn của làng cải lương thập niên 1960. Bà hát lẫn diễn đều xuất chúng, từng đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ năm 1964.
Mỹ Châu là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam, cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu... Với chất giọng trầm đặc biệt, tên Mỹ Châu được dùng để đặt cho một dây đàn cổ.
Kim Hương được nhớ đến với vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng. Bà từng hát trong đoàn Thanh Minh, thành công rực rỡ qua vai nàng Tía trong tuồng "Tiếng Trống Mê Linh" và vai Tiểu Loan trong tuồng "Bên cầu dệt lụa". Sau này, bà nghỉ hát, chuyển sang quản lý trong lĩnh vực múa rối nước.
Ngân Hà là giọng ca nổi tiếng trên sân khấu Phước Chung, Thanh Nga..., từng ghi dấu với các tuồng "Tấm Cám", "Trọng Thủy - Mỵ Châu", "Huyền Trân công chúa"... Ngân Hà qua đời năm 2003.
Những người con Việt lai Nhật vào những năm Nhật chiếm Việt Nam (1940 - 1945)
Trong đoạn phim ngắn này, mấy ông bà hát bài Nối Vòng Tay Lớn của TCS, mà Ba tôi thấy cay đắng khi nghe nó trên đài phát thanh Sài Gòn vào ngày mất nuớc 30/4/1975.
Ngày nay, Nhật đã lờ đi vụ đã hại chết hàng triệu nguời dân Việt bằng cách thu lúa của dân Việt để họ đốt lấy "năng luợng cho tàu" . Sự ác độc của Nhật đối với dân Việt , bên Việt cộng lẫn bên Nhật Bản không ai nhắc đến.
Ngày nay, Nhật đã lờ đi vụ đã hại chết hàng triệu nguời dân Việt bằng cách thu lúa của dân Việt để họ đốt lấy "năng luợng cho tàu" . Sự ác độc của Nhật đối với dân Việt , bên Việt cộng lẫn bên Nhật Bản không ai nhắc đến.
Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã làm gì khi bị sỉ nhục?
Bao dung là một loại khí phách, cũng là một loại trí tuệ. Có một câu chuyện kể về vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, Abraham Lincoln như thế này:
Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln xuất thân trong một gia đình thợ giày. Lúc đó, xã hội Mỹ rất coi trọng thành phần xuất thân trong gia đình quyền quý. Đại bộ phận nghị sĩ thượng nghị viện Mỹ đều xuất thân trong gia đình thế gia vọng tộc. Là những người của xã hội thượng lưu Mỹ, họ thấy khó chấp nhận một vị Tổng thống là con trai của một thợ giày rất tầm thường.
Ngày đầu tiên làm tổng thống, ngay khi Lincoln lên phát biểu trong lễ nhậm chức Tổng thống, một nghị sĩ đã chen vào giữa bài phát biểu của ông. Ông ta nói:
“Thưa ngài Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”.
Tất cả các nghị sĩ đều cười ầm lên. Họ nghĩ rằng họ đã khiến Lincoln trở thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa chấm dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói:
“Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo.
Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đổ cả tâm hồn vào nó. Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì, chưa ai từng phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”
Toàn bộ các nghị sĩ nín lặng. Họ nhận ra rằng họ chưa hiểu gì về Tổng thống Lincoln. Lincoln tự hào về người cha đánh giày của mình, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã là Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng đóng một đôi giày mới nếu có bất cứ ai phàn nàn.
Sau này có người đã khuyên Lincoln trả đũa người nghị sĩ nọ, nhưng Lincoln nói rằng:
“Khi chúng ta trở thành bạn thì đối thủ đã không còn!”
Chính sự chân thành và lòng khoan dung của Lincoln đã trở thành một phần nền tảng của văn hóa Mỹ.
Nhà thơ nổi tiếng Gibran từng nói:
“Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung” .
Khổng Tử nói:
“Khoan dung thì được lòng mọi người”.
Trong kinh Phật cũng dạy:
“Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”.
Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.
Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thành tựu được sự nghiệp to lớn lưu mãi ngàn đời của các bậc anh hùng, hào kiệt xưa nay.
Tục ngữ nói:
“Vàng không thuần khiết, người không ai hoàn mỹ” .
Khi đối mặt với sai lầm của người khác, nếu như canh cánh để ở trong lòng và đòi đáp trả thì sẽ chỉ khiến cho tâm linh của bản thân thêm nặng, thêm trầm trọng mà thôi. Thay vì để cho thù hận gặm nhấm tâm linh, chịu đựng thống khổ chi bằng hãy mở rộng lòng mà bao dung hết thảy, chẳng phải chúng ta sẽ được thản nhiên và tự tại sao?
(sưu tầm)
Monday, February 26, 2018
Phạm Đoan Trang, tác giả của sách "Chính Trị Bình Dân" bị cộng sản bắt giam 24/2/2018
Audio: SBS Mai Hoa tường thuật
Blogger Phạm Đoan Trang khẳng định không rời Việt Nam khi có tin đồn cho rằng cô đã ra nước ngoài.
Như bản tin chúng tôi đã loan, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) hôm 27/2 ra thông cáo lên án hành động bắt cóc blogger Phạm Đoạn Trang của an ninh Việt Nam hôm 24 tháng 2 vừa qua, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Blogger, nhà báo Đoan Trang bị an ninh Việt Nam bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi cô trở về nhà ăn tết cùng gia đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này suốt 23 tiếng đồng hồ để thẩm vấn cô về cuốn sách 'Chính trị bình dân' mà cô viết và xuất bản hồi năm ngoái.
Sau khi được trở về nhà, an ninh tiếp tục cảnh báo cô không được rời nhà và cho người canh gác căn hộ của blogger này liên tục sau đó. Theo RSF, điện và internet cho căn hộ của blogger cũng bị cắt và cô hiện đang trong tình trạng giam lỏng.
Trong bối cảnh các nhà hoạt động đang hết sức lo ngại về tình trạng nhà báo độc lập blogger Phạm Đoan Trang bị giam lỏng vì cuốn sách Chính trị Bình dân của cô, thì lại có tin đồn cho rằng cô đã vượt thoát vượt thoát khỏi vòng kềm tỏa của an ninh Việt Nam và đã ra nước ngoài.
Tuy nhiên ngay vào chiều tối 27/2, Phạm Đoan Trang đã tạm vào được facebook và viết vài dòng xác nhận rằng cô vẫn đang ở Việt Nam và nhấn mạnh "Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi"...
Tin chính thức được chính Pham Doan Trang đưa lên trang Facebook cá nhân hôm 27/2
Gửi các anh chị em, bạn bè, độc giả yêu mến của tôi,
Tôi vẫn ở Việt Nam, chưa đi nước ngoài và sẽ không đi đâu cả, cho dù chỉ vài ngày để nhận giải Homo Homini (giải sẽ được trao tại Prague, CH Séc vào ngày 5/3 tới) hay vài năm để... điều trị hai cái chân.
"Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi" - tôi đã thề với chính mình như thế khi chuẩn bị về nước vào đầu năm 2015.
Tôi cũng đã nói rõ điều này với các nhân viên an ninh Bộ Công an để họ yên tâm rằng tôi sẽ không sang Séc nhận giải.
Khi chúng ta chẳng may sinh ra là những con cá trong một cái ao bẩn thỉu, tù đọng, ô nhiễm, chúng ta có hai kiểu phản ứng: Hoặc là tìm đường bơi sang hồ nước sạch đẹp ở gần hay biển cả mênh mông ở xa kia, hoặc là cố gắng thay đổi cái ao của mình để nó được đẹp đẽ, dễ thở, đáng sống hơn. Nếu không phản ứng gì thì chỉ có chết ngập trong nước bẩn mà thôi.
Tôi chọn cách thứ hai.
Và tôi tin rằng đa số dân Việt muốn cách một nhưng không làm được. Đâu phải ai cũng dễ có cơ hội "xuất dương". Nếu vậy, tại sao không thử, không cố chọn cách hai?
* * *
Cách đây vài hôm tôi cũng đã tuyên bố: "Tôi đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài cho nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó".
Muốn biết vì sao tôi nói nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là độc tài và độc tài như thế nào, mời các bạn tìm đọc cuốn Chính trị bình dân.
(Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng).
Giải thưởng Homo Homini
Đài RFA hôm 14/2/2018 cho biết:
"Blogger-nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng Homo Homini năm 2017 của tổ chức nhân quyền People In Need, trụ sở tại Praha, Cộng Hòa Czech.
Tên gọi Homo Homini theo tiếng Latinh dịch ra tiếng Việt là từ người đến người.
Thông cáo báo chí ra ngày 13 tháng 2 của People In Need nhắc lại câu nói của cô Phạm Đoan Trang, rằng 'Các bạn không thể sợ hãi'. People In Need cho biết blogger Phạm Đoan Trang được chọn để trao giải Homo Homini vì lòng can đảm vững bền trong suốt quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho đất nước của cô. Biện pháp đe dọa thường xuyên của các lực lượng, công cụ đàn áp của nhà nước, không thể làm cô nản chí.
Theo People In Need đánh giá, cô Phạm Đoan Trang đã nêu rõ những bất công mà chế độ cộng sản gây ra; đồng thời cô nỗ lực giải thích cho người dân Việt Nam biết họ có quyền đứng lên chống lại áp bức."
Vào ngày 14/2, blogger- nhà báo Phạm Đoan Trang đã viết một đoạn ngắn trên internet bày tỏ cảm tưởng của mình khi được nhận giải thưởng. Cô viết rằng mặc dù cô rất mừng vì được nhận giải nhưng cô ước đó là là một giải thưởng nào đó chứng tỏ sự văn minh, dân chủ và phát triển của đất nước. Phạm Đoan Trang viết "chừng nào, một quốc gia còn có người được trao những giải thưởng về nhân quyền - dân chủ, chừng đó, quốc gia đó còn có rất nhiều vấn đề".
Giải thưởng Homo Homini được trao cho những đối tượng được đánh giá có những hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền. Thông trường giải được trao tại buổi khai mạc Liên Hoan Phim Tài Liệu Nhân Quyền có tên One World.
Năm nay buổi lễ trao giải diễn ra vào ngày 5 tháng 3 tại Trung Tâm Quốc Tế Prague Crossroads ở thủ đô Praha, Cộng Hòa Czech.
Trước nhà báo Phạm Đoan Trang, giải cũng đã từng được trao cho 3 người Việt Nam khác là Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý. Họ đều là những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam"
Vài đánh giá về quyển Chính trị bình dân
Nhân đây cũng xin nêu thêm một số chi tiết về quyển sách Chính trị bình dân, bị cho là nguyên nhân chính khiến Blogger Pham Đoan Trang đã bị nhà cầm quyền thẩm vấn và quản thúc:
Đây là lời giới thiệu của Luật Khoa Tạp chí, một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận:
Luật Khoa tạp chí trân trọng giới thiệu và đăng tải bản đầy đủ của cuốn "Chính trị bình dân", tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, của nhà báo Phạm Đoan Trang, do Nhà xuất bản Giấy Vụn và GreenTrees xuất bản.
Ngày 24/2 vừa qua, tác giả Phạm Đoan Trang đã bị công an bắt cóc và ép làm việc về cuốn sách này cho đến nửa đêm. Trước đó, Hải quan Đà Nẵng cũng tịch thu một số bản in cuốn sách này vốn được gửi từ nước ngoài về Việt Nam.
Kể từ đó đến nay, chúng tôi gần như mất liên lạc với Đoan Trang vì nhà riêng của cô bị cắt Internet. Tuy không thể xin phép đăng tải cuốn sách này nhưng chúng tôi tin rằng tác giả sẽ đồng ý với việc phổ biến cuốn sách tới đông đảo bạn đọc của Luật Khoa.
Vốn dĩ, cuốn sách này được xuất bản qua trang thương mại điện tử Amazon với mức giá 20 USD (tương đương khoảng 450.000 đồng). Bản điện tử cũng được xuất bản trên Smashword với giá 5 USD (tương đương khoảng 120.000 đ).
Như tác giả đã nhiều lần thông báo trên Facebook cá nhân, toàn bộ số tiền bán sách được chuyển cho Quỹ Lương Tâm, một quỹ từ thiện được lập ra để giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Mục lục:
Cũng theo Luật khoa Tạp chí, quyển sách gồm 6 phần chính:
Phần I. Chính trị là gì?
Phần II. Chính quyền và nhà nước
Phần III. Dân chủ
Phần IV. Các chủ nghĩa
Phần V. Tương tác chính trị
Phần VI. Bộ máy nhà nước
Nguồn: SBS / Thanh Vi - Mai Hoa
Vài tấm ảnh xưa cách đây 50 năm (1968 - 2018)
Subscribe to:
Posts (Atom)