Giọng đọc: Duy Trác - Khuyết Danh
Lời ngỏ
Nhưng thật ra già là gì, lúc nào thì già, lúc nào thì chớm già, sắp già, mới già, đã già. Có tuổi nào là tuổi “hườm hườm” chăng ? Một người bạn ở tuổi hườm hườm hỏi, sao , ông bác sĩ , ông đã viết nào cho các bà mẹ sinh con đầu lòng , nào cho tuổi mới lớn, sao không viết cho một chút gì đó cho tuổi sắp già, tuổi hườm hườm, tuổi xế bóng, tuổi gió heo may đã về xem sao . Tôi lần lữa hẹn . Phải già một chút nữa cho biết đã rồi mới dám viết phải không?
Không như nhà thơ nọ đo tuổi mình qua ánh mắt cố nhân , tôi đo tuổi mình qua cách xưng hô của các bà mẹ bế con đến khám bệnh . Trước đây họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng chú, rồi bằng bác , và rồi mới đây thôi, một chị hãy còn rất trẻ đưa bé đến khám bệnh, lúc bé la khóc, chị dỗ nín đi , nín đi cho ông ngoại khám con , thì tôi mới biết mình đã lên đến ông ngoại rồi mà không hay . Tôi hỏi theo thói quen chị là gì của cháu , chị trả lời ngon ơ , dạ , bà ngoại . Nhìn ngắm mình , nhìn ngắm bạn bè mình mới bật cười cái “Ôi cát bụi tuyệt vời “ mà thầm cám ơn anh bạn nhạc sĩ họ Trịnh đã nói giùm mình nhiều quá . Một người bạn nghe , bảo này đừng có mà hù dọa người ta đó nghe , đừng có làm cho người ta sợ hãi, làm cho người ta thấy ra sự thật phũ phàng đó nghe ... Còn một người bạn khác thì khuyên cứ nói rõ ra ,
thà biết trước còn hơn , biết trước để chuẩn bị tâm lý và để thích nghi , để điều chỉnh . Phải , chấp nhận , thích nghi , điều chỉnh như dòng sông kia vẫn đứng im mà chảy mãi , biết thích nghi, tự điều chỉnh mình qua bao thác ghềnh để nhập vào biển khơi . Khả năng thích nghi , điều chỉnh ấy là khả năng của một sức khỏe lành mạnh , xứng đáng cho một tuổi già lành mạnh , cho nên , không phải cứ chờ thật già mới viết cho tuổi chớm già, mà ngay giờ đây vừa gậm nhấm nó , vừa rình rập nó, quan sát nó và ghi lại , không phải nó chỉ là mình mà là của tất cả bạn be chung quanh rồi sắp xếp lại , biết đâu mua vui cũng được một vài trống canh như người xưa đã nói .
Vậy, hỡi những người bạn yêu quý của tôi , xin hãy vui với những dòng chữ chân tình này, và nếu có bực mình thì cứ tự nhủ làm gì có , hù dọa đó thôi .... Còn nếy có bắt gặp hình ảnh chính mình trong những dòng chữ này thì cũng hãy mĩm cười mà thứ lỗi ...
Vì sáng hôm nay , một chút gió heo may đã về , những chiếc lá vàng đã rơi lác đác trên những con đường thành phố , một mùi gió bấc quen thuộc đã len vào giữa những hàng cây ....
Saigon lập đông, 1996
Đỗ Hồng Ngọc
***
Một sớm mai thức dậy, người uể oải, nặng nhọc, bước vào phòng tắm , nhìn vào gương soi , ngỡ ngàng như vừa gặp một người quen mà Nkhông nhớ là ai, nhìn tới nhìn lui một lúc mới nhận ra chính là ta đó . Ta mà như không ta . Ta bỡ ngỡ như ở cái tuổi mới lớn năm nào , chợt cao lên , chợt lớn lên và lạ lẫm với chính mình, chân tay lọng cọng như thừa như thiếu, mà mày thanh mắt sáng , mà muốn làm nghiêm cũng thấy như tủm tỉm cười; còn giờ đây , cũng bỡ ngỡ lạ lẫm với chính mình mà thử nhích khóe môi tìm lại nụ cười chợt thấy khó khăn . Niềm vui thì vẫn vậy sao mắt môi như trĩu nặng. Một nếp xếp đã đậm theo vòng cung khóe miệng , những dấu chân chim đã hằn trên khóe mắt . Và kia, một vài nhánh tóc đã nhạt phai , khô quắt, mỏng tanh. Bỗng dưng thèm vẽ lại tức khắc khuôn mặt xa lạ mà thân quen kia trước khi tắm táp, để rồi mày râu nhẵn nhụi lao vào công sở hay đến giảng đường , xí nghiệp, công ty .... Rô1i ngắm nghía mình , nghĩ ngợi mình, rình rập mình, mới hay, đã khá lâu rồi không còn dõi theo ta nữa, đã lâu rồi phải lao vào bao nỗi lo toan , đã lãng quên cả chính mình. Đã lâu rồi như không thấy có thời gian, không chờ lễ hội , dửng dưng với những tờ lịch rụng rơi, nặng trĩu kế hoạch , những lịch công tác, vùi đầu vào những lôi kéo bộn bề . Chợt nhớ ra đã có lúc nào kia, phải chú ý lắng tai hơn nữa để nghe người nói, có khi phải hử hả đôi lần . Có cái gì ở tai ta vậỷ Rồi một lần kia , cầm tờ báo thân quen lên đọc bỗng cứ thấy phải đẩy dần tờ báo ra xa , xa chút nữa, rồi chỉ đọc được những cái tựa , những dòng to . Thôi thì đành phải mua cái kính lão . Có kính lão rồi cũng nhất định chưa lão , bất đắc dĩ lắm mới phải đeo lên, cho đến một hôm rồi đành mua thêm sợi dây toòng teng vì kiếm kính hoài thật vất vả . Rồi có lúc chợt quên mất tên một người quen, quá quen . Quên cái tên thơi còn thì nhớ tất cả . Khi cần nhớ thì quên mà khi cần quên thì nhớ . Nhớ rất kỹ những chuyện xưa cũ . Lạ lùng chưa! Có lúc nhấc điện thoạii lên , gọi cho ai đó , định nói điều gì đó thì quên tuốt, đành xin lỗi , nhầm số . Không lẽ hỏi người đầu dây bên kia, xin vui lòng cho biết tôi đang định nói gì với bạn đó vậy ? Tính tình cũng đâm ra cáu gắt . Chuyện không đáng gì sao cũng quạu . Lại trách cứ . Lại giận hờn . Lại ngờ vực . Lúc nào cũng nói tôi già rồi tôi già rồi như để được nghe mọi người nói không chưa già, vẫn trẻ .
Rồi những ông bà già ngày nào thấy sao mà họ già khụ , già quá cỡ kia bỗng dưng như trẻ lại , ấy là lúc ta đã già kịp với họ , đã vào cái lứa của họ mà lâu nay vẫn cứ ráng như còn ở lứa tuổi nhỏ hơn . Có lúc đã giâu bơt' tuổi đi . thì bây giờ lại muốn nâng lên . Ở phụ nữ thì không muốn ai hỏi tuổi nữa . Phụ nữ dĩ nhiên có vẻ như chậm già hơn khi trang điểm tí chút , vẫn giấu được nếp nhăn chìm khuất . Nhưng khi một mình thức dậy, đứng trước gương soi , cũng sẽ nhận ra chút ngỡ ngàng xa lạ thân quen . Tất cả những “triệu chứng “ kỳ cục đó là đặc trưng của tuổi chớm già, đang già, mới già . Và ơi cái tiếng Việt phong phú của mình còn đẻ ra nhiều thứ già khác như già nua , già cả , già xụ , già háp, già khú đế , già .... dịch .
Che giấu nó, trốn chạy nó, dối gạt chính mình hay chấp nhận nó , mĩm cười với nó, điều chỉnh mình .... là tuỳ mỗi chúng ta, tùy mỗi cá tính và tùy mỗi nền văn hóạ Nơi người ta tôn trọng ngươì già, người ta hãnh diện vì già , muốn mau già . Nơi người ta tôn trọng tuổi trẻ, hất hủi tuổi già thì người ta có khuynh hướng trốn chạy xua đuổi tuổi già . Nhưng dù muốn hay không muốn , tuổi gì cũng cứ đến , lù lù đến, xồng xộc đến .
Trước đây không lâu, dưới thời Pháp thuộc thôi, tuổi thọ bình quân của người VN không quá bốn mươi, và do đó, vấn đề tuổi già, tuổi sắp già đã không cần đặt ra . Vả lại ở một nền văn hóa phong kiến, lúa nước, vị trí của các lứa tuổi đã được định sẵn, không có xáo trộn gì nhiều, nên an phận thủ thường thật dễ dàng cho tất cả mọi người .
Ngày nay tuổi thọ của người VN đã tăng đáng kể, nam sáu mươi ba,
nữ sáu mươi bảy và còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới, kèm với kế hoạch dân số , sinh suất sẽ giảm, tháp tuổi sẽ ngày một phình to phía trên, và người già sẽ ngày càng đông trong xã hội, đặt ra những vấn đề mớị Hiện nay, tỷ lệ người già trên sáu mươi ở nước ta đã vào khoảng gần 10 phần trăm dân số và những người sống ngoài 80 không còn là hiếm. Bùng nổ thông tin, đô thị hóa, di dân , và những đổi thay nàỵ Người ta đã có thể thỉnh thỏang vào ra mỹ viện, chẻ cái cằm, độn cái ngực, lóc cục mỡ bụng, bơm xóa nếp nhăn, tiêm kích thích tố , rồi mỹ phẩm, rồi trang sức, rồi quần áo muôn màu muôn vẻ, người ta có thể dễ dàng đánh lừa mình, đã có thể chọn lựa già hay không già , to be or not to be vậỵ
Tôi nhớ một câu chuyện của Tagorẹ Chuyện kể rằng xưa có người lái buôn thường đi buôn những chuyến xa nhà. Anh bỏ người vợ trẻ ở nhà mòn mỏi đợi trông . Như để chuộc lại những hờ hững của mình, lần này anh hỏi nàng muốn anh mua món quà gì cho nàng lúc anh trở về . Nàng lẳng lặng chỉ vầng trăng non cong vút đang vắt trên bầu trời trong xanh vời vợi kiạ Anh ghi nhớ và hưá chắc sẽ mua cho nàng món quà đó dù giá có đắt đến bao nhiêu . Thế rồi ngày tháng trôi qua, một hôm, trước ngày trở về, anh sực nhớ lời hứa với vợ , đã nhìn lên bầu trời trong xanh kia, vầng trăng kia, và thế là anh mua ngay cho nàng một chiếc gương tròn, nạm những hạt kim cương lộng lẫy . Hí hửng, tưởng nàng sẽ sướng vui , nhưng thật bà bất ngờ , nàng nhìn chiếc gương tròn đắt giá kia mà cứ khóc mãi . Thì ra, nàng đâu có cần gương , nàng cần lược, một cái lược cài đầu cong vút như mảnh trăng non thượng tuần xinh xắn nọ Trăng đã già lúc nào đó vậy ?
Một người già bao giờ cũng có một người già hơn. Cho nên lúc nào già thì thật là khó biết . Thế nhưng chớm già thì có thể biết được . Những thay đổi về sinh lý có thể giúp ta nhận ra, dù sớm hay muộn, dù có quyết liệt hay khéo léo chối từ thì nó cũng cứ hiện ra trước mắt . Tây chắc sướng hơn ta . Cái ngôn ngữ của Tây ngôi thứ hai có một , còn ta thì dễ nhận ra khi người ta đang gọi mình bằng anh thân mật , rồi chuyển sang bằng chú lạnh nhạt, bằng bác kính mến, rồi bằng cụ ... thương hại , lúc đó có trốn cũng không thoát! Dĩ nhiên có trường hợp đáng là chú rồi mà vẫn được gọi bằng anh nguy hiểm , đến nỗi ca dao thời đại có câu : “ Xin đừng gọi chú bằng anh, để cho chú phải hy sanh cuộc đời! “ .
Như đã nói , trước đây tuổi thọ người VN rất thấp nên ít có người nhận ra tuổi chớm già của mình . Một Nguyễ Khuyến cảm khái “ Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay “ là khi mới gần 50. Một Hồ Xuân Hương thảng thốt “ Cái già xồng xộc nó thì theo sau ... “ lúc bà hẳn chưa tới 40 . Ngày nay, tuổi thọ trung bình của chúng ta đã tăng rỏ rệt và còn gia tăng trong thời gian tới . Các nhà chuyên môn cho rằng tuổi chớm già , ấy là lứa tuổi từ 40 đến 60 , sau 60 thì .... già thiệt rồi , hết chối cãi rồi ! Giai đoạn chớm già thực sự là ở lứa tuổi từ 40 đến 50 , còn từ 50 đến 60 phải gọi là tuổi đã .... quá chớm già ! .
Do tuổi thọ gia tăng như vậy, con người phải sống với lứa tuổi chớm già này một thời gian cũng hơi dài, it' ra cũng chừng 20 năm , với rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, quan hệ xã hội và không ít những vấn đề bệnh lý , mà nhiều khi thiếu chuẩn bị hoặc né tránh , ta có thể gặp những tình huống không haỵ Nền văn minh nông nghiệp an lành bên lũy tre xanh ngày nào này còn bị hất tung lên với tiếng nhạc xập xình của karaoke, với các loại phim ảnh .... xô con người vào nếp sống xa lạ . Người phụ nữ ngày càng tham gia vào xã hội , ngày càng nhiều người chọn nếp sống độc thân , lo cho công danh sự nghiệp hơn là an phận với cuộc sống gia đình như ngày xưa, trong một môi trường đầy cám dỗ và cạnh tranh cũng gặp phải những hoàn cảnh như ngươì phụ nữ phương Tây hiện nay ở tuổi chớm già, vừa có những khó khăn về tâm sinh lý vừa có những khó khăn về xã hội phải tự điều chỉnh và thích nghị
Tuổi chớm già, ấy là tuổi của chuyển tiếp , của lúng túng, hoang mang , tuổi của những stress , của những lo âu và phiền muộn, của những mối hiểm nguy rình rập về sức khỏe, về quan hệ gia đình, xã hội .... đồng thờ tuổi chớm già cũng là tuổi thành tựu, của thành đạt , của cương vị và uy tín trong xã hội . Cái người ta dễ thấy nhất là những thay đổi sinh lý : hết khả năng sinh sản , giảm đời sống tính dục . Rồi luyến tiếc dĩ vãng, nhớ cái thuở trẻ trung , cái thời nhan sắc . Một nỗi buồn man mác chợt đến dù không nói ra , dù gắng gượng quên đi .... những khi “ Chiều hôm thức dậy , ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay ... “ .
Tuổi chớm già có lẽ phải làm quen trước hết với những thay đổi về dáng vẻ của mình và cái nhìn từ người khác . Nói chung thì đàn ông già sớm hơn phụ nữ . Hay nói cách khác phụ nữ sớm ý thức về những thay đổi này hơn nam giới và đã khéo léo che giấu nó đi để làm chậm bước tiến của thời gian . Những người lao động chân tay vất vả trông cũng sớm già hơn . Rèn luyện thể chất, ăn uống kiêng cữ, dùng mỹ phẩm đúng cách, trang phục khéo léo sẽ giúp che giấu phần nào thôi vì tuổi chớm già dễ mập ra , dễ lên cân . Các lớp mỡ tích lũy ở vùng bụng và đùi làm cho bụng to ra, đùi to ra , người tròn trĩnh lại , lùn xuống . Ta thấy các bà đầm “sồn sồn” thỉnh thoảng hay ra vào các mỹ viện là để lóc đi vài ký mỡ sa , ráng giữ cho cái vòng số hai “tương đối” một chút , còn các ông thì nếu nhìn nghiêng dễ thấy cái bụng trễ xuống , nhất là bụng bia . Tóc đã phai màu , muối tiêu rồi dần dần muối nhiều hơn tiêu . Tóc mỏng, thưa và dễ rụng . Ở đàn ông, chứng hói đầu xuất hiện . Râu, lông mày cũng thưa hơn . Ở phụ nữ, đôi khi còn thấy như có râu mép xuất hiện , do kích thích tố nữ cạn dần . Da đã bắt đầu nhăn nheo, vài nếp gấp ở mặt, ở cổ , cánh tay , và bàn tay dần dần thấy rõ những nếp nhăn . Vai tròn lại , dáng đã hơi còng . Bắp cơ mềm nhão hơn, đặt biệt ở cằm , ở cánh tay trên, ở bụng . Bắp cơ bụng không cứng cáp như xưa nên người có tuổi dễ thấy bụng xệ , nhất là sau khi ăn no . Các khớp xương cũng bắt đầu sinh chuyện , dễ đau nơi này nơi khác . Có trường hợp viêm đa khớp, đặc biệt ở các khớp ngón taỵ Và răng đã chiếc rụng chiếc lung lay . Có khi thêm một hàm răng giả , gỡ ra gắn vào như là món phụ tùng quen thuộc . Xương cũng loãng và giòn hơn . Đặt biệt ở phụ nữ khi các kích thích tố giảm dần , xương giòn dễ gãy hơn đàn ông từ hai đến ba lần . Mắt xệ xuống , có quầng thâm , nét nhìn bớt long lanh, bớt tinh anh, và thỉnh thoảng thấy ghèn xuất hiện ở khóe mặt . Nhìn gần 0 rõ nữa, phải mang kính hội tụ để điều tiết. Các bệnh về mắt như cườm già, cườm nước dễ xuất hiện ở tuổi nàỵ Nguy hiểm nhất là cườm nước . Không biết để mổ ngay sẽ đưa đến mù loà đáng tiếc . Tai nghe đã kém tinh . Nhiều lúc phải lắng nghẹ Và cũng do tai nghe bớt thính, người chớm già bắt đầu nói to tiếng, cộc lốc, đều đều . Mũi ngữi cũng tệ đi . Nếm cũng dở đi, nhất là đàn ông . Do vậy mà ăn mất ngon . Cảm giác xúc giác cũng bớt nhạy . Đã bớt nhột như ngày xưa còn bé . Nhiều khi bị thọc lét chẳng buồn cười . Mạch máu như cá ống nước xài lâu năm đã bị sét hoặc bị cứng lại, không thể co giản dễ dàng nữa cũng sinh nhiều thứ chuyện . Dễ bị cao huyết áp, dễ bị nhồi máu cơ tim , nghẽn mạch naõ , đặt biệt ở người béo phệ , ăn quá nhiều chất béo , làm cho xơ vữa đóng trong lòng động mạch. Các tuyến mồ hôi làm việc kém hơn , dẫn tới tình trạng không thải kịp chất bẩn, dễ làm cơ
thể .... bốc mùi . Cũng vậy , các tuyến tiêu hóa, gan mật , dịch vị cũng hoạt động tệ hơn nên dễ bị bón, khó tiêu, trĩ . Dễ mệt , leo cầu thang đã thở dốc. Đi bộ không khỏe như xưa , dễ cảm thấy “ Mệt quá đôi chân này tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi “ . Hay chóng mặt , đôi khi lùng bùng lỗ tai . Dễ đau nhức chỗ này chỗ khác . Đã phải đấm lưng , xoa dầu nóng thường hơn . Thỉnh thoảng còn bị mất ngũ trong đêm, nhưng lại thức dậy rất sớm . Ngày như dài ra, năm như ngắn lại . Khác với lúc trẻ , ngày thì ngắn mà năm thì dài .
Dĩ nhiên tất cả những điều mô tả trên không xảy ra cùng lúc và không phải ai cũng thế . Có người thế này , người thế khác . Có người chưa 40 mà tóc đã bạc nhiều, đã phải mang kính lãọ Người lao động tay chân trông sớm già với những vết nhăn trên mặt, trên tay , nhưng lại ít thấy nhức mỏi, đau lưng , ít thấy bụng xệ , ít bị bệnh tim mạch ; trái với người làm việc tĩnh tại , ít họat động , lại tiệc tùng nhậu nhẹt liên miên thì bụng dễ to , cơ bắp dễ nhão và cũng dễ đau lưng nhức mỏi , dễ mắc bệnh tim mạch hơn . Rèn luyện thể chất là biện pháp tốt nhất để giữ gìn sức khỏe và làm chậm bước tuổi già. Tập dưỡng sinh phù hợp với tuổi tác có kết quả rất rõ ràng tránh béo mập, tránh đau khớp . Chăm sóc tốt bộ răng. Năng tắm rửa , tránh mồ hôi đóng bám . Phụ nữ có thể dùng thêm Calcium, vitamin D theo hướng dẫn của thầy thuốc, thận trọng tránh những va chạm dễ dẫn tới gãy xương . Dinh dưỡng có một vai trò rất quan trọng. Ăn nhiều chất xơ thì tránh được táo bón , trĩ , giảm được bệnh ung thư đường ruột . Nên cân thường xuyên để tránh lên cân . Bớt ngọt, bớt béo, bớt mặn là những nguyên tắc nên theọ Nên ăn nhiều cá hơn thịt , và tránh những loại da gà vịt vì cho quá nhiều cholesterol. Dĩ nhiên rau trái là nhữNg thức ăn lý tưởng . Thức ăn càng tươi càng tốt, mùa nào thức đó, tránh những thứ đồ hộp không sao đảm bảo chất lượng . Giảm rượu , tuyệt đối tránh thuốc lá nếu được . Theo dõi sức khỏe định kỳ thì tốt hơn che giấu bệnh , để bệnh bộc phát đột ngột . Đặc biệt chú ý đến mắt . Mắt mờ , thấy có ruồi bay, nhức mắt, đỏ mắt, cần phải khám ngay để tránh những bệnh đáng tiếc như đã nói . Người căng thẳng, nhiều stress, hăng say lao vào công việc để quên những thay đổi .... của tuổi chớm già thì dễ bị những bệnh nguy hiểm hơn là người có nếp sống yên ổn , biết chấp nhận , biết thích nghi với tiến trình già nua của cơ thể mình .
Khó khăn mà nam cũng như nữ ở tuổi chớm già phải thích nghi, điều chỉnh là những thay đổi trong đời sống tính dục , mặc dù ở phuơng Đông chúng ta ít nói đến tính dục một cách công khaị Trong nhiều ngàn năm , tính dục ở phương Đông được coi như một bản năng “xấu” , cần che đậy lại, giấu giếm đi . Che đậy , giấu giếm, nhốt kỹ như vậy mà nó còn gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối huống chi thả lỏng nó ra . Một ông Liễu Hạ Huệ nào đó đã phải đốt một lò lửa , nhảy qua nhảy lại suốt đêm . Một Trư Bát Giới bị mọi người cuời cợt . Thế nhưng các nhà nghiên cứu về tình dục học đã phải sững sờ trước các pho kinh sách về tình dục vô cùng phong phú ở phương Đông từ xưa của Ấn Độ , của Nhật Bản, của Trung Quốc , và ngay tại nước ta cũng có không ít những toa thuốc bí truyền kiểu “nhất dạ ngũ giao sinh lục tử “ , với không ít những chuyện tiếu lâm ít nhiều đều có đề cập tình dục, một cách nói bóng gió , dĩ nhiên . Thế nhưng gần đây, như đã nói , sự bùng nổ thông tin đã mang lại nhiều đổi thay trong cái nhìn về tính dục . Không ít lần chu”ng ta thấy ở các cột điện dán đầy những lời quảng cáo chữa yếu sinh lý, liệt dương vv ... Và ngày càng nhiều sách báo phim ảnh nói về những vấn đề thầm kín này một cách công khai . Có lẽ đã đến lúc không nên che đậy giấu giếm mà nên giúp cho mọi người hiểu biết , có đầy đủ tri thức, những thông tin đứng đắn hữu ích về vấn đề này để chọn lựa, quyết định về một trong những lãnh vực quan trọng của cuộc sống. Sự che giấu thông tin, sự ngu dốt sẽ đồng lõa với tội ác vì liên quan đến tính dục là cả một chương dà về bệnh lý, các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó kể cả Sida (AIDS) . Ở đây chỉ đề cập những đổi thay về tính dục ở tuổi chớm già , những thích nghi , điều chỉnh cần thiết để có một cuộc sống yên vui và hạnh phúc .
Như một cánh hoa nở trọn thì đến giai đọan héo tàn , ở nữ giới là hiện tượng tắt kinh , mãn kinh (menopause) , không còn khả năng sinh sản nữa và ở nam giới cũng có một giai đọan tương tự được gọi là “climacteric” mặc dù không có cái gì “tắt” , cái gì “mãn” rõ rệt . Rất nhiều người muốn chối bỏ thực tế này và tìm đủ mọi cách kể cả những huyền thoại để duy trì ảo tưởng . Nhưng thực tế vẫn là thực tế vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường như ở tuổi dậy thì đã xuất hiện kinh nguyệt, phóng tinh v.v....
Trước hết không có chuyện tắt một cái .... rụp như ta tưởng . Đây là giai đoạn kéo dài nhiều năm, nhiều khi vất thoải mái, tự nhiên , nếu “không có gì ầm ĩ “, nếu tự mình đừng cho là chuyện ghê gớm , gắn với suy tàn, chết chóc, hết thời . Thực ra nhiều khi sự biến động tâm lý do cảm xúc gây stress bất lợi nhiều hơn là những thay đổi sinh lý.
Ở nữ giới, dứt kinh ( không còn kinh nguyệt nữa) chỉ là một phần của giai đọan mãn kinh. Thay đổi tùy người, nhưng nói chung xảy ra ở khoảng tuổi 45 đến 55, tùy theo di truyền, khí hậu, điều kiện sống . Ở những người phụ nữ hút thuốc lá, dứt kinh có thể đến sớm hơn. Phụ nữ bắt đầu có kinh sớm thì thường dứt kinh trễ. Khả năng có con giảm dần sau đó – ít nhất 1 năm – do vậy đã có những trường hợp tưởng đã dứt kinh, không thể có con nữa nhưng lại bị mang bầu (vỡ kế hoạch). Trước đây, hàng tháng, buồng trứng đã tiết ra kích thích tố nữ là Estrogen, chuẩn bị cho lớp nội mạc tử cung đón trứng rụng, sau đó thể vàng (khi trứng rụng, phần bọc trứng còn lại gọi là thể vàng ) tiết ra Progesteron để “ lót ổ “ đón trứng một khi trứng được thụ tinh. Nếu trứng không thụ tinh, nghĩa là không gặp được tinh trùng thì lớp nội mạc đó sẽ tróc ra, tự hủy đi , tạo ra cái gọi là kinh nguyệt . Rồi chu kỳ tiếp diễn cho tháng tiếp theọ Nay ở tuổi tiền mãn kinh, trứng đã không rụng nữa, không còn tiết Estrogen nữa và gây ra một hội chứng gọi là hội chứng tiền mãn kinh : có thể đột ngột , có thể từ từ, bắt đầu bằng sự có kinh không đều đặn nữa, ngày càng thưa dần rồi chấm dứt hẳn . cu!ng có trường hợp rong kinh, “trồi sụt “ bất thường .... nói chung ra vẫn gọi là rối loạn kinh nguyệt thường thấy trong thời kỳ này . Hệ thống sinh dục nữ sẽ dần teo đi, kích thích tố nữ dừng sản xuất. Do vậy, các dấu hiệu “nữ tính” sẽ giảm sút , nhiều người thấy giọng nói lại , ồ ề như nam giới , cơ thể bớt những đường cong, tóc khô, dễ gãy, da khô ráp, mất lớp mỡ dưới da làm cho da nhăn nheo, ngực mềm nhão do tuyến vú teo dần, và đôi khi xuất hiện râu ở mép, lông tay lông chân rậm rạp hơn, xoăn tít hơn. Dễ mập ra , mỡ tập trung ở bụng và đùi làm cho dáng bệ vệ nặng nề hơn . Thường thấy xuất hiện cơn “bốc hỏa” ở mặt , ở cổ , ngực, mồ hôi tuá ra nhất là về đêm làm mất ngủ , kèm với khó ở , nhức đầu, mệt mõi, cáu gắt, bứt rứt, tim đập nhanh và thường đi với sự “ lãnh cảm “, không còn thấy hứng thú về tình dục do âm hộ , âm đạo khô, teo dần . Nhiêù người có cảm giác suy sụp, chán nản , hay tự chỉ trích mình, dễ nóng nảy, gắt gỏng và tánh tình dễ thay đổi, nới vui vẻ đó đã quạu quọ , cau có ngaỵ Người ta đã chứng minh ảnh hưởng của Estrogen bằng cách cho bù kích thích tố này, các hiện tượng trên .... biến mất . Thế nhưng, sử dụng biện pháp bù kích thích tố là một con dao hai lưỡi, phải có chỉ định của bác sĩ và phải được kiểm soát chặt chẽ vì có thể có những phản ứng phụ , không kể có khả năng gây ung thư . Hiểu tiến trình sinh lý của người nữ như vậy rồi ta thấy ai đó trong tuổi này bỗng dưng thay đổi tánh tình, đâm ra cau có, gắt gỏng, quạu quọ bất thường thì có thể nghĩ : “ Ấy là do Estrogen đó ! “ .
Tuổi “ mãn kinh” ở nam giới có khác hơn . Trước hết là đến chậm hơn khoảng năm bảy năm , và tiến triển cũng chậm hơn. Cũng chẳng có gì rõ ràng như ở nữ giới , nhưng tình trạng “ khủng hoảng “ tâm sinh lý có thể kéo dài từ tuổi 40 đến 60 và trầm trọng hơn. Các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng khá mạnh . Đàn ông ở tuổi này là phần lớn đã thành đạt , có một vị trí nhất định trong xã hội , có kinh tế tương đối ổn định , có người còn khá giả và có chức vụ , quền lực . Nhiều người do công việc làm ăn, công tác, luôn phải dự các buổi họp , dự các bữa tiệc tùng, ăn nhậu , thuốc lá rít liên tục và say sưa với những thành công này khác, chịu ảnh hưởng mạnh của nhóm bạn bè, dễ đột ngột mắc những thứ bệnh nặng không ngờ trước , như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch naõ, đái đường .....
Nhưng một trong những nỗi lo ầm ỉ mà sâu sắc là hiện tượng bất thường về tình dục . Nhiều người một hôm ngạc nhiên bỗng thấy mình ..... muốn đi tu, không còn cảm thấy ham muốn tình dục nữa, hoặc tin`h dục biến đổi dưới dạng này hay dạng khác, cái mà người ta vẫn gọi là “ lệch lạc “ . Nhiều lúc họ bỗng “ cụt hứng “, “ nghẹn ngào “ , có khi nói như giới ..... chuyên môn là “ khóc ngoài quan aỉ “ trong lúc mà họ tưởng họ đang ở thế mạnh, uy lực trùm thiên hạ . Thế rồi nào tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn, nào ngọc dương, nào ngầu pín, nào Viagra .... để ráng tìm cách phục hồi , ráng chứng tỏ năng lực nam tính của mình, nhưng có ngươì khi thành công khi thất bại , có người “ có khói mà không có lửa “, rồi sợ hãi tìm đến các cột điện quảng cáo chữa yếu sinh lý, liệt dương , nhược dương, suy nhược sinh dục .... Thuốc gì cũng mua, giá nào cũng mua, và tìm đến các nhà “chuyên môn” . Đa số là bịp, đôi khi thành công nhờ yếu tố tâm lý trị liệu nhiều hơn . Có người chỉ nhờ ăn hột sầu riêng mà hết .... yếu sinh lý, do hột sầu riêng trông giống .... tinh hoàn. Nhiều người trốn chạy bằng cách ngày càng lao vào công việc, “ bỏ bê “ gia đình, nhiều người vội vàng tìm kiếm những mối tình dễ dãi ở các quán bia ôm, ổ mại dâm, nhất là sau khi nhậu nhẹt , say xỉn, bị khích bác, chế giễu của bạn bè, và do đó có nguy cơ mắc thêm bệnh lây truyền qua đường tình dục . Các yếu tố sinh lý, sự nghiệp , xã hội , gia đình .... tác động chằng chịt tạo ra những rối loạn khó biết rõ nguyên nhân đưa đến những khó khăn đặt biệt cho người đàn ông , nhiều khi không thể chia sẻ cùng ai . Trong khi đó những nghiên cứu cho thấy người vợ ở tuổi này , sau khi thoát khỏi trách nhiệm với con cái , lại “ quan tâm “ đến chồng nhiều hơn, “ chăm sóc “ chồng kỹ hơn, tạo thêm những rắc rối cho gia đình nhiều khi phải đi tới ly thân, ly dị , mặc dù lý do tình dục này ít khi được “ thật thà khai báo” trong các cuộc điều tra xã hội học ở ta ....
Khả năng tính dục & có con ở đàn ông có thể kéo dài hơn nhưng cũng yếu dần đi vì kích thích tố nam là Testosteron do tinh hoàn tiết ra đã cạn dần, tinh trùng đã không đủ cả số lượng và chất lượng. Lúc này nam giới cũng có những triệu chứng giống với mãn kinh ở nữ giới, cũng có những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, mất ngủ, nhức mỏi .... Dáng bệ vệ , lên cân, bụng to , lưng gù và đôi khi do thiếu kích thích tố nam nên giọng nói trở nên “ thanh tao “ hơn, rụng tóc, rụng râu .... như Nhạc Bất Quần, dù không hề vung kiếm.
Nhưng nỗi lo âu lớn nhất vẫ là cảm giác “ cuồng phong cánh mỏi “ . Một anh bác sĩ, bạn tôi, đẹp trai, hào hoa phong nhã , nay ngoài 50 đã mắt mờ tai kém, có một bài thơ khá hay tôi còn nhớ được hai câu :
“ Con chim già trong ta , không còn bay được nữa “ .
Con chim , ấy là anh muốn nói đến cái tuổi trẻ vùng vẫy, một thời không xa! Nói chung , đàn ông ở tuổi “ tắt kinh “ này dễ chán nản, lo lắng , bực bội, nhức đầu, cáu gắt, mệt mỏi . Thất bại trong công ăn việc làm, cạnh tranh căng thẳng trong nghề nghiệp, khó khăn chồng chất trong đời sống gia đình sẽ càng làm nặng nề thêm tình trạng này ở người đàn ông. Việc phải về hưu đối với nhiều người – nếu không được chuẩn bị trước – sẽ là một nỗi khổ đau vì phải từ bỏ công việc , quyền hành, thú vui lao động , đóng góp cho gia đình và xã hội, một số người còn bị đánh giá yếu kém năng lực càng làm cho tình trạng thêm bi đát . Những người đàn ông làm việc tay chân vất vả , quần quật kiếm sống qua ngày dĩ nhiên là không để ý gì đến năm tháng, không băn khoăn nhiều về điều này điều khác nhưng vẫn trải qua những thay đổi về sinh lý dẫn đến những nỗi chán chường, thất vọng , dễ tìm quên trong những chén rượu, canh bạc, và cũng gặp không ít những phiền phức trong quan hệ gia đình.
Nguy cơ lớn nhất cho gia đình là cả hai , nam & nữ đều đang ở trong thời kỳ khó khăn, nếu không hiểu biết đầy đủ dễ đi đến tan vỡ vì người này khó thể chấp nhận người kia, mà người nào cũng bức bối, dễ thay đổi cảm xúc, dễ nóng giận, dễ xúc phạm, làm mếch lòng nhau . Nếu được hiểu biết, được chuẩn bị tốt , họ có thể cảm thông , tha thứ và biết chờ đợi nhau, không làm trầm trọng thêm tình trạng không hay , và như vậy họ sẽ có một tuổi già hạnh phúc bên nhau .
Phải thấy cuộc hành trình đầy gian nan của cái trứng rụng tình cờ từ mấy trăm ngàn cái trứng, lọt tỏm vào loa vòi trứng trông giống như cái bông loa kèn, hối hả chui vào ống dẫn trứng, cái mà y học gọi là vòi Fallop, chạy hàng ngàn cây số dể hy vọng kịp gặp một tinh trùng ở khoảng hai phần ba đường đến tử cung, và một cuộc rượt đuổi marathon khiếp đảm, hay nói đúng hơn, một cuộc bơi đua ngược dòng qua bao ghềnh thác đầy đe dọa chết chóc của hơn hai tỷ tinh trùng để chỉ có một con duy nhất được đến đích, phá vỡ lớp vỏ, chui vào trong lòng trứng, trộn lẫn các nhiễm sắc thể vào nhau rồi hình thành rồi phát triển cái thai ban đầu .... mới thấy một sự ngẫu nhiên vĩ đại như là đã được xếp đặt từ chân tơ kẽ tóc tự bao giờ .
Ổ đã được lót, vườn địa đàng đã sẵn, thai lớn lên không phải là mà cũng có ăn, lớn như thổi , đến đủ chín tháng mười ngày trong bụng mẹ , thoát ra ngoài với bao hiểm nguy mà chỉ một chút sơ sẩy đã phải trả giá bằng mạng sống, hoặc bằng sự tàn tật suốt đời, rồi những ngày thơ ấu, rồi vui sướng, rồi khổ đau, rồi hạnh phúc, rồi bước vào tuổi dậy thì với bao nhiêu rắc rối để tiếp tục cuộc săn đuổi , tìm kiếm .... cho đến một lúc nào kia bỗng thảng thốt nhậ ra “ Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi .. “ .
Cũng giống như ở tuổi dậy thì , là một cuộc chuyển tiếp đặc biệt – giúp một chú nhóc thò lò mũi xanh thành một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, đẹp trai , một cô gái ốm o gầy còm hỉ mũi không sạch thành một thiếu nữ yêu kiều , diễm lệ – thì giờ đây ở tuổi chớm già là một qui trình chuyển tiếp ngược lại . Ở nam , ấy là sự giảm sút nam tính, khả năng sinh sản, đầu hói , tóc bạc , lưng còng; ở nữ là sự giảm sút nữ tính , khả năng có con, khô khốc , nhăn nheo ... Tất cả cuộc sống gần như phải điều chỉnh lại , thích nghi với hoàn cảnh mới, những niềm vui mới , những quan tâm mới , giá trị mới, nhiều khi thay đổi cả thái độ , hành vi của một con người . Một cậu trai năng động , vui nhộn ngày nào trở nên nghiêm nghị , khó tính : một ông cụ chính cống! Một cô gái đỏng đảnh , hừng hực ngày nào trở nên cứng rắn , lạnh lùng : một “ lão bà bà “ chính hiệu! Dĩ nhiên là có yếu tố sinh lý tác động . Thiếu kích thích tố nữ Estrogen, cô gái không còn tóc mượt , lưng ong, mà da mồi tóc bạc ; thiếu kích thích tố nam Testosteron thì cậu trai năng động , vận động viên điền kinh kia thành một người chậm chạp , nghễnh ngãng . Thế nhưng, cái khó khăn lớn hơn chính là sự thay đổi vai trò xã hội , buộc ta phải thích nghi với một vai trò mới . Ở nam tuổi chớm già, ấy là từ một người họat động sôi nổi , có một vị trí đáng kể nào đó trong xã hội , có một vai trò trụ cột trong gia đình giờ phải chuẩn bị cho một thời kỳ làm việc vừa sức , chuẩn bị về hưu , từ bỏ tất cả . Ở nữ tuổi chớm già , ấy là từ một bà mẹ bận rộn , túi bụi suốt ngày giờ đây có thể phải loay hoay với chiếc “ tổ trống “ của mình vì con cái đã lớn khôn , đã đủ lông đủ cánh , đã bay xa . Dĩ nhiên , nữ độc thân , sống với sự nghiệp thì hoàn cảnh cũng giống như nam giới .
Rồi với con cái, những kỳ vọng liệu có đạt được ít nhiều không, hay đôi khi là cả một sự dằn vặt , tự trách mình , có phải đã sai lầm điều gì đó không , đã quá nuông chìu, đã gây lệ thuộc , đã đặt quá nhiều niềm tin hay đã thờ ơ, lơ đễnh . Rồi các bậc song thân, bên vợ bên chồng , nay đã trở nên già cỗi , sẽ làm thế nào đây để chia ngọt sẻ bùi hay luôn cắn đắn vì không hiểu nhaụ Nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà liệu có hoà hợp dễ dàng hay giải quyết như một số nước phương Tây đưa những người gìa lão vào ở chung với nhau trong một trại nuôi người già là tốt ? Dĩ nhiên ở phương Đông quan niệm đối với người già có khác . Con cái có bổn phận cưu mang cha mẹ già . Người già cần sống bên con bên cháu, nhờ đó họ không cảm thấy bị hất hủi mà trái lại, thấy được cả một dòng sống trôi đi , sự tồn tại tiếp diễn của kiếp người . Dĩ nhiên , người gì cũng phải hiểu rằng con mình nay đã chớm già - mặc dù đối với các cụ , một đứa con 50 tuổi cũng chỉ là một em bé chút xíu – đang trải qua một giai đọan chuyển tiếp với những vấn đề tâm sinh lý phức tạp và những khó khăn riêng về sức khỏe , về gia đình, về xã hội của nó! Để cho có được sự hoà hợp tốt , rõ ràng cần có sự hiểu biết , cảm thông giữa các thế hệ , sự tôn trọng những riêng tư của nhau .
Các nhà chuyên môn về tâm lý xã hội chia cuộc đời của mỗi con người chúng ta thành nhiều giai đọan : Giai đọan trẻ thơ và thiếu niên , chủ yếu tập trung vào cá nhân mình (ego-centered) ; rồi khôn lớn , bắt đầu có bạn bè khác phái , kiếm tìm, chọn lựa để cuối cùng đi đến giai đọan lứa đôi (pair-centered) ; rồi những đứa con ra đời , vợ chồng đầu tắt mặt tối lo cho công việc làm ăn , cho sự nghiệp , nuôi dạy con cái , đây là giai đọan tập trung vào gia đình (family-centered) , rồi đến khi con lớn khôn , mỗi đứa một ngả , có đôi bạn riêng thì cặp vợ chồng lúc này đã chớm gìa , lại quan tâm đến nhau nhiều hơn , lại trở lại giai đọan của “lứa đôi” cho đến lúc già nua hơn nữa , thì mỗi người lại trở về khởi điểm , tức là giai đọan tập trung vào cá nhân mình , thành một chu kỳ sống . Cuộc hành trình cứ thế tiếp diễn. Một cái trứng rụng . Một cuộc rượt đuổi marathone . Một vườn địa đàng . Những niềm vuị Những nỗi lo . Rồi trẻ thơ . Rồi đôi bạn . Rồi con cái . Rồi chớm già ! Mới thấy dòng sống mênh mông , mới thấy “ Ôi , cát bụi tuyệt vời ... “
Tuổi chớm già, tuổi quá độ , tuổi chuyển tiếp , chưa hẳn già mà cũng không còn trẻ nữa , tuổi của vụng về, của lúng túng không thua ngày xưa mới lớn . Tùy mỗi nền văn hoá , có thể có những phản ứng rất khác nhau, như nền văn hoá tôn trọng gìa , nền văn hóa coi già là của nợ , nền văn hóa cạnh tranh giữa già với trẻ . Nói chung, tuổi già thường thua thiệt , thua về sức lực, thua về kỹ năng và trong thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ thông tin ngày nay, sự truyền đạt kinh nghiệm cá nhân trực tiếp không còn độc quyền thì tuổi già dễ cô quạnh . Từ ngoài 40, người ta đã thấy có gì đó không ổn . Chậm chạp hơn, mau quên hơn, các kỹ năng đã kém. Một người thầy thuốc mổ giỏi có tiếng ở tuổi ba bốn mươi thì đến ngoài 50 tay đã run, mắt đã kém , mổ không còn được như xưa nữa ( mặc dù kinh nghiệm của ông là một kho tàng quý giá cho những đồng nghiệp trẻ ). Một số người phản ứng với số phận, không chấp nhận tuổi già , đấu tranh đua đòi với tuổi trẻ , thường dẫn đến những thất bại đắng cay . Đa số chấp nhận , lánh mình , tìm kiếm sự yên tĩnh , những gía trị khác, những niềm vui khác . Thực ra cái cảm giác già có lẽ đã đến sớm hơn , từ lúc người ta bước vào tuổi ba mươi , không đợi đến năm mươị Khi người ta không dám phiêu lưu , khi người ta không dám liều lĩnh, khi người ta chợt nghĩ “ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ... “ . Nhưng cũng may , con người chỉ thỉnh thoảng nhận ra điều đó, còn thì miếng cơm manh áo, còn thì lý tưởng cuộc sống có thể giúp ta lãng quên. Hội chứng “tổ trống” khi đàn chim con đủ lông đủ cánh bay xa ảnh hưởng nặng nề với chim mẹ hơn là chim bố . Mẹ ấp ủ con , còn bố kiếm mồi , nên bố thì cứ quen bay mà mẹ thì cứ quen ấp . Đến lúc tổ trống rồi thì bố cứ còn bay, mà mẹ cứ mãi ấp . Có chăng, ở người đàn ông , cái cảm xúc rời bỏ công việc, về hưu, có lẽ mới giống người phụ nữ với cảm xúc “tổ trống” đó của mình.
Có ít nhất bốn loại stress thường gặp ở tuổi chớm già, ấy là stress về sinh lý, do những dấu hiệu hiển nhiên của tuổi tác mà dù ta tìm mọi cách để chối bỏ nó vẫn cứ lù lù xuất hiện , như tóc cứ bạc , răng cứ lung lay, lưng cứ nhức mỏi ... ; stress về văn hóa, do cách xã hội đánh giá vai trò của người già , bởi vì người già không phải ai cũng “ đạt nhân “ như Nguyễn Công Trứ : “ Gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi dì , bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng” ; stress về kinh tế cũng không phải không đáng kể , đặt biệt ở vào tuổi chớm già mà một số công ăn việc làm không ổn định hoặc thất nghiệp và cuối cùng là những stress về tâm lý, cảm thấy mình bị hẫng, bị mất đi tuổi trẻ, chỉ còn trống vắng , chỉ còn nhàm chán .
Những stress này có thể rất khác nhau ở đàn ông và đàn bà. Ở phụ nữ, đó là những năm vào lứa tuổi từ 40 đến 50, khi phải điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống quen thuộc của mình, khi phải thích nghi với những đổi thay đôi khi rất đột ngột, đặc biệt với cảm xúc “tổ trống” khi đàn chim con đã đủ lông đủ cánh bay xa như đã nói . Ở đàn ông, đó là những năm vào lứa tuổi từ 50 đến 60, cảm xúc rõ nhất là lúc sắp về hưu, chấp nhận từ bỏ, rửa tay gác kiếm , tuyệt tích giang hồ.
Tuổi chớm già còn là tuổi có nguy cơ cao, đặt biệt ở nam giới . Nguy cơ cao vì ở một số người đây là thời điểm mà họ đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp nhưng họ còn muốn thành công hơn, họ dễ có những mưu toan “ gồm thâu lục quốc” , “nhất thống giang hồ , muôn năm trường trị “ ... gì gì đó , đại khái như vậy nên họ lao tâm khổ trí để rồi có thể gục ngã bất cứ lúc nàọ
Có người do cảm thấ thời gian không còn nhiều trước mắt, ráng làm cho được nhiều việc, càng nhiều càng tốt và do vậy họ không đủ tỉnh táo, bị lôi cuốn vào mọi sự , lo lắng thái quá , làm việc cật lực , mất sức , không kịp phục hồi và thường là lơ đễnh việc chăm sóc sức khỏe bản thân , nghỉ ngơi, giải trí . Khi bệnh , họ ngã đùng xuống và lúc vào bệnh viện họ có thể hứa bao điều, rằng sau này sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn, sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn, sẽ bỏ rượu , bỏ thuốc lá , bỏ những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng ... thế nhưng khi ra viện thì đâu lại vào đó , họ lại lao vào những công việc, những lo toan, những tranh chấp , những cuộc vui .
Nguy cơ khác đến từ việc hai “ nửa của tôi “ từ lâu sống chung với nhau êm ấm dưới mái gia đình bỗng phát hiện ra những thói hư tật xấu của nhau , khó chịu , cắn đắn, bắt bẻ nhau và dần dần biến thành hai đối thủ , không ai nhịn ai . Người đàn ông thì đang ở cái tuổi nổi loạn , liều lĩnh , người phụ nữ thì đang ở cái tuổi bất mãn, chán chường , họ dễ “hầm hè” xông vào nhau . Gia đình bỗng chốc biến thành ... địa ngục . Họ không hiểu cả hai đều đang ở hoàn cảnh khó khăn , cần được cảm thông, cần được giúp đỡ . Thế là ông xuống biển bà lên núi . Thế là ly dị , ly thân .
Bệnh tâm thần cũng thường xảy ra ở thời điểm này . Tật nghiện rượu , nghiện thuốc và nạn tự tử lên đến đỉnh điểm cao nhất, đặt biệt ở đàn ông . Họ bế tắc , bất lực , không tìm ra được cách giải quyết tích cực và cũng để tìm quên .
Ở đàn ông còn thấy hiện tượng “ vùng lên “, vớt vát, tìm kiếm những cuộc tình dễ dãi , “bồ nhí “ , “ bia ôm “ ... để chứng minh chút “nam tính” còn sót lại của mình , đặt biệt sau những buổi nhậu nhẹt bù khú cùng bè bạn .
Ở phụ nữ không phải là không có một giai đoạn gần như vậy , người ta vẫn thường gọi đó là tuổi “ hồi xuân “ . Một số người đột nhiên ăn mặc diêm dúa, son phấn , ra vào mỹ viện , ráng làm đẹp bằng mọi cáhc như cố tìm lại chút hình bóng xưa ; một số người khác lại rơi vào những đam mê bài bạc , rượu chè, dị đoan mê tín, đồng cô bóng cậu ... gây ra bao nỗi rối rắm cho gia đình, mà lỗi từ cả hai phía , đã không được chuẩn bị để thích nghi .
Giống như một người leo đến đỉnh núi cao thường nhìn lại quãng đường đã qua của mình coi nó thế nào, có người thì hài lòng, có người thì nghĩ rằng đáng lẽ mình nên ... leo ở một phía khác! Tuổi chớm già cũng đã lên đến đỉnh núi của mình rồi, “ quá nửa đời người rồ “ , như người ta thường nói , nên cũng hay ... nhìn lại , và có người dễ sửng sốt “ Nhìn lại mình đời đã xanh rêu “! Nói chung người ta hay tự dối mình là đã “rất hài lòng” con đường vừa trải qua của mình ( chứ không lẽ đòi đi lại lần nữa) , đặc biệt là ở những người có ít nhiều thành tựu trong cuộc sống . Các cuộc phỏng vấn các nhà văn , các nghệ sĩ nổi danh, thường ta nghe họ trả lời “ rất hài lòng” , “nếu có lặp lại một cuộc đời như vậy cũng sẽ chọn như vậy “ v.v .... nhưng đa số âm thầm biết rằng cái sự chọn lựa kia hình như đã đến một cách tình cờ nào đó, đã từ trên trời rơi xuống hơn là từ cái ý nguyện ban đầu của họ . Có người định học y khoa để thành bác sĩ thì do tình cờ thành ... nhạc sĩ , có người định làm họa sĩ thì sau này thấy mình thành thợ hồ. Có ngươì mơ làm ca sĩ thì sau thấy mình nấu bếp ở nhà hàng, ngược lại có người là những cô bé lọ lem , một hôm bỗng thành tài tử ciné . Thường ở tuổI đôi mươi, người ta bay bổng với những ước mơ , những lý tưởng của mình, có khi là những ảo tưởng, những ảo vọng. Có người mơ thành lảnh tụ , cải tạo xã hội , có người mơ thành nhà văn , nghệ sĩ , để lại tên tuổi ngàn đời sau, nhưng đến 30 tuổi nhiều người đã nhận ra thực tế , đã có những kinh nghiệm thực tiễn . Đến 40 người ta thực tế hơn , người ta hết mơ hồ nữa, chấp nhận mình là mình, rồi đến 50 người ta vỡ lẽ ra nhiều điều , ngạc nhiên “ Thấy đời mình là những quán không “ , một cuộc sắp xếp, những nỗi ngẫu nhiên , ấy là cái tuổi người ta “tri thiên mệnh” , tuổi chớm già. Danh lợi đã xong , ảo vọng đã hết, người ta muốn có nếp sống yên ả , một mai một cuốc một cần câu, nhạc ngựa bò vàng đeo đủng đỉnh, mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới . Tuy vậy thường thấy có hai tình huống xảy ra ở tuổi này : hoặc là người ta tiếp tục hoạt động năng nổ , sáng tạo mạnh mẽ - hoặc là người ta chựng lại , không thể phát huy gì thêm . Nói chung khả năng sáng tạo thường đã chựng lại , kinh nghiệm có thể có nhiều nhưng khó mà có những sáng tạo như thời còn trẻ , người ta thường gặt hái những thành quả cũ của mình, hoặc chấp nhận những gì mình đã có, rồi đôi khi chuốc lục tô hồng cho thêm chút thăng hoa . Đa số chớm già đã có một vị trí nào đó trong xã hội , có người có quyền lực, có người thành công trong kinh tế, có người đã có tiếng tăm trong một lãnh vực , nhưng không phải là không có những người thất bại , lỡ dở sự nghiệp công danh , mang những nỗi u hoài cay đắng với chính mình , “ Tài cao phận thấp chí khí uất “ (Tản Đà ) .
Ở đàn ông , đỉnh cap là ở tuổi 40 đến 50 , sau đó chựng lại và bằng lòng với những thành tựu của mình, cho đến 60 thì thường đã quá già để có thể đảm nhận những công việc mới , đòi hỏi tính năng động sáng tạo mới, và đã phải chuẩn bị để nhường lại cho lớp đàn em . Nữ cũng vậy, đa số sau những năm tháng chăm lo cho chồng cho con , nay trở lại với công việc khi con khôn lớn cũng thường bị nhìn như đã quá già để đảm đương những công việc mới, khi đã tới tuổi ngoài 50 . Khi nhớ lại tuổi thanh xuân , người ta tiếc phải chi thế này phải chi thế khác . Bây giờ người ta đã thực tế hơn, không còn những lãng mạn bồng bột nữa và do vậy người ta nhìn đời trần trụi hơn .
Cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc đánh giá lại mình trong tuổi chớm già nàỵ Ở người đàn ông khi tóc hoa râm, khi những nếp nhăn xuất hiện trên vầng trán, trên đuôi mắt, ấy là lúc bình thường được nhìn như một người nghiêm túc, đứng đắn , một “quý ông “ , được trọng vọng trong các buổi tiếp tân, trong các ngày lễ lạt , nhiều khi được đối xử theo kiểu “ kính lão đắc thọ “ của những người trẻ tuổi . Ở phụ nữ thì khác, khi tóc muối tiêu, khi những nếp nhăn xuất hiện trên vầng trán, trên đuôi mắt , ấy là lúc họ ít muốn tiếp xúc ở những nơi hội hè đình đám, thường tự coi mình như đã già, mặc dù vẫn luôn được mọi người kính trọng vì tuổi tác , vì kinh nghiệm. Cũng có hai cách sống : một là duy trì sự trẻ trung năng nổ của mình, ráng hoạt động , tỏ ra chưa bao giờ biết mệt mỏi , chưa bao giờ chịu đầu hàng và tuổi tác hoàn toàn không có ý nghĩ gì cả, hoặc chấp nhận tiến trình tự nhiên cuả tạo hoá, an phận và sống với triết lý thuận thiên, tự tại , còn gọi là triết lý “ ghế xích đu” ,các làn sóng lắc lư dần dần rồi tàn lụi , dịu dàng mà từ tốn .
chọn những bông hoa
và những nụ cười ...
( TSC )
Tôi nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã “ xuyên tạc “ câu hát đó bằng cách đổi lời là : “ Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà ... “ rồi nhớ Trịnh Công Sơn viết “... Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ, ngày qua “ mới thấy để cho ngày qua thật nhẹ đôi khi người ta cần một chút saỵ Có người say cái này, có người say cái khác, nhưng say. Ở tuổi chớm già người ta phải say một cái gì đó nếu không muốn ....tự tử! Có người say ... hoa kiểng, chiều chiều bắt chước người áo xanh Tư mã Giang Châu tỉa một cành hoa, nắn một nậm rượu hãy còn xanh trên giàn bầu, có người trau chuốt một vần thơ, có người hò hét ở sân bóng đá, cũng có người đắm đuối vào chén rượu, canh bạc. Có cái say tốt và cái say không tốt, dĩ nhiên. Ở đâ ta nói cái say, cái đam mê, cái sở thích của tuổi chớm già. Hình như ở tuổi đó, sở thích người ta khựng lại, chắt lọc hơn, tinh chất hơn và lắng đọng hơn. Phần đông không chọn cái ồn ào mà chọn cái yên ả, đôi khi rất một mình để lắng nghe cái im lặng chung quanh và .... “ im lặng đời mình“ . Nhiều người chọn đọc sách như một thú vui tao nhã, thanh khiết. Sách cổ, lịch sử, danh nhân, hồi ký có vẻ hợp với tuổi chớm già hơn là tiểu thuyết giả tưởng, hành động, phiêu lưu. Dĩ nhiên cũng tùy người, tùy cá tính. Có người gắn chặt vào cái tivi, hết chương trình này qua chương trình khác, cầm cái “remote” bấm liên tục, đổi từ kênh nọ qua kênh kia đến nỗi thành một thứ bệnh mới, bệnh “ bấm nút“ . Nhiều người thuở trẻ bay nhảy, hào hoa, bỗng nhiên về già ngán ngẩm tìm đến những thú vui văn nghệ tao nhã, từ bỏ những bữa nhậu nhẹt bí tỉ, bù khú bạn bè, ồn ào náo nhiệt. Tuổi chớm già dường như thích nghe hòa nhạc, nghe diễn thuyết, xem kịch, xem triển lãm hội họa, nhiếp ảnh nhiều hơn. Trước kia nhiều cuộc vui tổ chức nam riêng nữ riêng thì nay các .... chớm già có thể chia sẻ niềm vui chung với nhau vì thú vui đã gần như giống nhau, và phải chăng một phần cũng do nguồn kích thích tố đã cạn dần nên họ gần như đồng nhất với nhau chẳng cần õng ẹo chi nữa cho thêm mệt!
Nhưng cũng có cái không giống. Đàn ông thường có vẻ tìm thú vui trong nghề nghiệp của mình, đặt biệt khi họ thành công, họ sẵn sàng dành hết thời giờ cho sự nghiệp, sẵn sàng bỏ bê tất cả. Phụ nữ thì khác, sau bao năm nặng gánh gia đình, con cái, nay họ đã có nhiều thơì gian hơn để có thể tìm lại những thú vui riêng. Có người thích học một kỹ năng nào đó như cắm hoa, thêu đan, bánh trái, bơi lội ... Nói chung tuổi này người ta ít đi tìm cái gì mới lạ hoàn toàn mà tìm lại những thú vui, sở thích cũ hồi còn trẻ, thí dụ một người hồi trẻ chơi bóng bàn thì ở tuổi này người ta cũng lại chơi bóng bàn thay vì quần vợt. Học một kỹ năng mới dĩ nhiên là khó rồi , nhất là khi đã lọng cọng, lưng mỏi, khớp cùn, ở đây còn chủ yếu là do người ta tự tin hơn khi xử dụng lại kỹ năng cũ của mình và do người ta biết rõ gía trị của nó.
Có vẻ như ở tuổi chớm già người ta để ý đến chuyện ăn mặc của mình hơn. Có gì đâu, trước kia khi người ta trẻ thì ăn mặc sao cũng được, thấy hợp, thấy tươi mát, nay về già thì cần phải chăm sóc bộ cánh mình hơn chút để phù hợp với tuổi tác, để trông chửng chạc, trẻ trung hơn, và nếu họ có tham gia vào các hoạt động xã hội thì sự ăn mặc càng được chăm sóc, chọn lựa kỹ càng hơn. Không ngạc nhiên khi thấy một người chớm già dành thời gian săm soi chăm sóc quần áo tỉ mỉ, có vẻ như “ điệu “ hơn xưa, đặt biệt là ở các ông, nhiều khi còn bị nghi oan!
Các bà ... chớm già thì khác. Hồi trẻ hình như họ quan tâm chăm sóc sự ăn mặc nhiều hơn để được hấp dẫn hơn, còn nay, họ thấy sao cũng được, bất cần, nhiều khi ăn mặc cẩu thả vì coi như thôi già rồi, bày đặt chi nữa! Tuy vậy khi phải ăn mặc phù hợp với công việc, với giao đãi bên ngoài xã hội , họ cũng hết sức chăm chút. Ngày nay, nhờ biết cách chọn thức ăn, không để bị béo phệ , biết
rèn luyện thể hình, quần áo phù hợp, trang nhã, với một chút mỹ phẩm sẽ làm cho người phụ nữ trông trẻ hơn nhiều so với tuổi tác. Cả các ông nữa, đã bắt đầu ra vào các thẩm mỹ viện. Đã có kh'a nhiều loại mỹ phẩm, nước hoa dành cho đàn ông, đã có những kỹ thuật căng da, độn mặt, xóa nếp nhăn cho cả bà lẫn ông.
Ai cũng thấy một đặc tính chung của người lớn tuổi là ... keo kiệt , nhiều khi bủn xỉn. Dễ hiểu thôi, họ không còn khả năng tăng thu nhập dễ dàn như hồi trẻ, họ phải chắt mót dành dụm cho những lúc bất trắc, khó khăn. Tuổi già neo đơn, tuổi già bị con cái bỏ rơi vẫn thường thấy, vậy để có sự an toàn, họ phải chắt mót, dành dụm. Đàn ông có vẻ như ít quan tâm về tiền nong, họ quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp, danh tiếng, trừ những người nghề nghiệp không ổn định, nợ nần, sức khỏe yếu kém. Đàn bà thì khác, họ quan tâm đến kinh tế nhiều hơn, lo lắng dành dụm, không phải là để tiêu pha cho mình mà lo cho tương lai con cái, lo cho những lúc bất trắc, và để được an toàn hơn trong tuổi già.
Ở tuổi chớm già người ta cũng thường quan tâm đến những biểu trưng xã hội, vì những biểu trưng đó “ nói lên “ vị trí của họ trong cộng đồng. Nhà này có xe dream, thì nhà nọ cũng phải có suzuki, nhà này có tivi, thì nhà kia có đầu máy... Nhiều kẻ trọc phú, đùa bỡn với đồng tiền, khoe của một cách vô văn hoá vẫn thường thấỵ Dĩ nhiên, đa số người có học không ai làm vậỵ Tri túc rất cần thiết để cho thần kinh được dịu êm.
Tôi mê nhất “Bài ca một nửa“ (Bán bán ca ) sau đây của Lý Mật Am mà Nguyễn Hiến Lê đã dịch ( Sống Đẹp, Lâm Ngữ Đường):
BÀI CA MỘT NỬA
Tôi đã thấy già nửa kiếp phù sinh này rồi
Chữ “nử” đó có công dụng vô biên
Có hưởng nửa tuổi trời rôì
mới cảm được hết cái vui nhàn nhã
Có vườn tược ở nửa đường lên núi
nửa đường xuống sông
Nửa đọc sách, nửa làm ruộng,
nửa buôn bán
Nửa là kẻ sĩ nửa bình dân
Đồ dùng nửa nhã nửa thô
Nhà nửa đẹp nửa xấu
Quần áo nửa mới nửa cũ
Thức ăn nửa phong nửa kiệm
Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh
Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm
Uống rượu nửa say mới ngon
Ngắm hoa bán khai mới đẹp
Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật
Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ
Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả...
Tuổi chớm già, trên dưới năm mươi như người xưa nói, là tuổi “ tri thiên mệnh “ gẫm không saị Muốn không tri cũng không được. Tạo hóa sẽ cho ngay một vố để sáng mắt rạ Tục ngữ nói “ bốn chín chưa qua năm ba đã tới “ là vậy. Người bị cú này, người bị cú khác như một cảnh báọ Đủ rồi . Thôi đị Chuẩn bị đi . Bác LC, một nhà báo đã bảy mươi tám tuổi, nói với tôi, hồi còn trẻ ông không tin những gì ông bà mình nói, nay thì càng ngẫm càng thấy đúng đến phát sợ . Hình như mọi thứ đều đã được sắp đặt đâu đó rồi, nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Do vậy mà tuổi chớm già thích tìm tới tôn giáọ Nhỏ đọc Khổng, lớn đọc Lão Trang, già nữa thì Lão Trang cũng không đủ mà phải Chúa, phải Phật . Người ta thích tìm đến thiền, đọc thiền, hành thiền. Người ta theo dưỡng sinh, tập khí công, ráng đưa khí vào huyệt đan điền.... trong tư thế bán già, kiết già gì gì đó. Một số nhà khoa học đâm ra tin huyền bí, điều mà lúc trẻ họ phản đối quyết liệt. Tôn giáo trở thành niềm an ủi, niềm hạnh phúc của nhiều ngườị Một số thích đi chuà, lễ Phật , số thích đi nhà thờ, nguyện Chúa và người ta cũng thích làm việc từ thiện. Nhưng nói chung, ở tuổi chớm già, người ta không bám vào những giáo điều cứng nhắc . Người ta có thể hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của Từ bi, Bác áị Người ta nhìn đời bằng con mắt cảm thông hơn, độ lượng hơn bởi vì người ta đã từng trải, đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, người ta đã “ tri thiên mệnh “ .
Ở nông thôn ngày xưa, người vào tuổi năm mươi đã con đàn cháu đống, ra đường đã có nhiều người gọi là ông, là cụ, và mỗi khi có lễ lạc trong làng họ luôn được ăn trên ngồi trước (“Sống lâu lên lão làng“ , “Kính lão đắc thọ“) . Nhiều người mới hườm hườm cũng ráng đóng vai già, nói năng điệu bộ co ra vẻ già khá ngộ nghĩnh. Tuy vậy, nhờ xã hội hóa theo một nếp văn hóa lâu đời ít thay đổi ở nông thôn như vậy, người chớm già dễ dàng chấp nhận và an phận. Đó là ngày xưạ Bây giờ nông thôn cũng đã khác. Người chớm già ở đô thị nói chung thường thích tham gia vào một công việc nào đó của cộng đồng, như tham gia vào một hội đoàn, một câu lạc bộ, là thành viên của hội Phụ Huynh Học sinh, hội Chữ Thập Đỏ, hội từ thiện v.v... Nhờ sinh hoạt trong một tập thể như vậy họ thấy thoải mái, dễ chịu, thấy mình vẫn có ích cho cộng đồng, vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm trong lãnh vực này hay lãnh vực khác. Những người vốn quen với công việc xã hội sẽ thích nghi dễ dàng và hài lòng với công việc mới này, nhưng những người không quen cũng không phải dễ dàng tham gia một cách thoải máị Một số người tìm kiếm những bạn cùng sở thích, họp thành những nhóm nhỏ thân mật, gần gũi, tổ chức những cuộc vui chơi yên tĩnh hoặc đi đó đi đây, thăm viếng các thắng cảnh, chùa chiền cũng là một cái thú rất tốt. Lúc này họ thường đi với nhau từng nhóm nhỏ mà không đi theo từng gia đình có nhiều thế hệ như trước. Thực ra bọn nhóc cũng đã lớn, có khuynh hướng tách thành từng nhóm riêng của chúng mà không bám theo cha mẹ nữa .
Và như thế tôi đến trong cuộc đời ...
đã yêu cuộc đời này
bằng trái tim của tôi .....
( TCS )
Khi tôi viết những dòng này thì cơn lũ đã và đang tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long, lôi cuốn không ít nhà cửa và sinh mạng của con ngườị Trong nhiều năm liền, người ta đã tích cực phòng chống lũ, mà năm nào cũng vậy, mực nước vào mùa này cứ tăng từng ngày nhanh đến nỗi không còn chạy kịp nữạ Bây giờ người ta bắt đầu bàn đến một phương án khác: sống chung với lũ . Phải rồị Người ta không đắp đập ngăn bờ, chặn dòng nước lũ tràn về nữa mà sống với nó, nắm rõ qui luật “ đường đi nước bước “ của nó, khơi dòng cho nó chảy và dĩ nhiên cũng sẽ nhận từ nó những phù sa mật ngọt ... Tuổi chớm già cũng vậy, đôi khi ... chạy không kịp, ập tới, xồng xộc tới, và dĩ nhiên ta cũng có hai cách phản ứng : “ phòng chống “ nó, ngăn chặn nó hoặc chấp nhận nó, “ sống chung hòa bình “ với nó, rồi thích nghi, rồi điều chỉnh ta trôi theo nó, từ đó biết đâu cũng không ít những phù sa mật ngọt. Tùy cách mà ta chọn, có khi ta cứ chống, đến đâu hay đến đó, khi nào thua thì thua, có khi ta “dự báo thủy văn“ từ xa, để hoàn toàn không bất ngờ. Cái đó, Tây gọi là triết lý “ ghế xích đu“, còn Đông phương ta thì gọi là thuận thiên: tiêu dao, tự tại. Hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử viết : “ Thuận thiên là an thời xử thế, không để cho buồn rầu lo nghĩ, giận ghét xâm nhập tâm hồn. Tiếp vật theo bản tính của sự vật, theo luật của thiên nhiên“. Và ông khuyên trong chương Dưỡng sinh chủ: Phải vừa tu dưỡng nội tâm vưà chăm sóc ngoại hình, muốn vậy nên điều độ trong việc ăn uống, chăn gối và đừng nên quá sức (Trang tử, Nguyễn Hiến Lê dịch). Còn danh y Tuệ Tĩnh của ta thì sắc gọn hơn : “ Bế tinh – Dưỡng khí – Tồn thần. Thanh tâm – Quả dục – Thủ chân – Luyện hình “ . (ở đoạn văn này người gỏ bài không hiểu cái chi hết ... ) Biết rõ tiến trình sinh lý học, cơ thể ta nhiều điều thú vị như lắng nghe câu chuyện của dòng sông. Cái ngớ ngẩn lãng quên, cái phai dần mái tóc, những nét chân chim rồi cả một vườn chim ngộ nghĩnh trên dạ... Ta quan sát ngắm ta trôi qua từng năm tháng. Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn, ta rồi ... teo là chuyện dĩ nhiên, sao còn phải thắc mắc. Bệnh hoạn, đôi khi cũng cần thiết để có một quãng lặng nghỉ ngơi, miễn không phải là một thứ bệnh tuyệt vọng . Tác giả “ Quy luật của muôn đời “ đã nói mỗi người nên bị bệnh nặng một chuyến trong đời cho biết . Phải rồi, lúc đó ta mới có dịp ngẫm nghĩ, nhìn ngắm lại những ngày qua , hoạch định những ngày tới, ta thấy thương ta hơn mà cũng thương người hơn. Nhiều khi ta đối xử với ta tệ quá. Cơ thể ta ví như con ngựa kéo xe mà ta cứ quất roi túi bụi, chẳng thèm chăm sóc lấy một chút. Đã vậy, “ Rồi bị thương người ta giữ gươm đao, không chịu chữa không chịu lành thú độc“(Xuân Diệu ) .
Cần thiế tạo một môi trường cho người lớn tuổi, đặt biệt là cho người phụ nữ tiền mãn kinh để tránh những tai nạn gãy xương đáng tiếc xảy ra vì biết xương đã giòn, đã loãng. Thuốc men bất đắc dĩ mới phải dùng và chỉ dùng những thứ thật cần thiết theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kích thích tố liệu pháp nhằm cản trở bước tiến của thiên nhiên chỉ dùng trong những trường hợp đặt biệt, ngắn hạn, bởi vì nó vẫn là con dao hai lưỡi. Trái lại, để giữ cho dáng dấp thanh tao, vẫn phải theo cách dưỡng sinh của người xưa: “ Thu ăn măng trúc đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao “ Nguyễn Bỉnh Khiêm ) . Thực phẩm vẫn là điều cần quan tâm trước tiên. Thức ăn nên ít năng lượng, ít đường, ít muối, ít dầu mỡ mà nhiều xơ, nhiều vitamin . Ít đường để tránh đái đường, tránh mập, ít muối để tránh cao huyết áp, ít dầu mỡ để tránh béo bệu ; nhiều xơ tránh táo bón, tránh ung thư, nhiều vitamin tăng cường sức sống, sức đề kháng . “ Măng trúc” ấy là thức ăn nhiều xơ, ít năng lượng ; “ giá “ ấy là thức ăn nhiều vitamin! Mà mùa nào thức đó ! Thế mới biết ông cha ta ngày xưa ... khôn đến thế nào! Tuổi chớm già , người ta ít vận động, ít tiêu hao năng lượng, lại có tiền , lại có ... quyền , lại bị tiệc tùng giỗ chạp cưới hỏi liên miên người ta dễ mắc một số bệnh tiêu hóa như đau bao tử, bón, trĩ, ung thư ruột già, chai gan, tích mỡ trong gan (thường gọi là gan nhiễm mỡ ) ... Vận động cơ thể với những phương pháp thể dục thể thao vừa sức cũng là cách giữ cho khớp không long, cơ không nhão và nhờ đó bộ xương được giữ chắc, an toàn hơn. “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao “ là vậy!
Biết rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội, lúc tiến lúc thoái để thân tâm được an nhàn, người xưa “ tiến vi quan, thoái vi sư “ cũng là một công thức tốt cho tuổi chớm già. Đã vậy khi hứng người ta có thể treo ấn từ quan để “ lên non tìm động hoa vàng ngủ say “ được , không như bây giờ còn kẹt ... biên chế, phải chờ duyệt hội đồng! Sau những năm cống hiến tận lực, lúc về già, người ta đã có ít nhiều kinh nghiệm, có thể truyền đạt lại cho đàn em cũng là điều tốt, tạo điều kiện cho đàn em thay thế và vui vẻ lui về giữ vị trí “ cố vấn “ trong một lãnh vực nào đó để thấy mình còn có ích. Với sự từng trải, lòng độ lượng, có thể mỉm cười nhìn những đổi thay: “ Mặc ai hỏi ai không hỏi tới, gẫm chuyện đời ngắm kẻ trọc thanh “(Nguyễn Công Trứ ) cũng thú vị lắm chứ!
Biết rõ tiến trình cuộc sống, rằng tuổi chớm già, ấy là thời kỳ chuyển tiếp, một giai đoạn của một vòng đời, từ ngày xưa còn bé chỉ biết đến ta, rồi có đôi bạn, vợ chồng, rồi chung lo gia đình con cái, khi con cái lớn khôn, lại trở về thời của đôi bạn ... già, để rồi năm tháng trôi nhanh, tiến dần đến chỗ chỉ lại biết mình ta ( ego – centered ) như hồi xưa còn bé. Lâm Ngữ Đường viết: “ Đời sống là một bài thợ Nó có vận luật , tiết điệu, chu kỳ thịnh suy của nó. Mới đầu là tuổi nhỏ ngây thơ rồi tới tuổi xuân vụng về, ráng thích ứng với xã hội, nhiều nhiệt tình, nhiều tham vọng, dại dột mà có lý tưởng, tiếp tới một tuổi hoạt động kịch liệt, rút được nhiều kinh nghiệm trong xã hội và về bản chất con người, tới tuổi trung niên, họat động giảm đi, tính tình dịu đi như một trái cây đương chín hoặc như thứ rượu ngon đã hết nồng, khoan dung hơn, ôn hòa hơn, nhưng cũng ngạo nghễ hơn, bất chấp hơn, rồi tới khi bắt đầu xế bóng các hạch nội tiết họat động giảm đi, chúng ta mới thấy là có được cái triết lý của tuổi già, cái tuổi hoà bình , ổn định, nhàn dật và mãn nguyện ... “ . Rồi ông khẳng định thêm : “ Hồi tráng niên mà không biết nhàn tản thì đã là một tật xấu rồi, tới tuổi già mà không biết nhàn tản thì quả là một tội lớn đối với bản tính con người“. ( Sống đẹp – Lâm Ngữ Đường, bản dịch Nguyễn Hiến Lê) .
Cần cho con cái biết những khó khăn của tuổi chớm già, chúng có thể chia sẻ ít nhiều, hoặc ít ra cũng cảm thông được điều kỳ cục, bất thường của ta cũng như ta cảm thông những kỳ cục bất thường của chúng ở tuổi mới lớn. Biết lấp “ tổ trống “ là điều kiện tiên quyết để có hạnh phúc ở người phụ nữ tuổi chớm già. Lệ thuộc con quá đáng là điều không tốt. Mớm cho con ăn, nhưng khi đủ lông đủ cánh thì phải giúp cho con bay xa, bay cao. Quyến luyến mãi cái tổ trống rõ ràng là không nên. Ở đàn ông, tuổi về hưu cũng vậy . Phải biết “ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo “ (Nguyễn Công Trứ) mới là đạo lý. Cần có nhiều các sống, nhiều “ nghề tay trái “ để không phải nhàm chán, nôn mửạ Sáng tạo thì không bao giờ tắt, dù tuổi đã caọ Cần biết hưởng nhàn, “ Thú yên hà trời đất để riêng ta “ . Không tranh với ai thì cũng không ai tranh với ta mới “ Thảnh thơi thơ túi rượu bầu “ được . Chơi một môn thể thao, đọc sách, xem phim, du ngoạn, làm vườn, khắc gỗ, nặn tượng, vẽ tranh, chụp ảnh , thêu đan, nấu nướng, học thêm một điều gì đó mà mình thích ... đều rất tốt cho tuổi chớm già. Tham gia vào công việc cộng đồng, làng xóm, tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ , hội từ thiện . Có thể đến với tôn giáo , nhưng không nên mê tín dị đoan . Tiền rất cần thiết nhưng không để nô lệ đồng tiền. Ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh vì lợi . Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không “ . ( Đời viết văn của tôi, NHL )
Tuổi chớm già biết thuận thiên, biết tiêu dao, tự tại, biết từ bỏ đúng lúc, biết thư nhàn, sáng tạo, có sức khỏe vừa đủ, không nợ nần, không vướng bận cũng chẳng khoái ư?
Áo xưa dù nhàụ
( Viết thêm của Trịnh Công Sơn )
“ Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau “ .
Đó là lời trong bài hát Hạ Trắng của tôi . Bạc đầu có phải là chớm già không. Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ , đó chỉ là thay đổi một màu tóc . Trời đất có bốn mùa . Con người cũng có những mùa riêng của nó . Hết muà đông, thiên nhiên trở lại mùa Xuân. Tôi cũng nghĩ như thế, con người có trái tim biết chìu chuộng và yêu thương cuộc đời cũng sẽ có lại những mùa xuân. Muà Xuân là bất tận đối với thiên nhiên và của cả nhân loại . Đừng bao giờ ngại ngùng nói với đời riêng chung là tôi còn rất trẻ . Sống trong cùng thời đại, có cùng ngôn ngữ, một phong tục tập quán, theo tôi, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ . Hãy nói rằng : Tôi với em là hai kẻ đồng hành trong cuộc đời nàỵ Sống trong cùng thời đại , tôi nghĩ rằng, không có già không có trẻ . Nếu không thì làm sao cảm thông nhau được . Tất cả mọi người là bạn dù đó là con của bạn đi nữạ Nếu cuộc đời này ai cũng nghĩ rằng mọi người đều là bạn của nhau chắc là cuộc sống sẽ thêm da thêm thịt đẹp đẽ biết bao nhiêụ Đây có thể chỉ là giấc mơ riêng của tôi nhưng trong đời sống tôi đã nhiều lần thấy giấc mơ ấy có thực .
Cái biên giới giữa tuổi chớm già và tuổi trẻ chỉ là một ước lệ mà nghìn năm trước đã bịa rạ Cái khuôn phép ấy đã làm cho thế hệ này và thế hệ kia có những ngăn cách không cần thiết và từ đó đã làm cho cuộc đời buồn tẻ hẳn đị Tôi cho rằng cách xử thế như vậy là thiếu lòng nhân áị Có những thứ tôn ti trật tự cần giữ gìn nhưng cũng có những thứ tôn ti cần xóa bỏ . Xóa bỏ để cuộc đời trở nên thân ái hơn . Yêu thương nhau ai mà không mơ ước . Tóc trắng tóc xanh đáo cùng cũng chỉ một màu hư vô mây nước trong trời đất mà thôi .
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
No comments:
Post a Comment