Sunday, February 11, 2018

Lăng tẩm của các vị Vua triều Nguyễn ở cố đô Huế



Với 13 đời vua, đã đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đối với thế hệ ngày nay, quá khứ sóng gió của Triều Nguyễn vẫn còn nhiều bí ẩn, một phần bí ẩn đó đến từ lăng tẩm của những vị vua thời Nguyễn.

Lăng tẩm của 13 đời vua triều Nguyễn không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc hiếm có, mà  còn ẩn chứa những giá trị tinh thần, người ta có thể cảm thấy quan điểm thẩm mỹ và tư tưởng của cả một vị vua ở đó. Vì thế các công trình này là chứng tích lịch sử mang niềm tự hào về nghệ thuật kiến trúc trong suốt những năm trị vì đất nuớc Việt Nam.

Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng ) 
Vua Gia Long , húy là Nguyễn Phúc Ánh thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh(sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762 , mất ngày 3 tháng 2 năm 1820), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn,

Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với lãnh thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời người Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo tại Việt Nam.

Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi.

Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất
Bên trái khu lăng là Bi Ðình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.


Khu Lăng Tẩm
Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm. Bên trái và bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi là "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ". Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

Khu Lăng Mộ
Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá, dạng thạch thất, được song táng theo quan niệm "Càn Khôn hiệp đức" - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung.

Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Điện Minh Thành được dùng để thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Minh Thành nghĩa là "sự hoàn thiện rực rỡ". Cũng có một cách giải thích khác là "hoàn thành vào ngày mai", bởi người ta cho rằng: "Sườn của điện này chưa có sơn son thếp vàng và chạm khắc còn đơn giản" (theo L. Cadière). Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.

Khu Bi Đình
Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia "Thánh đức thần công" của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.


Lăng  Minh Mạng (Hiếu Lăng )

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng, do vua Thiệu Trị cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành

Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng hay Minh Mệnh. Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841.

Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)

Lăng Thiệu Trị hay còn gọi là Xương Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi an giấc ngàn thu của vị vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn.

Vua Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ông là con trai trưởng của vua Minh Mạng,lên ngôi giữa tuổi 34 trị vì được 7 năm (1841 – 1847) thì băng hà hưởng thọ 41 tuổi.

Sinh thời nhà vua chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa không muốn binh dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải, nên ông chưa xây cất sơn lăng dành cho mình. Khi vua Thiệu Trị băng hà, thi hài ông được quàn tại điện Long An trong 8 tháng ở cung Bảo Định, chờ ngày vị vua nối ngôi xây cất lăng cho mình.

Lầu Đức Hinh. Hiện nay lầu Đức Hinh đã bị sụp đổ.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Năm 1866, khi lăng bắt đầu được xây dựng, đã diễn ra cuộc nổi dậy của nhưng người thợ thi công lăng, điều đó khiến nội tâm bậc quân vương gặp trăn trở, có thể đây là lý do nhiều công trình trong lăng đều có chữ ‘’Khiêm’’

Kiến trúc của lăng mang những nét phá cách, sự phá cách đó xuất phát từ một tâm hồn trữ tình, yêu nghê thuật của một vị hoàng đế.

Tuy là vị vua hay chữ bậc nhất triều Nguyễn, nhưng trong lăng ông lại không xuất hiện bất cứ bài thơ nào của ông mà lại xuất hiện rất nhiều bài thơ của vua cha Tự Đức: vua Thiệu Trị , điều này thể hiện cái ‘’Khiêm’’ của Tự Đức cũng như lòng hiếu thảo của ông đối với vua cha.
Một trong 20 bức tranh gương đuợc treo trong Điện Lương Khiêm

Năm 1858, thực dân Pháp tiến vào nước ta, bước ngoặc lịch sử mang đến nhiều biến động trong cuộc đời các vị vua kế nghiệp sau này, không riêng gì công cuộc trị quốc, cả nơi yên nghỉ cuối đời của họ cũng có những sóng gió không thể ngờ trước.

Lăng Dục Đức (An Lăng  )
Cổng An lăng, bên trong là nơi chôn cất và thờ cúng vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân

Do mâu thuẫn triều chính, vua Dục Đức mất chỉ sau 3 ngày tại vị.  Trong khuôn viên của lăng Dục Đức có mộ của ba vị vua, Dục đức là ông nội, Thành Thái là cha, Duy Tân là con.
Cũng là một sự tình cờ của lịch sử, họ sống trong giai đoạn rối ren, hoàn cảnh lịch sử đã đưa đẩy để họ được yên nghỉ gần bên nhau.

Nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị, ông có đến 3 người con làm vua: Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh.

Khi Đồng Khánh vừa lên ngôi, Kiến Phúc đã qua Đời, và vua Hàm Nghi đang bôn tẩu sau sự kiện thất thủ kinh đô 1885.

Năm 1888 vua Hàm Nghi bị đày sang Algérie, qua đời và được chôn nước ngoài.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Khải Định bị xem là ông vua bù nhìn vì thái độ chính trị của ông, nhưng ông vẫn tìm một lối thoát riêng cho mình, đó là chọn con đường nghệ thuật để làm khuây khỏa những bi kịch của ông.
Bửu tán, tượng nhà vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định

Lăng Khải định sử dụng hoàn toàn những vật liệu mới chứ không xây theo các lăng tiền nhân. Vôi, gạch, đá được thay thế hoàn toàn bằng bê tông. Lăng ông mang ảnh hưởng khá nhiều từ kiến trúc châu âu nhưng ta có thể thấy cách xử lý tài hoa của Khải Định trong lăng ông, những tác phẩm tuyệt đẹp chưa từng có trong lịch sử triều Nguyễn.
Án thờ Vua Khải Định tại Ứng Lăng

Nguồn:
- Video Nẻo về nguồn cội
- Lời viết trích từ Wikipedia

No comments:

Post a Comment