Mời quý khách bấm vô link The Jimmy Show để xem những chương trình khác
Tuesday, January 29, 2019
Monday, January 28, 2019
Bác sĩ Phạm Mai Sĩ, người giải phẩu tim gan lừng danh trên thế giới
Bắt đầu từ tháng 6 năm 75, NL và Sĩ, những người con lưu lạc không gia đình đang học hành dở dang từ Việt Nam, sống tị nạn trong trại Indian Town Gap. Hai đứa được chọn trong số hàng ngàn sinh viên tị nạn thời ấy, cấp học bỗng toàn phần và tiếp tục đi học lại vào tháng 9 tại trường Lebanon Valley College, cách trại tị nạn chừng 5 dặm.
Sĩ, nguyên là SV năm thứ 2 trường Dược Saigon còn NL thì năm thứ 3 trường Khoa Học, Giáo Dục tại Dalat. Hai đứa và một người bạn tên Tuấn cùng theo nghành Pre Med, nhưng sau 1 năm NL và Tuấn bỏ qua học Hóa Học và Sĩ vẫn tiếp tục nghành Y. Sẽ không có một Bác Sĩ mổ tim nổi danh thế giới sau này nếu không có câu chuyện thật kỳ lạ như thế này:
Mùa hè năm 1979, Sĩ nghe tin mình được ĐH Pittsburgh nhận vào học Y lúc đang sống vất vả , loay hoay, thất nghiệp ở Colorado, nhưng không có tiền đi học. NL thì ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và có để dành chút đỉnh. NL gọi cho bạn nói: "Mày làm sao mượn tiền, mua vé may bay đến được Pitts, tao sẽ cố gắng chuyển tiền đến đó cho". Gom góp hết tiền đi làm để dành và mượn thêm của bạn bè, được 15 ngàn đô gởi hết cho Sĩ, và thế là chàng SV người Việt, gốc Ninh Hòa, được nhận vào học trong khóa mùa Thu.
May mắn lúc đó tại Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới mất, để lại một gia tài đồ sộ, muốn cấp học bỗng cho SV Trường Y. Nhà trường nhờ bà giúp cho hoàn cảnh của Sĩ, bà đồng ý trả cho chi phí tiền học hết những năm học còn lại với hai điều kiện: không được cho Sĩ biết bà là ai, và Sĩ phải có kết qủa học thật xuất sắc. Bà còn gởi thư hỏi Sĩ là đã mượn tiền ai để học.
Thế là một hôm NL nhận lại đủ số tiền đã giúp bạn còn thêm một ít tiền lời do bà gởi đến trả thay cho bạn Sĩ. Sĩ mang ơn trời biển, ráng học thật giỏi và quyết theo nghành mổ tim để về các nước kém phát triển giúp đỡ. Với những sinh viên Y Khoa giỏi, thường họ xin thực tập tại các bệnh viện lớn, nổi tiếng để có chỗ dựa cho tương lai. Sĩ quyết định xin qua các nước Châu Phi thực tập.
"Anh là Chúa cứu thế, giúp tôi sinh lại lần nữa". Ông Thống đốc tiểu bang Pennsylvania sống mạnh khỏe hơn 10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi mới qua đời vì già.
Nhớ lại chuyện cũ, Sĩ nói: "khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày hôn mê, tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh để theo dõi bệnh nhân từng giờ, mình thở phào vì mình biết là đã làm nên lịch sử trong nghành y khoa". Khi tỉnh táo, ông Thống đốc có hỏi Sĩ:
Robert P. Casey, the governor of Pennsylvania from 1987 to 1994. Died on 5/30/2000)
"Bạn cần bất cứ điều gì tôi sẽ giúp, nếu giúp được". Và Sĩ đã kể với ông về việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ mà đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là một ngày đẹp trời vài tháng sau, trên một chiếc máy bay, một gia đình nhà quê nghèo khổ có cha mẹ và một bầy em trai gái 10 người, đáp xuống phi trường gần Pittsburgs để đoàn tụ với người con trai xuất chúng, đã xa nhau gần 20 năm, của họ.
Nhà của Cha Mẹ Sĩ tôi không lạ. Những năm làm việc tại Á Châu, lâu lâu về VN làm việc và về Qui Nhơn thăm nhà. Trên đường từ Saigon ra Trung, tôi đều ghé Ninh Hòa, một thành phố biển nghèo xơ xác, phía Bắc Nha Trang, để thăm, gởi lời nhắn của người con xa xứ và giúp cho họ chút tiền.
Lần đầu thấy có xe hơi ghé nhà, bà con xóm biển lại xem như trẩy hội. Tôi gởi cho họ tiền đô la, số tiền đầu tiên Sĩ có được từ lương Bác Sĩ, và dặn vào Nha Trang đổi ra tiền Việt. Thời đó $4000 đô là một gia tài quá lớn đối với họ. Tôi còn nói con trai họ, bạn rất thân của tôi, đã thành tài nơi xứ người. Nhưng họ không thể hiểu là anh ta nổi tiếng đến mức nào.
Bây giờ, những người em trai gái của Sĩ cũng rất thành công ở Mỹ. Có vài em lấy bằng Tiến Sĩ và có em mở công ty làm ăn khấm khá. Cha Mẹ Sĩ đã già, bỏ Pittsburgh vì qúa lạnh về sống vùng Bolsa cho gần người Việt. Sĩ là trưởng khoa mổ tim của Pittsburgh U., Miami U., Maryland U. , và giờ đang là giám đốc bệnh viện Tim tại Jacksonville, Florida.
Mùa Giáng Sinh năm 90 tôi được mổ bởi một cô Bác Sĩ, học trò xuất sắc của Sĩ, tại Singapore U. Và nếu không có Sĩ điều khiển từ Pittsburgh, ca mỗ tim tôi gặp sự cố, và chính Sĩ đã chỉ dạy cho cô học trò sửa sai, và hơn 28 năm qua tôi được sống với trái tim khỏe, đầy máu đỏ (nhiệt huyết).
Trong số 12 sinh viên thời ấy, tất cả sau này đều đã học đến tận cùng những gì cần học ở Mỹ. Họ là những Giám Đốc Bệnh Viện, Chủ Tịch nhà Băng, Công ty lớn. Họ là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu, ngoại giao...và cũng đóng góp nhiều cho đất nước này. Phạm Mai Sĩ là một trường hợp điển hình.
Nếu không có may mắn rời khỏi VN những ngày cuối tháng 4/75 thì chắc chắn người như Phạm Sĩ cũng là một bác sĩ trong một bệnh viện nào đó nếu may mắn được thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo làng, với nghề gõ đầu trẻ, hút thuốc Lào, uống rượu đế và làm thơ hận đời...
Sơ lược tiểu sử Bác sĩ Phạm Mai Sĩ
Bác sĩ Phạm tốt nghiệp Trường Trung học Ninh Hoà (một thị trấn nhỏ cách Nha trang 35 km về phía bắc) và được chọn đọc diễn văn dịp lễ bế giảng năm 1973.
Từ năm 1973-1975, ông học tại Đại học Dược khoa Sài gòn. Ông rời VN vào ngày 30/04/1975 trên con tàu Hải quân Việt Nam ( 402) với gần 2000 người khác. Sau 2 tháng ở đảo Guam, ông được chuyển tới một trại tị nạn ờ Ft. Indian Town Gap, Bang Pennsylvania và đã ở đó 2 tháng.
Sau đó, ông được trường Lebanon Valley College nhận bảo trợ nhập học, đây là một trường cao đẳng khoa học nhân văn loại nhỏ (có khoảng 1000 sinh viên ), ở Anniville Pennsylvania. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân hoá (hạng cao nhất) tại Trường Cao đẳng Lebanon Valle năm 1979.
Tiếp theo, ông được Trường Đại học Y khoa Pittsburg nhận vào tháng 9/1979 và tốt nghiệp năm 1983. Sau khi học xong trường y, Bác sĩ Phạm đã mất 9 năm tu nghiệp về giải phẫu tổng quát, giải phẫu tim, cấy ghép các cơ quan trong lồng ngực, bộ phận tim nhân tạo, và nghiên cứu tại đại học Pittsburgh. Ông được đào tạo bởi những phẫu thuật gia nổi tiếng như Henry T.Bahnson, Thomas E. Starzl, Mark M. Ravitch, Bernard Fisher, và Bartley Griffith.
Bác sĩ Phạm được mời gia nhập vào Khoa Giải phẫu của Đại học Y khoa Pittsburgh năm 1992. Một năm sau, ông đảm trách vị trí Giám đốc Bộ phận Cấy ghép Tim cho người lớn của viện này. Ông được Đại học Miami, Florida tuyển dụng để thiết lập toàn bộ Chương trình Tim Nhân tạo và ghép Tim/Phổi tại Miami vào năm 1998. Ông được đề bạt chức danh Phó Giáo sư năm 2000 và Giáo sư năm 2002.
Ngoài việc vận hành một chương trình ghép tim bận rộn nhất thế giới, Bác sĩ Phạm cũng rất quan tâm nghiên cứu về khoa học cơ bản. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm miễn dịch học cấy ghép, sinh vật học về mạch và nhiều đề tài phong phú khác về giải phẫu học. Những công trình nghiên cứu của ông được đăng tải trên các tập san uy tín như: Tập san Chẩn trị, Tập san Y khoa của New England nghiên cứu về Tuần Hoàn máu, Tập san Giải phẫu Tim mạch và Lồng ngực, Bác sĩ Phạm đã liên tục nhận được tài trợ cho những nghiên cứu của ông từ năm 1993 của nhiều cơ quan khác nhau bao gồm: NIH, Hiệp hội Tim của Mỹ, Hiệp hội Phổi của Mỹ, Trường Cao đẳng Phẫu thuật của Mỹ.
Một số nét nổi bật về thành tựu của bác sĩ Phạm:
- Là thành viên của kíp mổ ghép tim và gan cho cựu Thống đốc Bang Pennsylvania, Robert Casey.
- Tham gia việc thí nghiệm bệnh án để cho FDA thông qua dụng cụ hỗ trợ tâm thất trái Novacor.
- Là thành viên của nhóm đầu tiên tìm ra lọai thuốc Tactolimus là tác nhân tốt hơn cho hệ miễn dịch của những bệnh nhân ghép tim.
- Là người đầu tiên tìm ra việc truyền tủy xương trong thời gian ghép tim để giảm thiểu sự đào thải.
- Là thành viên của nhóm đầu tiên sử dụng tế bào LAK trong việc chữa trị cho bệnh nhân ghép nội tạng trong thời gian hậu phẫu.
- Nhận học bổng nghiên cứu sinh của Trường Cao đẳng Phẫu thuật Hoa Kỳ
- Nhận bằng Tiến sỹ danh dự của Đại học Moron, Argentina
- Xuất hiện nhiều lần trên truyền hình về chuyên đề cấy ghép nội tạng của các đài A&E, Rescue 911 ( dẫn chương trình bởi William Shatner ), Ripley believe it or not (một người có 2 quả tim
- Thành tựu giá trị nhất của Bác sĩ Phạm là 4 người con ( 2 trai, 2 gái, tuổi từ 2- 12 )
Tháng 6/2007 bác sĩ Phạm Mai Sĩ về thăm nhà Ninh Hoà, VN . Được biết bác sĩ Phạm Mai Sĩ thành công và nổi tiếng trong giới y khoa ở Mỹ, tính tình hoà nhã và khiêm tốn khi nói về mình. Bác sĩ Phạm Mai Sĩ cùng vài thành viên đồng hương sang lập Quỹ Khuyến Học
Các thành viên Ban Sáng lập Quỹ Khuyến Học Ninh Hòa. (từ trái qua : Trần Đức Cảnh, Dương Tấn Long, Lê Lầu, Phạm Mai Sĩ)
(sưu tầm)
Sunday, January 27, 2019
Mùa Xuân Đầu Tiên - Tình khúc Tuấn Khanh - Thúy Nga CD275
Bản 1 - 5
Bản 6 - 10
(sưu tầm từ internet)
Hoạ sĩ Nguyễn Thu Huyền dệt tranh từ vải
"Những cô gái của mùa xuân" (tranh ghép từ vải)
Mười năm trước, khi còn là sinh viên, Nguyễn Thu Huyền đã được biết đến bởi niềm đam mê tranh ghép vải, vải voan, vải bò, kaki, len, dạ, nhung, vv … với Nguyễn Thu Huyền đều có thể biến thành những tác phẩm đặc sắc.
Nữ hoạ sĩ Nguyễn Thu Huyền
Tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp, họa sĩ Thu Huyền trở thành giảng viên đại học với mong muốn truyền lại cho các thế hệ sau niềm đam mê cũng như kinh nghiệm về nghề. Cô cũng mở lớp dạy mỹ thuật, ươm mầm sáng tạo cho các thiếu nhi yêu hội họa.
Mời bạn xem 20 tác phẩm trong cuộc triển lãm "Tôi Vẽ Ước Mơ"
“Phố không mùa”
"Đoá hoa vô thường"
"Hạnh phúc"
"Hồng hoa"
Nữ hoạ sĩ Nguyễn Thu Huyền
(sưu tầm)
Friday, January 25, 2019
Nhạc sĩ Thanh Bình với "Tình lỡ"
Nhạc sĩ Thanh Bình
Audio: Mai Hoa (SBS) trò chuyện cùng ca sĩ Ánh Tuyết và nhạc sĩ Thanh Bình (đăng ngày 17/1/2014 )
Bài hát Tình Lỡ trong phim "Nàng" do nữ tài tử Thanh Nga thủ vai chính
Nhạc sĩ Thanh Bình và Ca sĩ Ánh Tuyết
Audio: Mai Hoa (SBS đăng ngày 21/11/2018)
"Sau khi con gái đi tù thì con rể quẳng ông già ra bến xe Miền Đông với cây quạt và 200 ngàn. Ông lang thang ở Bến Xe Miền Đông trong hai tháng cho đến khi công an đi dẹp người vô gia cư, họ tìm được địa chỉ những người cháu của ông và họ đón ông về." Đó là số phận của Nhạc sỹ Thanh Bình tác giả của Tình Lỡ. Như vậy, ngoài Nhạc sĩ Trúc Phương thì Nhạc sĩ Thanh Bình cũng từng phải lang thang ở Bến Xe Miền Đông. Nghe lại lời hát da diết yêu thương trong Tình Lỡ của nhạc sĩ Thanh Bình qua các thế hệ ca sĩ và không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về cuộc đời các nhạc sĩ miền Nam sau năm 75. Một năm trước khi ông qua đời, ca sĩ Ánh Tuyết đã kịp tổ chức cho ông một đêm nhạc vào năm 2013 và đó là dấu ấn ngọt ngào cuối đời ông may mắn được nhận trong nữa cuộc đời còn lại của mình.
Nhạc sĩ Thanh Bình (1932 - 23/5/2014)
Mời xem thêm 👉 Đám tang hiu quạnh của nhạc sĩ "Tình lỡ"
Subscribe to:
Posts (Atom)